Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp trong

thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật, .Sẽ thiệt

thòi biết bao nhiêu nếu chúng ta không rung cảm trước vẻ đẹp ấy. Mĩ thuật giúp

con người biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái xấu

làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn mĩ hơn. Vẽ tranh chính là hình thức

rèn luyện cho học sinh vận dụng những hiểu biết đã học để có thể tiếp cận và sáng

tạo ra cái đẹp, tạo điều kiện để phát triển năng khiếu mĩ thuật, .Vẽ tranh có tính

chất tổng hợp kiến thức của các phân môn, kích thích thói quen quan sát, tìm tòi và

khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Qua đó, vẽ tranh làm

giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh

thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó cũng là cơ sở để học sinh hoạt

động, tiếp xúc với ngôn ngữ mĩ thuật, bước đầu nhận thức cái đẹp và thể hiện được

sự hiểu biết của mình trên bức tranh.

Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình

có thể giúp các em, nhất là các em mới vào lớp một nhìn nhận và thể hiện cái đẹp

thông qua các bài vẽ tranh đề tài.

Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh lớp một,

giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn Mĩ thuật, làm nền tảng cho việc giáo dục

thẩm mĩ cho học sinh khi học những lớp tiếp theo. Chình vì vậy tôi chọn đề tài :

"Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một học tốt phân môn Vẽ tranh môn

Mĩ thuật" với mong muốn giúp các em có bài vẽ hoàn chỉnh hơn, nét vẽ thật tự

nhiên, sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng, cân đối, phù hợp trong khuôn khổ giấy,

màu sắc hài hòa, tươi sáng có đậm có nhạt. Thể hiện được những tình cảm, lòng say

mê, óc sáng tạo trong môn Mĩ thuật.

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4959 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h minh họa nhằm gợi ý để học sinh 
suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến nội dung (người, vật, nhà cửa, 
cây cối,...có thể vẽ vào tranh). 
- Cần lưu ý học sinh cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp 
các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đối, có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy theo từng 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 10 
bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh rườm rà hay sơ lược 
đơn điệu. 
- Việc hướng dẫn, gợi ý cách bố cục bức tranh cho hợp lý là rất cần thiết, 
nhưng để học sinh vẽ được tranh đẹp, tốt nhất là sau khi gợi ý chung hãy để các em 
vẽ tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt buộc các em vẽ theo khuôn mẫu hoặc 
theo ý chủ quan của giáo viên. 
- Luôn nhắc nhở học sinh vẽ theo cảm nhận, không bắt chước, không sao 
chép tranh của bạn, của tranh mẫu. 
 Thứ tư là : Hướng dẫn học sinh vẽ màu 
- Màu sắc luôn luôn hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh tiểu học. Vẽ màu là sự 
kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lí trí, tạo nên "linh hồn" và vẻ đẹp của bức tranh. 
Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, giáo viên cần giới thiệu cách sử dụng các chất liệu 
như : bút dạ, sáp màu, màu nước,...thông qua việc giới thiệu cách vẽ màu của các 
bức tranh và cách phạm thị của giáo viên. 
- Học sinh tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và vẽ màu theo bản năng. 
Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không 
tốt tới học sinh và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của các em. 
Chính vì thế việc hướng dẫn vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi ý, động 
viên khích lệ, tránh ép buộc học sinh vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt trước 
các tranh mẫu. 
- Để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, chắc chắn các em sẽ phát huy được 
năng lực của bản thân và bộc lộ rõ cá tính của mình. Song nếu không có sự quan 
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thì nhiều học sinh sẽ bị lúng túng, vẽ màu sẽ 
bị quá lòe loẹt hoặc tối xỉn hay sử dụng những màu không ăn nhập với nhau. 
- Nếu trong một lớp nhiều học sinh không có màu giáo viên có thể cho các 
em thể hiện bài vẽ theo nhóm hoặc ngồi theo nhóm và sử dụng chung màu. Làm 
như vậy thì tất cả các em đều được sử dụng màu và hoàn thành bài vẽ. 
* Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học 
- Các bài vẽ đều có sự lôgic, liên quan với nhau chính vì vậy mà tôi đã thiết 
kế ra một số đồ dùng phục vụ cho các bài học có liên quan đến phần vẽ tranh như 
sau : 
- Khi dạy bài vẽ hình tam giác tôi đã dùng những tấm bìa xốp màu cắt thành 
các hình tam giác khác nhau để giới thiệu với học sinh về một số dạng hình tam 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 11 
giác. Sau khi giới thiệu với học sinh các dạng hình tam giác khác nhau tôi yêu cầu 
học sinh nêu những đồ vật, con vật,...có dạng hình tam giác trong cuộc sống, tôi 
dùng các hình tam giác đó và ghép thành một số hình như : con cá, thuyền buồm, 
ngôi nhà, mái nhà, núi,...để các em quan sát. Từ đó các em sẽ liên tưởng rất nhanh 
đến các hình ảnh có liên quan đến các đồ vật, con vật, ...có dạng hình tam giác 
trong cuộc sống, trong thiên nhiên. 
 - Sang bài vẽ nét cong cũng tương tự tôi đã chuẩn bị các hình như : bông 
hoa, mặt trời, đám mây, cây, con vật,...và cho học sinh quan sát, sau khi học sinh 
quan sát, tôi đã yêu cầu các em suy nghĩ và vẽ một hình ảnh bất kì có nét cong vào 
bảng con. Sau đó cho học sinh quan sát hình vẽ mà cả lớp đã vẽ được, từ ngân hàng 
hình này khi vào thực hành các em có thể dễ dàng vẽ được thành một bức tranh mà 
các hình ảnh có sử dụng nét cong. 
- Tiếp tục sang bài vẽ hình vuông, hình chữ nhật, tôi đã chuẩn bị một số hình 
vuông, hình chữ nhật, hình tam giác có kích thước khác nhau và tổ chức cho học 
sinh chơi trò chơi „ghép hình‟. Ngoài ra tôi còn sử dụng ngân hàng hình vẽ đen 
trắng và vẽ màu cho các bài học có liên quan bằng cách đao trên mạng về in và cho 
học sinh tham khảo. 
Ví dụ : Tôi muốn tìm hình để dạy bài Vẽ vật nuôi trong nhà, tôi sẽ tìm hình 
vẽ của một số con vật như : con chó, con mèo,...nếu vẽ hình đen trắng tôi sẽ gõ từ 
khóa trên google như sau : Dog cartoon black and white, nếu hình vẽ màu tôi sẽ gõ 
từ khóa sau : Dog cartoon clip art hoặc Dog cartoon cute clip art còn tìm hình con 
mèo thì gõ từ khóa giống như vậy chỉ thay từ dog thành từ cat là tôi sẽ có các hình 
vẽ như sau : 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 12 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 13 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 14 
- Tương tự như vây tôi chỉ cần gõ từ khóa có liên quan như con gà, chim và 
hoa,...nhưng các từ khóa đó phải gõ bằng tiếng Anh là tôi có rất nhiều hình vẽ cho 
học sinh tham khảo, tôi đã sử dụng ngân hàng hình từ các bài học có liên quan chia 
nhóm và yêu cầu các nhóm ghép thành bức tranh hoàn chỉnh theo ý thích và kết quả 
là các em đã ghép thành các bức tranh có những nội dung khác nhau. Tôi cho các 
em quan sát tranh của các nhóm đã ghép được từ đây các em đã có ý tưởng riêng 
cho bài vẽ của mình mà không còn phải lúng túng khi thực hành vẽ nữa. 
* Hướng dẫn cách vẽ hình bằng bút có nét to. 
 - Vẽ hình bằng bút chì : Đây là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn 
người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài. Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết 
quả bài vẽ tốt rất ít, đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ; Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá 
nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy làm cho bài vẽ bị bẩn, rách vở, hình vẽ thiếu 
tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục lỏng lẻo, rất khó thể hiện màu. 
Chính vì khi vẽ các em quá lạm dụng tẩy nên tôi đã chuẩn bị giấy và yêu cầu học 
sinh dùng bút dạ màu đậm để vẽ trong vòng một tuần. Tôi thấy tình trạng tấy xóa 
khi vẽ bài của các em đã được cải thiện và vô cùng ngạc nhiên là bài vẽ của các em 
có bố cục rất thuận mắt và hoàn thành bài nhanh hơn rất nhiều.Tôi đã thí nghiệm 
cho lớp 1A dùng bút có nét to để vẽ trong vòng 1 tháng. Lớp được vẽ bằng bút có 
nét to cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với các lớp còn lại vẽ bằng bút chì. 
Như vậy, tôi đã nhân rộng cách dạy trên của mình ở 2 lớp một, sau hai tháng đầu 
của năm học đã đạt được kết quả tốt 85% số học sinh thích vẽ bằng bút có nét to. 
Việc vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp các em thêm tự tin vào chính bản thân 
mình, không tẩy xoá hình vẽ nữa, điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, 
đáng yêu, cảm xúc được bộc lộ trên bức tranh. Sau khi học sinh lớp một đã quen 
với cách dùng bút có nét to để vẽ hình thì việc dạy cách tạo cho bài vẽ có bố cục 
chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn. Khi học sinh lớp một đã vẽ được bố cục tốt qua việc 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 15 
tạo nét bằng bút màu đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ 
theo đề tài thì việc tô màu trở nên dễ dàng : hình có mảng to, dễ nhìn, không như vẽ 
bằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khó nhìn. Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra 
trước mắt học sinh, lôi cuốn học sinh; học sinh tự hào đã tạo ra được bức tranh của 
riêng mình nhưng vẫn còn một số học sinh khác (số lượng ít, khoảng 15% tổng số 
học sinh trong một lớp) vẽ theo phương pháp tôi hướng dẫn trên có nhận thức chậm 
hoặc không có năng khiếu, nên vẽ chưa đẹp vẽ bài còn bị bẩn do các em vẫn dùng 
tẩy để tẩy; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cục tranh lộn xộn, một số em 
không tự tin khi vẽ bằng bút màu nên tôi cũng không ép buộc các em. Trong quá 
trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em này vẽ được những hình, bố cục đơn 
giản nhất bằng bút nét to và động viên kịp thời khi học sinh tiến bộ dù là nhỏ nhất 
để các em mạnh dạn và tự tin thể hiện bài vẽ theo ý tưởng của mình. 
* Lồng nghép trò chơi 
Trò chơi trong bài : Vẽ con vật nuôi trong nhà 
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát và thực hành vẽ cho học sinh . 
- Với bài học này người giáo viên sử dụng trò chơi “ vẽ tiếp sức” sau khi 
hướng dẫn xong phần cách vẽ để tạo sự thích thú thoải mái khi bước vào thực hành. 
- Chuẩn bị: 3 tờ giấy rô - ki khổ A2, mỗi tờ vẽ 4 hình tròn cách đều nhau. 
 - 12 bút dạ màu. 
- Cách chơi: 
 Thành lập 3 đội, mỗi đội có 2 học sinh, khi có hiệu lệnh của giáo viên, 
từng học sinh của mỗi đội lần lượt lên vẽ vào các hình tròn đó vẽ thành hình 
những con vật quen thuộc theo chủ đề bài học, thời gian 1-2', đội nào nhanh và 
nhiều con vật, đội đó sẽ thắng. 
 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 
Trò chơi : Đoán tên con vật: 
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhanh. 
- Chuẩn bị: Tranh khổ A2 vẽ các con vật chưa hoàn chỉnh. 
- Phấn trắng. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 16 
- Cách chơi: Chơi trong lớp học, chia thành 2 nhóm, khi nghe hiệu lệnh của 
giáo viên, mỗi dãy bàn quan sát tranh minh hoạ một số hình vẽ con vật chưa hoàn 
chỉnh, thời gian là 2 phút, sau đó cử thành viên lên bảng viết tên các con vật, dãy 
bàn nào viết nhanh, nhiều và đúng sẽ thắng cuộc. 
Trò chơi 3: Tìm bố cục 
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng lựa chọn bố cục trong các bài vẽ cho học sinh . 
- Chuẩn bị: 
- 2 bộ hình bằng bìa cứng, mỗi bộ có 3 cách sắp xếp bố cục khác nhau: to, 
nhỏ, vừa. 
- Hồ dán, nam châm. 
Cách chơi: 
- Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 3 học sinh . 
- Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ gồm 3 cách sắp xếp, yêu cầu lựa chọn các 
cách sắp xếp không cân đối và cân đối dán lên bảng. 
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo 
yêu cầu, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. 
Trò chơi 4: Tập làm giám khảo 
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học. 
- Chuẩn bị: - Sản phẩm của học sinh sau tiết học (4 bài vẽ của học sinh ) 
- Kẹp treo tranh; Nam châm. 
Cách chơi: 
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc 
bàn và cử 1 đại diện lên nhận xét về nội dung đề tài, cách sắp xếp hình ảnh trong 
tranh, nhận xét về màu theo cảm nhận riêng. Nhóm nào nhận xét hợp lý sẽ thắng 
cuộc. 
Trò chơi 5 : Ghép hình 
- Mục tiêu : Rèn kĩ năng sáng tạo và xây dựng được đề tài riêng. 
- Chuẩn bị : Các mảnh ghép là hình ảnh có liên quan đến bài học 
Ví dụ bài : Vẽ tranh Ngôi nhà của em 
- Chuẩn bị : Các mảnh ghép là các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, 
hàng rào, một số loại cây khác nhau về hình dáng, kích thước, mặt trời, mây, con 
vật, cỏ, hoa, mỗi một loại hình đều có những mảnh ghép có kích thước và màu sắc 
khác nhau đã được gắn keo hai mặt. Giấy A4 
Cách chơi : Chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 2 em), sau thời gian 2 phút nhóm 
nào gắn nhanh và thành bức tranh rõ nội dung đề tài nhóm đó sẽ thắng cuộc. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 17 
 Trò chơi : Vẽ màu vào tranh 
- Để rèn kĩ năng vẽ màu cho học sinh chúng ta nên dành thời gian vào cuối 
các tiết học vẽ tranh, lồng ghép trò chơi như sau : 
- Gần cuối giờ học để tạo sự tự tin chủ động cho các em, giáo viên tổ chức 
trò chơi “Tô màu theo hình vẽ ”. Giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh trên giấy (đơn giản 
về đường nét) chia lớp thành 4 nhóm (nhóm 2 em) và cho các nhóm thi đua tô màu 
nhanh đẹp, phù hợp. Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi. Sau thời gian 2 phút nhóm 
nào vẽ màu nhanh và hoàn thành hơn nhóm đó thắng cuộc. 
 Nhóm 1 Nhóm 2 
 Nhóm 3 Nhóm 4 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 
- Môn Mĩ thuật là môn học giúp học sinh thư giãn sau các giờ học khác. Học 
sinh được chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 18 
màu, đề tài khác nhau. Với đề tài này, tôi đã giúp các em yêu thích môn Mĩ thuật, 
hạn chế cảm giác lo sợ vì không biết vẽ. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của 
bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê của các bạn khác. Các 
phương pháp trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện 
tượng ở học sinh, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp, giúp các em 
ngày càng học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật. 
 d. Mối quan hệ giữa các biện pháp 
 Trong một tiết cũng như một quá trình học tập các phương pháp giảng 
dạy luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau vì thế nắm chắc các 
yêu cầu cơ bản của các tiết học vẽ tranh, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học phù 
hợp, sử dụng phương pháp vẽ tranh bằng bút có nét to, lồng ghép trò chơi trong các 
tiết học được đưa vào nhằm giúp các em tiếp thu bài nhanh, học sinh yêu thích môn 
học, nhớ bài lâu hơn và chất lượng phân môn Vẽ tranh được nâng lên rõ rệt. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
Vào đầu năm học tôi đã dạy và khảo sát chất lượng môn Mĩ thuật qua một 
tiết dạy theo phương pháp thông thường, ở 2 lớp 1A, 1D kết quả khảo sát như sau: 
Số lượng học 
sinh (em) 
Bài vẽ đẹp, có 
sáng tạo 
Bài vẽ đạt, chưa 
có sáng tạo 
Bài vẽ chưa đạt 
yêu cầu 
 Số lượng Số lượng 
Số lượng 
28 2 16 10 
Sau khi khảo sát chất lượng các bài vẽ tranh kết quả không cao, tôi đã trăn 
trở suy nghĩ tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng vẽ tranh theo đề tài môn Mĩ 
thuật và để các em thực sự yêu thích môn học. Tôi đã nghiên cứu kỹ từng bài dạy, 
nghĩ ra nhiều cách dạy, nắm được các kiến thức cơ bản trong phân môn vẽ tranh. 
Trong đó cách vẽ tranh bằng bút có nét to, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu 
quả, các hình vẽ minh họa có liên quan, lồng ghép trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật 
luôn cuốn hút học sinh làm cho các em yêu thích môn học, tự tin thể hiện bài vẽ của 
mình. 
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu 
 Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập của 2 lớp 1A, 1D đã 
được nâng lên rõ rệt, so với ba lớp một mà tôi dạy bình thường không vận dụng các 
phương pháp trên thì chất lượng các bài vẽ của các em tốt hơn nhiều. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 19 
- Một số học sinh đã phát huy được năng khiếu của mình, có sự sáng tạo, các 
bài vẽ tranh phong phú và sinh động. Tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Học 
sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong bài vẽ tranh đề tài. 
- Kết quả cụ thể như sau: 
Số lượng học sinh 
(em) 
Bài vẽ đẹp, có 
sáng tạo 
Bài vẽ đạt, chưa có 
sáng tạo 
Bài vẽ chưa đạt 
yêu cầu 
 Số lượng 
Số lượng 
 Số lượng 
 28 8 19 1 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận : Qua quá trình thực hiện giải pháp tôi thấy trong giờ học học 
sinh tìm ra được chủ đề rất lạ, hay, bố cục và hình vẽ không bị lệ thuộc vào các đồ 
dùng xung quanh như sách vở hay cách vẽ của thầy cô giáo. Các em tự tìm ra cách 
vẽ cho riêng mình. Tôi nhận thấy các em có cảm hứng với môn vẽ tranh hơn trước 
và đặc biệt có rất nhiều em tiến bộ trong cách vẽ, cách nghĩ không sao chép lại 
tranh vẽ của người khác. 
Tôi thiết nghĩ trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo được hứng 
thú cho học sinh trong giờ dạy bằng nhiều cách. 
Người thầy, người cô phải thật sự yêu nghề và truyền tình yêu cho học sinh. 
Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học bằng cách tạo tâm thế cho học sinh 
ngay ở hoạt động vào bài bằng cách sử dụng những hình ảnh, những đoạn nhạc có 
hình ảnh liên quan đến bài học. 
Giáo viên chú ý tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, 
kích thích trí tò mò và tư duy sáng tạo của học sinh. 
Ngoài ra giáo viên chú ý cách phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách 
lồng ghép trò chơi trong giờ học để tập cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học” để 
từ đó giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua việc tái tạo 
nội dung, hình ảnh trong bài vẽ của mình. 
Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp các em bộc lộ mình một cách thoải 
mái, giờ học không gò bó, nặng nề như trước. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 20 
2. Kiến nghị 
Để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò được thuận lợi hơn, bản 
thân là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật tôi có một số kiến nghị và đề xuất với 
nhà trường như sau : 
- Để học sinh học tốt, vẽ đẹp thì ngành giáo dục, nhà trường cần tạo mọi 
điều kiện tốt hơn như: Trang bị cơ sở vật chất để tiện cho việc dạy và học. 
- Cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cho học sinh và phụ huynh phải 
học tốt, học đều các môn học, tránh học lệch. 
 Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này không tránh khỏi 
những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình và kịp thời 
của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn 
thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Durkmăl, ngày 25 tháng 1 năm 2015 
 Người viết 
 Hà Thị Phương Thảo 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 21 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP T NG 
............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................... ......
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................................... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 (Ký tên, đóng dấu) 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HU N 
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................................... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 (Ký tên, đóng dấu) 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 22 
TÀI LI U THAM KHẢO 
STT Tên tài liệu Tác giả 
1 Tâm lý học đại cương Nhà xuất bản ĐHSP (Nguyễn Xuân Thức 
(chủ biên)) 
2 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Nhà xuất bản giáo dục 
3 SGV, vở tập vẽ, vở thực hành môn 
Mĩ thuật 
Nhà xuất bản giáo dục 
4 Tài liệu trên mạng Internet 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật 
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ 23 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_phan_mon_ve_tranh_mon_mi_thuat.pdf