Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân

Môn giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trau dồi phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. để các em hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội. Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống của mọi người. Đất nước muốn phát triển phải có nhân tài. Chỉ có người tài - đức mới làm được những việc ích nước, lợi dân. Hồ Chủ Tịch đã nói:

“Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Thấm nhuần lời dạy của Người, bản thân mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân cần tìm ra phương pháp tốt nhất để giáo dục học sinh trở thành người vừa có tài, vừa có đức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vậy để giáo dục học sinh trở thành những công dân chân chính phục vụ Tổ quốc, chúng ta cần tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân.

1. Giải pháp cũ

- Môn Giáo dục công dân vẫn từ trước tới nay vẫn bị coi là môn phụ. Một số giáo viên chưa chú ý đầu tư nhiều cho tiết dạy, các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học còn quá sơ sài. Việc giảng dạy tích hợp về tấm gương đạo đức của Bác chủ yếu là dạy chay, không có hình ảnh minh hoạ hoặc nếu có thì chỉ là những tranh ảnh đã phổ biến, những bài văn, bài thơ, câu chuyện thiếu sự hấp dẫn lôi cuốn và không được trình bày một cách sinh động, gợi cảm, hấp dẫn.

- Giáo viên, không tận dụng được khả năng tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Do đó, giờ học thường diễn ra buồn tẻ, không sinh động, không tạo được hứng thú học tập của các em, vì vậy ít có tác dụng giáo dục đến đạo đức, nhân cách học sinh.

1.1. Ưu điểm của giải pháp cũ

- Phương pháp dạy học cũ đã tích hợp được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân. Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, học sinh là người nghe, ghi nhớ và suy nghĩ theo.

- Giáo viên đỡ vất vả trong khâu soạn giáo án, tìm tòi tài liệu tham khảo.

1.2. Tồn tại của giải pháp cũ

- Với phương pháp dạy học này là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ học đơn điệu, buồn tẻ, không sinh động, ít có tác dụng giáo dục đến đạo đức, nhân cách học sinh.

- Chưa mang lại hứng thú học tập cho học sinh, chưa có tác dụng động viên, khuyến khích học sinh tích cực học tập.

- Giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đào tạo) nên chúng tôi đã xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện; liệt kê, nghiên cứu các nội dung cần học tập tấm gương đạo đức của Bác; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh từ nhiều nguồn khác nhau (internet, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo chí...); ghi âm; ghi vào đĩa thông qua phần mềm tạo ra một sản phẩm (đĩa DVD) phục vụ việc giảng dạy tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Phần mở đầu cho Đĩa tư liệu giảng dạy nội dung tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chúng tôi có sử dụng một số đoạn phim tư liệu giới thiệu khái quát về tấm gương đạo đức của Bác. Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục tiêu, lý tưởng cứu nước cứu dân. Sự gắn bó với dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân là điểm nổi bật của đạo đức Hồ Chí Minh.
Tiếp theo là liệt kê một loạt các phẩm chất đạo đức của Bác được minh họa bằng những hình ảnh cụ thể và có sử dụng thêm một số đoạn phim tư liệu.
2.1.1. Tấm gương của một con người có lòng yêu quê hương đất nước thiết tha, trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 4 (GDCD 7): Yêu thương con người.
Bài 8 (GDCD 7 ): Đoàn kết, tương trợ.
Bài 11 (GDCD 8): Lao động tự giác và sáng tạo.
Bài 7 (GDCD 9): Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
Bài 17 (GDCD 9): Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
	Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cả cuộc đời vì nước, vì dân, chấp nhận hi sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm, sáng suốt vượt qua khó khăn, thử thách thực hiện bằng được mục tiêu đó. Dẫn chứng bằng các đoạn phim tư liệu: Hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài; Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị cho sự thành lập Đảng; Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Nguyễn Ái Quốc đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945.
2.1.2. Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 2 (GDCD 6): Siêng năng, kiên trì.
Bài 11(GDCD 6): Mục đích học tập của học sinh.
Bài 10 (GDCD 8): Tự lập.
Bài 2 (GDCD 9): Tự chủ. 
Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành trong môi trường sống, trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử của đất nước và được bồi đắp bởi gia đình, làng xóm, quê hương; từ chính những tố chất thông minh, ham học hỏi được thừa hưởng từ cha mẹ và từ tấm lòng yêu nước, thương dân cũng như từ quá trình nhận thức của Người. Ý chí và nghị lực thể hiện trước hết là ở khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết định hướng hoạt động của mình, tự vạch ra con đường đi riêng cho mình. Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục mọi khó khăn, gian khổ không lùi bước trước những khó khăn, trở ngại. Luôn tự chủ, vượt qua những cám dỗ ở bên ngoài. Lập trường kiên định nhằm mục đích tìm con đường cứu dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô lệ, lầm than.
Để minh chứng cho nội dung này, chúng tôi có sử dụng một số hình ảnh: Bác Hồ phát biểu tại một cuộc họp với các cán bộ trong một căn hầm bí mật; Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc; Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới năm 1950; Bác bàn việc quân cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh; Bác Hồ đi xem trận địa chiến đấu...
2.1.3. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 8 (GDCD 6): Sống chan hòa với mọi người.
Bài 5 (GDCD 7): Yêu thương con người.
Bài 4 (GDCD 8): Giữ chữ tín.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân chính là một lực lượng quan trọng trong đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chính nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất, nhân dân một mực tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng, họ không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Thật xúc động khi đọc những dòng về việc riêng người viết trong di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này tôi không có điều gì phải hối tiếc chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa....”.
Minh chứng cho điều này, chúng tôi có sử dụng một số hình ảnh: Bác Hồ với đồng bào vùng cao; Bác đến thăm đền Hùng; Bác Hồ với thiếu nhi...
2.1.4. Tấm gương về lòng vị tha, nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 6 (GDCD 6): Biết ơn.
Bài 8 (GDCD 6): Sống chan hòa với mọi người.
Bài 5 (GDCD 7): Yêu thương con người.
Bài 8 (GDCD 7): Khoan dung.
Tình yêu thương con người của chủ tịch Hồ Chí Minh là một tình thương bao la cho tất cả nam, phụ, lão, ấu. Bác chia sẻ nỗi khổ đau, chung vui với mỗi người, mỗi số phận. Người nói “mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau khổ riêng và gộp lại cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Tình yêu thương con người của Bác không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim của người. Là một nhà lãnh đạo đất nước với trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ. Bác dành cả tiền lương, nhuận bút, quần áo, khăn mặt tặng cho các chiến sĩ, gia đình chính sách, các cụ già, em thơ và những người nghèo khổ nhất là vào dịp tết đến xuân về. Nội dung này được thể hiện bằng một số hình ảnh của Bác Hồ với nhân dân lao động.
Tấm lòng nhân ái, hết lòng vì con người của Bác không chỉ dừng lại với nhân dân Việt Nam mà còn mở rộng ra đối với nhân dân lao động trên toàn thế giới. Vì theo Bác, chữ nhân nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè, nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng hơn nữa là cả loài người. 
Để minh chứng cho nội dung này, chúng tôi sử dụng một số hình ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào miền Nam tập kết; Bác Hồ với bà con nông dân chống hạn; Bác Hồ với bà con nông dân làm ruộng; Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tặng hoa cho đoàn văn công Nam Bộ sau buổi biểu diễn; Bác Hồ với anh chị em công nhân...
Từ lúc sinh thời cho đến khi về với thế giới bên kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà vì thế việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn xã hội. Bác vẫn thường căn dặn “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Dưới ánh sáng tư tưởng của Bác, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta trong mục tiêu phấn đấu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Minh chứng cho nội dung này là một số hình ảnh Bác Hồ với thiếu niên và nhi đồng.
2.1.5. Học tập ở Bác tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 1 (GDCD 6): Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Bài 3 (GDCD 6): Tiết kiệm.
Bài 7 (GDCD 6): Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Bài 1 (GDCD 7): Sống giản dị.
Bài 2 (GDCD 8): Liêm khiết.
Bài 1 (GDCD 9): Chí công vô tư.
Cuộc đời Hồ Chí Minh thật sự là một cuộc đời cần kiệm, giản dị, coi thường sự xa hoa, lộng lẫy, không ưa nghi lễ trang trọng, suốt đời trong sạch vì dân, vì nước vì con người, không gợn chút riêng tư. Trong nội dung này chúng tôi có sử dụng hình ảnh: một số kỉ vật đơn sơ, giản dị của Bác và đoạn phim tư liệu về đức tính giản dị, cần kiệm của Bác.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và đức tính khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm chính một cách cần mẫn. Minh chứng cho điều này bằng một số hình ảnh thể hiện sự giản dị trong lời nói, trang phục và trong văn phong của Hồ Chí Minh.
Bác Hồ hiểu rõ vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế, Bác lấy việc luyện tập như một lẽ sống giản dị. Nội dung này sử dụng một số hình ảnh Bác Hồ luyện tập thể dục thể thao.
2.1.6. Tấm gương tôn trọng kỷ luật và pháp luật, không giành cho mình đặc quyền, đặc lợi nào. 
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 5 (GDCD 6): Tôn trọng kỉ luật.
Bài 5 (GDCD 8): Pháp luật và kỷ luật.
Bài 3 (GDCD 9): Dân chủ và kỉ luật.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề đạo đức công dân đã chỉ rõ vị trí của việc tôn trọng ý thức tổ chức kỉ luật và nội quy chung. Giữ đúng đạo đức công dân tức là tuân theo pháp luật nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung. Từ những việc thường ngày đến những công việc đại sự quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm khi bàn bạc công việc gì đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành, nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì phải kiên quyết thực hiện cho bằng được. Trong cả cuộc đời vì nước, vì dân của Người là tấm gương chuẩn mực về việc thực hiện đạo đức công dân để cho toàn thể nhân dân noi theo. Với nội dung này, chúng tôi sử dụng một số hình ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh để minh họa.
2.1.7. Tấm gương tự học của Bác.
Tấm gương này của Bác có thể tích hợp giảng dạy:
Bài 2 (GDCD 6): Siêng năng, kiên trì.
Bài 10 (GDCD 8): Tự lập
Khi kể về tấm gương tự học của Bác, chúng ta nhớ ngay đến câu chuyện “Trường học của Bác”. Qua câu chuyện, chúng ta có thể nhận thức rõ Hồ Chí Minh là tấm gương trong học tập. Cuộc đời của Bác không hạnh phúc là được theo học ở trường đại học nhưng Bác vẫn tìm cơ hội để học trong cuộc sống. Ngày nay, chúng ta là người kế thừa, được hưởng quyền tự do, độc lập, có trường, lớp, có thầy cô, bạn bè, sách vở thế mà chúng ta không chịu học, xem thường việc học là điều hoang phí, uổng công xây đắp của Người. 
2.2. Ưu điểm của giái pháp mới
- Phát huy tính tích cực, chủ động, khơi gợi cảm xúc và tạo tâm thế thoải mái, sự hào hứng học tập của học sinh.
- Rèn luyện các kỹ năng cho học sinh: kỹ năng tư duy, kỹ năng nhận xét đánh giá, kỹ năng liên hệ, kỹ năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của bản thân,...
- Học sinh nắm được bản chất của kiến thức. Từ tình cảm yêu mến, quý trọng, khâm phục con người Bác với những phẩm chất, đức tính cao quý, các em sẽ có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới
- Áp dụng giải pháp “Tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân, chúng tôi nhận thấy có tính mới, tính sáng tạo so với phương pháp dạy học trước đây như sau:
- Lấy học sinh làm trung tâm để tổ chức các hoạt động giáo dục. 
- Sử dụng ưu thế của công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả giờ dạy.
- Khắc phục lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, dạy chay, áp đặt và sự tiếp thu thụ động của học sinh.
- Lồng ghép các hình ảnh, thước phim tư liệu để minh họa cho bài dạy làm cho giờ học trở nên sinh động, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh.
- Nâng cao chất lượng học tập bộ môn Giáo dục công dân.
III. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Để áp dụng giải pháp này các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân phải luôn tâm huyết với nghề, kiên trì uốn nắn, rèn luyện các em, biết động viên, khích lệ sự cố gắng của các em; có sự đầu tư, tìm tòi trong khâu soạn giáo án để thiết kế các phương pháp dạy học phù hợp vơi từng bài, với đối tượng học sinh từng lớp nhằm đem lại hiệu quả giờ học. Không ngừng bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin linh hoạt, hiệu quả.
- Các em học sinh tự giác, chủ động học tập, tìm hiểu.
- Nhà trường có đủ trang thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu,...
2. Khả năng áp dụng 
- Đĩa tư liệu tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân là một tư liệu để giảng dạy các bài của bộ môn Giáo dục công dân hoặc có thể sử dụng giảng dạy như một hoạt động ngoại khóa. Giải pháp này sẽ giúp ích cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở các khối lớp bậc học THCS truyền tải nội dung tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chương trình của Bộ Giáo dục. Không chỉ áp dụng đối với môn Giáo dục công dân mà đối với tất cả các bộ môn có nội dung tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như môn Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, ... đều có thể sử dụng tốt tư liệu này.
- Đĩa gồm nội dung chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” dễ sử dụng, thuận tiện đối với mọi đối tượng giáo viên, khi sử dụng mỗi giáo viên chỉ cần một thao tác đơn giản và có thể mở qua đầu đĩa hoặc máy vi tính, nội dung chuyên đề sẽ được xuất ra màn hình. Khi sử dụng, giáo viên nên xem trước toàn bộ nội dung một lần trước khi sử dụng. Khi không sử dụng cần để ruột đĩa cẩn thận vào vỏ đĩa, để nơi khô ráo tránh nơi ẩm thấp. Trong quá trình sử dụng có thể làm đĩa xước, mốc làm hình ảnh bị mờ hoặc không mở được. Do vậy, giáo viên nên copy nội dung đĩa vào máy tính để sử dụng được lâu dài và việc bảo quản dễ dàng hơn. 
II. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Phương pháp giảng dạy mới được áp dụng đem lại những hiệu quả tích cực: 
- Các thầy cô vững vàng hơn trong chuyên môn, say mê với sự nghiệp, tìm tòi được phương pháp giảng dạy hiệu quả, hướng dẫn các em vận dụng sáng tạo những kiến thức vào hành vi, việc làm, thái độ của bản thân.	
- Bài học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả giờ dạy được nâng cao rõ rệt. 
- Học sinh hứng thú học tập, hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời hoạt động gian khổ và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Hiện tượng nói tục và những hành vi ứng xử thiếu văn hóa không còn. Các em luôn lễ phép, tôn trọng thầy cô và mọi người.
- Có thêm nhiều việc làm tốt : tương trợ, giúp đỡ bạn trong học tập, nhặt được của rơi trả người đánh mất, biết bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung...
Để đánh giá kết quả của sáng kiến này, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh bày tỏ nhận thức, suy nghĩ của mình vào phiếu góp ý kiến (xem phụ lục), rồi tổng hợp lại kết quả như sau: 
 Thời điểm khảo sát tháng 5 năm 2015 tại trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu (Thành phố Ninh Bình) ở học sinh khối 9 (Tổng số: 111 học sinh).
 Phương án
Câu hỏi
A
B
C
D
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
1
111
100
0
0
0
0
0
0
2
70
63,1
3
2,7
7
6,3
31
27,9
3
59
53,2
0
0
52
46,8
0
0
4
82
73,9
28
25,2
0
0
1
0,9
5
35
31,5
63
56,8
10
9,0
3
2,7
6
27
24,3
84
75,7
0
0
0
0
Qua một năm học và kết quả của phiếu lấy ý kiến học sinh, chúng tôi nhận thấy các em đã hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, các em hiểu bài và hứng thú học tập hơn; được bồi dưỡng và nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh; các em đã tự đánh giá được bản thân và đề ra biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Bảng thống kê so sánh kết quả Hạnh kiểm học sinh toàn trường trong hai năm học khi chưa áp dụng cải tiến và khi áp dụng cải tiến. 
Năm học: 2013-2014
Tổng sô học sinh theo khối
Tốt
Khá
Trung Bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
K6
101
94
93,1
7
6,9
0
0
0
0
K7
91
81
89,0
9
9,9
1
1,1
0
0
K8
117
97
82,9
17
14,5
3
2,6
0
0
K9
87
74
85,1
10
11,5
3
3,4
0
0
Toàn trường
396
346
87,4
43
10,8
7
1,8
0
0
Năm học: 2014-2015
Tổng sô học sinh theo khối
Tốt
Khá
Trung Bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
K6
104
96
92,3
8
7,7
0
0
0
0
K7
100
91
91,0
9
9,0
0
0
0
0
K8
88
77
87,5
10
11,4
1
1,1
0
0
K9
111
96
86.5
13
11,7
2
1,8
0
0
Toàn trường
403
360
89,4
40
9,9
3
0,7
0
0
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
S TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Phạm Thị Hồng Hạnh
20/8/1980
Trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu
Giáo viên
ĐHSP
Chuẩn bị nội dung chuyên đề 
2
 Lê Thị Hồng Vân
24/6/1972
Phòng GD&ĐT 
TP NB
Chuyên viên
ĐHSP
3
 Nguyễn Thị Mỹ
06/7/1979
Trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu
Giáo viên
ĐHSP
Phụ trách công nghệ thông tin, thiết bị dạy học
4
Lại Thị Hồng Nhung
09/9/1982
Trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu
Giáo viên
ĐHSP
Bố trí, quản lý lớp học
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ninh Khánh, ngày 17 tháng 4 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ
Phạm Thị Hồng Hạnh
ĐỒNG TÁC GIẢ
Lê Thị Hồng Vân
Nguyễn Thị Mỹ
Lại Thị Hồng Nhung
TRƯỜNG THCS NINH BÌNH - BẠC LIÊU 
XÁC NHẬN
 Sáng kiến Tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu từ năm học 2014 - 2015.
HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
XÁC NHẬN
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
 Để tìm hiểu vấn đề nhận thức của học sinh trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”). Em hãy bày tỏ ý kiến của mình vào những nội dung dưới đây:
+ Họ và tên: 
+ Giới tính: (Nam/Nữ) 
+ Năm sinh:.
+ Lớp:..
Hãy khoanh tròn vào phương án mà mình cho là thích hợp, nếu có ý kiến khác thì hãy ghi rõ ý kiến đó. 
Câu 1: Theo em, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong quần chúng nhân dân là: 
a. Rất cần thiết 
b. Bình thường như nhiều cuộc vận động khác 
c. Không có ý nghĩa nhiều, chủ yếu là do bản thân mỗi người 
d. Không cần thiết 
Câu 2: Thái độ của em đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: 
a. Rất quan tâm 
c. Không quan tâm 
b. Ít quan tâm 
d. Bình thường 
Câu 3: Theo em, trong hai yếu tố “Đức” và “Tài” thì yếu tố nào đóng vai trò quyết định và quan trọng hơn: 
a. Đức 
b. Tài 
c. Như nhau 
d. Ý kiến khác 
Câu 4: Khi tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong một số bài Giáo dục công dân, em cảm thấy: 
a. Rất hứng thú 
b. Bình thường 
c. Không thích 
d. Ý kiến khác 
Câu 5. Bản thân em đã thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, lớp chưa? 
a. Rất tốt 
b. Tốt 
c. Bình thường 
d. Chưa tốt 
Câu 6. Từ việc tích hợp“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở môn Giáo dục công dân, em đã thấy được: 
a. Hiểu thêm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
b. Bản thân cần không ngừng học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
c. Không thấy được gì 
d. Ý kiến khác 
Câu 8: Để nâng cao nhận thức của học sinh trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và rèn luyện đạo đức người học sinh theo tấm gương của Bác, theo em cần phải làm gì?
Đối với bản thân học sinh: .............................................................. ....................... 
................................................................................................................................. 
Đối với Nhà trường: .................................................. ............................................
................................................................................................................................. 
HỌC SINH
 (Ký tên)

File đính kèm:

  • doc13. NB Giảng dạy tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” trong môn GDCD.doc
Sáng Kiến Liên Quan