SKKN Xác định nội dung và phương pháp tổ chức trò chơi học tập qua môn Địa lí 11 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Trước hết mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn

diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành

nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm

công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,

tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Đối với môn địa lí 11, với những đặc điểm riêng của mình cũng có một vị trí

xác định trong việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Điều đầu tiên môn địa lý 11-THPT có khả năng trang bị cho học sinh một khối

lượng tri thức phong phú về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội thế giới và các mối

quan hệ giữa chúng, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong

cuộc sống.

Nhờ vào đối tượng nghiên cứu là các Địa tổng thể từ phạm vi hẹp đến phạm vi

rộng vào môn địa lý phổ thông nên nó có khả năng cung cấp cho học sinh những

kiến thức về tự nhiên, môi trường, dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội của con

người khắp nơi trên trái đất. Học sinh sẽ nắm được các đặc điểm của lãnh thổ, mối

quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, những quy luật phát triển của hoạt động kinh

tế xã hội thế giới, mối quan hệ giữa con người và môi trường.

Do tính tổng hợp của đối tượng khoa học địa lý, học sinh phải làm quen với

cách tìm hiểu, giải thích các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá

trình thường xuyên vận động và phát triển của chúng. Đó là những cơ sở để hình

thành thế giới quan khoa học. Học địa lý, học sinh nhận thức được vai trò của thiên

nhiên đối với con người, mối quan hệ giữa tự nhiên và sản xuất xã hội, từ đó có

những quan điểm và nhận thức khoa học đúng đắn.

Môn địa lý phổ thông còn có nhiều khả năng hình thành cho học sinh những

phẩm chất đạo đức của người lao động trong xã hội nhờ vào việc nghiên cứu trực

tiếp và liên hệ thường xuyên giữa thực tế đời sống đất nước và trên Thế giới, bồi

dưỡng cho học sinh lòng yêu thương Đất Nước và mong muốn cống hiến sức lao

động cho Đất Nước, xây dựng Đất Nước ngày càng giàu hơn, đẹp hơn.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xác định nội dung và phương pháp tổ chức trò chơi học tập qua môn Địa lí 11 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi kết thúc bài 8 (tiết 1,2), GV viên dành 10 phút để củng cố, 
khắc sâu kiến thức bài học, công bố cho HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh-đáp nhanh”; 
nêu thể lệ và quy định của trò chơi. 
 Bước 4: Tiến hành chơi: GV đặt ra từng câu hỏi sau đó gọi nhanh một HS bất 
kỳ trong lớp trả lời. Nếu HS đó trả lời đúng sẽ cho điểm hoặc nhận được một phần 
quà. Nếu trả lời không đúng thì nhường quyền trả lời cho HS khác. GV có thể đặt 
ra nhiều câu hỏi và yêu cầu nhiều HS bất kỳ trong lớp trả lời 
 Bước 5: Kết thúc trò chơi, đánh giá xếp hạng: GV nhận xét và giải thích những 
câu trả lời sai; Tổng kết điểm và xếp hạng những em trả lời đúng nhiều nhất, nhì, 
Kết quả này sẽ được GV đánh giá bằng điểm học tập hoặc phần thưởng. 
3. Giáo án minh họa 
Bài 4. THỰC HÀNH: 
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ 
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Phân tích được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước 
đang phát triển. 
- Đánh giá tác động của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển trong 
đó có Việt Nam. 
2. Kĩ năng 
Thu thập thông tin, thảo luận, đối thoại, tổng kết kiến thức và viết báo cáo về 
các vấn đề mang tính toàn cầu. 
3. Thái độ 
- Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các 
nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương trước những thách thức của toàn cầu hóa. 
- Xây dựng ý thức học tập, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nước 
nhà. 
4. Năng lực hình thành 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực 
sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử 
dụng số liệu thống kê; Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của các nhóm nước; 
Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
40 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Thiết kế chủ đề đối thoại. 
- Các tài liệu tham khảo, các bài báo cáo, tranh ảnh,  đề cập về việc áp dụng 
các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh, 
các hoạt động bảo vệ môi trường, giới thiệu về các tổ chức có quy mô trên thế giới 
(WTO), các hiệp hội mang tính khu vực (ASEAN,) 
2. Chuẩn bị của học sinh 
Tư liệu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam. 
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
Cơ hội và 
thách thức 
của toàn cầu 
hóa đối với 
các nước 
đang phát 
triển. 
Phân tích 
những cơ hội 
và thách thức 
của toàn cầu 
hóa đối với các 
nước đang phát 
triển. 
Nhận định toàn cầu hoá 
đang gây áp lực nặng nền 
đối với tự nhiên và làm 
cho các nước đang phát 
triển phụ thuộc ngày 
càng nhiều vào các nước 
phát triển. 
- Liên hệ, phân tích, 
rút ra kết luận về 
tình hình Việt Nam 
trong xu thế toàn 
cầu hóa. 
 xác định trách 
nhiệm của bản thân. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Tình huống xuất phát (10 phút) 
1. Mục tiêu 
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy tính toán, thống kê và 
ghi nhớ của học sinh. 
- Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Trò chơi lật ô số GBAT/ câu hỏi YES/NO – ĐÚNG/SAI 
3. Phương tiện 
- Bảng ô số, hệ thống câu hỏi YES/NO- ĐÚNG/SAI 
1 2 3 4 
5 6 7 8 
9 10 11 12 
1. Dân số thế giới đạt 7 tỉ người vào năm 2012? 
2. Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển? 
3. 80% dân số thế giới tập trung ở các nước đang phát triển? 
41 
4. Năm 2019, dân số Việt Nam xếp hạng thứ 15 trên thế giới? 
5. Hiện nay, tất cả các nước châu Á đều có tình trạng mất cân bằng giới tính 
nghiêm trọng? 
6. Dân số già mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế các nước? 
7. Hiệu ứng nhà kính được tạo ra chủ yếu bởi khí CO2? 
8. Hiện nay lỗ thủng tầng ozone ngày càng rộng ra? 
9. Mưa axit là hiện tượng nước mưa bị nhiễm độc do tích tụ nhiều oxit nhôm 
và sắt? 
10. Nước là nguồn tài nguyên vô tận, con người sử dụng thế nào cũng không sợ 
thiếu? 
11. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại? 
12. Xung đột sắc tộc chỉ xảy ra giữa các dân tộc khác màu da? 
 (GV có thể thay đổi câu hỏi tùy theo tình hình học sinh, có thể thiết kế câu hỏi 
cho câu trả lời YES hoặc NO). 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 đội chơi, thưởng trước cho mỗi đội chơi 10 
điểm, phổ biến luật chơi: 
+ Mỗi đội có 3 lượt chơi, trong lượt chơi các đội được quyền lựa chọn câu hỏi 
theo số. Chơi xoay vòng theo thứ tự. 
+ Mỗi ô số là 1 câu hỏi dạng ĐÚNG/SAI nên câu trả lời chỉ có thể là ĐÚNG 
hoặc SAI, khi đội lựa chọn ô số trả lời đúng câu hỏi thì ô số sẽ lật lên để tính điểm; 
trả lời sai sẽ mất 1 lượt. 
+ Bên dưới mỗi ô số GV cài sẵn các ký tự G-B-A-T, khi lật ô số lên, điểm của 
các đội được tính như sau: 
G (GUN): đội được quyền ưu tiên BẮN TRỪ trừ 2 điểm của tất cả các đội 
khác. 
B (BOOM): tự trừ đội mình 2 điểm. 
A (ANGEL): tự cộng đội mình 2 điểm 
T (TRANSFER) : đội phải chuyển điểm cho mỗi đội bạn 1 điểm. 
G T B T 
A B A G 
T G B A 
Như vậy dù trả lời đúng câu hỏi thì đội chơi vẫn có thể bị mất điểm theo luật 
GBAT và đội mất lượt vẫn có thể được điểm từ điểm chuyển. GV cài ngẫu nhiên 
các ký tự G-B-A-T để tăng tính hấp dẫn và mạo hiểm đồng thời buộc học sinh phải 
suy tính lựa chọn. 
- Bước 2: GV cử ra 2 HS, 1 làm MC điều khiển trò chơi, 1 làm thư ký tổng 
42 
kết điểm. Sau đó cho HS thực hiện trò chơi cho đến khi hết câu hỏi. 
- Bước 3: Thư ký tổng kết, ghi lại điểm các đội. 
- Bước 4: GV hướng dẫn vào bài, kiểm tra việc chuẩn bị tư liệu cho bài học 
mà tiết trước đã dặn dò. 
B. Hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN 
CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (25 phút) 
1. Mục tiêu: 
- Xác định, phân tích và đánh giá được những cơ hội và thách thức của toàn 
cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 
- Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá 
- Phát triển năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ đối thoại. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp: ĐỐI THOẠI/ĐÓNG VAI 
- Kỹ thuật chuyên gia. 
- Kỹ thuật KWL. 
3. Phương tiện 
- SGK, tư liệu đã được yêu cầu chuẩn bị trước về cơ hội và thách thức của 
toàn cầu hóa đối với Việt Nam. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: 
+ GV cho 5 HS xung phong hoặc tự chỉ định tạo thành nhóm CHUYÊN GIA 
ĐỐI THOẠI; 01 HS làm MC dẫn dắt đối thoại; 01 HS làm thư kí; các HS khác còn 
lại tự đóng vai khách mời là các nhà kinh tế, doanh nghiệp, 
+ Xác định vấn đề cần đối thoại giữa chuyên gia và các nhà kinh tế, doanh 
nghiệp: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN 
CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 
- Bước 2: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu KWL, yêu cầu HS hoàn thành cột K 
và W trong thời gian 2 phút, sau đó úp phiếu lại tham gia đối thoại. 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC 
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (CÓ VIỆT NAM) 
K (What we Know) W (What we Want to 
learn) 
L(What we learned) 
Bạn đã biết gì về Bạn muốn biết thêm điều Bạn đã trả lời được gì về 
43 
vấn đề trên? gì về vần đề này? vấn đề còn thắc mắc 
- Bước 3: Thực hiện Chương trình ĐỐI THOẠI: 
+ Ổn định tổ chức, sắp xếp các chuyên gia, thư kí vào chỗ ngồi, MC lên điều 
khiển chương trình. 
+ Khách mời đọc nhanh nội dung SGK và dựa vào tư liệu đã chuẩn bị để tự 
soạn câu hỏi, ý kiến đối thoại (GV có thể in sẵn 1 số phiếu câu hỏi gợi ý cho HS 
nhóm này). 
+ MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung buổi đối thoại, 
chuyên gia đối thoại và một số nguyên tắc khi đối thoại. 
- Chuyên gia đối thoại trả lời những thắc mắc, câu hỏi của các nhà kinh tế, 
doanh nghiệp. Các chuyên gia đối thoại cần làm rõ 3 vấn đề sau: 
 + Hiện trạng, sự việc mà khách mời nêu ra đúng hay sai? 
 + Nguyên nhân sự việc. 
 + Hướng giải quyết sự việc như thế nào? 
 MC dẫn dắt đối thoại qua lại, khách mời có ý kiến thì giơ tay để được hướng 
dẫn phát biểu; Các chuyên gia sẽ trả lời ngay hoặc tổng hợp ý kiến đối với những 
vấn đề chưa thỏa đáng để hội ý nghiên cứu và trả lời (GV tham gia hỗ trợ trong 
giai đoạn này). 
- Trong quá trình tiến hành đối thoại, vai trò người nói và người nghe trong 
mỗi người luôn có sự hoán đổi, khách mời có thể đặt câu hỏi nhưng cũng có thể là 
người trả lời những câu hỏi nếu có điều kiện. 
Để đảm bảo hoạt động diễn ra thuận tiện cần: 
- Chuẩn bị hình nên tương ứng với phần trình bày 
- Có các dẫn chứng sinh động về tác động của toàn cầu hóa (tư liệu bài báo 
trong phụ lục). 
- Quy định thời gian cho trình bày và phản biện, mỗi lượt tầm 1p-1p30s để 
đảm bảo nhiều lượt trao đổi. 
- Quy định việc ghi chép. 
- Có điểm cộng cho việc trao đổi, ý kiến và phản biện. 
- Bước 3: MC canh thời gian để điều hướng kết thúc đối thoại, sau đó GV 
nhận xét và tổng kết chương trình đối thoại. 
Nội dung Cơ hội Thách thức 
1. Tự do hoá Mở rộng thị trường, thúc Trở thành thị trường tiêu thụ 
44 
thương mại: đẩy sản xuất phát triển. cho các cường quốc kinh tế. 
2. Cách mạng 
khoa học - 
công nghệ: 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
theo hướng tiến bộ, hình 
thành và phát triển nền kinh 
tế tri thức. 
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về 
trình độ phát triển kinh tế. 
3.Sự áp đặt lối 
sống, văn hoá 
của các siêu 
cường 
Tiếp thu các tinh hoa văn 
hoá của nhân loại. 
Giá trị đạo đức bị biến đổi 
theo hướng xấu, ô nhiễm xã 
hội, đánh mất bản sắc dân tộc. 
4.Chuyển giao 
công nghệ vì 
lợi nhuận: 
Tiếp nhận đầu tư, công 
nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật 
chất kĩ thuật. 
Trở thành bãi thải công nghệ 
lạc hậu cho các nước phát 
triển. 
5. Toàn cầu 
hoá công nghệ: 
Đi tắt, đón đầu từ đó có thể 
đuổi kịp và vượt các nước 
phát triển. 
Gia tăng nhanh chóng nợ nước 
ngoài, nguy cơ tụt hậu. 
6.Chuyển giao 
mọi thành tựu 
của nhân loại: 
Thúc đẩy nền kinh tế phát 
triển với tốc độ nhanh hơn, 
hoà nhập nhanh chóng vào 
nền kinh tế thế giới. 
Sự cạnh tranh trở nên quyết 
liệt, nguy cơ hoà tan. 
7. Sự đa 
phương hoá, đa 
dạng hoá quan 
hệ quốc tế: 
Tận dụng tiềm năng thế 
mạnh toàn cầu để phát triển 
kinh tế đất nước. 
Chảy máu chất xám, gia tăng 
tốc độ cạn kiệt tài nguyên. 
- Ngoài hình thức đối thoại, GV có thể phát triển/áp dụng hình thức Hội nghị, 
trao đổi phản biện giữa 2 bên: 
+ Đại diện nước phát triển 
+ Đại diện nước đang phát triển 
Trong đó: 
- Nước phát triển trình bày những mặt tích cực khi đầu tư vào nước đang phát 
triển. Đặc biệt là tạo việc làm, phát triển hạ tầng, chuyển giao công nghệ ... (dẫn 
chứng như Samsung ở VN). 
- Nước đang phát triển đề cập các tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm 
môi trường, mất các giá trị văn hóa, ... 
Cả 2 bên cùng phân tích để có cái nhìn toàn diện dưới sự dẫn dắt của GVCN 
và MC. 
45 
Thư kí ghi nhận cá ý kiến trao đổi hai bên để tổng kết. 
Cuối buổi, GV chốt ý kiến chung hoặc chiếu 1 video tổng kết chung. 
C. Hoạt động luyện tập: 
HOẠT ĐỘNG 2: VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI (8 phút) 
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổng hợp thông tin, viết 
báo cáo ngắn. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Viết báo cáo 
3. Phương tiện 
- Phiếu KWL 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV yêu cầu HS lật lại phiếu KWL đã thực hiện ở đầu hoạt động 1, 
hoàn thành nội dung cột L, sau đó viết 1 báo cáo ngắn (tối đa 10 dòng) về vấn đề 
đã đối thoại. 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC 
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (CÓ VIỆT NAM) 
K W L 
Bạn đã biết gì về vấn 
đề trên? 
Bạn muốn biết thêm điều 
gì về vần đề này? 
Bạn đã trả lời được gì về 
vấn đề còn thắc mắc 
- Bước 2: Tất cả HS thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 phút. 
- Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS đọc nhanh bài báo cáo của cá nhân. 
- Bước 4: GV nhận xét, thu bài của HS cho điểm đánh giá. 
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút) 
GV hướng dẫn HS: 
- Về nhà hoàn thiện bài báo cáo vào tập. 
- Thiết kế thêm cột H (How can we leanr more) cho phiếu KWL, tự nghiên 
cứu trả lời cho nội dung này hoặc có thể nhờ GV trợ giúp. 
46 
CHƯƠNG III 
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
I. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM 
 Mục tiêu của TNSP là nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc tổ chức trò chơi 
học tập trong dạy học địa lí lớp 11. 
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 
 Thực nghiệm 05 trò chơi ở nội dung các bài học Địa lí lớp 11 – Học kì 1. Gồm 
các trò chơi: Đóng vai, ai trả lời nhiều hơn, khởi động, ô chữ, lật ô số -GBAT. 
III. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 
1. Đối tượng thực nghiệm 
 HS lớp 11B6, 11B7 của trường THPT Quỳ Hợp 2 
2. Thời gian thực nghiệm 
 Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong học kì 1 năm học 2020-2021. 
3. Phương pháp thực nghiệm 
 Ở các lớp thực nghiệm, GV tổ chức các trò chơi học tập qua môn địa lí để phát 
huy các năng lực học tập của HS. 
 Ở lớp đối chứng, GV dạy học bình thường, không tổ chức trò chơi nào. 
 Sau khi dạy xong, học sinh cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá 
bằng bài kiểm tra trắc nghiệm 10 phút (Phụ lục 4). 
4. Kết quả thực nghiệm 
 Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp 
thực nghiệm và đối chứng, tôi chọn các công thức sau đây để tính toán, xử lí và 
thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 - Giá trị trung bình cộng ( X ), để so sánh mức học trung bình của HS hai nhóm 
lớp thực nghiệm và đối chứng. Việc xử lí kết quả qua các lần kiểm tra theo công 
thức sau: 
 


n
i
iinx
n
X
1
1
 Trong đó X là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh. 
 - Độ lệch chuẩn (S), là tham số đo được mức độ phân tán kết quả học tập của 
HS quanh giá trị X. S càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của HS phân tán quanh X 
càng ít, tức là chất lượng tốt và ngược lại. 
1
)(
1
2





n
Xx
S
n
i
i
47 
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
 - Về mặt định tính: đánh giá qua việc phân tích bài làm của HS; qua dự giờ, 
trao đổi trực tiếp với HS và phiếu hỏi. 
 Kết quả về điểm số được thể hiện qua bảng 3.1 và được tính toán bằng định 
lượng qua bảng 3.2 và 3.3. 
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra sau thực nghiệm 
Nhóm 
Tổng 
số 
HS 
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 40 0 0 1 1 3 7 11 9 5 3 
ĐC 41 0 1 2 2 4 11 9 8 3 1 
Bảng 3.2. Bảng so sánh điểm trung bình và độ chênh lệch của bài kiểm tra giữa 
lớp TN và ĐC 
Nhóm 
Số học 
sinh 
Sau thực nghiệm 
Giá trị trung bình ( X ) Độ chênh lệch 
TN 40 7,2 
0,7 
ĐC 41 6,5 
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm 
TN và ĐC 
Điểm số Xi 
Số HS 
48 
5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 
 a. Nhận xét định lượng 
 - Qua số liệu thu được sau kết quả thực nghiệm cho thấy việc xác định nội 
dung và phương pháp tổ chức trò chơi học tập qua môn Địa lí 11 THPT theo định 
hướng phát triển năng lực đã có hiệu quả. 
 - Điểm trung bình chung: trong các nhóm được tiến hành thực nghiệm đều có 
điểm trung bình chung cao hơn lớp đối chứng. 
 - Độ chênh điểm số giữa lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. 
 b. Nhận xét định tính 
Qua theo dõi, quan sát các trò chơi học tập của các lớp thực nghiệm và đối 
chứng được tiến hành theo mẫu bài tập đã thiết kế, một số nhận xét được rút ra như 
sau: 
 - Đối với các lớp đối chứng, quá trình học tập của học sinh diễn ra bình 
thường, kết quả học tập không có sự thay đổi lớn. 
 - Đối với lớp thực nghiệm, chúng tôi có những nhận xét sau: 
 + Số lượng và mức độ các trò chơi hoạt động là vừa phải, hợp lí, không quá tải 
đối với GV và HS, đảm bảo thời gian cho tiến trình dạy học diễn ra với nhịp độ 
bình thường. 
 + Tiến trình hoạt động diễn ra sinh động, kích thích được hứng thú học tập của 
HS, HS tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận, tranh luận về các vấn đề một cách 
sôi nổi. 
 + Việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập đã giảm bớt hoạt động của GV 
và tăng cường các hoạt động của HS. Điều này phù hợp với PPDH theo tinh thần 
đổi mới “dạy học hướng vào người học”. 
+ Quá trình tham gia các hoạt động chơi, HS không chỉ có thêm các kỹ năng mà 
còn tăng cường vốn kiến thức cho bản thân. Điều này được thể hiện thông qua kết 
quả vận dụng kiến thức mà các hoạt động đã mang lại. 
49 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 
Qua một quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: 
- Đã hệ thống hoá những lí luận cơ bản về trò chơi học tập: khái niệm, vị trí, 
phân loại trò chơi học tập. 
- Nắm được tình hình dạy học và cách thức tổ chức trò chơi học tập cho HS ở 
các trường THPT hiện nay. 
- Thiết kế, xây dựng được một hệ thống các trò chơi học tập dễ làm, dễ thực 
hiện trong giờ học của chương trình địa lí 11-THPT, nhằm khắc sâu, mở rộng kiến 
thức cho HS, đồng thời mở rộng nhãn quan địa lí và tạo hứng thú cho HS trong quá 
trình học tập môn địa lí. 
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của các 
bạn bè, đồng nghiệp nhưng do thời gian và trình độ có hạn, với nguồn tài liệu quá 
khan hiếm nên đề tài còn có nhiều thiếu sót như chưa trình bày đầy đủ các trò chơi 
cũng như hình thức chơi, hoạt động thực nghiệm trong phạm vi còn hẹp. 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1. Về nội dung 
- Tùy thuộc vào đối tượng HS mà lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức 
trò chơi thích hợp. 
- Trong các quá trình tổ chức trò chơi không phải chỉ đơn thuần triển khai một 
nội dung là rèn luyện kiến thức, kỹ năng địa lí mà cần phải kết hợp (hoặc lồng 
ghép) nhiều nội dung khác để cho nội dung hoạt động của các em phong phú và đa 
dạng hơn như kết hợp tìm hiểu địa lí địa phương, làm sạch đẹp môi trường,  
2. Về hình thức tổ chức 
Có nhiều hình thức để tổ chức các trò chơi học tập gồm: 
- Tổ chức nhóm học sinh yêu thích địa lí hoặc câu lạc bộ những người yêu 
thích thiên nhiên. Câu lạc bộ này sẽ là hạt nhân cuốn hút các học sinh đam mê tìm 
hiểu địa lí bằng chính những nội dung hoạt động thực tiễn của mình. Tuy nhiên, 
khó khăn của hình thức này là câu lạc bộ phải hoạt động thường xuyên nên cần có 
sự bảo trợ hoặc quản lí của nhà trường, Đoàn thanh niên. 
- Tổ chức các câu lạc bộ khác như câu lạc bộ leo núi, câu lạc bộ du lịch, câu 
lạc bộ nhiếp ảnh,  Trong hình thức này, rõ ràng cần thiết phải bồi dưỡng cho học 
sinh những kiến thức chuyên môn khác như tính năng, tác dụng của các dụng cụ 
leo núi, kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh hoặc những hiểu biết về du lịch. 
- Phối hợp với nhà trường hoặc Đoàn thanh niên để đưa một số trò chơi học 
tập địa lí vào các hoạt động tập thể có quy mô toàn trường hoặc toàn khối như vào 
các ngày sinh hoạt đầu tuần, các hoạt động vào các ngày lễ lớn,  
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Hiệu (1995), “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường 
trung học”, Chương trình giáo trình Đại học, Bộ GD & ĐT. 
2. Bộ GD & ĐT (2007), sách giáo khoa Địa lí 10, 11, 12- cơ bản, NXB GD, Hà 
Nội. 
3. Bộ GD & ĐT (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ 3 
(2004 -2007), Hà Nội. 
4. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (1998), “Lí luận dạy học địa lí. Phần 
đại cương”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), “Phương pháp dạy học địa lí theo 
hướng tích cực”, NXB Đại học sư phạm. 
6. Ê xi pốp -chủ biên, (1978), “Những cơ sở của lí luận dạy học. Tập 3”, NXB 
Giáo dục. 
7. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lân, Nguyễn Văn Thăng (1995), “Tâm lí 
học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm”, Giáo trình Đại học. 
8. NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003. 
9. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), “Giáo dục học. tập 1”, NXB Giáo dục. 
10. Nguyễn Trọng Phúc (2001), “Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học 
địa lí”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
11. Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Lí luận dạy học đại cương”, Bộ ĐHTHCN và 
dạy nghề, Hà Nội. 
12. Vũ Trọng Rỹ (1955), “Một số vấn đề về PTDH”, Viện KHGD. 
13. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), “Phương pháp nghiên cứu khoa 
học giáo dục”, NXB Đại học sư phạm. 
14. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học địa 
lí ở trường THPT”, NXB Giáo dục. 
15. Nguồn Internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xac_dinh_noi_dung_va_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan