SKKN Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật KWL trong giảng dạy Giáo dục công dân Trung học Phổ thông

Thực trạng ngày nay các em học sinh học nhiều môn, nên trước khi ứng dụng sáng

kiến này, tôi thấy việc học môn GDCD đối với một số em cảm thấy chưa kích thích tìm

tòi và khả năng sáng tạo cho các em. Bên cạnh đó sự tác động của môi trường bên

ngoài cũng ảnh hưởng làm cho một số học sinh ít chú tâm đến môn học.Từ đó dẫn đến

tinh thần, ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, nên đòi hỏi giáo viên phải phụ

thuộc vào từng đối tượng học sinh, lớp, bài mà chuẩn bị ứng phó, thay đổi. Chính vì tất

cả những vướng mắc, khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm

thật tốt trong giờ dạy của mình để giúp các em thay đổi tâm thế cho môn GDCD.

Chính vì điều đó bản thân tôi nhận thức được môn GDCD có vai trò quan trọng

trong cuộc sống (môn học dạy học sinh làm người, giao tiếp, ứng xử với xã hội, .) ở

trường phổ thông. Mỗi khi GV đi vào nội dung từng bài thì phải nghiên cứu sách giáo

khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, chuẩn kiến thức.Để qua đó khi lên lớp truyền

thụ những kiến thức chuẩn cho học sinh nắm được nội dung bài.

Qua khảo sát bằng hình thức hỏi đáp đối với GV phần đông chưa áp dụng

phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong giảng dạy môn GDCD tại trường

THPT Thạnh Mỹ Tây và đa số giáo viên chỉ áp dụng phương pháp hợp tác.

pdf24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật KWL trong giảng dạy Giáo dục công dân Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cột W: ghi những điều học sinh muốn biết/ chưa hiểu về 
bài học. 
HS ghi những câu hỏi muốn tìm hiểu về nội dung bài vào cột này. 
Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
10 
GV chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để bổ sung vào cột W. Có thể GV mong muốn 
học sinh tập trung vào những nội dung nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại 
không mấy liên quan đến nội dung trọng tâm của bài học. 
Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của GV. Thành phần chính trong 
cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh. 
Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi 
nhận vào cột L 
 3.5.4.3. Một số lưu ý tại cột L 
Ngoài việc ghi nhận câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều 
các em cảm thấy thích. 
 3.5.5. Ưu điểm và hạn chế của kĩ thuật KWL: 
- Ưu điểm: 
Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi những điều các em cần học có liên quan 
trực tiếp đến nhu cầu về kiến thức của các em. 
Giúp học sinh dần dần hình thành khả năng tự định hướng học tập, nắm được 
cách học không chỉ cho môn đọc hiểu mà cho các môn học khác. 
Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt 
động học tập kế tiếp. 
- Hạn chế: 
Một số HS không tích cực đọc sách khi được hỏi thường trả lời “không biết”. 
 3.6. Dạy học vận dụng kết hợp phương pháp hợp tác và kĩ thuật KWL trong 
môn GDCD: 
 - Bước 1: GV thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS, đưa ra bài học để 
HS hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL. 
 - Bước 2: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu, tổ chức thảo luận nhóm với các yêu cầu ở 
cột K, W, L. 
 - Bước 3: Tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm và ghi vào bảng phụ và 
HV phát phiếu học tập (phụ lục 5) 
 - Bước 4: Các nhóm lần lượt đọc các câu hỏi đã ghi ở cột W. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
11 
 - Bước 5: GV và HS lần lượt giải đáp các câu hỏi các nhóm đưa ra ở cột W (đó là 
quá trình tìm hiểu nội dung bài học). 
 - Bước 6: GV chốt lại ý kiến và HS ghi nội dung bài học vào cột L 
 3.7. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học kết hợp phương pháp hợp tác 
với kĩ thuật KWL: 
 3.7.1. Vai trò của giáo viên 
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là 
chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong dạy học theo phương pháp 
hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL, GV chỉ là người hướng dẫn. Theo đó, GV không dạy nội 
dung theo cách truyền thụ kiến thức một chiều. 
Tóm lại, GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành 
người hướng dẫn, người giúp đỡ HS, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con 
đường thực hiện tiết học. 
 3.7.2. Vai trò của học sinh 
HS là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt 
động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. 
HS cũng là người trình bày kiến thức bài học. 
Cuối cùng, bản thân HS là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã 
thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các 
em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó. 
 4. Ví dụ cách sử dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học 
GDCD 11: 
* GDCD Lớp 11: Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế. 
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm 
- Bước 2: HS hợp tác theo nhóm kết hợp kĩ thuật KWL với thời gian thảo luận 
10 phút, các em sẽ ghi vào bảng phụ với các cột K, W. 
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sản xuất của cải vật chất. 
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật 
chất. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
12 
Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối 
với cá nhân, gia đình và xã hội 
 - Bước 3: Tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm và ghi vào bảng phụ. ( 
HS có thể có những câu hỏi như sau trong bảng) 
K (điều đã biết) W (điều muốn biết) L (điều đã học được) 
Nhóm 1, 2: 
- Con người muốn tồn tại 
thì phải lao động. 
- Sản xuất của cải vật chất 
có 2 vai trò: 
+ Sản xuất của cải vật chất 
là cơ sở tồn tại của xã hội. 
+ Sản xuất của cải vật chất 
quyết định mọi hoạt động 
của xã hội. 
* Nhóm 3,4 
- Có 3 yếu tố cơ bản của 
- Thế nào là sản xuất của 
cải vật chất? 
GV hỏi thêm: Tại sao sản 
xuất của cải vật chất là cơ 
sở của xã hội? 
Gv hỏi thêm: Tại sao sản 
xuất của cải vật chất quyết 
định mọi hoạt động của xã 
hội? 
- GV hỏi thêm: giả sử một 
ngày nào đó con người 
ngừng sản xuất của cải vật 
chất thì xã hội như thế nào? 
- Sức lao động là gì ? 
- Lao động là gì ? 
1- Sản xuất của cải vật 
chất 
a/ Thế nào là sản xuất của 
b/Vai trò của sản xuất của 
cải vật chất 
2 - Các yếu tố cơ bản của 
quá trình sản xuất 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
13 
quá trình sản xuất: 
+ Sức lao động. 
+ Đối tượng lao động. 
+ Tư liệu lao động. 
- Đối tượng lao động chia 
thành 2 loại: 
+ Loại có sẵn trong tự 
nhiên 
+ Loại đã trải qua tác động 
của lao động 
GV hỏi thêm :Sức lao động 
và lao động khác nhau như 
thế nào? 
GV hỏi thêm : Sức lao 
động bao gồm những yếu 
tố nào? 
- GV hỏi thêm: người nông 
dân làm cách nào để tạo ra 
lúa gạo và các nông sản 
khác? 
GV hỏi thêm: Thế nào là 
đối tượng lao động trải qua 
tác động của lao động? 
- Gv hỏi thêm: Để làm tăng 
năng suất lúa người nông 
dân cần phải làm gì? 
GV hỏi thêm: Trong các 
yếu tố của tư liệu lao động 
yếu tố nào là quan trọng 
nhất? Vì sao? 
GV: yêu cầu HS cho ví dụ 
chỉ ra sự phân biệt giữa tư 
liệu lao động và đối tượng 
lao động mang tính tương 
đối? 
- Tăng trưởng kinh tế ? 
a/ Sức lao động 
b/ Đối tượng lao động 
c/ Tư liệu lao động 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
14 
* Nhóm 5,6 
- Phát triển kinh tế là sự 
tăng trưởng kinh tế gắn liền 
với cơ cấu kinh tế hợp lí, 
tiến bộ và công bằng xã hội 
. 
- Phát triển kinh tế có ý 
nghĩa đối với cá nhân, gia 
đình và xã hội 
Gv hỏi thêm: Tại sao quy 
mô và tốc độ tăng trưởng 
kinh tế là căn cứ quan trọng 
để xác định phát triển kinh 
tế? 
GV hỏi thêm: Vấn đề kinh 
tế có ảnh hưởng đến phát 
triển kinh tế không? Vì 
sao? 
Gv hỏi thêm : Vì sao tăng 
trưởng kinh tế đi đôi với 
công bằng và tiến bộ xã 
hội? 
GV yêu cầu HS nêu một số 
việc làm thể hiện tăng 
trưởng kinh tế với việc thực 
hiện công bằng và tiến bộ 
xã hội? 
3. Phát triển kinh tế và ý 
nghĩa của phát triển kinh 
tế đối với cá nhân, gia 
đình và xã hội. 
a/ Phát triển kinh tế 
b/ Ý nghĩa của phát triển 
kinh tế đối với cá nhân, 
gia đình và xã hội 
-Đối với cá nhân: 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
15 
- Đối với gia đình: 
- Đối với xã hội: 
 - Bước 4: Các nhóm lần lượt đọc các câu hỏi đã ghi ở cột W các nhóm giống 
nhau ở câu nào và khác câu nào và tìm ra những câu giống nhau để giải quyết đồng thời 
cho hai nhóm và xoay quanh những câu hỏi làm rõ nội dung trọng tâm bài học. 
- Bước 5: GV và HS lần lượt giải đáp các câu hỏi các nhóm đưa ra ở cột W (đó 
là quá trình tìm hiểu nội dung bài học). 
- Bước 6: GV hoàn chỉnh nội dung các câu trả lời của HS và cột L 
- Bước 7: GV chốt lại ý kiến và HS ghi nội dung bài học. 
Phần trên sẽ được trình bày cụ thể trong giáo án minh họa ở phụ lục 3. 
* GDCD Lớp 11: Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị Trường. 
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm 
- Bước 2: HS hợp tác theo nhóm kết hợp kĩ thuật KWL với thời gian thảo luận 
10 phút, các em sẽ ghi vào bảng phụ với các cột K, W. 
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. 
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về tiền tệ và chức năng của tiền tệ. 
Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về thị trường và chức năng của thị trường. 
 - Bước 3: Tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm và ghi vào bảng phụ. ( 
HS có thể có những câu hỏi như sau trong bảng) 
K ( điều đã biết) W ( điều muốn biết) L ( điều đã học được) 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
16 
- Nhóm 1,2: 
+ Người dân sản xuất ra 
lúa, gạo,.. để ăn, bán và 
nuôi sống bản thân.( hàng 
hóa) 
 + Công dụng hay chức 
năng của hàng hóa. 
Nhóm 3,4: 
- Tiền 
- Chức năng của tiền. 
+ Khi nào sản phẩm trở 
thành hàng hóa? 
+ Giá trị của hàng hóa? 
Gv hỏi thêm: Hàng hóa có 
thể tồn tại ở mấy dạng 
trong thực tế? 
Gv hỏi thêm: Một hàng hóa 
có một công dụng hay 
nhiều công dụng? Vd. 
Gv hỏi hêm: Theo em, mục 
đích của sản xuất hàng hóa 
là gì? 
GV hỏi thêm: Tại sao hai 
hàng hóa có giá trị sử dụng 
khác nhau nhưng lại trao 
đổi được với nhau? 
- Tại sao tiền tệ là thước đo 
giá trị? 
- Tại sao tiền là phương 
tiện lưu thông? 
- Tại sao tiền là phương 
tiện cất trữ? 
1. Hàng hóa. 
a. Hàng hóa là gì? 
b. Hai thuộc tính của 
hàng hóa. 
* Giá trị sử dụng của hàng 
hóa: 
* Giá trị của hàng hóa. 
2. Tiền tệ. 
a. Nguồn gốc và bản chất 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
17 
Nhóm 5,6: 
- Biết được hàng hóa đem 
ra chợ bán và trao đổi với 
nhau. (thị trường) 
- Thị trường có hai dạng: 
+ Giản đơn. 
+ Hiện đại. 
- Biết được ba chức năng 
cơ bản của thị trường. 
- Tại sao tiền là phương 
tiện thanh toán? 
- Tại sao gọi là tiền tệ thế 
giới? 
Gv hỏi thêm: Theo em khi 
nào xảy ra hiện tượng lạm 
phát? 
- Thị trường giản đơn là gì? 
- Thị trường hiện đại là gì? 
- Tại sao thị trường có chức 
năng thừa nhận giá trị và 
giá trị sử dụng của hàng 
hóa? 
- Chức năng thông tin của 
thị trường có ảnh hưởng 
như thế nào đối người mua- 
bán; người sản xuất và tiêu 
dùng? 
- Tại sao thị trường có chức 
năng điều tiết, kích thích 
hạn chế sản xuất và tiêu 
dùng? 
Gv hỏi thêm: Phân tích ảnh 
hưởng của giá cả đối với 
người sản xuất, lưu thông 
và người tiêu dùng? 
của tiền tệ. 
b. Chức năng của tiền tệ. 
Thước đo giá trị 
Phương tiện lưu thông: 
Phương tiện cất trữ: 
Phương tiện thanh toán: 
Tiền tệ thế giới: 
3. Thị trường. 
a. Thị trường là gì? 
b. Các chức năng của thị 
trường. 
- Chức năng thừa nhận giá 
trị sử dụng và giá trị của 
hàng hóa. 
- Chức năng thông tin. 
- Chức năng điều tiết, kích 
thích hoặc hạn chế sản xuất 
và tiêu dùng. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
18 
 - Bước 4: Các nhóm lần lượt đọc các câu hỏi đã ghi ở cột W các nhóm giống 
nhau ở câu nào và khác câu nào và tìm ra những câu giống nhau để giải quyết đồng thời 
cho hai nhóm và xoay quanh những câu hỏi làm rõ nội dung trọng tâm bài học. 
- Bước 5: GV và HS lần lượt giải đáp các câu hỏi các nhóm đưa ra ở cột W (đó 
là quá trình tìm hiểu nội dung bài học). 
- Bước 6: GV hoàn chỉnh nội dung các câu trả lời của HS và cột L 
- Bước 7: GV chốt lại ý kiến và HS ghi nội dung bài học. 
Phần trên sẽ được trình bày cụ thể trong giáo án minh họa ở phụ lục 3. 
5. Tiết dạy minh họa giảng dạy sử dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật 
KWL. ( Phụ lục 3 giáo án) 
5.1 Sản phẩm của học sinh. ( Phụ lục 4) 
6. Đo lường 
GV cho HS làm bài kiểm tra 1 tiết để đánh giá năng lực HS 2 lớp trước khi tác 
động. Kết quả là lớp 11A5 có năng lực cao hơn lớp 11A3 như đã trình bày qua hình 1. 
Sau khi vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL đối với lớp 11A3, 
còn lớp 11A5 không sử dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL, GV cho hai 
lớp làm bài kiểm tra (Sử dụng kết quả kiểm tra học kì I). Giáo viên tiến hành chấm bài 
Kết quả thu được như sau: 
Đối 
tượng 
kiểm 
tra 
Sĩ số 
5,0-<6,5 6,5-<8,0 8,0 -10,0 
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 
Nhóm 
thực 
nghiệm 
(11A3) 
34 3 8,8% 18 52,9% 13 38,2% 
Nhóm 
đối 
chứng 
(11A5) 
37 11 29,7% 16 43,2% 10 27,1% 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
19 
Qua bảng trên cho ta thấy: 
Lớp thực nghiệm (11A3) sau khi sử dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật 
KWL trong dạy và học thì kết quả được nâng lên và cao hơn lớp đối chứng (11A5). Cụ 
thể: điểm dưới 6,5 ở lớp thực nghiệm (11A3) là 8,8%, trong khi đối lớp đối chứng 
(11A5) là 29,7%. Điểm từ 8,0 – 10,0 ở lớp thực nghiệm (11A3) là 38,2% cao hơn lớp 
đối chứng 11A5 là 27,1% 
Bảng 3: Kết quả phép kiểm chứng TTEST 
 Số học sinh Giá trị trung 
bình 
(AVERAGE) 
Chênh lệch P 
(TTEST) 
Nhóm thực 
nghiệm 
(11A3) 
34 7,57 
0,7 0,02 
Nhóm đối 
chứng (11A5) 
37 6,86 
Trong bảng trên đây, điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực 
nghiệm lơp 11A3 là 7,57 và của nhóm đối chứng lớp 11A5 là 6,86 thực hiện phép kiểm 
chứng t-test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị P là 0,02 < 0,05. Điều này 
cho thấy kết quả chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
20 
Hình 2: 
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 
Sau khi thực hiện xong tiết dạy theo phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL 
trong dạy học GDCD THPT, hiệu quả đạt được đối với giáo viên và học sinh là rất lớn. 
Như trên đã chứng minh rằng kết quả điểm kiểm tra trước tác động của 2 lớp có 
sự chênh lệch: lớp 11A3 năng lực thấp hơn 11A5. 
Sau tác động, qua hình 2, điểm trung bình của các nhóm chênh lệch rất rõ: nhóm 
đối chứng là 6,86 nhóm thực nghiệm là 7,57 độ chênh lệch là 0,7. Dùng phép kiểm 
chứng ttest độc lập được p = 0,02 < 0,05. Như vậy độ chênh lệch trên là có ý nghĩa. 
Qua phân tích kết quả thực nghiệm ở trên chúng ta thấy, hiệu quả của việc vận 
dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học môn GDCD đạt hiệu 
quả rõ rệt. 
 * Đối với học sinh 
- Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD 
THPT Thạnh Mỹ Tây giúp cho HS có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình 
để hoạt động trong một môi trường phức tạp giống như sau này các em sẽ gặp phải 
trong cuộc sống. 
 - Kết quả kiểm tra đánh giá của HS được nâng cao. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
21 
- HS biết cách làm việc nhóm, hợp tác với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ giáo 
viên giao cho. 
 - HS có nhiều thời gian để làm việc với SGK, nghiên cứu tài liệu,... từ đó cũng 
góp phần hình thành năng lực tự học cho các em. 
 - Dạy học theo phương pháp vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật 
KWL trong dạy học GDCD THPT giúp cho học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức, 
hình thành các năng lực phù hợp mà còn hoàn thiện các kĩ năng như: kĩ năng làm việc 
với SGK, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quản lí,  
 - Vận dụng phương pháp trên giúp học sinh hình thành các kỹ năng tư duy bậc 
cao, giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập và vận dụng hiệu quả trong 
cuôc sống. 
 * Đối với GV 
- GV tích cực đầu tư nghiên cứu các phương pháp dạy học mới phù hợp với nội 
dung chương trình của từng mục, từng bài. 
- GV sử dụng thành thạo và phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH sẽ giúp nâng cao 
năng lực chuyên môn. 
- Thành tích học tập của học sinh được nâng cao qua đó cũng góp phần nâng cao 
chất lượng bộ môn. 
- Đối với HS khối 12, việc rèn luyện năng lực tự học cho các em cũng góp phần 
làm giảm nhẹ cường độ làm việc của GV ở trên lớp. Đồng thời việc ôn luyện cho HS sẽ 
trở nên có hiệu quả cao hơn. 
* Đối với tổ chuyên môn 
Môn GDCD là môn học có nhiều kiến thức có tính chất trừu tượng hóa, khái 
quát hóa cao, tuy nhiên cũng là môn học gắn liền với cuộc sống hằng ngày của HS. 
Chính vì thế trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người GV phải tìm ra nhiều phương pháp 
mới để biến những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, khô khan trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp 
thu, nhớ lâu. Vì vậy, vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL có 
thể thực hiện đối với tất cả GV. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
22 
 * Đối với đơn vị 
- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng 
lực cho người học là một xu thế chung của ngành giáo dục hiện nay đang hướng đến. 
Do đó, đề tài này cũng góp phần làm cho việc dạy học theo định hướng năng lực ở đơn 
vị ngày càng được nhân rộng hơn. 
- Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp cho việc giảng dạy dạy môn GDCD 
cũng như các môn học khác có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức của học sinh, góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: 
 Phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD 
THPT có thể áp dụng có hiệu quả ở các khối lớp 10, 11 và 12 và ở các trường THPT. 
Có thể ứng dụng trong các môn học, khối lớp khác nhau và cả trong cuộc sống. 
 Như vậy, tính ứng dụng của SK xét về tổng thể thì không giới hạn về địa điểm, 
phạm vi, thời gian áp dụng. Có thể áp dụng cho tất cả các môn học và tất cả các trường 
THPT trong cả nước và có thể ở bậc Đại học. Tuy nhiên xét về thành phần thì mỗi một 
phương pháp lại có những yêu cầu riêng nên khả năng ứng dụng của từng phương pháp 
sẽ không đồng nhất ở các không gian và thời gian khác nhau. 
VI. KẾT LUẬN. 
1. Kết luận 
Qua nghiên cứu và vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong 
giảng dạy môn GDCD tôi có một số kết luận như sau: 
- Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL giúp tích cực hóa HS, 
rèn luyện cho HS kĩ năng mềm và khả năng tư duy bậc cao. 
- Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL yêu cầu giáo viên phải 
cung cấp cho HS phương thức tiến hành và nguồn thông tin cần thiết. 
- Khi vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL giáo viên cần phải 
căn cứ vào đối tượng học sinh, đặc thù nội dung kiến thức của chương bài, điều kiện 
thực tế, thời lượng, để lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp. 
- Nhiệm vụ của GV không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học 
sinh mà còn phải xây dựng ở họ khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc nhóm. 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
23 
Với ý nghĩa đáp ứng những đòi hỏi cấp bách hiện nay về đổi mới giáo dục, Vận dụng 
phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho 
những phương pháp dạy học truyền thống khác. Việc nghiên cứu và vận dụng phương 
pháp là thực sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở các trường 
THPT hiện nay. 
2. Bài học kinh nghiệm 
- Việc phân chia các bước trong dạy học chỉ có tính tương đối. Trong thực tế 
chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. 
- Hãy để cho nội dung đào tạo định hướng việc lựa chọn và thiết kế bài học. Dựa 
vào mục đích, mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng; giáo viên sẽ lựa chọn các bài học 
cần ưu tiên trong chương trình. 
- Giáo viên nên luôn nhớ rằng mình là người hướng dẫn và hỗ trợ, không làm 
thay mà là tạo điều kiện cho học sinh làm việc. 
- Hãy nhớ kiểm tra những kĩ năng cần thiết, kiểm tra tư duy của học sinh. Việc 
kiểm tra và tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện kịp thời trong tất cả giai đoạn 
của tiết học. 
- Trong suốt tiết học, nên tạo nhiều cơ hội để đánh giá và kiểm soát sự tiến bộ 
của học sinh. Sau mỗi hoạt động cần đánh giá và rút kinh nghiệm nghiêm túc cho lần 
sau có kết quả tốt hơn. 
3. Kiến nghị 
 - Đối với lãnh đạo nhà trường: tiếp tục đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa các thiết 
bị giáo dục cũng như các phương tiện dạy học để đảm bảo việc giảng dạy của GV và 
học tập của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
 - Đối với GV: không ngừng học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, tìm nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ 
động của HS trong giờ học. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
Sáng kiến: Vận dụng phương pháp hợp tác kết hợp kĩ thuật KWL trong dạy học GDCD THPT 
24 
 Phan Minh Trường 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_hop_tac_ket_hop_voi_ki_thu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan