SKKN Dạy học Văn học dân gian Lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3

Thực tiễn dạy học tác phẩm dân gian 10 ở trường THPT

 Một thời gian dài thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã không ngừng học hỏi, tìm tòi để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới. Cụ thể:

- Đã đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế theo năm bước hoạt động hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Trong mỗi hoạt động được thiết kế, học sinh là trung tâm, được giao nhiệm vụ nhiều hơn, được làm nhiều hơn, nói nhiều hơn và vì thế cũng tích cực và chủ động hơn. Giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh tìm chọn và xử lý thông tin, làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng.

- Giáo viên cũng đã chủ động và có sáng kiến, luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi, làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại

 Tuy nhiên, trong chuỗi những đổi mới chung ấy, việc dạy học tác phẩm dân gian ở trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể thấy thực trạng chung là:

 - Tiếp cận cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết, phân tích các yếu tố, giá trị nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố đó của văn học viết.

 - Chỉ tiếp cận một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm văn học dân gian vào trong môi trường diễn xướng của nó.

- Học sinh chưa được tạo điều kiện nhiều để được trải nghiệm sáng tạo với các hình thức hoạt động phong phú phù hợp với tác phẩm dân gian mà một trong những hình thức hiệu quả nhất là hoạt động sân khấu hóa.

Nguyên nhân của những hạn chế đó:

- Giáo viên chưa thực sự chú ý đến tính đặc thù của bộ phận văn học dân gian.

- Giáo viên chưa ý thức được sự cần thiết của biện pháp sân khấu hóa trong hoạt động học để hướng tới hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Giáo viên ngại thay đổi, bởi mỗi hoạt động học sử dụng hình thức sân khấu hóa là phải đầu tư, mất nhiều thời gian.

 Trong khi học sinh ngày càng xa rời với môn Văn, đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại. Các em chưa hiểu được đặc trưng của văn học dân gian vì thế các em học văn học dân gian với tâm thế của việc học văn học viết, dẫn đến việc các em có nhiều suy diễn không hợp lý. Nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học này, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Mặt khác, do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn học dân gian ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học dân gian dẫn đến việc học tập văn học dân gian chưa được như mong muốn, thậm chí khiến học sinh vốn không mặn mà với môn Văn lại càng trở nên chán nản hơn. Dĩ nhiên cũng có nhiều thầy cô tâm huyết, họ đã dạy văn học dân gian như nó vốn có trong đời sống thực của dân gian, tức là tiếp cận văn học dân gian theo tinh thần Folklore học. Nhưng thực tế này không phổ biến và chỉ được thực hiện trong những giờ dạy thao giảng, thực tập, mức độ hiệu quả vì thế cũng không cao. Thiết nghĩ, nếu sân khấu hóa trở thành một lựa chọn thường xuyên của các thầy cô trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, trong tiết học cũng như trong các chương trình ngoại khóa thì chắc chắn văn học dân gian sẽ trở thành niềm yêu thích và khát khao khám phá của các em.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học Văn học dân gian Lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi 1:Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn .. có âm điệu như thế nào?
a. Hài hước, dí dỏm nhưng mang sự xót xa, cay đắng. 
b. Hài hước, dí dỏm, đáng yêu. 
c. Hài hước, dí dỏm pha chút mỉa mai. 
d. Hài hước, giễu nhại, vui vẻ. 
Câu hỏi 2: Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... phê phán:
a. Những người ưa nịnh. 
b. Những người chồng lười nhác. 
c. Những người phụ nữ tham ăn. 
d. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. 
Câu hỏi 3:Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?
a. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh. 
b. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại. 
c. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ. 
c. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
TRẢ LỜI
1=b
2= d
3=b
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy tìm những câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi.
- Em hãy tìm những câu ca dao sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc môtip quen thuộc và có nội dung phê phán nam giới như bài ca dao trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
Câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi?
“Chồng em áo rách em thương
 Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Làm trai cho đáng nên trai
 Lên Đông, Đông tĩnh, xuống Đoài, Đoài yên.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng
Ca dao có nội dung phê phán nam giới 
Gợi ý :
- Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu
- Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con
- Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
1.2. Sân khấu hóa với chương trình Ngoại khóa văn học dân gian.
 Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc, tuy nhiên nó có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển toàn diện của học sinh. Ngoại khóa văn học dân gian là hình thức sân khấu hóa được tổ chức công phu với đối tượng mở rộng hơn, nội dung chương trình phong phú, bao quát hơn. Đối tượng cũng không chỉ là học sinh lớp 10 mà có thể mở rộng cho học sinh lớp 11,12 cùng tham gia.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên tổ Ngữ văn lập kế hoạch, thống nhất chủ đề ngoại khóa, nội dung chương trình, cách thức tổ chức, thời gian tổ chức, thống nhất chọn tác phẩm biểu diễn, dự trù kinh phíĐây là bước khởi đầu quan trọng quyết định thành công của chương trình ngoại khóa. 
Chủ đề chương trình thường gắn với giá trị, sức sống của văn học dân gian, có thể là Em yêu văn học dân gian, Văn học dân gian – sức sống và sự sáng tạo hay Văn học dân gian - Tìm về bản sắc dân tộc Chương trình có thể tổ chức thành các đội chơi, trải qua các phần biểu diễn chung, phần thi riêng cho các đội, phần tham gia của khán giả. Thời gian tổ chức có thể lồng trong chương trình kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11 (trùng với thời gian học sinh lớp 10 vừa học xong chương trình văn học dân gian, rất phù hợp để các em vừa ôn lại vừa mở mang hiểu biết cùng những trải nghiệm thú vị về văn học dân gian). Tác phẩm biểu diễn có thể là những tác phẩm trong chương trình ngữ văn 10, có thể bổ sung những tác phẩm kịch dân gian kinh điển khác, để chương trình thêm phong phú và hấp dẫn. 
Bước 2: Phân công giáo viên phụ trách các phần việc cụ thể: biên soạn nội dung, dẫn chương trình, viết kịch bản, phụ trách các nhóm, đội học sinh.
 - Người biên soạn nội dung phải xây dựng đầy đủ chương trình: Bao gồm lời giới thiệu ý nghĩa buổi ngoại khóa, giới thiệu ban tổ chức, các đội chơi, ban giám khảo, lời giới thiệu các phần, các tiết mục; soạn bộ câu hỏi cho phần thi hiểu biết văn học dân gian, phần thi dành cho khán giả
 - Giáo viên phụ trách lấy thông tin học sinh trong đội mình, phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng em trong đội. Riêng các em có năng lực, năng khiếu có thể bố trí các em tham gia thêm ngoài nội dung chính các em đảm nhận. Trong mỗi nhóm nhỏ, giáo viên yêu cầu các em lập nhóm facebook hoặc zalo để các em tiện trao đổi thông tin và có thể tự quản lý lẫn nhau trong quá trình tập luyện.
 - Giáo viên và học sinh tham gia dẫn chương trình phải chủ động nắm rõ khung chương trình, trang bị cho mình phông kiến thức rộng rãi về văn học dân gian để chủ động trong các tình huống, để chương trình hấp dẫn hơn.
 - Giáo viên làm giám khảo thống nhất lập brem chấm điểm cho các đội chơi, đảm bảo cách đánh giá hài hòa tất cả các yếu tố của chương trình. 
 - Giáo viên làm thư ký cần chuẩn bị những phần quà nhỏ xinh nhưng có ý nghĩa để tặng cho khán giả và giải thưởng cuối cùng cho các đội chơi.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tập luyện. Giai đoạn này khá vất vả cho cả giáo viên và học sinh. Các em vừa phải tham gia tập luyện tích cực vừa không để ảnh hưởng đến việc học tập hàng ngày. Giáo viên phụ trách đồng hành với các em trong các buổi tập, giúp các em hoàn thiện kịch bản, động viên các em thuộc kịch bản, nhập vai; hướng dẫn, góp ý về kỹ thuật diễn xuất; hỗ trợ cơ sở vật chất, phục vụ loa máy, đạo cụ diễn
Bước 4: Tổng duyệt chương trình. Đây là khâu cuối cùng, rất quan trọng trước ngày biểu diễn. Tổng duyệt để ghép nhạc, để chạy thử chương trình, để thấy rõ những thiếu sót, hạn chế có thể khăc phục được như thời gian chuẩn bị, trang điểm, trang phục, di chuyển sân khấu, loa máy âm thanh
Bước 5: Biểu diễn. Chương trình sẽ tiếp diễn liên tục theo khung đã định sẵn, diễn ra trong khoảng 1h 30 phút sau chương trình mít tinh lễ kỷ niệm của nhà trường. 
Bước 6: Tổ chức họp rút kinh nghiệm. Mỗi hoạt động luôn cần được kiểm nghiệm và điều chỉnh. Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên sẽ nhận ra những điều thiếu sót, chưa phù hợp, có thể đã khắc phục kịp thời hoặc chưa. Vì vậy, sau chương trình, tất cả các giáo viên phụ trách sẽ gom lại những điều đó, cùng trao đổi để rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau. Đó có thể là kinh nghiệm về lựa chọn tác phẩm, kinh nghiệm về lựa chọn học sinh tham gia, về quản lý học sinh trong quá trình tập luyện 
***
Chương trình ngoại khóa văn học dân gian trường THPT Anh Sơn 3 năm học 2020 - 2021. (phụ lục 2)
 Sau khi tiến hành các bước như đã nêu trên, chương trình đã được thực hiện với tổng quan như sau:
Chương trình với chủ đề: Văn học dân gian – sức sống và sự sáng tạo tổ chức thành hai đội thi, đội Thạch Sanh và đội Thánh Gióng. Mỗi đội 30 em tham gia, phân công cho các nội dung: biểu diễn tiết mục dân ca ba miền, thi hiểu biết văn học dân gian, thi vẽ tranh dân gian, thi diễn xướng. 
Thứ tự các phần của chương trình như sau:
 Phần 1: Liên khúc dân ca ba miền (hai đội cùng biểu diễn chung, hát múa dân ca: Cò lả - Mười thương – Lý kéo chài; phần này không chấm điểm).
	Phần 2: Cùng suy ngẫm về những giá trị của văn học dân gian (Thầy tổ trưởng tổ Ngữ văn trình bày về giá trị của dân ca Ví dặm Nghệ - Tĩnh).
	Phần 3: Thi hiểu biết văn học dân gian: mỗi đội trải qua phần thi này bằng việc trả lời một gói câu hỏi. Gói câu hỏi bao gồm 15 câu hỏi về các thể loại, các tác phẩm, các nhân vật, các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn học dân gian; chủ yếu là câu hỏi vui, hóm hỉnh, nhẹ nhàng.
	Phần 4: Giao lưu với khán giả: Khán gỉa được tham gia chương trình bằng việc trả lời các câu hỏi mà hai đội không trả lời được và câu hỏi dành riêng cho khán giả. 
	Phần 5: Thi vẽ tranh dân gian: Hai đội cử hai thành viên tham gia vẽ tranh dân gian. Người dẫn chương trình cho các bạn bốc thăm chủ đề. Các bạn vẽ tranh theo chủ đề đã được bốc thăm (tranh Hứng dừa và Đánh ghen). Trong thời gian hai bạn vẽ tranh, khán giả vừa xem vẽ tranh vừa thưởng thức phần biểu diễn của câu lạc bộ nghệ thuật A&M: tiết mục múa Gió đánh đò đưa, hòa tấu Organ, sáo, guirta Đi cấy)
	Phần 6: Thi diễn xướng dân gian (hai đội diễn hai tiết mục với hai thể loại khác nhau; tiết mục đối đáp giao duyên Nghệ - Tĩnh Bần hát ghẹo, trích đoạn chèo cổ Xã trưởng mẹ Đốp trích Quan Âm thị Kính).
 Chương trình đã diễn ra đúng kế hoạch và thành công như mong đợi, nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ hội đồng sư phạm nhà trường cũng như sự cổ vũ nhiệt tình, hào hứng từ các em học sinh. Có thể thấy, các em học sinh rất nhạy bén, rất sáng tạo và có sẵn đam mê để sẵn sàng tham gia những hoạt động trải nghiệm như thế. 
2. Những nguyên tắc thực hiện sân khấu hóa và những bí kíp để việc sân khấu hóa trở nên dễ dàng hơn
Để có thể phát huy hết tất cả những vai trò như trên của hình thức sân khâu hóa, giáo viên cần hiểu bản chất của sân khấu hóa để từ đó có định hướng thiết kế hoạt động kế hoạch bài dạy của mình cũng như trong kế hoạch ngoại khóa chung của tổ chuyên môn. Giáo viên cần xác định rõ:
Nếu sân khấu hóa được thực hiện trong giờ dạy Ngữ văn:
 Thứ nhất: sân khấu hóa là một hình thức được sử dụng cho các hoạt động học. Theo các văn bản hướng dẫn của chương trình THPT 2018 trong việc đổi mới thì rõ ràng, có rất nhiều phương pháp để thực hiện đổi mới dạy học, trong đó có phương pháp đóng vai, chính là phương pháp được sử dụng trong hình thức sân khấu hóa. Vậy thì giáo viên cần thiết kế nó là một hoạt động học:
 - Cần xác định rõ mục tiêu của mỗi tiết mục sân khấu hóa: để “làm nóng”, khơi gợi cảm xúc, để gợi dẫn vào mảng kiến thức nào, để củng cố khắc sâu mảng kiến thức nào, để tạo ấn tượng, mở rộng suy nghĩ về vấn đề cuộc sống nàoVà tổ chức hoạt động cho học sinh ra sao.
 - Phải qua các bước của một hoạt động học: có giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ (hoạt động học, phải chắc chắn tất cả học sinh đều được giáo viên kéo vào, nhập cuộc), báo cáo kết quả, và đánh giá nhận xét. Vì sao phải như vậy? thứ nhất, để đảm bảo tính bài bản và khoa học; thứ hai, chính những hoạt động bài bản như vậy mới tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh được có cơ hội, có quyền trải nghiệm, được đánh giá nhận xét. Học sinh cần được làm việc, động não, khơi gợi cảm xúc thực sự. Và giáo viên cần đánh giá kết thúc quá trình đó, có thể là điểm thưởng, điểm miệng, hoặc nếu không vẫn phải là một câu nói khen ngợi bài tốt và nhắc nhở bài chưa tốt. Như thế, mới tạo động lực học tập cho học sinh, tránh cảm giác hụt hẫng đầu voi đuôi chuột và gây chán nản vào những lần hoạt động sau.
  - Vào mỗi tiết học có áp dụng hình thức sân khấu hóa, giáo viên cần để cho học sinh chủ động đứng ra tổ chức, giáo viên sẽ ở trong vai người dự và nhận xét sau khi tiết mục kết thúc. Với sự chuẩn bị, học sinh được giao diễn xuất sẽ giới thiệu về tiết mục, người thực hiện, mục đích của tiết mục và tham gia diễn xuất.           
 - Để sân khấu hóa thành công, cả thầy và trò đều có sự chuẩn bị chu đáo.Trước hết, đó là viết kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học thành thể loại kịch để diễn xướng, diễn xuất. Sau đó là tập luyện, vào vai nhuần nhuyễn. Phần việc này khá vất vả bởi từ hình tượng trong tác phẩm, chuyển thể thành tiểu phẩm vừa phải trung thành với văn bản gốc, vừa phải hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục cao.
       - Cuối cùng, từ định hướng của giáo viên, học sinh sẽ phải chuẩn bị trang phục, tất nhiên những tiết học chỉ một đoạn sân khấu hóa thì có thể không cần đến trang phục và hóa trang cầu kỳ mà chủ yếu tập luyện diễn xuất và lời nói của học sinh; chuẩn bị loa, máy chiếu, các dụng cụ để diễn xuất như sáo, nhị, khèn, quạt, mõ, trống cơm, bai chèo, bàn ghế, quang gánh,Có những đạo cụ, dụng cụ giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh tập trung cùng nhau tự làm, tận dụng những vật liệu có sẵn trong nhà trường hoặc ở nhà để sử dụng linh hoạt, sáng tạo trong khi diễn xuất, vừa tiết kiệm chi phí vừa rèn luyện kỹ năng cho các em. 
 Nếu sân khấu hóa được tổ chức ở chương trình ngoại khóa toàn trường:
 Dĩ nhiên, đây không còn là hoạt động học trong tiết học chính khóa nữa. Giáo viên không nhất thiết phải thiết kế thành các hoạt động học trong kế hoạch bài dạy năm bước. Ngoại khóa chính là trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, việc học thông qua thực hành là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Khi được trực tiếp trải nghiệm, thực hành học sinh sẽ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. Các em được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin của bản thân mình. Đây cũng là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà các em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Để thực hiện một chương trình ngoại khóa văn học dân gian, cần phải chú ý nhiều yếu tố: ngoài những lưu ý trên, cần phải quan tâm đến tổng thể chương trình, tương quan giữa các phần sao cho cân đối hài hòa về mặt nội dung và thời gian; cách thức tổ chức thế nào cho phù hợp và hấp dẫn; cần xây dựng kịch bản chi tiết và có một “ê kíp” với cách làm việc thực sự chuyên nghiệp ở cả thầy cô và học sinh.
Một điều quan trọng nữa là giáo viên hãy luôn chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp mình: trí tuệ được sẻ chia là trí tuệ được khai minh không ngừng. Việc chia sẻ với đồng nghiệp sẽ làm cho công việc của mình bớt áp lực, căng thẳng. Và khi chia sẻ, chúng ta sẽ được nghe nhận xét, hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhận ra những vấn đề khách quan mà bản thân mình không thể nhìn nhận. Đồng nghiệp ở đây không chỉ người trong nhóm môn, trong trường mình. Có thể chia sẻ với những đồng nghiệp của bộ môn khác, có thể chia sẻ với đồng nghiệp cùng môn ở những ngôi trường khác. Thời đại có sự hỗ trợ tuyệt đối về truyền thông như ngày nay thì việc chia sẻ là vô cùng thuận lợi. Chúng ta có thể tạo ra cả một kho tư liệu phong phú cho nhau từ sự chia sẻ. 
Để hoạt động học tập trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa (cũng như các hoạt động học tập khác của học sinh) diễn ra mạch lạc, đúng kế hoạch và thời gian, giáo viên cần thiết lập quy trình chặt chẽ ngay từ đầu. Quy trình đó là những nguyên tắc giao ước mà giáo viên đề nghị học sinh thực hiện: tuân thủ kỷ luật nhóm, tôn trọng tập thể để học sinh ý thức đây là một hoạt động học tập mà tham gia nghiêm túc và có trách nhiệm hơn.
3. Hiệu quả của biện pháp sân khấu hóa
a, Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh: Học sinh rất thông minh, nhạy bén và rất sáng tạo. Những yêu cầu giáo viên nêu ra, hầu hết các em đều đáp ứng được. Thậm chí với kết quả hơn cả mong đợi. Ngoài ra, với những hình thức sân khấu hóa này, chúng tôi đã chia sẻ với đồng nghiệp trên địa bàn huyện và cũng có phản hồi tốt. Các anh chị em đã cho nhận xét là dễ thực hiện, học sinh rất có hứng thú. 
b, Mức độ phù hợp với thực tiễn nhà trường: Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động sân khấu hóa (máy chiếu, tivi kết nối mạng) một cách thuận lợi. 
c, Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH: cái cơ bản nhất của đổi mới phương pháp dạy học, đó là giáo viên thiết kế được những hoạt động học cho học sinh, mà qua đó có thể hình thành, phát triển kỹ năng, tiếp nhận kiến thức và có được năng lực làm việc. Bởi vậy, những hình thức sân khấu hóa như trên đã tạo ra được các hình thức hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng cho học sinh, phù hợp với các phong cách học tập, các loại hình thông minh khác nhau. Chính nhờ những hoạt động sân khấu hóa như thế này đã rèn luyện phần nào khả năng ứng xử, giải quyết tình huống, kỹ năng hợp tác, sáng tạo và tư duy logiccho học sinh. 
d, Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá: kiểm tra đánh giá hiện nay không phải đánh giá kết quả, mà đánh giá quá trình người học, nhằm mục đích thúc đẩy người học tiến bộ thay vì phê bình nhận xét đóng khung như trước. Bởi vậy, sản phẩm dùng để đánh giá học sinh cũng không chỉ còn là bài kiểm tra như trước, nó có thể là các sản phẩm học tập phong phú khác nhau – kết quả của các hoạt động học, giáo viên đều có thể lấy để đánh giá: phiếu học tập, bài chuẩn bị ở nhà và một sản phẩm bất kỳ của hoạt động trải nghiệm vẫn có thể làm sản phẩm đánh giá: viết kịch bản, đảm nhận vai diễn, viết tự do. Bởi vậy, hoạt động sân khấu hóa được thực hiện một cách bài bản, khoa học, thì đều có thể dùng làm kiểm tra đánh giá, đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
e, Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp: Với đề tài này, tôi hi vọng có thể khơi gợi cảm hứng sáng tạo của đồng nghiệp để giáo viên chúng ta có thêm những hình thức dạy học thú vị, hấp dẫn với học trò hơn. Và cũng với đề tài này, tôi sẽ tiếp tục sưu tầm, sáng tạo nhiều cách thức sân khấu hóa hiệu quả hơn nữa, chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới và chia sẻ cùng các đồng nghiệp, nhằm xây dựng thành kho tư liệu bổ ích cho bộ môn Ngữ văn.
Khả năng vận dụng: như đã trình bày ở trên, những cách thức này có khả năng vận dụng ở nhiều đối tượng học sinh và nhiều cơ sở giáo dục, với những đòi hỏi không cao về cơ sở vật chất. Và cũng với hình thức này, có thể vận dụng vào nhiều đơn vị bài học khác nhau.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Kết luận
Sau khi hoàn thiện đề tài, tôi và các đồng nghiệp cùng chuyên môn đã áp dụng tại trường THPT Anh Sơn 3 và đã thu được những kết quả tích cực sau:
 Đối với học sinh: Khi áp dụng sân khấu hóa trong hoạt động học tập, người viết nhận thấy, học sinh háo hức chờ đợi tiết học cũng như chương trình ngoại khóa, hăng hái sẵn sàng hợp tác cùng với thầy cô giáo. Việc học trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. 
Đối với giáo viên: Tự bản thân sau một quá trình chịu khó thực hiện các hoạt động đổi mới, chịu khó tìm tòi và thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm thông qua hình thức sân khấu hóa cho học sinh, người viết đã thu được nhiều điều có ích cho bản thân: kĩ năng lựa chọn tình huống, viết kịch bản cho vai diễn, kĩ năng làm “đạo diễn”, kĩ năng tổ chức hoạt đông sân khấu hóa hiệu quả và rút được kinh nghiệm cho những hoạt đông trải nghiệm sáng tạo khác. 
 Như vậy, với khả năng sáng tạo không ngừng trong quá trình tư duy, tìm tòi học hỏi của giáo viên, chắc chắn, sẽ còn nhiều hoạt động trải nghiệm hiệu quả nữa ra đời, với mục đích làm cho những giờ dạy Ngữ văn trở nên đẹp đẽ và thú vị hơn, có hiệu quả hơn trong việc hình thành, phát triển năng lực phẩm chất cho người học. Điều cốt yếu cuối cùng thiết nghĩ không phải là phương pháp, kỹ thuật điêu luyện đến bậc nào, mà là mối quan hệ gắn kết giữa người giáo viên và học sinh tạo nên một môi trường học tập tốt đẹp ra sao. Hoạt động dạy học trở thành một hoạt động thú vị của quá trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Để có được điều đó, người giáo viên phải nỗ lực không ngừng, với nhiệt huyết, tình yêu không bao giờ phai nhạt đối với sự nghiệp dạy học. 
Kiến nghị: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
 - Đối với tổ chuyên môn: Cần thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, chủ động phối hợp với nhau để cùng xây dựng chương trình ngoại khóa hàng năm.
 - Đối với giáo viên: Đặt lòng tin vào năng lực của học sinh để giao nhiệm vụ cho các em chủ động xây dựng kịch bản, chọn diễn viên, làm biên đạo để thực hiện sân khấu hóa trong tiết học và trong chương trình ngoại khóa.
 - Đối với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chỉ đạo công tác phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để đưa hoạt động sân khấu hóa văn học dân gian trở thành chương trình ngoài giờ lên lớp chính thức trong hệ thống chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_van_hoc_dan_gian_lop_10_theo_huong_phat_trien_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan