Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân

Giáo dục công dân là bộ môn thuộc khoa học xã hội đang đ¬ược giảng dạy trong tr¬ường trung học phổ thông. Môn học này trang bị cho học sinh trung học phổ thông những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về triết học, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, về thời đại ngày nay, về đạo đức, đ¬ường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà n¬ước. Qua đó, b¬ước đầu hình thành và bồi d¬ưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, ph¬ương pháp t¬ư duy biện chứng trong việc phân tích, đánh giá hiện thực khách quan, đặc biệt góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, bao gồm phẩm chất và năng lực - hai nhân tố cơ bản tạo nên nhân cách.

Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con ngư¬ời. Nhìn chung nhân cách thể hiện ở hai mặt tài năng và đạo đức, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng trong việc hoàn thiện nhân cách cá nhân.

Chính vì vậy, để đào tạo con ngư¬ời toàn diện về đức, trí, thể, mĩ thì giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường trung học phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng cần đặc biệt quan tâm, chú ý.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân trong thời gian vừa qua đã được các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Nhưng nhìn chung đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên Giáo dục công dân chư¬a có điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn học của mình.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13393 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trên, học sinh biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày trong việc phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Biết phân biệt đâu là đúng, là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuề xoà, “dĩ hoà vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực. Đó chính là bài học đạo đức sâu sắc đối với lứa tuổi học sinh.
 Ví dụ 2
 Bài 8 - Lớp 11: Chủ nghĩa xã hội
 Mục tiêu bài học:
 Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
 - Hiểu được Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội Cộng sản chủ nghĩa
- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên Chủ nghĩa xã hội và đặc điểm thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Về kĩ năng:
Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa Chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước ở Việt Nam.
Về thái độ:
- Tin tưởng vào thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sắn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Đất nước, bảo vệ Chủ nghĩa xã hội.
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thuyết trình
Với hệ thống phương pháp trên giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ hai nội dung:
Một là: Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hai là: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Ở bài này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nói chuyện chuyên đề: “Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở địa phương em” để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Đây cũng là phương pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả cao. Qua buổi ngoại khoá này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về thực tiễn xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội không chỉ ở địa phương mình mà còn ở các địa phương khác. Từ đó, hình thành ở các em ý thức, niềm tin vào sự tất thắng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội; ý thức tham gia các hoạt động trường, lớp, làng xóm, quê hương,phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, qua buổi nói chuyện chuyên đề này, học sinh rèn luyện cho mình khả năng nói, phong cách tự tin, chững chạc, ý thức tự giác,trong sinh hoạt tập thể. Buổi nói chuyện chuyên đề cần làm rõ được các nội dung:
- Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương em (thành tựu và hạn chế).
 + Về kinh tế.
 + Về chính trị.
 + Về văn hoá - xã hội.
- Thực tiễn bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở địa phương em (thành tựu và hạn chế).
 + Về kinh tế.
 + Về chính trị.
 + Về văn hoá - xã hội.
- Một số giải pháp góp phần thực hiện và hoàn thành tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở địa phương em. 
 Đồng thời, với việc giúp học sinh hiểu những kiến thức trên, giáo viên cần biến sự hiểu biết đó thành lối sống, hành động đúng đắn. Luôn xem xét, giải quyết các vấn đề xã hội một cách khoa học, không chủ quan, nóng vội, phiến diện. Đó chính là bài học đạo đức xuyên suốt toàn bài mà giáo viên cần hình thành ở học sinh.
Ví dụ 3:
Bài 14 - lớp 11: Chính sách quốc phòng và an ninh.
Mục tiêu bài học:
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
- Nêu được vai trò của quốc phòng và an ninh ở nước ta. 
- Nêu được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường Quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.
 - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước. 
Về kĩ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước.
Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước, sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
 - Ngoài ra, phương pháp nêu gương cũng là một phương pháp rất quan trọng. Nó không chỉ làm rõ nội dung của bài mà với các gương mặt chiến sĩ công an, cảnh sát dũng cảm bảo vệ trật tự xã hội, biên cương quốc gia sẽ là tấm gương cho học sinh noi theo.
Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần làm rõ ba nội dung sau:
Một là: Vai trò của quốc phòng và an ninh.
Quốc phòng là các công việc, các hoạt động nhằm phục vụ cho việc giữ gìn và bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
An ninh là các công việc, các hoạt động đảm bảo ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên tất cả các mặt, làm thất bại mọi hành động phá hoại của địch.
Quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc phòng và an ninh có vai trò đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hai là: Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.
Quốc phòng có nhiệm vụ: Trong hoà bình, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; trong chiến tranh, đập tan mọi kẻ thù xâm lược, giữ từng tấc đất của Tổ quốc, thường xuyên ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù.
An ninh có nhiệm vụ: Giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động; chống lại các hành động phá hoại, lật đổ của gián điệp, phản độngGiữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Ba là: Những chủ trương và biện pháp lớn thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh.
Xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội tạo nên nền tảng của quốc phòng, an ninh.
Phát triển kinh tế xã hội đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
Xây dựng quân đội nhân dân và lực lượng công an nhân dân vững mạnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an nhân dân.
Trong đó, trọng tâm của bài là làm rõ vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh cũng những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Đây là bài có nội dung khá gần gũi với đời sống thực tiễn, học sinh ít nhiều đã được nghe và hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp dạy học trên thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng phương pháp tấn công não. Cụ thể là: Trong phần I: “Vai trò của quốc phòng và an ninh”, khi giảng khái niệm quốc phòng, an ninh; giáo viên có thể chuẩn bị những mảnh giấy nhỏ chia cho 6 – 8 em, trả lời câu hỏi sau: Thế nào là quốc phòng, an ninh?
Lưu ý giáo viên cần quán triệt học sinh gấp sách vở lại. Sau 2 phút, giáo viên thu câu trả lời, đọc lên cho cả lớp nghe rồi giáo viên nhận xét và cho học sinh ghi khái niệm chính xác vào vở. Đồng thời, giáo viên cho học sinh lấy ví dụ làm rõ hơn khái niệm. 
Thông qua việc giúp học sinh hiểu rõ những vấn đề trên, người giáo viên hình thành ở học sinh tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải cảnh giác với mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù (chúng tìm cách đầu độc thanh niên); chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, giữ vững kỷ cương của trường, lớp; sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và thực hiện các nhiệm vụ trên mặt trận an ninh ở nơi cư trú.
 3.2. Một số ví dụ trong giảng dạy đạo đức
 Ví dụ 1.
Bài 11 – lớp 10: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Mục tiêu bài học:
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội dặt ra cho con người. Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bội dưỡng đạo đức mới. 
Về kĩ năng:
- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội.
- Đánh giá được các hành vi đạo đức diên ra trong cuộc sống hàng ngày.
Về thái độ:
- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.
- Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuẩn mực ấy trong cuộc sống
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp nêu vấn đề
Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu bốn nội dung:
Một là: Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội . Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chungỞ nội dung này có tính giáo dục đạo đức cao vì sau khi tìm hiểu nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay thì học sinh có thể tự rút ra được mình có những nghĩa vụ nào 
Hai là: Lương tâm.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.
Khi tự đánh giá được nếu làm điều gì trái với đạo đức thì có người nảy sinh sắc thái tình cảm hối hận và xấu hổ. Hối hận là nhận thấy việc làm sai trái của mình. Xấu hổ là tình cảm lo sợ bị xã hội lên án, chê trách động cơ hành vi trái đạo đức của mình.
 Làm thế nào để giữ cho lương tâm luôn được trong sáng
Nội dung của phần này mang tính giáo dục đạo đức sâu sắc. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp trên, giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu gương để khắc sâu bài học đạo đức cho học sinh. Với những tấm gương chính diện và phản diện về lương tâm con người sẽ tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của học sinh. Ví dụ: Sự ủng hộ của nhân dân cả nước đối với đồng bào miền Trung trong cơn bão  
Với nội dung trên, giáo viên hình thành ở học sinh ý thức tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình, biết hối hận và xấu hổ khi làm việc sai trái. Luôn chăm lo rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng. Chăm lo bồi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ để lương tâm luôn trong sáng. Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt.
 Ba là: Nhân phẩm và danh dự
Với nội dung kiến thức này giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu gương về những người tốt biết giữ gìn nhân phẩm và danh dự của mình. Giúp học sinh hiểu được nhân phẩm và danh dự làm nên giá trị của mỗi con người, người có nhân phẩm biết trọng danh dự là một cá nhân có đạo đức. Từ đó có phương hướng rèn luyện đạo đức cho bản thân
 Bốn là: Hạnh phúc
Trên cơ sở nội dung kiến thức phần này giáo viên giúp học sinh hiểu đúng hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn cá nhân về nhu cầu vật chất và tinh thần, nhưng phải là nhu cầu chân chính lành mạnh. Đồng thời biết tự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp thực tế 
Như vậy, qua bài học này hình thành ở học sinh bài học đạo đức sâu sắc, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông. Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Từ đó các em sẽ thấy cần phải có trách nhiệm thực hiện tốt, biết phấn đấu hoàn thiện mình, để góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. Đồng thời có thái độ nghiêm túc trong cuộc sống, có cuộc sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội, tránh lối sống ích kỉ, thực dụng, phấn đấu vì một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh 
Ví dụ 2: 
 Bài 14 - lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu bài học:
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
- Trình bày được trách nhiệm của công dân đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Về kĩ năng:
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
Về thái độ: 
- Lòng yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc. Biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng giá trị đạo đức cao quý của dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương.
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp vận dụng tri thức liên môn
- Giáo viên có thể tổ chức diễn đàn: “Thanh niên học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; có thể tổ chức cho học sinh nghe băng cát-sét, xem băng hình, trình bày các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm về tình yêu quê hương, đất nước.
Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu ba nội dung:
Một là: Lòng yêu nước
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
Lòng yêu nước được biểu hiện ở tình cảm gắn bó với quê hương đất nước; tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc; lòng tự hào dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động.
Hai là: Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
Ba là: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, trọng tâm của bài là học sinh hiểu được yêu nước là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh của đất nước; hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc học tập, rèn luyện để chuẩn bị tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để khắc sâu kiến thức của bài, đồng thời giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo viên nên sử dụng các bài tập thực hành để rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Cụ thể là:
 Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng yêu nước:
Tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương.
Nhớ về cội nguồn, biết ơn các thế hệ đi trước.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Tham gia hoạt đong xã hội, từ thiện.
Tất cả các biểu hiện trên.
 Câu 2: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu nước.
Qua nội dung trên học sinh hiểu được những việc mình cần phải làm. Đó là cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, tác phong, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích, các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh, đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sỹ ở nhà trường và địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây chính là quan niệm sống liên quan đến bài học mà người giáo viên cần hình thành ở học sinh.
4. Kết quả cụ thể
Sau khi giảng dạy Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân. Đánh giá hiệu quả qua xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ và cuối năm như sau thu được kết quả sau:
STT
LỚP
SỈ SỐ
Hạnh kiểm năm học 2013-2014
Hạnh kiểm học kỳ I năm học 2014-2015
Tốt, Khá
TB, Yếu
Tốt, Khá
TB, Yếu
1
11A1
40
100 %
0 %
100%
0 %
2
11A2
38
97 %
3 %
98 %
2 %
3
11A3
37
98 %
2 %
100%
0 %
4
11A4
39
98 %
2 %
100%
0 %
5
11A5
41
98 %
2 %
99 %
1 %
6
12A1
34
100%
0 %
100%
0 %
7
12A2
31
97 %
3 %
99 %
1 %
8
12A3
32
98 %
2 %
100%
0 %
9
12A4
32
98 %
2 %
100%
0 %
10
12A5
33
96 %
4 %
98 %
2 %
11
12A6
29
99 %
1 %
100%
0 %
Cộng
97.5 %
2.5 %
99 %
1 %
Sau khi áp dụng sáng kiến tại trường từ đầu năm học 2014-2015, so với năm học trước tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tăng, học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm đáng kể, vấn đề HS của trường THPT Hồng Quang bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giảm một cách rõ rệt, không còn tình trạng tổ chức thành nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt. Đó được xem là kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong bộ môn GDCD nói riêng trong quá trình định hướng, hình thành, phát triển nhân cách của học sinh.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Nó được hoàn thiện, phát triển trên cơ sở các chế độ kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao, đỉnh cao của nó là đạo đức mới - đạo đức Cộng sản chủ nghĩa.
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Chức năng này được thực hiện bằng dư luận xã hội và lương tâm nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức tác động mạnh mẽ, thường xuyên đến các quan hệ ứng xử giữa người và người, cá nhân và xã hội, nhằm hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ; chống cái ác, cái xấu, cái giả; đưa xã hội ta đạt mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, dân chủ. Sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người.
Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách. “Nhân cách cũng không có sẵn bằng cách bộc lộ dần dần những xung đột bản năng, nguyên thuỷ mà một lúc nào đó đã bị kìm chế, chèn ép”. Nhân cách con người có cơ sở vật chất là yếu tố sinh học, nhưng cái quyết định chất lượng xã hội của nhân cách lại thuộc về yếu tố lịch sử - xã hội.
Giáo dục chính là con đường quan trọng nhất để con người hình thành nhân cách. Giáo dục đạo đức đóng vai trò hạt nhân trong toàn bộ quá trình giáo dục con người.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông chính là giáo dục các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình học tập, lao động, sản xuất và sinh hoạt giữa người với người. Bao gồm: quan hệ cá nhân đối với xã hội, những người xung quanh; quan hệ cá nhân đối với lao động; quan hệ cá nhân đối với tài sản xã hội chủ nghĩa và các di sản văn hoá - xã hội - thiên nhiên và với chính bản thân mình. Bốn mối quan hệ trên không tồn tại tách rời nhau, trái lại nó hoà quyện vào nhau, là cơ sở cho công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Giáo dục công dân là bộ môn khoa học với nội dung mang tính giáo dục đạo đức cao nhất. Thông qua giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, đặc biệt là phần đạo đức không những giúp học sinh hiểu được những tri thức triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật, đường lối của Đảng ta... mà còn góp phần hình thành và phát triển thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, hiểu được một số yêu cầu đạo đức đối với người công dân hiện nay, hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, hiểu được trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm trị giá phát triển kinh tế của công dân. Từ đó, học sinh sẽ có hoài bão và mục đích sống cao đẹp.
2. Kiến nghị
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông qua giáo dục công dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tránh tình trạng thiếu tự tin, thiếu sáng tạo, tự ti, mặc cảm trong giảng dạy môn Giáo dục công dân. 
- Tránh khuynh hướng tách rời lý luận với thực tiễn và thực tiễn với lý luận, những biểu hiện không đúng trong việc vận dụng tri thức lý luận của môn học vào cuộc sống. Không có tri thức của bộ môn khoa học nào lại gắn chặt với đời sống xã hội như tri thức của môn Giáo dục công dân. Đó là sự khái quát thành lý luận từ những hiện tượng tiêu biểu của cuộc sống thực tiễn.
- Đổi mới nhận thức của toàn xã hội về nội dung cũng như phương pháp giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức trong giảng dạy Giáo dục công dân phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các môn học khác trong trường trung học phổ thông. 
- Tổ chức các buổi thảo luận, tham quan, ngoại khoá hoặc các cuộc thi tìm hiểu các vấn đề xung quanh nội dung đã được học. Từ đó, học sinh không chỉ hiểu sâu hơn về tri thức khoa học mà còn hình thành ở các em niềm tin vào tri thức, thôi thúc các em hành động, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Ngoài ra, cần nâng cao vai trò bổ trợ của các tổ chức chính trị xã hội ở trường trung học phổ thông trong công tác giáo dục đạo đức.
 Những giải pháp trên đây không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông mà còn có ý nghĩa tích cực đối với sự thành công của một bài giảng Giáo dục công dân nói chung.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Thành công của quá trình này chủ yếu tuỳ thuộc vào lương tâm, trách nhiệm, tài năng của người giáo viên, mà điểm cốt lõi là tình yêu thương, phẩm giá và nhân cách mẫu mực của người thầy.
, ngày 2 tháng 2 năm 2015
 Người thực hiện:
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.. 
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
..

File đính kèm:

  • docSKKN_GDCD.doc
Sáng Kiến Liên Quan