SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ

Cách làm bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương

 Bước 1:

 - Xác định đối tượng thuyết minh: một di sản văn hóa địa phương

 - Tham gia trải nghiệm để quan sát trực tiếp di sản giúp bài viết chuẩn xác, hấp dẫn hơn.

 - Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

 - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

 - Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của di sản văn hóa trên địa bàn sinh sống của học sinh.

 Bước 2: Lập dàn ý

 Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

 - Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ: Khi thuyết minh về khu quần thể suối và đền khe Xanh ở xã Nghĩa Phúc - huyện Tân Kỳ:

 Mở bài trực tiếp:

Tân Kỳ là mảnh đất miền Tây xứ Nghệ, nơi đây có quần thể suối và đền khe Xanh- một di sản văn hóa đã gây sự chú ý đặc biệt với du khách thập phương.

 Mở bài gián tiếp:

Tân Kỳ là mảnh đất miền Tây xứ Nghệ,nơi có dòng sông Con hiền hòa uốn lượn cũng là cái nôi của bao nền văn hóa độc đáo, bản sắc Đến nơi đây hẳn du khách thập phương sẽ rất ngạc nhiên về vẻ đẹp vừa hoang sơ, lạ lẫm nhưng cũng rất cuốn hút bởi hệ thống sinh quyển phong phú, đa dạng. Hỏi để tham quan di sản văn hóa, ắt hẳn chúng ta sẽ được chỉ dẫn rất nhiều địa chỉ, song một trong những cái tên gây cho du khách không ít tò mò, đó chính là quần thể suối và đền khe Xanh tọa lạc ở địa bàn xóm Bắc Sơn - xã Nghĩa Phúc - huyện Tân Kỳ.

 - Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

 - Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu, thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin để đánh máy các văn bản,bài viết đã được biên tập.
- Phân công 2 - 4 học sinh thiết kế trang bìa, ảnh minh họa
- Cử 6 - 8 học sinh thu thập địa chỉ, số điện thoại của các dịch vụ ăn uống nổi tiếng trên địa bàn bổ sung vào phụ lục cuốn cẩm nang.
- Giáo viên sẽ chịu trách nhiệm sử dụng nguồn kinh phí được nhà trường cung cấp từ kinh phí hoạt động chuyên môn thường xuyên theo quy định để in ấn, kiểm duyệt sản phẩm
Bước 4: Tiến hành biên tập
- Ban biên tập đọc, lựa chọn, chỉnh sửa (nếu cần) những bài viết có chất lượng để đưa vào cẩm nang; giới thiệu thêm một số địa chỉ ẩm thực tại Tân Kỳ cho du khách thập phương sẽ bổ sung vào phần phụ lục của cuốn cẩm nang.
- Thiết kế kết cấu cuốn cẩm nang.
- Phân loại, sắp xếp các bài viết theo chủ đề: Ở đây chúng tôi sắp xếp theo 3 chương:
+ Chương 1: Tân Kỳ - Du lịch văn hóa lịch sử – Trở về nguồn cội 
+ Chương 2: Tân Kỳ - Du lịch sinh thái – Về với thiên nhiên
+ Chương 3: Tân Kỳ - Du lịch văn hóa ẩm thực – Khám phá đặc sản
- Viết lời cảm ơn, thư gửi bạn đọc, phần mở đầu; trình giáo viên kiểm duyệt.
- Thiết kế trang bìa, sưu tập tranh ảnh minh họa, lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh hợp lý, hấp dẫn.
- Đánh máy toàn bộ nội dung cuốn cẩm nang.
- Tổ chức thẩm định, chỉnh sửa lần cuối và in ấn.
- Có thể tổ chức tặng cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường tham khảo, sử dụng trước khi có những dự định xa hơn.
4. Kết quả đạt được
4.1. Kết quả nhận thức
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh viết bài văn xây dựng cẩm nang du lịch trước hết là một hình thức giáo dục thiết thực, ý nghĩa, trực quan sinh động, đó không phải chỉ dừng ở những trang sách khô khan, giáo điều mà ở đó mở ra cả một thế giới bên ngoài đúng như mong muốn của tổng thống Abraham Lincoln khi ông gửi thư cho hiệu trưởng nơi ngôi trường con trai ông theo học: Xin thầy hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sáchnhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống, đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanhđược tận mắt chứng kiến thế giới bên ngoài quả là một điều kỳ diệu, quan trọng hơn là các em được quyền khám phá, quan sát, xử lý thông tin theo cách của riêng mình.
Qua hoạt động trải nghiệm mà cụ thể là trải nghiệm các di sản văn hóa, lịch sử, những đặc sản nổi tiếng ngày chính trên quê hương mình đã giúp các em hào hứng và thích thú hơn, thấy yêu hơn mảnh đất con người nơi đây.
Từ đó hình thành trong tâm hồn, tình cảm của các em niềm tự hào, khao khát gìn giữ, bảo vệ và quảng bá những di sản, những danh làm thắng cảnh, những đặc sản ẩm thực của quê hương.
 	Mỗi hoạt động có đặc điểm và cách thức thực hiện khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích giáo dục các em lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu lao động và biết ơn những người đi trước để lại thành quả cho thế hệ sau.
	Để khẳng định, đánh giá sự thay đổi về mặt nhận thức và thái độ của học sinh trước và sau khi tham quan trải nghiệm khu di tích Km số 0 và làng nghề dệt thổ cẩm bản Thái Minh, chúng tôi có sử dụng hình thức lập bảng khảo sát 400 học sinh lớp 10 năm học 2020-2021 và cho kết quả như sau:
Bảng khảo sát học sinh
Câu hỏi
Đáp án
Phần trăm lựa chọn
Câu 1: Em đã từng tham gia trải nghiệm di sản di tích lịch sử và làng nghề truyền thống tại địa phương chưa?
A. Đã tham gia
20%
B. Chưa tham gia
80%
Câu 2: Theo em có cần thiết phải tổ chức trải nghiệm di sản lịch sử và làng nghề tại địa phương cho học sinh không?
Rất cần thiết
85%
Cần thiết
15%
Không cần thiết
0%
Câu 3: Trong các đợt tham gia trải nghiệm di sản văn hóa của trường gần đây em cảm nhận như thế nào?
Bổ ích
85%
Bình thường
14%
Chưa bổ ích
1%
Câu 4: Em có thích hình thức tổ chức tham quan trải nghiệm di sản địa phương không?
Rất thích
80%
Thích
20%
Không thích
0%
Câu 5: Em đánh giá như thế nào về sự thay đổi nhận thức, tình cảm và thái độ của bản thân với quê hương em sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm di sản địa phương? 
Rất hiệu quả
70%
Hiệu quả vừa phải
24%
Ít hiệu quả
5%
Không hiệu quả
1%
 	Bảng khảo sát cho thấy phần lớn học sinh chưa được tham gia trải nghiệm đúng nghĩa một cách có tổ chức, bài bản, có mục tiêu rõ ràng (80%), vì vậy nhận thức của các em còn có nhiều hạn hẹp, chưa thực sự hiểu được giá trị của hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, được hỏi về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động này để tăng nhận thức và gắn lý thuyết với thực hành thì tất cả các em (100%) đều khẳng định tính cần thiết của hoạt động này và có đến 80% học sinh trả lời rất thích khi được tham gia trải nghiệm đồng thời có đến 70% học sinh cho rằng rất hiệu quả khi bản thân các em có những thay đổi, biến chuyển tình cảm yêu quý, tự hào với quê hương sau khi tham quan trải nghiệm, có thể nói đây là những tín hiệu rất khả quan trong hoạt động dạy học của chúng ta.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ, giáo viên và học sinh sau khi được mời tham gia một số buổi hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ, chúng tôi đã nhận được những phản hồi rất tích cực:
 	Trao đổi với chúng tôi: Cô Phạm Thị Thúy Vinh - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường khẳng định: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh là thực hiện kế hoạch giáo dục của nhóm chuyên môn đã được nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học. Đây là một hoạt động hiệu quả. Bên cạnh tác dụng dễ thấy là hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh như tình yêu quê hương, đất nước, sự trân quý tự hào, biết ơn những di sản lịch sử văn hóa ông cha ta đã gây dựng nên thì các hoạt động trải nghiệm này còn hướng tới mục tiêu giúp học sinh hình thành kỹ năng, năng lực tạo lập văn bản thuyết minh, xây dựng, biên tập những cuốn sách nhỏ phục vụ hữu ích cho cuộc sống tinh thần của con người khiến các em hào hứng hơn rất nhiều.Vì các em sẽ không bị phụ thuộc vào sự chi phối của người khác, tự mình mắt thấy, tai nghe và tạo lập lại một cách sáng tạo, khoa học những sản phẩm tinh thần mà mình vừa thu lượm được Do đó, tôi đánh giá cao mục đích và tính hiệu quả của những cuộc trải nghiệm ý nghĩa này.
 	 Cô Phạm Thị Quỳnh Phương, giáo viên môn Ngữ văn của nhà trường cũng vô cùng tâm đắc khi đánh giá tinh chất mới mẻ và mục tiêu rõ ràng khi nhóm chuyên môn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh, xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ: Sự khác biệt của những cuộc trải nghiệm này không chỉ dừng ở nhiệm vụ của học sinh sau khi trải nghiệm sẽ viết bài thu hoạch trình bày rõ mình đã học tập được những gì mà cụ thể hơn, các em sẽ phải vận dụng kiến thức lý thuyết đã học được trên lớp tạo lập văn bản đúng đặc trưng bài văn thuyết minh về một di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa hay một đặc sản điạ phương rất gần gũi, quen thuộc với các em, các em sẽ phải cố gắng hết sức để bài văn của mình được chọn đăng tải trong cuốn cẩm nang du lịch. Chính những yêu cầu này sẽ khiến các em có ý thức chăm chút hơn, cẩn thận và đầu tư hơn từng trang viết của bản thân hay của nhóm mình.
 	Khi được hỏi về cảm xúc khi tham gia trải nghiệm về khu di tích Km số 0 để viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ, em Hoàng Thị Hiền, học sinh lớp 10C10 hào hứng trả lời: Em rất thích thú, em mong nhà trường và các thầy cô giáo sẽ tổ chức nhiều chuyến trải nghiệm hơn nữa để chúng em hiểu và yêu thêm những di sản lịch sử rất đáng tự hào của quê hương, biết gắn lý thuyết với thực hành, em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi bắt tay vào viết bài văn thuyết minh
 	 Còn em Hoàng Ngọc Huyền Trang lớp 10C9 Khi trải nghiệm đầm Cò - Nghĩa Hoàn thì cho rằng: Hình thức tham quan trải nghiệm này không những cung cấp cho em về những hiểu biết về sự kỳ diệu của thiên nhiên,về một miền quê đất lành chim đậu mà còn bồi dưỡng thêm cho em những kiến thức và kỹ năng để trở thành một hướng dẫn viên du lịch, từ đó em có thể quảng bá và tự hào với bạn bè khắp năm châu về vẻ đẹp, sự độc đáo của quê hương mình.
 	 Em Nguyễn Thị Hạnh Linh lớp 10C5 lại vui mừng chia sẻ suy nghĩ sau khi tham gia trải nghiệm làng nghề bản Thái Minh - Xã Tiên Kỳ và viết bài văn thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch: Qua trải nghiệm làng nghề Thái Minh, chúng em hiểu được rằng trong cuộc sống cần siêng năng, kiên trì và chịu khó, có như vậy mới đạt được kết quả mình mong muốn. Đặc biệt, em sẽ gửi gắm vào bài văn thuyết minh của mình những lời giới thiệu chân tình nhất cho mọi người những điều ý nghĩa mà em quan sát, thu thập được để ai cũng thấy mến yêu hơn mảnh đất Tân Kỳ quê em. 
Từ đó chúng tôi nhận thấy đã định hướng được cho học sinh những kỹ năng, năng lực, phẩm chất đáng quý như sau:
Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa.
 	Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc tự khám phá, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu và trải nghiệm. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.
 Phát triển trí tuệ của học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ.
 	Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: Dạy học với di sản tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng tạo lập văn bản (đặc biệt là văn bản thuyết minh) để phục vụ cho nghề nghiệp, công việc có thể trong tương lai cho học sinh như nghề hướng dẫn viên du lịch, nghề báo chí và các hoạt động khác trong lĩnh vực văn hóá, kinh tế thể hiện sinh động hiệu quả phương pháp học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế khách quan
Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những đối tượng dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến học sinh. Cụ thể là giúp bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào, thái độ trân trọng, nâng niu, tôn vinh bảo vệ và quảng bá những di sản văn hóa của quê hương, đất nước; giúp cho di sản đứng vững trước sự lọc sàng nghiệt ngã của thời gian; hạn chế bớt sự xâm thực của những văn hóa lai căng, những phương tiện giải trí ảo đang tồn tại vô cùng phổ biến và có sức hút ghê gớm với giới trẻ hiện nay mà mặt trái của nó có thể làm xói mòn, băng hoại nhân cách của các em dẫn tới những nhận thức, hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội.
Như vậy qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ, giáo viên và một số em học sinh, chúng tôi nhận thấy hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ thực sự rất ý nghĩa và hiệu quả, cần được phát triển, nhân rộng để ngành giáo dục vừa đáp ứng được chủ trương học đi đôi với hành, vừa đem lại những suy nghĩ tích cực, những quan niệm mới mẻ, những việc làm hữu ích cho học sinh.
4.2. Kết quả hành động
4.2.1. Kết quả viết bài văn thuyết minh
Ảnh chụp một vài trang bài viết của các em học sinh
 	Kết quả bài văn thuyết minh về di tích lịch sử Km số 0 của học sinh
Điểm
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
Số lượng (em)
0/400
93 / 400
209 /400
98/400
Tỷ lệ ( %)
0
23%
52%
25%
 Kết quả bảng khảo sát trên cho thấy các em đã biết biến kiến thức vừa thu nhận, trải nghiệm được để vận dụng vào bài văn thuyết minh trong đó không có học sinh nào bị điểm yếu kém là một tín hiệu đáng mừng. 
Ngoài ra, khảo sát kết quả tạo lập văn bản thuyết minh về các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và một số đặc sản địa phương của 8 tổ nhóm thuộc hai lớp 10C5 và 10C9, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên trước kết quả các em đạt được trong đó 2 điểm 9,5 và 6 điểm 10. Kết quả đó là sự kỳ công và tỉ mỉ, say mê, tâm huyết của các em trong việc nghiêm túc quan sát, khám phá, chuẩn bị tư liệu để tạo lập một văn bản thuyết minh cực kỳ hiệu quả, đảm bảo đúng đặc trưng của một bài văn thuyết minh vừa chuẩn xác vừa hấp dẫn về di sản, đặc sản của quê hương Tân Kỳ. 
4.2.2. Xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
Mục tiêu cuối cùng mà chúng tôi hướng đến khi tổ chức hoạt động trải nghiệm di sản địa phương cho học sinh chính là biên tập những bài văn thuyết minh chất lượng cao để xây dựng thành một cuốn cẩm nang du lịch tiện lợi cho du khách khi ghé thăm những di sản lịch sử, thiên nhiên, văn hóa tại mảnh đất Tân Kỳ.
Sau một thời gian hướng dẫn học sinh tập hợp những bài viết có giá trị tiêu biểu, xây dựng kết cấu nội dung, hình thức, còn thêm vào phần phụ lục những địa chỉ ẩm thực với thương hiệu đáng tin cậy tại Tân Kỳ, chúng tôi đã có trong tay một cuốn cẩm nang du lịch Tân Kỳ nhỏ xinh, tiện lợi mà chắc chắn du khách nào có dự định khám phá mảnh đất, con người Tân Kỳ hẳn sẽ mong muốn được sở hữu báu vật này. Cuốn cẩm nang đã chứa trong nó tất cả những gì tinh túy nhất, đáng tự hào nhất của mảnh đất con người nơi đây. Nó không phải là những gì quá to tát, lớn lao mà đó chính là rường cột, là nét khu biệt, là bản sắc về thiên nhiên, lịch sử văn hóa do thiên tạo và nhân tạo, là niềm tự hào được chưng cất tự trong tim của bao thế hệ người dân Tân Kỳ. Từ khu di tích Km số 0 với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại đến đôi bàn tay khéo léo của những phụ nữ dân tộc Thái đã dệt gấm thêu hoa trên từng đường kim mũi chỉ, là những cánh cò chao nghiêng trắng cả bầu trời Nghĩa Hoàn yên ả, thanh bình, là những món ăn ngon thơm mùi mật mía ngọt như tình người sông Con
Khi có trong tay cuốn Cẩm nang du lịch Tân Kỳ, hẳn chúng ta sẽ liên tưởng đến ai đó khi đến một miền đất lạ mà kịp sở hữu trong tay một tấm bản đồ, nhất định sẽ mang trong mình cảm giác tự tin và đầy hào hứng.
Đặc biệt với những học sinh được vinh dự tham gia biên tập, xây dựng cuốn cẩm nang, không chỉ tự hào mà quan trọng hơn, các em đã thực sự được rèn giũa, được trải nghiệm để sau này có thể trở thành nhà biên tập, thiết kế, đồ họa, hướng dẫn viên du lịch
Một số trang trong cuốn Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
PHẦN III: KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài
 	Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn thuyết minh diễn ra hiệu quả, chúng tôi đã phải có quá trình thai nghén, nghiên cứu thể nghiệm lâu dài (trong 3 năm học) và rất nghiêm túc. Từ việc lên kế hoạch, trình kế hoạch lên cấp trên, xin ý kiến phụ huynh học sinh, liên lạc với phòng văn hóa huyện, ban quản lí các di sản... sau đó tổ chức cho các em trải nghiệm một cách an toàn, hiệu quả và hứng thú. Sau khi trải nghiệm, việc hướng dẫn các em viết bài văn thuyết minh, biên tập và tạo nên ấn phẩm Cẩm nang du lịch Tân Kỳ cũng vô cùng quan trọng vì đây là minh chứng cho kết quả của hoạt động.
3.1.2.Ý nghĩa đề tài 
 	Đề tài Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ đã mở ra một kết nối giữa lí thuyết được học với trải nghiệm thực tế để các em học sinh tạo ra những bài viết của riêng mình. Những bài viết đó là kết tinh cho kiến thức được học, thực tế được chứng kiến và tình yêu với quê hương mình của các em.
 	 Đây là một hoạt động bổ ích, ý nghĩa giúp các em có hứng thú hơn đối với việc học văn, khắc sâu hơn lí thuyết được học và bồi dưỡng thêm tình yêu với di sản quê hương từ đó có ý thức giữ gìn, chăm sóc và quảng bá di sản đến đông đảo mọi người. Tuy nhiên đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự công phu tổ chức của giáo viên bộ môn, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh và các cấp ngành liên quan.
 	 Các bài văn thuyết minh và ấn phẩm cẩm nang du lịch Tân Kỳ đã mang đến cho các em học sinh niềm vui và sự tự hào. Đó có thể xem là bước chân đầu tiên trên hành trình chinh phục ước mơ trở thành nhà báo, nhà văn, phóng viên, hướng dẫn viên du lịch... ở nhiều em học sinh có đam mê với văn chương. 
3.1.3. Phạm vi ứng dụng
 	Khi đã có sẵn tiến trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm,tổ chức kiểm tra đánh giá viết văn ban thuyết minh về di sản văn hóa quê hương, cách xây dựng Cẩm nang du lịch địa phương như thế này, chúng tôi nghĩ rằng sáng kiến này có khả năng ứng dụng hiệu quả trong tất cả các trường THPT, TTGDTX.
 Vì vậy, các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hâm nóng tình yêu đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với các ban ngành cấp trên
Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ các nguồn lực kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm.
 Xây dựng và phổ biến các công văn chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm, học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn khách quan tới giáo viên.
 Thúc đẩy, phát huy sự hưởng ứng, tham gia đồng bộ của các tổ chức, tập thể cá nhân trong việc phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ cho các tổ nhóm chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học hiệu quả.
3.2.2. Đối với các tổ chức, đoàn thể , cá nhân trong và ngoài nhà trường
 Tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ cả vật chất lần tinh thần để giúp tổ nhóm chuyên môn tổ chức, thực hiện thành công nội dung trải nghiệm và các hoạt động đi kèm một cách ý nghĩa, thiết thực.
3.2.3. Đối với giáo viên
 Giáo viên tích cực chủ động xây dựng nội dung kế hoạch hoạt động, tham mưu đề xuất cho ban chuyên môn những giải pháp hữu ích, khả thi để khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức.
Tiến hành triển khai kế hoạch, phối hợp đồng bộ với các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường để kế hoạch được thực hiện hiệu quả.
Tổ chức trải nghiệm cho học sinh và đánh giá, kiểm tra học sinh viết bài văn thuyết minh xây dựng được cuốn cẩm nang du lịch chuẩn xác và hấp dẫn.
3.2.4. Đối với học sinh
 Thực hiện tích cực, nghiêm túc, sáng tạo và linh hoạt các nhiệm vụ học tập được giao trong suốt quá trình tổ chức hoạt động
 Phát huy tinh thần tự học, rèn giũa kỹ năng sống, thái độ sống đúng đắn và năng lực vững vàng, góp phần xây dựng bản thân sớm trở thành công dân toàn cầu.
Tuy đã rất cố gắng nhưng đề tài nhất định sẽ còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học trong thực tiễn khách quan.
 Chúng tôi chân thành cảm ơn!
 Tân Kỳ, ngày 03 tháng 3 năm 2021
SẢN PHẨM ĐÍNH KÈM: CẨM NANG DU LỊCH TÂN KỲ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới - Đỗ Ngọc Thống chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
3. Ngữ văn 10 (tập1) - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Ngữ văn 8 (tập 1) - Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Những bài văn mẫu thuyết minh - Nhà xuất bản Giáo dục
6. Cách dạy, cách học, cách sống trong thế kỷ XXI, Daisaku Ikeda - Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
7. Tân Kỳ 50 năm xây dựng và phát triển (1963 - 2013) - Nhà xuất bản Nghệ An
8. Địa lí tỉnh Nghệ An - Nhà xuất bản Thời đại 2009.
9. Du lịch Việt Nam, từ lí thuyết đến thực tiễn, Phan Huy Xu - Võ Văn Thành, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố hồ Chí Minh
10. Du lịch thế giới hành trình khám phá 46 quốc gia - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
11. Văn hóa du lịch, Nguyễn Phạm Hùng - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_hoc_sinh_lop_10_viet.doc
Sáng Kiến Liên Quan