SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng Pisa trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh

Thực trạng của vấn đề

2.2.1. Thuận lợi

Ngày nay với sự xích lại gần nhau của các quốc gia trên toàn cầu, khoảng cách về

địa lí dường như không còn có ý nghĩa. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào

các hoạt động chung, các nhà chức trách cũng luôn chú trọng phát triển giáo dục,

thúc đẩy giáo dục nước nhà vươn tầm quốc tế. Việt Nam tham gia PISA năm 2012

với kết quả xếp thấp nhất trong các nước tham gia thi khảo sát. Qua các năm đến

năm 2015 kết quả Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước tham gia đối với lĩnh vực

khoa học. Kết quả PISA 2015 cùng với kết quả trong các kì thi Olympic môn Toán,

Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt

thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông

cơ bản không thua kém các nước trên thế giới. Việc quan tâm đầu tư của nhà nước

chính là một thuận lợi to lớn trong việc đổi mới kiểm tra và thi cử trong giai đoạn

hiện nay. Đặc biệt trong thời gian sắp tới khi chương trình giáo dục mới được triển

khai thì cách kiểm tra này là hoàn toàn phù hợp.

Trong thời đại công nghệ 4.0 việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin

(CNTT) khá đơn giản và tiện lợi. Học sinh có nhiều điều kiên để sử dụng CNTT,

các em cũng khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận một vấn đề mới.

Về phía các em học sinh việc thi cử chú trọng ghi nhớ, tái hiện, quay cuồng

với các bài toán hóc búa làm các em khá mệt mỏi và mất đi tình yêu đối với môn5

học, nhiều khi không biết học để làm gì. Đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng

lực không bắt buộc phải ghi nhớ quá nhiều vì mỗi bài kiểm tra đã có phần dẫn để

các em trả lời các câu hỏi, những câu hỏi có câu trả lời mang màu sắc cá nhân giúp

các em thể hiện được cái tôi trước những vấn đề gặp phải.

Đối với giáo viên, từ năm 2012 Bộ giáo dục cũng đã có nhiều lần tổ chức tập

huấn cho giáo viên về cách thức ra đề PISA và tổ chức triển khai ở nhiều Tỉnh trong

cả nước, các giáo viên vì thế cũng đã hiểu và biết cách ra đề theo PISA, nhiều đề tài

nghiên cứu về PISA cũng đã được tiến hành, khái niệm PISA đã không còn xa lạ đối

với nhiều giáo viên.

Đối với tỉnh Nghệ An, từ 2012 đến 2019 cũng đã có nhiều cuộc tập huấn cho

giáo viên về PISA, trường Đại Học Vinh cũng đã có nhiều nghiên cứu của các giáo

sư và tiến sĩ về lĩnh vực này vì thế giúp giáo viên tiếp cận với việc đổi mới kiểm tra

và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực.

2.2.2. Khó khăn

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là vấn đề thi cử, hiện nay thi cử vẫn chủ yếu là

lí thuyết chú trọng vào ghi nhớ tái hiện, các bài tập lại thiên về tính toán chưa khai

thác hết bản chất sinh học. Hầu như trong các đề thi chưa có những câu hỏi gắn liền

kiến thức lí thuyết với thực tiễn, học sinh chưa vận dụng những điều đã học vào cuộc

sống. Và hầu như trong các đề thi chỉ có các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn làm

giảm khả năng trình bày, tư duy logic, và khả năng sáng tạo của học sinh.

Mặc dù, cách ra đề thi theo PISA sẽ phát triển năng lực của học sinh nhưng việc

thi cử như hiện nay khiến cho học sinh và phụ huynh không mặn mà với PISA bởi

vì tư tưởng học để phục vụ thi, thi gì học nấy. Việc học gì thi đó sẽ khiến cho học

sinh e ngại khi bỏ thời gian vào PISA, tâm lí của phụ huynh và áp lực thành tích

trong các cuộc thi cũng khiến các thầy cô vì thế sẽ không dành thời gian để soạn các

bài giảng theo hình thức PISA.

Cách ra dạng bài tập PISA cũng tốn công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi sự

kiên trì của giáo viên.

Tiếp đến đó là sự thay đổi từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nào phong trào đó. Nếu như

giáo viên có đam mê, hưởng ứng nhưng các trường không triển khai, thì kết quả sẽ

không khả quan.

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng Pisa trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Đầu tự do 3’ chứa bộ ba XXA là nơi gắn axit amin. Đúng/Sai 
Câu 6. Axit Nuclêic. 0 1 2 9 
 Một phân tử ARN dài 510nm có tỉ lệ 
A
G
 = 
2
3
 và số nuclêôtit loại Xitôzin gấp 3/2 lần 
số nuclêôtit loại Uraxin. Tính số nuclêôtit loại Xitôzin của mARN trên. Biết mạch 
gốc ADN có 
G
X
 = 
1
3
 . 
Câu 7. Axit Nuclêic. 0 1 2 9 
 Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống 
giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông 
qua việc phân tích ADN? 
Hướng dẫn đánh giá bài 6 
 Câu 1. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A. 
25 
Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. 
Câu 2. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A. 
Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. 
Câu 3. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án C. 
Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. 
Câu 4. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án D. 
Mức không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9 không trả lời. 
Câu 5. 
Mức đầy đủ: Mã 2: 1 Sai, 2 Đúng, 3 Đúng. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2/3 mệnh đề đúng. 
Mức không đạt: Mã 0 chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề 
nào đúng, mã 9 không trả lời. 
Câu 6. 
Mức đầy đủ: 
Mã 2: Số Nuclêôtit của ADN là: 
5100.2
3,4
 = 3000 (nuclêôtit) 
Ta có: 
A
G
 = 
2
3
 = 
U
X
 = 
A+U
G+X
 = 
A gen
G gen
 ⇒ A = T = 600; G = X = 900. 
Mạch gốc ADN có 
G
X
 = 
1
3
 suy ra G mạch gốc = 225 nuclêôtit. 
Suy ra ARN có 225 nuclêôtit loại X. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 tính đúng được số nuclêôtit từng loại của ADN. Nhưng chưa 
ra đáp số cuối cùng. 
Mức không đạt: Mã 0 HS trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 7. 
Mức đầy đủ: Mã 2 
 Giải thích : 
 + Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản và truyền 
đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan 
hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ 
26 
xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra 
đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. 
 + Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết 
thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một 
sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một 
loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ 
sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự 
như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người 
kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời đúng được 1 trong 2 ý trên. 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Bài 7: Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 
 Dinh dưỡng là một phần thiết yếu đối với sức khỏe con người. Thông qua chế 
độ dinh dưỡng hàng ngày, chúng ta có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện 
tại và tương lai của mình. Việc ăn uống khoa học sẽ giúp giảm đáng kể các nguy cơ 
gây ra bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì hoặc tim mạch  
Câu 1. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
 Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nào 
dưới đây? 
A. Gout. 
B. Béo phì. 
C. Phù chân voi. 
D. Viêm não Nhật Bản. 
Câu 2. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
 Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? 
A. Bệnh bướu cổ. 
B. Bệnh còi xương. 
C. Bệnh cận thị. 
D. Bệnh tự kỷ. 
Câu 3. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
 Nếu ăn quá nhiều prôtêin (chất đạm) cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây? 
A. Bệnh gút. 
B. Bệnh mỡ máu. 
C. Bệnh tiểu đường. 
D. Bệnh tự kỷ. 
27 
 Câu 4. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
 Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu 
thích cho dù là bổ? 
Câu 5. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
 Để tránh suy dinh dưỡng, vì sao bác sĩ khuyên thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 
trưởng thành không nên ăn chay trường (chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật 
trong thời gian dài) 
Câu 6. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 2 9 
 Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương? Tại sao người bị bệnh loãng xương nên 
uống loại sữa dành riêng cho mình. 
......................................................................................................................... 
Câu 7. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 2 9 
 Khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức so với mức bình thường thì người 
ta gọi đó là béo phì. Bệnh béo phì có thể dẫn tới nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe 
trong đó có bệnh huyết áp và bệnh tim mạch. Béo phì chủ yếu do năng lượng ăn vào 
nhiều hơn nhu cầu năng lượng hành ngày, sự thừa năng lượng này diễn ra liên tiếp 
trong một thời gian dài dẫn đến béo phì. 
 Giải pháp nào sau đây có thể ngăn ngừa bệnh béo phì (khoanh tròn “Có” hoặc 
“Không” ứng với mỗi giải pháp đó.) 
1. Phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món. Có/ Không 
2. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực 
vật và mỡ động vật. 
Có / Không 
3. Ăn thức ăn giàu đạmvới tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và 
thực vật, nên tăng cường ăn cá. 
Có/ Không 
4. Ăn nhiều rau, củ, quả hàng ngày để tăng chất xơ và bổ sung 
vitamin. 
Có/ Không 
28 
5. Ăn đồ chiên rán bằng dầu. Có / Không 
6. Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy 
trì cân nặng ở mức hợp lý, không hút thuốc lá. 
Có/ Không 
7. Nên dùng nhiều chất bột đường thay cho chất béo. Có/ Không 
Câu 8. Dinh dưỡng và sức khỏe con người. 0 1 9 
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hay còn gọi là bệnh đường huyết. Người mắc bệnh 
này tức là trong máu nồng độ đường vượt quá 0,1%. Đây là loại đường gì? 
................................................................................................................. 
Hướng dẫn đánh giá bài 7. 
Câu 1. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án B 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 2. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A (Thiếu Iôt  Bệnh bướu cổ, Iôt là nguyên tố vi lượng) 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 3. 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 4. 
 Mức đầy đủ: Mã 1 
 Giải thích : Ăn các món ăn khác nhau sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguyên tố 
vi lượng cho cơ thể. Ngược lại nếu chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích thì sẽ không 
cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. 
Mức không đạt: mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 5. 
Mức đầy đủ: Mã 1 
29 
Giải thích : Do thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chứa hàm lượng các axit amin 
không thay thế thấp hơn thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên ăn chay trường sẽ 
không cung cấp đủ các axit amin không thay thế cho cơ thể. 
 Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai, mã 9 không trả lời. 
Câu 6. 
Mức đầy đủ: Mã 2. 
 + Bị bệnh loãng xương là sự thiếu hụt canxi trong máu, dẫn đến nguy cơ mô xương 
bị mòn và mỏng dần. Rất dễ bị gãy khi té ngã. 
 + Người bị loãng xương cần uống loại sữa dùng riêng vì những loại sữa đó chứa 
hàm lượng canxi cao hơn sữa bình thường, giúp phục hồi lượng canxi bị thiếu hụt. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1. Giải thích được nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương 
nhưng chưa giải thích được vì sao người bị bệnh loãng xương cần phải uống sữa 
dùng riêng. 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai. Mã 9 không làm bài. 
Câu 7. 
Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được : 1 – Có, 2 – Có, 3 – Có, 4 – Có, 5 – Không, 6 – Có, 
7 – Không. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời đúng từ 3 đến 6 ý. 
Mức không đạt: Mã 0 chỉ trả lời đúng 1 – 2 ý, mã 9 không làm bài. 
Câu 8. 
Mức đầy đủ: Mã 1 
 Đó là đường glucôzơ. Nếu lượng glucôzơ trong máu giảm thì người bị mắc bệnh 
suy nhược. Ngược lại, nếu lượng glucôzơ trong máu tăng lên thì sẽ bị thải ra ngoài 
theo đường tiểu tiện, gây nên bệnh tiểu đường. 
Mức không đạt: Mã 0 trả lời sai loại đường, mã 9 không trả lời. 
2.5. Cách triển khai vào dạy học tại trường THPT 
 2.5.1. Sử dụng trong các tiết học trên lớp 
 Các thầy cô có thể sử dụng bộ câu hỏi PISA trong quá trình hỏi bài cũ xây dựng 
kiến thức mới, hay vận dụng củng cố kiến thức cũng như ra bài tập về nhà cho học 
sinh, hoặc sử dụng như là một phiếu học tập khi xây dựng hay củng cố một nội dung 
nào đó. Trong giai đoạn sắp tới đây giáo viên được lựa chọn tài liệu để dạy học cho 
học sinh thì chúng ta cần năng động hơn nữa trong việc xây dựng bài giảng để phục 
vụ cho quá trình dạy học trên lớp nhằm mục đích phát triển năng lực học sinh, gắn 
tiết học gần gũi với cuộc sống, giúp các em yêu thích môn học hơn. 
 2.5.2. Là tài liệu học sinh tự học. 
30 
 Trong thời đại hiện nay công nghệ số đóng góp một phần rất quan trọng và trong 
lĩnh vực giáo dục cũng vậy. Thời gian trên lớp nhiều lúc không đủ để chuyển tải 
những thông tin cần thiết thì những bài tập này sẽ được các em học trong những lúc 
rãnh rỗi ở nhà. 
 Trong năm học 2019 – 2020 có đợt nghỉ học dài ngày do Covid , nhờ sự hỗ trợ 
của CNTT các bài học đã được các em hoàn thành cùng với những bài tập giáo viên 
ra về nhà. Việc ứng dụng CNTT giúp cho các em học mọi lúc mọi nơi và có thể tự 
bố trí thời gian hợp lí. Rèn luyện được năng lực tự học ở các em học sinh. 
 Cách để mang bài tập đến gần với các em học sinh nhờ sự hỗ trợ của công nghệ 
thông tin đó chính là : Tạo khóa học trên vnedu. 
Ưu điểm: những bài tập dạng PISA sử dụng cho lúc thi cử nhưng với quy mô là bài 
tập về nhà có thể phát huy được năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các em. 
Trên Vn.edu học sinh được học miễn phí và đã có tài khoản cũng như làm quen từ 
trước nên sử dụng đơn giản. Giáo viên ra bài tập theo chủ đề cho học sinh, học sinh 
làm và nộp bài trên qua mạng. Giáo viên chấm và nhận xét cho các em được cụ thể, 
rõ ràng. 
Hạn chế: Nhiều em kĩ năng sử dụng máy tính chưa thông thạo, một số gia đình chưa 
có internet cũng như chưa kiểm soát được việc các em trao đổi bài, tìm sự hỗ trợ từ 
các phương tiện khác. 
2.5.3. Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi THPT quốc gia 
 Mỗi bài soạn có các mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng không chỉ gần gũi với thực 
tiễn mà còn gắn với các kiến thức trong sách giáo khoa vì vậy được sử dụng trong 
các kì kiểm tra. 
2.6. Một số kết quả mà đề tài mang lại 
 2.6.1. Mức độ triển khai tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An 
 Dạy học phát triển năng lực đã được triển khai trong mấy năm gần đây, tập huấn 
về PISA cũng được sở giáo dục tổ chức từ đầu từ năm học trước. Tuy nhiên kết quả 
sau khi tập huấn chưa cao. Lí do lớn nhất đó là chưa đổi mới mạnh mẽ trong thi cử. 
 Tôi đã biên soạn lại các câu hỏi trong chương “Thành phần hóa học của tế bào – 
Sinh học 10” thành 07 bài nhỏ với hơn 40 câu hỏi theo dạng đề thi PISA. Đã tạo các 
khóa học trên trang mạng vnedu.vn để học sinh dễ tham khảo học tập. Trong các 
bài dạy trên lớp tôi cũng thường xuyên sử dụng bài tập theo dạng PISA để kích thích 
sự sáng tạo của học sinh. 
 Có một điều tôi nhận thấy rõ ràng đó là nếu ra đề các bài tập nặng tính lí thuyết, chú 
trọng giải bài tập ít gắn với thực tiễn chỉ phù hợp với những học sinh các lớp chọn, 
dạy theo hướng này các học sinh lớp đại trà nhanh chóng chán nản. Ngược lại khi 
dạy học tôi thường gắn liền những câu hỏi với thực tiễn ví dụ: tìm hiểu về chế độ 
dinh dưỡng tại sao chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng sẽ gây bệnh: béo phì, tiểu 
đường, gan nhiễm mỡ, gout,  học sinh các lớp đại trà lại trả lời rất tốt thậm chí tốt 
31 
hơn học sinh lớp chọn. Tôi nghĩ rằng đó mới là phát triển năng lực, mới là cái người 
dạy cần thay đổi cách đánh giá cho phù hợp. Điều này cũng đã giải quyết được câu 
hỏi chúng ta hay đặt ra là: nhiều học sinh giải bài tập chưa giỏi, bài kiểm tra không 
cao nhưng ra đời lại làm việc rất tốt. Thật ra đó là vì cách kiểm tra đánh giá của 
chúng ta chưa phù hợp, chưa hiểu hết năng lực của học sinh. 
2.6.2. Một số minh chứng. 
 Đây là một số bài tập được tôi tiến hành trên lớp thông qua phiếu học tập. 
32 
2.6.3. Kiểm tra thực nghiệm đề tài 
 2.6.3.1. Đối tượng và phương pháp kiểm tra thực nghiệm 
 Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong 2 năm: Năm học 2019 – 2020 và 
năm học 2020 - 2021 tại trường THPT Nghi Lộc 3, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, 
tỉnh Nghệ An và trường THPT Nguyễn Duy Trinh, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi 
33 
Lộc, tỉnh Nghệ An. Mỗi năm khảo sát 4 lớp học sinh, mỗi lớp gồm khoảng 37 đến 
40 học sinh, trong đó: 
+ 2 lớp làm nhóm đối chứng (ĐC): là những lớp trong quá trình dạy học không sử 
dụng bài tập dạng PISA, 1 lớp ở trường THPT Nghi Lộc 3(NL3), 1 lớp ở trường 
THPT Nguyễn Duy Trinh(NDT). 
+ 2 lớp làm nhóm thực nghiệm (TN): là những lớp trong quá trình dạy học có sử 
dụng bài tập dạng PISA, 1 lớp ở trường THPT Nghi Lộc 3(NL3), 1 lớp ở trường 
THPT Nguyễn Duy Trinh(NDT). 
Cụ thể: 
 + Năm học 2019 – 2020: 
Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) 
Lớp 10A2 (tổng số 40 HS-NL3) 
Lớp 10A (tổng số 40 HS-NDT) 
Lớp 10B1 (tổng số 39 HS-NL3) 
Lớp 10A1 (tổng số 35 HS-NDT) 
80 HS 74 HS 
+ Năm học 2020 – 2021: 
Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) 
Lớp 10A1 (tổng số 40 HS-NL3) 
Lớp 10A5 (tổng số 37 HS-NDT) 
Lớp 10A (tổng số 39 HS-NL3) 
Lớp 10A4 (tổng số 37 HS-NDT) 
77 HS 76 HS 
 Sử dụng bài tập dạng PISA cho bài 7, học sinh làm bài trong 20 phút, chấm điểm 
theo thang điểm PISA. 
 2.6.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 
 Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập dạng PISA trong dạy học, sau khi 
hoàn thành chương I: Thành phần hóa học của tế bào, tôi tiến hành cho học sinh làm 
bài tập dạng PISA để đánh giá năng lực học sinh của các lớp TN và ĐC , sử dụng 
phần mềm Excel để tiến hành thống kê, tính toán, vẽ đồ thị và thu được kết quả như 
sau: 
- Năm học 2019 – 2020: 
Bảng 1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra 
[0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10]
TN 80 0 0 0 0 0 3 28 33 14 2
ĐC 74 0 0 0 0 0 15 29 25 5 0
Tổng
số HS
Lớp
Điểm số khoảng (Xi)
34 
Bảng 2. Bảng phân phối tần suất 
Biểu đồ 1. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm 
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất lũy tích 
Biểu đồ 2. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm 
[0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10]
TN 80 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,8 35,0 41,3 17,5 2,5
ĐC 74 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 20,3 39,2 33,8 6,8 0,0
Tổng
số HS
Lớp
Số % HS đạt điểm khoảng Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 80 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 5,0 47,5 83,8 98,8 100,0 
ĐC 74 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 20,3 59,5 93,2 100,0 100,0 
Số % HS đạt điểm Xi trở xuốngTổng
số HS
Lớp
00
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TN
ĐC
35 
Bảng 4. Bảng phân loại theo học lực 
Biểu đồ 3. Biểu đồ phân loại theo học lực của 2 nhóm 
- Năm học 2020 – 2021: 
Bảng 5. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra 
Lớp Tổng 
số HS 
Điểm số khoảng (Xi) 
[0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10] 
TN 77 0 0 0 0 0 2 27 32 14 2 
ĐC 76 0 0 0 0 2 15 29 25 5 0 
Biểu đồ 4. Biểu đồ thống kê các điểm số (Xi) của hai nhóm 
Kém Yếu TB Khá
Giỏi,
XS
TN 80 0,0 0,0 12,5 67,5 20,0 
ĐC 74 0,0 0,0 28,4 64,9 6,8 
Lớp
Số % HS
Tổng
số HS
TN
ĐC00
50
100
Kém Yếu TB
Khá
Giỏi,
XS
S
ố
 %
 H
S
`Xếp loại
TN
ĐC
0
5
10
15
20
25
30
35
[0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10]
TN
ĐC
36 
Bảng 6. Bảng phân phối tần suất 
Lớp Tổng 
số HS 
Số % HS đạt điểm khoảng (Xi) 
[0;1) [1;2) [2;3) [3;4) [4;5) [5;6) [6;7) [7;8) [8;9) [9;10] 
TN 77 0 0 0 0 0 2,6 35,3 41,3 18,2 2,6 
ĐC 76 0 0 0 0 2,6 19,8 38,0 33,0 6,6 0 
Các tham số cụ thể: 
 - Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được 
tính theo công thức: 
n
Xn
X
k
i
ii
== 1 
 in là tần số ứng với điểm số Xi, n là số HS tham gia các bài kiểm tra. 
- Phương sai: 
( )
1
1
2
2
−
−
=

=
n
XXn
S
k
i
ii
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo công thức: 
( )
1
1
2
−
−
=

=
n
XXn
S
k
i
ii
, S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán. 
- Hệ số biến thiên: %100
X
S
V = cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu. 
- Sai số tiêu chuẩn: 
n
S
m = 
Bảng 7. Bảng tổng hợp các tham số 
Nhóm Tổng số HS X 2S S %V m mXX = 
TN 80 7,22 0,69 0,83 11,5 0,01 7,22  0,01 
ĐC 74 6,77 0,75 0,86 12,7 0,01 6,77  0,01 
 Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng phân loại theo học lực (Bảng 4), 
bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (Bảng 5) và đồ thị đường lũy tích (Đồ thị 2), 
tôi rút ra được những nhận xét sau: 
 - Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị 
tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. 
37 
 - Tỷ lệ HS đạt loại TB của nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỷ lệ HS 
đạt khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (Bảng 4). 
 - Đường tích lũy ứng với nhóm TN, nằm phía dưới, bên phải đường tích lũy ứng 
với nhóm ĐC (Biểu đồ 2). 
 Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. 
38 
PHẦN III - KẾT LUẬN 
3.1. Những đóng góp của đề tài: 
 Đề tài mà tôi thực hiện đã đạt được mục đích đó là nêu được vai trò của bài tập 
phát triển năng lực học sinh trong xu hướng phát triển đất nước hiện nay. Bên cạnh 
việc phân tích những khó khăn cũng như thuận lợi khi xây dựng bài tập dạng PISA 
thì đề tài đã nêu được các biện pháp khắc phục những tồn tại, quy trình chung khi 
xây dựng một bài tập dạng PISA, xây dựng được các bài tập, câu hỏi dạng PISA để 
phát triển năng lực học sinh, xây dựng các phương pháp áp dụng bài tập vào dạy 
học: học trên lớp, học trực tuyến... Tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp, 
và kết quả cho thấy khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của các em hơn hẳn 
so với học tập như trước đây. Bài tập dạng PISA thích hợp để dạy học trong bối cảnh 
giáo dục nước nhà chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. 
 Tôi tin rằng với đề tài mà tôi đã thực hiện đã góp phần giúp giáo viên hình dung 
được một bài tập dạng PISA được xây dựng ra sao, tiến hành như thế nào. Đối với 
học sinh, các em đã biết cách tìm kiếm, sử dụng công nghệ thông tin vào học tập nói 
chung và sử dụng bài tập của khóa học để tự học nói riêng. Đây cũng là một tài liệu 
cần thiết cho đồng nghiệp khi giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Tuy nhiên do thời gian có hạn nên các bài soạn có thể chưa hoàn hảo, kho bài giảng 
chưa phong phú, rất mong nhận được nhiều đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài 
được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn. 
3.2. Đề xuất và kiến nghị. 
- Xây dựng bài tập dạng PISA có thể áp dụng xây dựng ở các chương khác ở nhiều 
cấp bậc học khác nhau và khi xây dựng GV cần căn cứ mục tiêu dạy học, tâm sinh 
lý HS và các điều kiện hoàn cảnh khác để xây dựng sao cho phù hợp nhằm nâng cao 
hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy năng lực của học sinh. 
- SKKN nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, phát huy và đánh giá được 
năng lực của học sinh, trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển tư duy hay 
hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Đề tài đã được triển khai có hiệu quả 
trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học ở trường THPT Nghi Lộc 3 và trường 
THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Rất mong nhận được sự 
đóng góp ý kiến chân thành của các bậc đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, 
tiếp tục được phổ biến rộng rãi và triển khai ở nhiều môn học, ở nhiều trường học 
hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập phát huy năng 
lực cho học sinh. 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Sinh học 10 nâng cao, nxb giáo dục. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Sinh học 10 , nxb giáo dục. 
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Sách GV Sinh học 10 , nxb giáo dục. 
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn PISA 2019 và các dạng câu hỏi 
do OECD phát hành lĩnh vực khoa học. 
5. PGS.TS Cao Cự Giác (2017), Bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên theo 
tiếp cận PISA, nxb đại học quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_dang_pisa_trong_day_hoc_chu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan