SKKN Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 Trung học Phổ thông

TN trong dạy học Vật lý THPT thường có ba loại: TN biểu diễn; TN thực

tập; bài tập TN.

* Thí nghiệm biểu diễn

Thí nghiệm biểu diễn thường được GV sử dụng ở trên lớp, để hỗ trợ học

sinh trong học kiến thức mới hoặc củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng. TN biểu

diễn gồm ba loại:

a) Thí nghiệm mở đầu: sử dụng trong hoạt động tạo tình huống có vấn đề,

gây hứng thú, nhu cầu nhận thức, hỗ trợ học sinh xác định vấn đề cần nghiên

cứu.

b) Thí nghiệm nghiên cứu: là TN được sử dụng trong tiến trình dạy học xây

dựng kiến thức mới hoặc kiểm chứng lại một định luật, hiện tượng Vật lí, gồm hai

loại: TN nghiên cứu khảo sát và TN nghiên cứu kiểm chứng. TN nghiên cứu khảo11

sát, là TN cung cấp những cứ liệu TNg, để kiểm tra hệ quả suy ra từ giả thuyết (dự

đoán), xác nhận sự đúng/sai của dự đoán; TN nghiên cứu kiểm chứng, là TN nhằm

kiểm chứng lại những kết quả đã được xây dựng dựa trên suy luận bằng lí thuyết,

để khẳng định sự chính xác của các kết quả này [13].

c) Thí nghiệm củng cố kiến thức: là TN sử dụng các kiến thức VL học sinh

đã được học để mô tả biểu hiện của kiến thức VL trong tự nhiên, các ứng dụng

trong sản xuất, đời sống hàng ngày, qua đó củng cố, làm sâu sắc kiến thức đã học,

bồi dưỡng NL vận dụng kiến thức VL vào thực tiễn cho học sinh.

pdf82 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tốt. 
+ Tải điện và tải vật chất. 
chứng tỏ dự đoán là đúng. 
- Tự đọc SGK ở nhà để thực hiện yêu 
cầu so sánh của GV. 
Hoạt động 4: Tổng kết bài. 
- Nhắc lại hai nội dung đầu trong phần tổng kết bài của SGK. 
- Bài tập về nhà: Các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4, 8 (SGK). 
Tiết 2. CÁC ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY 
I - MỤC TIÊU 
1. Mô tả được hiện tượng dương cực tan. 
2. Phát biểu và viết được công thức của các định luật Fa-ra-đây. Sử dụng 
được công thức Fa-ra-đây để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự. 
3. Mô tả được ứng dụng của hiện tượng điện phân trong việc luyện nhôm và 
mạ điện. 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên 
- Dụng cụ để làm TN về dương cực tan. Nên mang theo nhiều bản đồng 
mỏng trong đó có một bản đã bị ăn mòn vì được dùng làm a nôt nhiều lần. 
- Vẽ các hình 14.4, 14,5 SGK lên bảng nhỏ hoặc giấy khổ lớn. 
Học sinh 
Ôn lại bài học trong tiết trước. 
III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1: Kiểm tra đầu tiết học 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Gọi một HS lên bảng trình bày 
những nội dung sau: 
+ Vẽ mạch điện dùng để làm TN về 
điện phân dung dịch CuSO4. 
+ Có hiện tượng gì xảy ra khi đóng 
mạch điện? 
- Nhận xét và đánh giá các câu trả lời 
của HS. 
- Theo dõi trả lời của bạn. Phát biểu 
nhận xét khi được yêu cầu 
+ Vẽ hình 14.2 trong SGK. 
+ Trả lời các câu hỏi của GV. 
Câu trả lời đúng: 
Khi chưa đóng mạch có hiện tượng phân 
li các phân tử CuSO4 thành các ion Cu
2+ 
và SO2-4. Các ion này tham gia chuyển 
động nhiệt. 
+ Khi đóng mạch điện thì trong dung 
dịch xuất hiện điện trường có chiều 
hướng từ anôt sang catôt. Dưới tác dụng 
của điện trường, các ion Cu2+ chuyển 
động theo chiều điện trường đến catôt; 
các ion SO2-4 chuyển động ngược chiều 
điện trường đến anôt. 
+ Ở catôt các ion dương Cu2+ nhận 
êlectron trở thành các nguyên tử đồng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng dương cực tan 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Nêu vấn đề học tập và tìm hiểu về 
hiện trượng dương cực tan. 
Sử dụng nội dung kiểm tra đầu tiết để 
nêu vấn đề học tập. Sau khi đã nhận 
xét và đánh giá các câu trả lời của HS, 
GV nêu thêm câu hỏi" 
Trong bài trước chúng ta đã làm TN 
về điện phân dung dịch CuSO4 với hai 
điện cực bằng graphit. Nếu thai 
graphit bằng đồng thì có hiện tượng gì 
xảy ra ở hai cực? 
- Giới thiệu TN điện phân với hai điện 
cực bằng đồng. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
cùng bàn để trả lời câu hỏi trên. Trong 
khi chờ đợi HS thảo luận ở nhóm để 
trả lời câu hỏi, GV đóng mạch điện 
của TN. 
- Theo dõi hoạt động các nhóm HS. 
Nếu thấy HS lúng túng trong việc xác 
định hiện tượng xảy ra ở anôt, có thể 
gợi ý: các êlectron chuyển động từ 
anôt về cực dương của nguồn điện tạo 
điều kiện để hình thành ion nào? Các 
ion SO2-4 sẽ có tác dụng gì với các ion 
trên? 
- Nhận xét các câu trả lời của HS. 
Điều khiển HS thảo luận khi có ý kiến 
khác nhau. Kết luận. 
- Gọi một HS lên lấy các điện cực ra 
khỏi chất điện phân của TN để quan 
- Trả lời câu hỏi của GV. Có thể trao 
đổi với các bạn về câu trả lời của các 
bạn khi được GV yêu cầu. 
Nếu dùng hai cực bằng đồng thì: 
+ Ở canôt vẫn xảy ra hiện tượng như 
với cực bằng graphit: 
Cu2+ + 2e- -> Cu 
+ Ở anôt các êlectron bị kéo về cực 
dương của nguồn điện tạo điều kiện 
hình thành các ion Cu2+ 
Cu -> Cu2+ + 2e- 
Khi SO2-4 đến anôt nó kéo Cu
2+ của 
cực đồng vào dung dịch. 
- Một HS lên bàn GV, lấy các điện 
cực quan sát và để các bạn cùng quan 
sát. Rút ra kết luận. 
Ở canôt có một lớp đồng mới xuất 
hiện còn anôt bị mòn đi một ít. 
sát và kết luận. GV có thể cho HS 
xem miếng đồng đã bị mòn nhiều do 
được dùng làm anôt nhiều lần. 
* Tìm hiểu về suất phản diện của bình 
điện phân. 
- GV trình bày về sự thu và tỏa năng 
lượng trong điện phân dung dịch 
CuSO4 với hai cực bằng đồng để đi 
đến kết luận bình điện phân loại này 
(bình điện phân với dương cực tan) 
hoạt động như một điện trở thuần. 
- GV trình bày về hiện tượng điện 
phân dung dịch H2SO4 với các điện 
cực bằng graphit để đi đến kết luận 
bình điện phân loại này hoạt động như 
một máy thu và có suất phản diện. 
- Theo dõi bài giảng của GV. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các định luật Fa-ra-đây. 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
* Tìm hiểu về các nhận xét của Fa-ra-
đây về khối lượng chất đi đến điện 
cực. 
- Nêu câu hỏi cho HS. Các định luật 
Fa-ra-đây xác định quan hệ giữa khối 
lượng chất đi đến điện cực với cường 
độ dòng điện và thời gian dòng điện 
chạy qua chất điện phân. Fa-ra-đây 
xây dựng các định luật này dựa trên 
nhận xét khối lượng chất đi đến điện 
cực: 
+ Tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua 
- Làm việc theo nhóm từ hai đến bốn. 
HS để thực hiện yêu cầu của GV và 
giải thích về các nhận xét của Fa-ra-
đây về khối lượng chất đi đến điện 
cực. 
Trình bày trước lớp ý kiến của nhóm 
mình. Thảo luận ý kiến của các nhóm 
khác khi được GV yêu cầu. 
Giải thích: 
+ Vì N = 
q
ne 
Nên nếu điện tích của ion ne đã xác 
chất điện phân. 
+ Tỉ lệ thuận với khối lượng ion (hay 
khối lượng mol nguyên tử A của 
nguyên tố tạo thành ion). 
+ Tỉ lệ nghịch với điện tích của ion 
(hay với hóa trị của nguyên tố tạo 
thành ion)> 
Hãy giải thích các nhận xét trên của 
Fa-ra-đây. 
- Theo dõi hoạt động của các nhóm 
HS lúng túng trong việc giải thích, có 
thể đưa ra hai gợi ý sau: 
+ Nếu gọi N là số đi đến điện cực, ne 
là điện tích của ion (trong đó n là hóa 
trị của nguyên tố tạo ra ion, e là độ lớn 
của điện tích êlectron), q là điện lượng 
chạy qua chất điện phân thì: N = 
q
ne 
+ Nhắc lại nguyên tắc nghiên cứu sự 
phụ thuộc của một đại lượng vào 
nhiều yếu tố đã học ở THXS. 
- Hướng dẫn các nhóm trình bày các 
câu trả lời và thảo luận. Kết luận. 
- Dựa trên nhận xét Fa-ra- đây về sự 
phụ thuộc của khối lượng chất đến 
điện cực m vào q,A,n, GV giới thiệu 
các định luật Fa-ra-đây và công thức 
Fa-ra-đây như trình bày trong SGK. 
- Yêu cầu HS trả lời câu C3. 
định thì q càng lớn càng có nhiều ion 
đi đến điện cực, nghĩa là khối lượng 
chất đi đến điện cực càng lớn. 
+ Nếu số lượng ion đi đến điện cực đã 
xác định thì khối lượng của mỗi ion 
(hay khối lượng mol nguyên tử A của 
nguyên tố tạo ra ion) càng lớn thì khối 
lượng của chất đi đến điện cực càng 
lớn. 
+ Nếu q đã xác định thì nếu điện tích 
của mỗi ion càng nhỏ, nghĩa là hóa trị 
của nguyên tố tạo ra ion càng nhỏ, thì 
số ion đi đến điện cực càng nhiều, do 
đó khối lượng chất đi đến điện cực 
càng lớn. 
- Theo dõi bài giảng của GV. 
- Trả lời câu C3 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của hiện tượng điện phân 
GV yêu cầu về nhà tự học phần này trong SGK. 
Hoạt động 5: Tổng kết bài. 
- Tổng kết toàn bài dựa trên bảng tóm tắt nội dung của bài trong SGK. 
- Bài tập về nhà: Câu hỏi và bài tập 5, 6, 7, 9, 11 (SGK). 
PHỤ LỤC 2 
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
PHIẾU GHI NHẬN Ý KIẾN GIÁO VIÊN 
Thầy (cô) hãy vui lòng đọc và khoanh tròn vào đáp án tương ứng A, B, C, 
với phương án trả lời mà quý thầy cô cho là phù hợp nhất. Xin chân thành cảm 
ơn! 
Câu hỏi 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về năng lực thực nghiệm của 
giáo viên trong dạy học Vật lí hiện nay? 
A. Rất tốt 
B. Trung bình 
C. Còn yếu 
Câu hỏi 2: Theo thầy (cô), việc rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm có cần 
thiết không? 
A. Không quan trọng 
B. Quan trọng 
C. Rất quan trọng 
Câu hỏi 3. Trong quá trình giảng dạy, Thầy cô có thường xuyên xây dựng 
và thí nghiệm nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho bản thân không? 
A. Chưa bao giờ 
B. Một vài dụng cụ 
C. Thường xuyên 
Câu hỏi 4. Các phương án thí nghiệm trong bài thực hành thường: 
A. Lấy các phương án trong sách giáo khoa 
B. Do học sinh đề xuất 
C. Do giáo viên đề xuất 
Câu hỏi 5: Trước mỗi bài thực hành giáo viên có yêu cầu học sinh có 
nghiên cứu và chuẩn bị trước kế hoạch thí nghiệm không? 
A. Không yêu cầu 
B. Có yêu cầu học sinh nghiên cứu và lập trước kế hoạch thí nghiệm 
C. Chỉ dặn dò học sinh xem trước nội dung bài thực hành 
Câu hỏi 6: Thầy (cô) giới thiệu và hướng dẫn các em sử dụng các thiết bị thí 
nghiệm như thế nào? 
A. Giới thiệu và hướng dẫn chi tiết. 
B. Hầu như không hướng dẫn mà chỉ giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. 
C. Thỉnh thoảng nếu có giới thiệu. 
Câu hỏi 7: Thầy (cô) có thường xuyên kiểm tra năng lực thực nghiệm trong 
quá trình dạy học môn Vật lí của học sinh hay không và thường sử dụng hình thức 
kiểm tra nào? 
Hình thức 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không 
bao giờ 
Thông qua bài kiểm tra 
Quan sát trực tiếp trong quá trình thí nghiệm 
Thông qua các sản phẩm học tập của học sinh 
Thông qua dự án học tập 
Câu hỏi 8: Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, thầy cô có quan tâm đến 
năng lực thực nghiệm không? 
A. Không. 
B. Có 
C. Thỉnh thoảng nhưng rất ít câu hỏi liên quan đến năng lực thực 
nghiệm. 
Câu hỏi 9: Khi làm thí nghiệm nghiên mới, hiệu quả mà HS đạt được như 
thế nào? 
A. Không hiệu quả, chiếm quá nhiều thời gian. 
B. Học sinh rút ra được kiến thức mới từ thí nghiệm nhưng mất khá 
nhiều thời gian. 
C. Học sinh rút ra được kiến thức mới với tốc độ cao. 
Câu hỏi 10: Khi học sinh thực hiện thí nghiệm, thầy cô hướng dẫn các em 
cách bố trí và đo đạc như thế nào? 
A. Đa số giáo viên thực hiện mẫu, học sinh quan sát, bắt chước làm theo. 
B. Chỉ làm mẫu một số thí nghiệm thao tác phức tạp, còn lại hướng dẫn 
chi tiết rồi các em thực hiện. 
C. Giáo viên chỉ lưu ý một số điểm đặc biệt, học sinh tự lực thực hiện. 
PHỤ LỤC 3 
PHIẾU KIỂM TRA Ý KIẾN HỌC SINH 
Các em hãy vui lòng đọc, suy nghĩ rồi khoanh tròn vào phương án trả 
lời mà em cho là hợp lí nhất. Chân thành cảm ơn! 
Câu hỏi 1. Em có suy nghĩ như thế nào về năng lực thực nghiệm? 
A. Không quan trọng. 
B. Rất quan trọng. 
C. Quan trọng. 
Câu hỏi 2. Các em có nhu cầu bồi dưỡng năng lực thực nghiệm không? 
A. Không cần bồi dưỡng. 
B. Muốn. 
C. Rất muốn. 
Câu hỏi 3. Trước bài thí nghiệm thực hành, giáo viên có hướng dẫn các em 
lập bản kế hoạch thí nghiệm không? 
A. Hầu như không. 
B. Giáo viên chỉ yêu cầu xem trước nội dung bài thực hành. 
C. Hướng dẫn chi tiết. 
Câu hỏi 4. Các dụng cụ thí nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm như: 
Đồng hồ đo điện đa năng, máy đo thời gian hiện số, nguồn điện Em có sử dụng 
thành thạo không? 
A. Không biết cách sử dụng. 
B. Sử dụng thành thạo. 
C. Biết sử dụng nhưng còn vụng về. 
Câu hỏi 5. Các em có bắt gặp các bài tập thực nghiệm trong các đề kiểm tra 
không? 
A. Hầu như không. 
B. Có nhưng rất ít. 
C. Thường xuyên. 
Câu hỏi 6. Giáo viên có yêu cầu các em sửa chữa thiết bị thí nghiệm hư 
hỏng hay chế tạo dụng cụ thí nghiệm nào không? 
A. Hầu như không. 
B. Có, đã chế tạo một vài dụng cụ đơn giản. 
C. Đã chế tạo và sửa chữa nhiều dụng cụ thí nghiệm. 
Câu hỏi 7. Bài thực hành thí nghiệm trong sách giáo khoa, Thầy cô có thực 
hiện đầy đủ cho các em không? 
A. Không thực hiện. 
B. Có thực hiện nhưng sơ sài. 
C. Thực hiện đầy đủ, chi tiết. 
Câu hỏi 8. Trong các bài học có thí nghiệm vật lí, các em có được làm thí 
nghiệm không? 
A. Hầu như không. 
B. Thường xuyên. 
C. Một số ít thí nghiệm. 
Câu hỏi 9. Khi sử dụng một dụng cụ, thiết bị thí nghiệm mới, các em có 
được thầy cô hướng dẫn chi tiết cách thức sử dụng không? 
A. Không. 
B. Có, nhưng hướng dẫn sơ sài. 
C. Hướng dẫn chi tiết. 
Câu hỏi 10. Các thiết bị thí nghiệm trong phòng thực hành chất lượng có tốt 
không? 
A. Chất lượng kém, hầu như không sử dụng được. 
B. Chỉ một số dụng cụ sử dụng được. 
C. Đa số sử dụng tốt. 
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN GIAO VIEN VÀ HỌC SINH 
Bảng P1.1. Bảng tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến giáo viên 
Bảng P1.2.Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến học sinh 
Câu 
Chọn 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
A 
5 5 36 74 123 113 18 136 28 72 
3,44% 3,44% 24,8% 51,0% 84,8% 77,9% 12,4% 93,8% 19,3% 49,7% 
B 
132 25 73 5 18 15 75 4 104 65 
91,0% 17,2% 50,3% 3,44% 12,4% 10,3% 51,7% 2,8% 71,7% 44,8% 
C 
8 115 36 66 4 17 52 17 13 8 
5,56% 79,3% 24,9% 45.5% 2,8% 11,8% 35,9% 3,4% 9,0% 5,5% 
Câu 
Chọn 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
A 
13 4 15 25 6 21 27 21 9 17 
30,2% 9,3% 34,9% 58,1% 14,3% 48,8% 62,8% 48,8% 20,9% 39,5% 
B 
30 12 24 6 7 9 11 9 15 13 
69,8% 27,9% 55,8% 14,3% 16,3% 20,9% 25,6% 20,9% 34,9% 30,3% 
C 
0 27 4 12 30 13 5 13 19 13 
0% 62,8% 9,3% 27,6% 69,4% 30,3% 11,6% 30,3% 44,2% 30,2% 
PHỤ LỤC 4 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
PHỤ LỤC 5 
BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT 
DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Câu 1. Hạt tải điện trong kim loại là 
A. ion dương và ion âm. 
B. electron và ion dương. 
C. electron. 
D. electron, ion dương và ion âm. 
Câu 2. Một vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn thì: 
A. Nhiệt độ của nó bằng 00K. 
B. Dòng điện chạy qua nó bằng không. 
C. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật là lớn nhất. 
D. Điện trở của nó bằng không. 
Câu 3. Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do 
A. Các electron bứt ra khỏi nguyên tử trung hòa. 
B. Sự phân li các phân tử thành ion. 
C. Các nguyên tử nhận thêm electron. 
D. Sự tái hợp các ion thành phân tử. 
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy 
chương bạc? 
A. Dùng muối AgNO3. 
B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt. 
C. Dùng anốt bằng bạc. 
D. Dùng huy chương làm catốt. 
Câu 5. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron là 
dòng điện trong môi trường 
A. Kim loại. B. Chất điện phân. 
C. Chất khí. D. Chất bán dẫn. 
Câu 6. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng 
A. Trong kĩ thuật hàn điện. B. Trong kĩ thuật mạ điện. 
C. Trong điốt bán dẫn. D. Trong ống phóng điện tử. 
Câu 7. Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn 
A. Hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n. 
B. Hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p. 
C. Hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n. 
D. Hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p. 
Câu 8. Lỗ trống là 
A. Một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e. 
B. Một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn. 
C. Một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương. 
D. Một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn. 
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p - n ? 
A. Là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n; 
B. Lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận; 
C. Lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n 
sang bán dẫn p; 
D. Lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p 
sang bán dẫn n. 
Câu 10. ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện tử - lỗ 
trống bằng 10-13 lần số nguyên tử Si. Số hạt mang điện có trong 2 mol nguyên tử Si 
là: 
A. 1,205.1011 hạt. B. 24,08.1010 hạt. 
C. 6,020.1010 hạt. D. 4,816.1011 hạt. 
Câu 11. Điốt bán dẫn có tác dụng 
A. Chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều). 
B. Làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không 
đổi. 
C. Làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó. 
D. Làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục. 
Câu 12. Để vẽ đường đặc tuyến Vôn - Ampe của điôt. Ampe kế phải được 
mắc 
A. Nối tiếp với điốt. B. Song song với đi ốt. 
C. Song song với nguồn điện. D. Nối tiếp với vôn kế. 
Câu 13. Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số, núm xoay của nó 
được đặt ở vị trí DCV 20 có nghĩa đồng hồ là 
A. Một vôn kế một chiều có thể đo được hiệu điện thế tối đa là 20 V. 
B. Một vôn kế xoay chiều có thể đo được hiệu điện thế tối đa là 20 V. 
C. ampe kế một chiều có thể đo được dòng điện tối đa là 20 A. 
D. ampe kế xoay chiều có thể đo được dòng điện tối đa là 20 A. 
Câu 14. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (V/K) được 
đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. 
Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là 
A. E = 13,00mV. B. E = 13,58mV. 
C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV. 
Câu 15. Khi có hiện tượng cực dương tan xảy ra, nếu tăng đồng thời cường 
độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở 
điện cực sẽ: 
A. Giảm 4 lần B. Tăng 4 lần 
C. Tăng 2 lần D. Không đổi 
Câu 16. Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat (CuSO4) với anôt 
bằng đồng. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong khoảng thời gian 
30 phút, thì thấy khối lượng đồng bám vào catôt là 1,143 g. Biết đồng có A = 63,5 
g/mol, n = 1. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 
A. 1,93 mA. B. 1,93 A. 
C. 0,965 mA. D. 0,965 A. 
Câu 17. Chọn câu sai 
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi. 
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện. 
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. 
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0 0C các chất khí dẫn điện tốt. 
Câu 18. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn 
điện tự lực ở chất khí? 
A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa; 
B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay 
ở nhiệt độ thấp; 
C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron; 
D. Đốt nóng khí để nó bị ion hóa tạo thành điện tích. 
Câu 19. Đường đặc tuyến vôn - ampe của đi ốt bán dẫn có dạng 
A. Một đường thẳng đi qua gốc toạ độ 0. 
B. Một đường cong đối xứng qua gốc toạ độ 0. 
C. Một đường không đối xứng, đi qua gốc toạ độ 0. 
D. Một cung tròn nhận gốc toạ độ 0 làm tâm. 
Câu 20. Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết để vẽ đường đặc tuyến Vôn - 
ampe của đi ốt là 
A. Nguồn điện, biến trở con chạy, điện trở R0, điốt, một vôn kế, một 
ampe kế, các dây nối. 
B. Nguồn điện, biến trở núm xoay, tụ điện C, điốt, một vôn kế, một 
ampe kế, các dây nối. 
C. Nguồn điện, biến trở con chạy, điện trở R0, điốt, một ôm kế, một vôn 
kế, các dây nối. 
D. Nguồn điện, biến trở núm xoay, tụ điện C, tụ điện, một ôm kế, một 
ampe kế, các dây nối. 
II. TỰ LUẬN 
Câu 21. Dây tóc bóng đèn 220V - 200W khi sáng bình thường ở 25000C có 
điện trở lớn gấp 10,8 lần so với điện trở của nó ở 1000C. Tính hệ số nhiệt điện trở 
 và điện trở R0 của nó ở 100
0C. Coi rằng điện trở của dây tóc bóng đèn trong 
khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ. 
Câu 22. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2, người 
ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là 
một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua 
trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. 
Cho biết đồng có A = 64; n = 2 và có khối lượng riêng  = 8,9.103 kg/m3. 
Đáp án: 
Phần trắc nghiệm khách quan: 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 
Câu 
10 
C D B B C A A C C B 
Câu 
11 
Câu 
12 
Câu 
13 
Câu 
14 
Câu 
15 
Câu 
16 
Câu 
17 
Câu 
18 
Câu 
19 
Câu 
20 
A A A D B B D D D C 
Phần bài tập tự luận: 
Câu 21 
+ Điện trở của dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường: 
2 2
đ
đ
U 220
R 242
200
   
P
Theo bài ra: Coi rằng điện trở của dây tóc bóng đèn trong khoảng nhiệt độ 
này tăng bậc nhất theo nhiệt độ nên ta có:  
 0 0 0 0
R 1
R R 1 t t 1 .
R t t
 
            
+ Theo đề: 
0
R
1,08
R
 
 
 
3 1
0
1
10,8 1 . 4,1.10 K
2500 100
R 242
R 22,4
10,8 10,8
       
 
    

Câu 22 
Trước tiên ta chuyển đổi các đơn vị của các đại lượng về đơn vị chuẩn: 
Diện tích: 2 4 2 2 2S 200cm 200.10 m 2.10 m    
Thời gian: t = 2 giờ 40 phút 50 giây = 2.3600 + 40.60 + 50 = 96500 giây 
Sau khi mạ đồng, tấm sắt sẽ bị đồng bám trên bề mặt vì thế cả khối lượng và 
thể tích của tấm sắt sẽ tăng lên. 
Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên 
chất nên xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân. 
+ Áp dụng định luật Farađây: 1 A.I.tm
F n
 
Khối lượng đồng bám vào sắt:  
1 64.10.96500
m . 320 g 0,32(kg)
96500 2
   
+ Chiều dày của lớp mạ được tính: 
2 3
V m 0,32
d 0,0018(m) 1,8(mm)
S S. 2.10 .8,9.10
    


File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_su_dung_mot_so_thi_nghiem_boi_duong_nang_lu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan