SKKN Tổ chức giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với mục tiêu là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả; triển khai có hiệu quả Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án"Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường giáo dục toàn diện; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội cho học sinh. Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn khơi gợi những giá trị tốt đẹp sẵn có ở mỗi học sinh.
Lứa tuổi học sinh đang dần hình thành những giá trị nhân cách. Các em giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết, giúp các em rèn luyện, điều chỉnh hành vi, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Mặt khác giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh còn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Vì vậy chúng ta cần giáo dục cho các em giá trị sống, kỹ năng sống ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình Chúng tôi gồm: Tỉ lệ (%) Trình độ Đóng góp Ngày tháng Stt Họ tên tác giả Nơi công tác Chức danh chuyên vào việc năm sinh môn tạo ra sáng kiến Trường THCS Tổ trưởng 1 Lê Thị Hồng Thơ 19/6/1979 Cử nhân 30 Lê Hồng Phong CM Chuyên 2 Lê Thị Hồng Vân 24/6/1972 Phòng GD & ĐT 30 viên Cử nhân Trường THCS Hiệu 3 Trịnh Thị Vân Khánh 30/9/1972 20 Lê Hồng Phong trưởng Cử nhân Trường THCS 4 Lê Thị Bình 16/11/1982 Giáo viên Thạc sỹ 20 Lê Hồng Phong Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh” A. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS. B. Thời gian áp dụng: Từ năm học 2016-2017; 2017-2018. C. Mô tả bản chất của sáng kiến Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với mục tiêu là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả; triển khai có hiệu quả Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án"Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường giáo dục toàn diện; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội cho học sinh. Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn khơi gợi những giá trị tốt đẹp sẵn có ở mỗi học sinh. Trang 1 - Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ tuần qua về các mặt như: thực hiện quy định của Đội, học tập, nền nếp, vệ sinh... Nêu rõ tên các bạn thực hiện tốt, các bạn vi phạm. - Lớp trưởng tổng kết, xếp loại thi đua các tổ. - Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh, nhắc nhở, phê bình, khiển trách học sinh còn vi phạm sau đó giáo viên phổ biến các công việc trong tuần kế tiếp và yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hiện. - Kết thúc tiết sinh hoạt, nếu còn thời gian, giáo viên cho một vài em lên hát hoặc hát tập thể. - Đôi khi có tiết sinh hoạt do học sinh vi phạm nhiều trong tuần nên giáo viên chủ nhiệm phê bình đến quá giờ vẫn chưa cho các em về, hoặc cho ở lại làm bản kiểm điểm hoặc phạt quét sân trường. 1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ - Phù hợp đối với những học sinh ngoan, ít vi phạm nội quy trường lớp. - Giúp học sinh hình thành các kĩ năng giao tiếp, tự tin chủ động và mạnh dạn tham gia vào các công việc chung của lớp, đặc biệt là các em trong ban cán sự lớp. - Những em vi phạm cũng đã biết nhận ra lỗi lầm để từ đó sửa chữa hoàn thiện bản thân. Nhiều em thay đổi, có ý thức xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học, trong trường, ở gia đình và ngoài xã hội. 1.3. Hạn chế của giải pháp cũ - Giáo viên là người chủ động tổ chức các hoạt động, học sinh bị động, các em không có cơ hội để sáng tạo hay thể hiện khả năng, năng khiếu của mình. Giờ sinh hoạt trở nên nhàm chán, buồn tẻ, đơn điệu, không khí lớp căng thẳng, không hấp dẫn được tất cả các em; chưa có khả năng lôi cuốn học sinh vào những hoạt động hay các em chưa dám thể hiện khả năng bản thân. Đồng thời không thể tạo nên một tập thể đoàn kết mà ở đó các thành viên biết yêu thương, chia sẻ, sống vị tha, nhân ái, trung thực, chăm chỉ học tập và sống có trách nhiệm. - Các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt còn sơ sài, chưa phong phú về nội dung. Đôi khi, giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, chủ yếu là đe nẹt tìm lỗi vi phạm của học sinh để phê bình. Chưa thực sự khéo léo khi giáo dục phê bình hay biểu dương học sinh trước tập thể lớp. - Học sinh cảm thấy căng thẳng, nhàm chán. Đối với những em vi phạm sẽ thấy nơm nớp, lo lắng, sợ hãi khi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, thậm chí xấu hổ với bạn bè khi bị cô giáo và các bạn phê bình nên sẵn sàng nghỉ buổi học có giờ sinh hoạt. - Nhiều em có thái độ “quay lưng lại”, thờ ơ với tiết sinh hoạt hoặc các em chỉ ngồi đợi cho hết tiết rồi về. Nhiều em cảm thấy tiết sinh hoạt như một cực hình vì bao nhiêu việc trong tuần đều bị nhắc nhở, xử lí trong giờ sinh hoạt. Trang 3 Trước khi nhận xét, giáo viên chiếu một bộ phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt, thông qua đó nhắc nhở, giáo dục các em một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Ví dụ: Giáo viên chiếu cho học sinh xem câu chuyện “Chiếc bình nứt”. Ảnh minh họa: Đường đi bên phía chiếc bình nứt hoa nở rực rỡ. Giáo viên đưa ra gói câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Cụ thể: Câu 1. Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 2. Sự khiếm khuyết có giá trị không? Câu 3. Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? Câu 4. Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Câu 5. Ai sẽ đóng vai trò “người gánh nước” trong cuộc sống của bạn? Câu 6. Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân? Sau khi các tổ thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống. Như vậy, mục đích của giáo viên khi chiếu bộ phim này là để giáo dục các em, giúp các em hiểu rằng: Đối diện với những khiếm khuyết của mình, mỗi người cần học cách chấp nhận đồng thời hướng tới những điều tốt đẹp của bản thân. Không ai là người hoàn hảo, ai cũng có những khiếm khuyết nhưng đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có giá trị riêng. Hãy biết sửa chữa để hoàn thiện mình, hãy biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế của mình để giúp ta thành công hơn trong cuộc sống, giống như chiếc bình nứt kia, từ những vết nứt ấy chiếc bình vẫn góp phần làm cho những bông hoa tỏa ngát hương thơm làm đẹp cho cuộc đời. Sau đó giáo viên liên hệ cụ thể tình hình thực tế của lớp để phân tích, động viên khích lệ những em có nhiều cố gắng đồng thời nhắc nhở các em vi phạm cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi lầm để không làm cho bố mẹ và thầy cô phải buồn lòng. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn rất nhiều video có ý nghĩa khác phát trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” để giáo dục học sinh. Trang 5 - Giáo dục HS biết kế thừa, phát huy những vẻ đẹp của người phụ nữ, từ đó có tình cảm, thái độ, việc làm thể hiện sự trân trọng, biết ơn người phụ nữ đặc biệt là người mẹ. * Cách thức tiến hành (Minh họa cụ thể trong Phụ lục V). Ngoài những chủ đề thực hiện theo tháng, trong các giờ sinh hoạt, giáo viên có thể kết hợp tổ chức cho học sinh những chủ đề khác như liên quan đến giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ví dụ 2: giáo viên tổ chức tiết sinh hoạt thực hiện chủ đề “Tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em” * Mục đích: Giúp các em học sinh hiểu về giới tính, về tình bạn, tình yêu, về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đó là tiền đề quan trọng để giúp học sinh phòng ngừa xâm hại tình dục. Để thực hiện chủ để này, căn cứ đối tượng học sinh để giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội dung giáo dục giới tính phù hợp. * Nội dung giáo dục giới tính: - Đối với học sinh khối 6,7: giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai và bạn gái. - Đối với học sinh khối 8, 9: giáo dục để học sinh phân biệt về tình bạn và tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, giáo dục sự tôn trọng tình bạn. Đặc biệt là khả năng phòng vệ của các em gái, sự tự chủ, vững vàng nói “không” trước những cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục. * Cách thức tiến hành: (Minh họa cụ thể trong Phụ lục V). * Ưu điểm: - Học sinh được rèn luyện kĩ năng sống như: giao tiếp, mạnh dạn, tự tin, bày tỏ ý kiến, - Được mở rộng hiểu biết về những vấn đề của cuộc sống, được bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của bản thân. 2.1.3. Tổ chức tiết sinh hoạt với những trò chơi. * Mục tiêu: - Để nâng cao được tính chủ động của học sinh và vai trò của tập thể lớp, giáo viên đã linh hoạt “biến” giờ sinh hoạt lớp thành một trò chơi tập thể mang tính giáo dục. - Với những hoạt động "Học mà chơi, chơi mà học”, sẽ lôi cuốn các em vào trò chơi giáo dục một cách tự nhiên, các em được cùng trải nghiệm với một tâm lí thoải mái, vui vẻ; giao lưu thân mật, cởi mở gần gũi, yêu thương, gắn kết và tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với các em học sinh, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Trang 7
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_gio_sinh_hoat_lop_nham_giao_duc_gia_tri_song_ky.doc