SKKN Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng Bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh Lớp 10

Thuận lợi

Chuyển mình với sự đổi mới căn bản toàn diện của nền giáo dục trong những

năm qua, Ban Giám hiệu trường chúng tôi luôn quan tâm đẩy mạnh nâng cao việc

dạy và học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trong đó đặc biệt

chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở tất cả các khối, các tổ

chuyên môn với nhiều hình thức như tổ chức tham quan, dã ngoại, thành lập các câu

lạc bộ, tổ chức các buổi ngoại khóa .Thời gian gần đây trên địa bàn Yên Thành,

trường chúng tôi đã tổ chức được nhiều hoạt động sáng tạo như tham quan các di

tích lịch sử cách mạng, nhà máy sản xuất sữa TH True Milk. Các hoạt động thực

tiễn này là cơ sở để chúng tôi rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp phù hợp với

đặc thù đề tài của mình.12

Trong quá trình giảng dạy tại trường, bản thân giáo viên đã được Tổ chuyên

môn tổ chức học tập bài bản, khoa học, có chất lượng các nội dung tập huấn chuyên

đề đổi mới phương pháp của Sở GD&ĐT Nghệ An. Các thành viên trong tổ góp ý,

đánh giá giờ dạy thẳng thắn, chân thành, cầu tiến. Đồng nghiệp luôn có những trao

đổi bổ ích về chuyên môn trực tiếp hoặc trên Mail, trên trang Facebook riêng của Tổ

chuyên môn. Bản thân tôi tâm huyết và nỗ lực áp dụng các phương pháp dạy học

mới, đặc biệt chú trọng tổ chức hoạt động trải nghiệm như sân khấu hóa tác phẩm

văn học, chuyển thể tác phẩm văn học tôi yêu.Ban chuyên môn của nhà trường

cũng đã tổ chức thao giảng, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, trong đó lần nào

cũng có tiết dạy Ngữ Văn.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Từ trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng Bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phấn đấu để 
thực hiện ước mơ, lí tưởng. 
Trách nhiệm Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê 
hương, đất nước. 
II. Thời gian thực hiện: 
 - Khoảng tuần thứ 24 của năm học, sau khi các em học 2 tiết lý thuyết chủ đề 
văn thuyết minh trong chương trình lớp 10. 
-Thời gian các em chuẩn bị trong 2 tuần. 
III. Thiết bị và học liệu. 
1.Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, giấy A4, giấy A0. 
2. Học liệu: 
* Giáo viên: 
- Giáo án, phiếu bài tập, phiếu đánh giá sản phẩm học tập của học sinh, phiếu 
khảo sát học sinh. 
* Học sinh: Nghiên cứu tài liệu và các bài học về văn thuyết minh trong SGK 
ngữ văn 10. 
- Phiếu thu tập thông tin, sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập, bài thu hoạch, 
trả lời các câu hỏi . 
- Đồ dùng học tập. 
IV. Tiến trình hoạt động. 
Họat động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin 
* Giáo viên: 
41 
- Liệt kê các mô hình kinh tế sử dụng công 
nghệ cao ở địa phương ở xã Tân Thành, 
- Hướng dẫn học sinh quan sát, ghi chép khi 
tham quan trải nghiệm các mô hình kinh tế 
ở địa phương, gặp gỡ với các doanh nhân, 
người phụ trách chăm sóc nhà vườn, trang 
trại. 
- Hướng dẫn HS ghi vào phiếu thu thập 
thông tin. 
* Học sinh: Tìm kiếm thông tin từ SGK, từ 
các bài viết trên báo chí, từ mạng internet, 
từ tìm hiểu, quan sát thực tế, gặp gỡ các 
doanh nhân, chủ trang trại, nhà lưới. 
- Nắm vững kiến thức về văn bản 
thuyết minh: Kết cấu, cách lập dàn 
ý, phương pháp thuyết minh, tính 
chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản 
thuyết minh. 
- Hiểu được các mô hình kinh tế sử 
dụng công nghệ cao ở địa phương. 
- Sưu tầm được các tài liệu, bài viết 
về các mô hình kinh tế mang lại hiệu 
quả cao ở Xã Tân Thành nói riêng, 
huyện Yên Thành nói chung. 
Hoạt động 2: Xử lý thông tin 
*Giáo viên: 
- Yêu cầu nạp phiếu thu thập thông tin, sau 
đó trao đổi kết quả tìm kiếm của nhóm. 
- Tư vấn lựa chọn mô hình kinh tế tiêu biểu 
để giới thiệu, tráng trùng lặp giữa các nhóm. 
*Học sinh: 
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình 
bày kết quả tìm kiếm 
- Thảo luận thống nhất giới thiệu mô hình 
kinh tế nào. Lập dàn ý cho bài thuyết minh. 
-Thống nhất trình bày bài thuyết minh dưới 
hình thức nào: Bằng sơ đồ tư duy, lời kết 
hợp với powerpoint, bằng video. 
- Chọn mô hình để giới thiệu. 
- Thống nhất thông tin để viết bài 
thuyết minh về một mô hình kinh tế 
ở địa phương bắc Yên Thành 
42 
Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng, bố cục, 
nội dung của sản phẩm 
*GV: 
-Đưa ra các hình thức trình bày bài thuyết 
minh: Bằng giấy, bằng sơ đồ tư duy, kết hợp 
bằng lời thuyết trình với hình ảnh 
powerpoint, bằng video có lồng tiếng... 
- Cho các em xem một số sản phẩm video 
thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích 
lịch sử...để các em định hướng ý tưởng cho 
bài thuyết minh của nhóm mình. 
- Tư vấn việc lựa chọn bạn đọc lồng tiếng 
vào video thuyết minh. 
- Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều 
có nhiệm vụ cụ thể. 
*Học sinh: 
- Lựa chọn hình thức trình bày bài thuyết 
minh. 
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong 
nhóm. Chuẩn bị nội dung, phương tiện thực 
hiện. 
- Dự kiến được những câu hỏi phản biện của 
nhóm bạn. 
-Xây dựng được dàn ý, lựa chọn 
được kết cấu phù hợp với bài văn 
thuyết minh về mô hình kinh tế mà 
nhóm lựa chọn. 
- Tiến hành viết thành đoạn văn, bài 
văn thuyết minh. 
- Tiến hành lồng tiếng thuyết minh 
vào video. Nội dung thuyết minh 
phù hợp với các hình ảnh (thu thập 
được qua hoạt động trải nghiệm). 
- Trả lời được câu hỏi phản biện của 
nhóm bạn. 
Hoạt động 4: Báo cáo sản phầm và đánh 
giá sản phẩm. 
- Báo cáo sản phẩm. 
* Giáo viên: 
- Công bố sản phẩm 
Thuyết minh về một mô hình kinh tế 
ở địa phương vùng Bắc Yên Thành: 
+ Thuyết minh về mô hình nhà lưới 
của anh Nguyễn Duy Trung. 
43 
- Công bố địa điểm, thời gian cụ thể 
để các em báo cáo sản phẩm. 
+Thời gian: 2 tiết học buổi sáng 
+ Tại phòng học của lớp 
-Mời ban chuyên môn đến dự. 
* Học sinh: 
 - Nạp bài thuyết minh bằng giấy 
- Nạp sản phẩm thuyết minh qua video. 
- Đại diện nhóm lên thực hiện trình chiếu 
video 
- Đánh giá sản phẩm- quá trình hoạt động 
của HS. 
*Giáo viên: - Đưa ra tiêu chí đánh giá các 
cá nhân trong nhóm ở các mức độ đóng góp 
vào nhiệm vụ học tập chung. 
Mức độ đóng góp 
Tên 
thành 
viên 
Rất tích 
cực 
Tích cực Chưa 
tích cực 
-Đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành 
nhiệm vụ của nhóm. 
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
Nhóm 
Xuất 
sắc 
Tốt Hoàn 
Thành 
Chưa 
hoàn 
thành 
+ Thuyết minh về mô hình sản xuất 
dược liệu thiên nhiên cà gai leo của 
anh Trần Trọng Phi. 
+ Thuyết minh mô hình trang trại 
nuôi lợn công nghệ cao của ông 
Trần Quốc Lục. 
- Đảm bảo sự đánh giá công bằng, 
khách quan, có tác dụng thức đẩy 
các em học tập. 
44 
Ước 
mơ 
Khát 
vọng 
 Khởi 
nghiệp 
- Kết hợp với đánh giá của học sinh để đưa 
ra những nhận xét về toàn bộ quá trình hoạt 
động học tập của các em. 
*Học sinh: 
- Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các 
thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân, 
đánh giá lẫn nhau. 
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau về mức độ 
hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
(Sản phẩm báo cáo của HS bằng Video kèm theo) 
V. Củng cố-Luyện tập: 
Qua sản phẩm bằng video thuyết minh của HS, GV đưa ra một số câu hỏi 
kiểm tra kiến thức HS về văn thuyết minh. 
1. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh? 
a. Kết cấu theo trình tự thời gian, logic, hốn hợp, trùng điệp. 
b. Kết cấu theo trình tự thời gian,không gian, logic, hỗn hợp. 
c. Kết cấu theo trình tự logic, hỗn hợp, tương phản, không gian, 
d. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp, thời gian, không gian, vòng tròn. 
2. Khi viết bài thuyết minh về một mô hình kinh tế/ mô hình trường học nào đó nên 
sử dụng kiểu kết cấu nào sau đây? Vì sao? 
a. Kết cấu theo trình tự thời gian 
b. Kết cấu theo trình tự không gian 
45 
c. Kết cấu theo trình tự logic 
d. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp. 
3. Phương pháp thuyết minh được hiểu như thế nào? 
a. Là hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử sụng nhằm đạt mục 
đích đặt ra. 
b. Là một thao tác trong bài văn thuyết minh. 
c. Là phép tu từ được sử dụng trog bài văn thuyết minh 
d. Tất cả các đáp án trên. 
4. Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp thuyết minh? 
a. Đối tượng thuyết minh. 
b. Nội dung thuyết minh. 
c. Mục đích thuyết minh.. 
d. Các kiểu bài thuyết minh. 
5. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn thuyết minh được thể hiện? 
a. Tri thức phải khách quan, khoa học, tin cậy. 
b. Hình tượng sinh động, cụ thể. 
c. Có thể sử dụng những sự tích, truyền thuyết thích hợp vào văn bản. 
d. Tất cả các đáp án trên. 
VI. Bài Thu hoạch: Ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân sau hoạt động trải nghiệm 
các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành? Qua hoạt động đó em có định 
hướng gì cho nghề nghiệp của mình trong tương lai? 
46 
VII. Phụ lục: Hình ảnh một số sản phẩm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
Các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành. 
1. Các nhóm học sinh thảo luận, xây dựng dàn ý bài thuyết minh về mô hình kinh 
tế trước khi viết bài, làm video thuyết minh 
47 
(2.Đại diện nhóm “ Ước mơ” trình bày dàn ý bài thuyết minh về mô hình nhà lưới) 
48 
 3.Đại diện nhóm “ Khát vọng” trình bày dàn ý bài thuyết minh về mô hình Cà Gai leo 
49 
2. Đại diện nhóm “ Lập nghiệp” trình bày dàn ý bài thuyết minh về mô hình 
trang trại nuôi lợn công nghệ cao 
50 
3. HS đại diện các nhóm trình chiếu sản phẩm video bài thuyết minh 
51 
4. Phiếu thu thập thông tin 
52 
5. Bài thuyết minh 
53 
54 
6. Bài thu hoạch cá nhân 
55 
56 
57 
4. Kết quả thực nghiệm 
Sau khi tổ chức hoạt động trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng 
bắc Yên Thành chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: 
- Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến học sinh về mức độ hứng thú của việc 
sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học. 
1. Em có hứng thú khi học chủ đề văn thuyết minh bằng phương pháp trải nghiệm? 
Mức độ Lớp 10D2 Lớp 10 A3 
Rất hứng thú 15/41( HS) 16/42( HS) 
Hứng thú 23/41 22/42 
Bình thường 2/41 3/42 
Không hứng thú 1/41 1/42 
2. Nếu được lựa chọn phương pháp khi học chủ đề văn thuyết minh trong chương 
trình ngữ văn 10, em sẽ chọn phương pháp nào, vì sao? 
a. Phương pháp dạy học truyền thống. Vì không cần làm việc nhiều (3/41 HS 
lớp 10D2; 2/42HS lớp 10A3). 
b. Phương pháp dạy học qua hoạt động trải nghiệm. Vì được sáng tạo, được 
làm việc nhóm và không nhàm chán. (38/41 HS 10D2; 40/ 42 HS lớp 10A3). 
 Như vậy qua kết quả của phiếu khảo sát thu được thì: Tổ chức hoạt động trải 
nghiệm các mô hình kinh tế ở đại phương để dạy học văn thuyết minh cho học sinh 
lớp 10 đã khắc phục được tình trạng nhàm chán trong học phân môn Làm văn, tạo 
được hứng thú học tập cho các em. 
- Chúng tôi khảo sát học sinh về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trải 
nghiệm: 
1. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trải nghiệm vào dạy học chủ đề văn 
thuyết minh? 
Hiệu quả Lớp 10D2 Lớp 10 A3 
Rất hiệu quả 10/41 11/ 42 
58 
Hiệu quả 25/41 26/42 
Bình thường 5/41 4/42 
Không hiệu quả 1/41 1/42 
2. Khi thực hiện hoạt động trải nghiệm em thấy mình tiến bộ ở những điểm nào? 
 Các mặt tiến bộ. Lớp 10 D2 
( 41hs) 
 Lớp 10A3 
(42 HS) 
Nắm rõ kiến thức, kỹ năng làm văn thuyết minh 40/41 40/42 
Kỹ năng làm việc nhóm 38/41 39/42 
Kỹ năng sáng tạo, tự lập trong học tập 40/41 40/42 
Kỹ năng ứng dụng thông tin vào học tập 40/41 41/42 
 Kết quả khảo sát đã cho thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả 
tích cực trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, và phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh. 
- Sau hoạt động trải nghiệm chúng tôi còn khảo sát kết quả bài làm văn thuyết minh 
của các lớp được thực nghiệm và lớp chưa thực nghiệm với đề bài: Viết bài giới 
thiệu “mô hình trường học gắn với thực tiễn” của trường THPT Bắc Yên Thành. 
Với phương châm khảo sát khách quan đối tượng dạy học,cùng một thời điểm, cùng 
một dung lượng thời gian, cùng một nội dung phạm vi kiến thức, và giữa các lớp 
có khả năng tiếp thu kiến thức ngang nhau, chúng tôi thu được kết quả như sau. 
* Lớp thực nghiệm: 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
10D2 
(41 HS) 
12/41 
29.3 % 
20/41 
48,8% 
8/41 
19,5% 
1/41 
2,4% 
10A3 
(42 HS) 
11/42 
26,2% 
21/42 
50% 
8/42 
19% 
2/42 
4.8% 
* Lớp đối chứng: 
59 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
10D3 
(40 HS) 
5/40 
12,5% 
15/40 
37,5% 
14/40 
35% 
6/40 
15% 
10A4 
40 HS) 
4/42 
9,52% 
14/42 
33.33% 
18/42 
42,86 % 
6/42 
14,29% 
Qua bảng điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy, kết quả đạt được 
của lớp được tiến hành thực nghiệm khác hẳn so với lớp không được thực nghiệm 
(lớp đối chứng).Tỉ lệ điểm khá – giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. 
Chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn học sinh ở các lớp 
đối chứng. Từ đó có thể cho thấy, hình thức dạy học mà chúng tôi thực hiện trong 
quá trình thực nghiệm đã có những tác động tốt đến kết quả học tập của học sinh lớp 
10 trong học chủ đề văn thuyết minh. 
- Không những thế từ “ Bài thu hoạch cá nhân” của học sinh, hoạt động trải nghiệm 
các mô hình kinh tế ở địa phương đã cho kết quả bước đầu về việc giáo dục hướng 
nghiệp cho các em. Bởi qua trải nghiệm, các em được tiếp xúc trực tiếp với mô hình 
kinh tế, cở sở sản xuất và được các ông chủ cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm 
làm việc, con đường khởi nghiệp...Điều đó giúp các em hình dung được nghề nghiệp, 
chuẩn bị những kiến thức kỹ năng cần thiết để bước đầu định hướng nghề nghiệp 
cho bản thân trong tương lai. 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Đóng góp của đề tài 
 1.1. Tính khoa học 
 Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nghiêm túc, tuân theo sự vận 
động khách quan của nhận thức từ việc lựa chọn đề tài, sưu tầm tài liệu, thu thập 
thông tin, xây dựng đề cương, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm, viết sáng kiến 
kinh nghiệm. 
 Kết quả khảo sát công bằng khách quan, áp dụng trên diện rộng là cơ sở để đưa 
ra những kết luận chính xác cao. 
60 
 Bố cục của sáng kiến đảm bảo, rõ ràng, rành mạch hướng tới chuẩn của một công 
trình nghiên cứu khoa học: hệ thống đề mục, cách trích dẫn tài liệu, cách lập thư 
mục tham khảo... 
1.2. Tính hiệu quả 
- Về phía học sinh: Sau khi triển khai, thực nghiệm đề tài “Từ trải nghiệm 
các mô hình kinh tế địa phương vùng bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ năng làm 
văn thuyết minh lớp 10”, bản thân giáo viên đã thu nhận những hiệu ứng tốt đẹp từ 
phía các em học sinh. Chúng tổ chức thực nghiệm trên năm lớp dạy. Kết quả ban 
đầu cho thấy: 
 Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong giờ học văn thuyết minh. 
Các em đã tham gia hoạt động trải nghiệm rất sôi nổi, tích cực thu thập thông tin, tài 
liệu. Nhờ trực tiếp khám phá, tìm hiểu, thu thập thông tin về đối tượng thuyết minh 
mà khả năng viết bài thuyết minh của các em tốt hơn. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ 
lâu và biết vận dụng kiến thức từ thực tế để làm bài, gắn “ học đi đôi với hành”. Vì 
vậy chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. 
Hiệu quả của đề tài còn được thể hiện ở việc các em được hình thành và phát 
triển phẩm chất, năng lực như năng lực đặc thù: đọc, viết, nói, nghe và năng lực 
chung: năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực hợp tác, năng lực trình bày một 
vấn đề, năng lực sáng tạo, kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan, kĩ năng viết 
báo cáo thu hoạch, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc làm các video 
sản phẩm sau khi trải nghiệm 
 Đề tài không chỉ có tác dụng tạo hứng thú học tập, củng cố kiến thức, kĩ năng 
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh mà còn có ý nghĩa giáo dục hướng 
nghiệp, giúp các em sớm có nhận thức đúng đắn nghề nghiệp trong tương lai của 
mình. 
 - Về phía giáo viên: 
Sau khi thực hiện đề tài, giáo viên nhận thấy việc tổ chức dạy văn thuyết minh 
gắn với trải nghiệm thực tế là cần thiết. Nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho học sinh 
trong việc bồi dưỡng năng lực hợp tác, giải quyết tình huống trong thực tiễn, giáo 
61 
dục ý thức trách nhiệm trong việc khám phá, phát triển tiềm lực kinh tế của địa 
phương và quảng các “thương hiệu” của quê hương; đồng thời giáo dục hướng 
nghiệp cho các em. Tạo hứng thú hơn trong học tập. Cách thực hiện đơn giản, chi 
phí hoạt động không tốn kém phù hợp với địa bàn, hoàn cảnh gia đình của các em 
học sinh còn nhiều thiếu thốn. Phạm vi trải nghiệm gần gũi nên các nhóm có thể linh 
hoạt thời gian để khám phá thu thập thông tin, tổ chức luyện tập. 
Sản phẩm của học sinh sau hoạt động trải nghiệm là nguồn ngữ liệu thiết thực, 
gần gủi để giáo viên nói riêng cũng như nhóm chuyên môn nói chung sử dụng để 
dạy học chủ đề văn thuyết minh .Trong giờ dạy, giáo viên đỡ phải bỏ nhiều công sức 
để tìm hiểu, đưa các kiến thức trừu tượng vào bài giảng, bởi có những kiến thức rất 
gần gũi với học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy bài giảng trở nên nhẹ 
nhàng, hiệu quả và thuyết phục hơn. 
 - Về phía nhà trường: 
 Đề tài có tác dụng tốt đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường. 
 Thúc đẩy được phát triển chương trình nhà trường. 
1.3. Khả năng nhân rộng của đề tài 
Đề tài chúng tôi đã cung cấp thêm một đối tượng thuyết minh rất cụ thể, gần 
gũi trong cuộc sống. Gắn hoạt động dạy học với thực tiễn, kết hợp học đi đôi với 
hành, góp phần thực hiện các mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo. Hơn nữa, trên địa 
bàn các trường THPT của huyện lúa Yên Thành, cũng như tỉnh Nghệ An hầu như 
địa phương nào cũng những mô hình kinh tế mới ứng dụng công nghệ cao, có những 
sản phẩm mang thương hiệu của quê hương mình cần được giới thiệu, quảng bá rộng 
rãi. Vì thế đề tài này có khả năng vận dụng để áp dụng cho tất cả các trường THPT, 
không chỉ ở Yên Thành, mà còn có thể ở nhiều địa phương khác. 
Mặt khác, chương trình GDPT ở giai đoạn THPT là giáo dục gắn với định 
hướng nghề nghiệp, đề tài chúng tôi có thể lồng ghép, định hướng nghề nghiệp cho 
học sinh nên khả năng nhân rộng là cần thiết. 
2. Những kiến nghị, đề xuất 
62 
Để việc dạy học Ngữ Văn nói chung và vận dụng hình thức tham quan trải 
nghiệm vào dạy học chủ đề văn thuyết minh nói riêng đạt kết quả cao, góp phần giáo 
dục toàn diện cho học sinh, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: 
-Với nhà trường: Tạo điều kiện về kinh phí và thời gian để giáo viên và học 
sinh thường xuyên thực hiện những chuyến đi thực tế, được “mắt thấy tai nghe”, để 
không chỉ biết rõ, hiểu rõ về đối tượng mà có thể giới thiệu, trình bày về đối tượng 
đó cho tất cả mọi người được biết một cách chuẩn xác, hấp dẫn nhất . Từ đó các em 
hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề đã được học trong sách vở, rút ngắn khoảng cách 
giữa kiến thức trừu tượng, chung chung với thực tế cuộc sống. Ý thức sâu sắc được 
vai trò quan trọng của văn học với đời sống con người. 
- Với giáo viên: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở 
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập trải nghiệm 
cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó hình thành được nhóm 
các kỹ năng tư duy, năng lực sáng tạo cho HS, hướng nghiệp cho HS. Đồng thời, 
cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể có liên 
quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của HS. 
 - Với đề tài: Từ những kết quả bước đầu đạt được như trên, tôi mong muốn 
đề tài có thể áp dụng rộng rãi trên cơ sở nội dung giáo dục phải gắn liền với thực 
tiễn địa phương, mục tiêu giáo dục là phát huy tính cực, chủ động sáng tạo và phát 
triển phẩm chất năng lực của chủ thể học tập. Việc dạy – học gắn với trải nghiệm 
thực tế nên áp dụng phổ biến ở các cơ sở trường học. Hoạt động này thực sự đem 
lại hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Từ hoạt động 
trải nghiệm các mô hình kinh tế địa phương vùng Bắc Yên Thành để rèn luyện kĩ 
năng làm văn thuyết minh lớp 10”. Chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những 
thiếu sót, vì vậy kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè 
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, Tổ 
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, NXB giáo dục 2006. 
2. Tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo THCS- NXB giáo dục Việt 
Nam – 2017. 
3. Lê Khánh Tùng Các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy 
học Ngữ văn trung học phổ thông www.khoanguvandhsphue.org 
4. Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2014- Bộ GD-ĐT. 
5. Phan Trọng Luận (cb): Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 
10-NXB Đại học sư phạm Hà Nội-2010. 
6. SGK ngữ văn lớp 8- NXB giáo dục 2010 
64 
7. Tài liệu tập huấn chương trình GDPT tổng thể 2018 
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên modul 2 
9. SGK Ngữ văn 10- tập 1- NXB giáo dục- 2014. 
10. SGV Ngữ văn 10- tập 1-NXB giáo dục- 2014. 
11. Lời giới thiệu của các chủ mô hình kinh tế trên địa phương. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tu_trai_nghiem_cac_mo_hinh_kinh_te_dia_phuong_vung_bac.pdf
Sáng Kiến Liên Quan