Tham luận Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu

THỰC TRẠNG

 1. Thuận lợi

 - Được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa BGH, các tổ chức đoàn thể, Đoàn thanh niên với GVCN, GVBM và cha mẹ học sinh trong việc tổ chức dạy ôn thi THPT quốc gia cho đối tượng học sinh yếu; BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ôn tập, ôn luyện;

 - Các cô trong tổ Ngữ văn đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc dạy ôn thi THPTQG cho đối tượng học sinh yếu và nhiệt tình, trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi, học hỏi để nâng cao hiệu quả ôn thi, ôn luyện.

 2. Khó khăn

 - Chất lượng đầu vào thấp. Năm học 2019-2020 được đánh giá là năm có nhiều học sinh khối 12 có năng lực yếu;

 - Nhiều học sinh nhìn vào kết quả chung của những năm trước nên rất chủ quan, không chịu khó đầu tư để nâng kết quả cao hơn;

 - Kiến thức và kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Thời gian tự học ít. Các em thường chạy theo học thêm ở các môn học tự nhiên ngoài giờ nên không dành thời gian rèn luyện viết văn tại nhà.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRUNG TRỰC
 TỔ NGỮ VĂN
Tham luận: 
Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT 
quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu
	Căn cứ vào kế hoạch số 53/KH-THPTGR ngày 24 tháng 02 năm 2020 của tổ trưởng nhóm 01 về sinh hoạt chuyên môn khối THPT năm học 2019-2020;
	Tổ Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Trung Trực xin báo cáo tham luận: Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu như sau:
	Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo luôn ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng mở nhằm đánh giá năng lực và phân loại học sinh trong kì thi hai trong một. Cũng từ đây, đề đã được nâng mức độ khó để phân loại học sinh được chính xác hơn. Điều này cũng đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh, đặc biệt là học sinh có năng lực môn Ngữ văn ở mức yếu. Với những học sinh này, các em thường không nắm vững kiến thức, thiếu kĩ năng phương pháp làm bài, học trước quên sau, cầm đề lên cứ loay hoay mãi không biết viết sao cho đúng
	Trường THPT Nguyễn Trung Trực chúng tôi có số lượng học sinh yếu ở môn Ngữ văn khá đông, điều này gây không ít khó khăn trong quá trình học tập giảng dạy của thầy và trò. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng kết quả thi THPTQG ở bộ môn vẫn còn thấp so với mặt bằng của tỉnh. Để khắc phục điều này, trong những năm qua chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác ôn tập nhất là ôn tập, ôn luyện thi THPT Quốc gia nhằm giúp các em học sinh đạt điểm trung bình cho bài thi.
	A. THỰC TRẠNG
	1. Thuận lợi
	- Được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa BGH, các tổ chức đoàn thể, Đoàn thanh niên với GVCN, GVBM và cha mẹ học sinh trong việc tổ chức dạy ôn thi THPT quốc gia cho đối tượng học sinh yếu; BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ôn tập, ôn luyện;
	- Các cô trong tổ Ngữ văn đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc dạy ôn thi THPTQG cho đối tượng học sinh yếu và nhiệt tình, trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi, học hỏi để nâng cao hiệu quả ôn thi, ôn luyện.
	2. Khó khăn
	- Chất lượng đầu vào thấp. Năm học 2019-2020 được đánh giá là năm có nhiều học sinh khối 12 có năng lực yếu; 
	- Nhiều học sinh nhìn vào kết quả chung của những năm trước nên rất chủ quan, không chịu khó đầu tư để nâng kết quả cao hơn;
	- Kiến thức và kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Thời gian tự học ít. Các em thường chạy theo học thêm ở các môn học tự nhiên ngoài giờ nên không dành thời gian rèn luyện viết văn tại nhà.
	B. GIẢI PHÁP ÔN TẬP, ÔN LUYỆN
	I. Giải pháp chung
	* Ôn luyện theo tiêu chí “Tất cả vì HS thân yêu”: luôn khuyến khích động viên bằng mọi hình thức; khen ngợi công nhận những cố gắng, tiến bộ (dù ít) của HS; (Tặng những món quà nhỏ cho HS có điểm tiến bộ qua mỗi kì kiểm tra) 
	* Hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà: Giáo viên giao đề cương ôn tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà, có sự hướng dẫn giao việc chi tiết, cụ thể, vừa sức các em.
	* Ôn tập trên lớp: GV yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng cách gợi học sinh nhớ lại, chứ không giảng lại; Luyện kĩ năng kết hợp củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh (hướng dẫn HS xử lí, vận dụng kiến thức; phân tích đề, lập ý và lập dàn bài, cách triển khai luận điểm, luyện viết từng phần, từng đoạn...Giáo viên nhận xét, đánh giá, giúp HS sửa chữa, khắc phục.)
	* Mỗi tuần vào tiết phụ đạo cố gắng cho HS tiếp cận với những dạng đề khác nhau; hướng dẫn cho HS làm bài; cho HS về nhà viết và tặng điểm tích lũy. 
	II. Giải pháp cụ thể
	1. Phần Đọc – hiểu: GV luyện tập cho HS theo từng dạng câu hỏi (theo từng mức độ) 
	- Ở mức độ nhận biết: GV in sẵn cho HS phần lý thuyết về (Cách xác định thể thơ; các phương thức biểu đạt) cho HS học dần từ đầu năm và trả bài theo yêu cầu
	- Ở mức độ Hiểu; Vận dụng: Cung cấp cho HS hàng loạt những kiểu câu hỏi, yêu cầu và cả cách trả lời bằng các từ khóa 
	- Khi dạy tiết chủ đề bám sát ở mỗi tuần (ở lớp có tiết tự chọn) sẽ dành thời gian rèn luyện qua các đề bài được GV sưu tầm, biên soạn 
	- Khi dạy các bài đọc thêm sẽ chỉ tập trung rèn cho HS những câu hỏi về xác định Nội dung; Nghệ thuật của đoạn thơ, đoạn văn xuôi để HS “cọ sát” với dạng câu hỏi khai thác Nội dung, Nghệ thuật của văn bản
	* Lưu ý: Đối với đối tượng học sinh yếu, khả năng đọc hiểu của các em rất hạn chế. Vì thế, khi luyện đề cho các em, giáo viên nên cho các em luyện lặp đi lặp lại một số dạng câu hỏi, yêu cầu qua nhiều đề. Khi các em quen dạng, chúng ta hãy đổi sang dạng khác.
	2. Phần viết đoạn Nghị luận xã hội: GV luyện viết cho HS theo các bước đơn giản để đảm bảo mức điểm trung bình (chứ không đòi hỏi ở mức cao)
 	- Phân chia thành các dạng đề cơ bản cung cấp cách triển khai các nội dung cơ bản trong các phần Mở đoạn; Thân đoạn; Kết đoạn;
	- Hướng dẫn HS cách viết Mở đoạn trực tiếp đơn giản
	- Phần Thân đoạn triển khai từng bước tương ứng với mỗi dạng đề
(Những dạng đề thường gặp
	 Trình bày suy nghĩ: 	+ Ý nghĩa/ Lợi ích/Tác dụng/Hậu quảvề một vấn đề xã hội;
 	+ Một Câu nói/ Ý kiến;
	+ Nêu ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội;
	+ Trả lời một câu hỏi sau đó bàn luận)
	- Phần Kết đoạn: GV hướng dẫn HS viết theo kiểu câu kêu gọi; thông điệp để khẳng định lại vấn đề
	- Đối với những đề khó GV hướng dẫn cho HS sẵn theo dàn ý, có thể viết đoạn mẫu để HS tham khảo
	* Lưu ý: Đối với đối tượng này, giáo viên cần thiết phải cung cấp những kiến thức xã hội bằng tài liệu và yêu câu các em trình bày đi lại vấn đề qua giờ lên lớp.
	3. Phần Nghị luận văn học 
	- Cung cấp cho HS tất cả các dạng đề và cả cách làm bài;
	- Tóm tắt phần Nội dung cơ bản; Giá trị Nghệ thuật của từng văn bản (có khả năng sẽ xuất hiện trong đề thi) hệ thống hóa vào một biểu bảng photo cho HS học dần; 
	- Trong các tiết phụ đạo cho HS rèn viết liên tục qua mỗi bài; 
	- Ở từng phần trong bố cục bài văn: 
	+ Phần Mở bài: Bắt buộc HS học thuộc kiến thức cơ bản về tác giả tác phẩm; phần kết nối vào vấn đề cần nghị luận GV hướng dẫn HS cách kết nối đơn giản nhất (GV có thể viết mẫu cho HS)
	+ Phần Thân bài: Nhất định phải đảm bảo được nội dung đạt 2 điểm (Có sẵn trong biểu mẫu tóm tắt khi đã học thuộc); riêng phần 1 điểm nâng cao sẽ làm theo cách hiểu của bản thân (được bao nhiêu hay bấy nhiêu)
	+ Phần Kết bài: Viết đơn giản theo kiểu khái quát nội dung; ý nghĩa văn bản và đánh giá khái quát lại vấn đề cần nghị luận.
	- Rèn viết cho HS, GV cần kiên trì sửa lỗi và hướng HS theo cách làm đơn giản nhất.
	* Một số lưu ý khi làm bài
	Căn cứ vào hướng dẫn chấm cũng như biểu điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây, giáo viên nhắc nhở học sinh cần lưu ý các nội dung sau trong quá trình làm bài:
	- Cần đảm bảo bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Học sinh phải lưu ý viết đoạn mở bài và kết bài đúng chức năng của chúng. Thân bài nên trình bày bằng nhiều đoạn văn tương đương với hệ thống ý ở dàn ý (đảm bảo phần này học sinh được 0,5đ)
	- Cần thiết khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm). Nội dung này không quá khó với học sinh yếu- kém. Các em chỉ cần học thuộc một vài đơn vị kiến thức nhỏ đã có trong sách giáo khoa phần Tiểu dẫn
	- Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính để làm rõ nội dung nghị luận. Khi trình bày luận điểm thành đoạn văn, học sinh nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào khoảng 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn (Xác định đúng nội dung nghị luận học sinh được 0,5đ; triển khai các ý để làm rõ nội dung nghị luận thì tùy vào hệ thống ý sẽ có biểu điểm cụ thể
	- Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm
	- Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm. Kiến thức này đã có ở phần trọng tâm kiến thức. Giáo viên có thể lưu ý học sinh về phương pháp ghi nhớ. Chẳng hạn với thơ ta thường đánh giá về bút pháp, ngôn ngữ thơ, nhạc điệu, phép tu từ, với truyện ta thường đáng giá chung về nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kể chuyện, ngôn ngữ truyện
	- Học sinh cũng cần lưu ý rèn luyện chính tả, ngữ pháp
	Ngoài ra chúng tôi cũng lưu ý học sinh thường xuyên rèn kĩ năng thông qua làm bài ở lớp và ở nhà. Đầu tiên là viết đoạn, về sau nâng lên thành chỉnh thể của một bài văn. Việc thường xuyên viết bài là để tạo thói quen và dần hạn chế được một số lỗi cơ bản.
	C. ĐỀ MINH HỌA
SỞ GDKHCN BẠC LIÊU
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ MINH HỌA
(Gồm có 02 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau: 
Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa.
	(Trích Giấc mơ của anh hề, Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Tìm những hình ảnh thể hiện giấc mơ đẹp của những người khốn khổ được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra ý nghĩa của giấc mơ thể hiện trong những câu thơ sau:
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép so sánh trong các câu thơ sau:
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa.
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của bản thân về thông điệp được gửi gắm trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
	Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giấc mơ của cuộc đời mình. 
Câu 2 (5.0 điểm)
	Trong đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008), nhân vật hồn Trương Ba đau khổ muốn tách khỏi thân xác: Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!
	Nhưng xác hàng thịt lại thuyết phục hồn Trương Ba: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!
	Anh/chị hãy phân tích biểu hiện của hồn Trương Ba và xác hàng thịt thông qua các lời thoại trên, từ đó nhận xét nghệ thuật xây dựng tình huống kịch độc đáo của tác giả. 
------------Hết-----------
SỞ GDKHCN BẠC LIÊU
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ MINH HỌA
(Gồm có 02 trang)
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung 
Điểm 
I
ĐỌC HIỂU 
3.0
1
Những hình ảnh thể hiện giấc mơ đẹp của những người khốn khổ: Triệu phú, lâu đài rực rỡ, chiếc bánh khổng lồ, bầy chim cánh trắng, mặt trời
0.5
2
Ý nghĩa của giấc mơ trong những câu thơ:
- Giúp con người thỏa sức nghĩ tới những điều mình mong muốn mà thực tại chưa có;
- Giúp con người xoa dịu những đau khổ, nhọc nhằn, của cuộc sống;
- Mang đến động lực, thôi thúc con người vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực đạt điều mình mong muốn và luôn có niềm tin vào cuộc sống.
0.75
3
Hiệu quả của phép so sánh:
- Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho đời sống và những giấc mơ được nói đến;
- Thể hiện quan niệm của tác giả về mối quan hệ chặt chẽ giữa đời sống và khát vọng (giấc mơ).
0.75
4
Thí sinh trình bày được:
- Cuộc sống con người cần có khát vọng để lạc quan, yêu đời hơn và vươn đến những tầm cao mới.
- Suy nghĩ của bản thân.
1.0
II
LÀM VĂN 
7.0
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa giấc mơ của cuộc đời mình. 
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa giấc mơ của cuộc đời mình. 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: 
- Xác định giấc mơ của cuộc đời mình (khát vọng mà mình muốn vươn đến)
- Phân tích được những ý nghĩa giấc mơ của cuộc đời mình đã xác định: Những tác động tích cực đến bản thân, gia đình, xã hội,
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: 
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0.25
2
 Trong đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008), nhân vật hồn Trương Ba đau khổ muốn tách khỏi thân xác: Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!
	Nhưng xác hàng thịt lại thuyết phục hồn Trương Ba: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!
	Anh/chị hãy phân tích biểu hiện của hồn Trương Ba và xác hàng thịt thông qua các lời thoại trên, từ đó nhận xét nghệ thuật xây dựng tình huống kịch độc đáo của tác giả. 
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Biểu hiện của hồn Trương Ba và xác hàng thịt thông qua các lời thoại; nghệ thuật xây dựng tình huống kịch độc đáo của tác giả. 
0.5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
0.5
* Biểu hiện của các nhân vật
- Biểu hiện của hồn Trương Ba
+ Lời thoại cho thấy tính cách hiền lành, tâm hồn khao khát thanh cao, trong sạch; tuy nhận thức được điều không phù hợp giữa xác và hồn, giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái dung tục và thanh cao, nhưng sống lệ thuộc vào hoàn cảnh; phản ứng yếu ớt, không có cách giải quyết thỏa đáng nên rơi vào đau khổ, tuyệt vọng.
+ Lời thoại thể hiện sự giằng xé trong nội tâm của nhân vật, tô đậm tích cách, hoàn cảnh nhân vật.
- Biểu hiện của xác hàng thịt
+ Lời thoại dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt có phần ngang tàng thể hiện phần chiếm ưu thế. Tuy lời khó nghe nhưng rất có lí, có tính thuyết phục cao. Lời thoại thể hiện sự lấn át dữ dội của phần xác thịt, của những cái dung tục đối với tâm hồn, những điều thanh cao, đẹp đẽ khi cùng tồn tại.
+ Lời thoại thể hiện sự đối lập, tính quyết liệt, thúc đẩy phát triển tình huống kịch.
=> Khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và văn minh hơn.
2.0
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng tình huống kịch độc đáo của tác giả: 
- Mượn cái vô lí, dẫn dắt cuộc gặp gỡ hợp lí để nhân vật bộc lộ tính cách, tâm lí, buộc nhân vật phải chọn lựa cách giả quyết, từ đó nâng kịch tính;
- Những lời thoại trên phù hợp với tính cách, hoàn cảnh của nhân vật, góp phần thúc đẩy tình huống kịch phát triển.
Từ cốt truyện dân gian, tác giả xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ.
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: 
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM
10.0
---HẾT---
	Tổ Ngữ văn

File đính kèm:

  • doctham_luan_danh_gia_thuc_trang_ban_giai_phap_on_tap_on_luyen.doc
Sáng Kiến Liên Quan