SKKN Tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề Địa lí 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh trường Phan Thúc Trực

Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện tượng

thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số tiết, qua

đó cung cấp cho HS những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm tin vào khoa học,

say mê học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất.

* Đối với giáo viên:

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp trên, GV đã được tập huấn các

chuyên đề như: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực;

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Dạy học theo chủ đề.

Một số GV đã tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới, bước đầu tổ chức nhiều hình

thức dạy học khác nhau như ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động

trải nghiệm, nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến vấn

đề phân hóa năng lực, định hướng năng lực cho từng nhóm đối tượng HS, còn lúng

túng, chưa chú ý đến việc lồng ghép các lọai kĩ năng thích nghi, hành động, giải

quyết các vấn đề thực tiễn trong các tiết học và các hoạt động giáo dục có nội dung

liên quan. Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề dạy học, ngại đổi mới,

cho rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Địa lí theo phương pháp dạy học

phân hoá phải tốn nhiều thời gian, thậm chí là kinh phí.

Để có cơ sở nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên và 400 học

sinh của trường THPT Phan Thúc Trực trong thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng

11/2020 bằng nhiều phương pháp khác nhau như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng

vấn trực tiếp, thống kê, xử lí số liệu. Kết quả cho thấy: Phân tích các số liệu thu

được sau khảo sát tôi nhận thấy, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được vai trò

quan trọng của việc dạy học phân hoá người học (95,5% giáo viên cho rằng việc

làm này “rất cần thiết”). Dạy học phân hoá không những giúp học sinh hình thành

kiến thức mà quan trọng hơn là giúp các em rèn luyện kĩ năng (40,5% giáo viên

đồng tình) và hình thành kĩ năng sống (55,7% giáo viên đồng tình). Tuy nhiên, hầu

hết giáo viên còn gặp khó khăn về thời gian (chiếm 38,5%), chưa có kĩ năng tổ

chức dạy học phân hoá (chiếm 56,5%) dẫn đến việc dạy học phân hoá chưa được11

tổ chức thường xuyên (chỉ có 5,5% giáo viên tham gia khảo sát xác nhận bản thân

thường xuyên dạy học phân hoá). (xem thêm Bảng phụ lục)

*. Về phía học sinh:

Học sinh nhà trường ở mỗi lớp những năm gần đây có chất lượng không

đồng đều do việc phân chia lớp được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nên năng lực

nhận thức có sự khác nhau trong một lớp, giữa các lớp trong khối. Nếu không xây

dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phân hoá, sát đối tượng sẽ dẫn đến tình trạng

những em học sinh khá giỏi nhàm chán với các nhiệm vụ học tập đơn giản hoặc

những em có học lực yếu, trung bình gặp khó khăn với các nhiệm vụ học tập phức

tạp. Nhiều học sinh không thích học môn Địa lí hoặc coi môn Địa lí chỉ là môn

phụ, tình trạng học chống đối hoặc không hợp tác với giáo viên trong quá trình học

diễn ra khá phổ biến.

Qua khảo sát, trao đổi phỏng vấn về học tập chủ đề của học sinh nhà trường ,

tôi thu được kết quả là chủ yếu các em dành ít thời gian để tự tìm hiểu thêm về các

kiến thức Địa lí ngoài sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; các em chưa quan tâm

nhiều đến việc tổ chức dạy học theo hướng phân chia nhiệm vụ học tập theo năng

lực, khả năng học; việc dạy học ở trường đạt hiệu quả chưa cao (có tới 50% học

sinh được hỏi cho biết “chưa nắm được” kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Địa lí

thông qua học trên lớp. Hầu hết học sinh (91,3%) có mong muốn được giao nhiệm

vụ học tập, kiểm tra đánh giá phù hợp với năng lực của mình. Bên cạnh đó, các em

chưa hiểu rõ về vai trò của việc tổ chức dạy học phân hoá theo lực học của học

sinh. Đa số các em đã quen với cách học thụ động, học đối phó, chưa chủ động

trong việc khám phá tìm tòi, chưa có các năng lực nghiên cứu và năng lực thực

hành.

pdf67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề Địa lí 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh trường Phan Thúc Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được điều này đòi hỏi người giáo 
viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, hết lòng vì HS. 
Trên đây là một số biện pháp trong quá trình giảng dạy chúng tôi đúc rút 
được và mang lại hiệu quả bước đầu. Tổ khối chúng tôi rất mong được Ban giám 
hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp chia sẻ thêm kinh nghiệm để chuyên đề của 
chúng tôi được áp dụng rộng rãi và thành công. 
II. Bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của đề tài. 
1. Về phía giáo viên 
Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định 
được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù 
hợp với năng lực HS. Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng chuyên đề, từng nội 
dung kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phải mang 
tính hợp lí và hài hòa. 
- Giáo viên cần phải thường xuyên học tập, trau dồi, nâng cao trình độ 
chuyên môn, hiểu biết về kiến thức bộ môn. biến đổi. Đồng thời thường xuyên cập 
52 
nhật các kiến thức, nắm bắt kịp thời các thông tin về ứng dụng bộ môn để đưa các 
nội dung đó vào các hoạt động một cách lôi cuốn và hấp dẫn hơn. 
- Để kích thích hoạt động tâm lí tích cực của HS, đặc biệt có thể sẽ có tác 
động tích cực tới cả cộng đồng nên tổ chức cho HS các cuộc thi tìm hiểu về vấn đề 
liên quan đến bộ môn (phòng chống dịch bệnh, sinh vật gây hại, môi trường, vệ 
sinh an toàn thực phẩm...) hoặc tổ chức thi vẽ tranh về các đề tài này nhằm nâng 
cao hơn ý thức của HS về các vấn đề trên. 
- Ngoài ra, các trường nên thành lập Câu lạc bộ (CLB) Địa lí. Đây là tổ 
chức hoạt động tự nguyện của những HS muốn tham gia vào các hoạt động giáo 
dục. Những HS khi tham gia vào CLB sẽ được sinh hoạt theo định kì của CLB (ví 
dụ: 1 lần/1 tháng, CLB có thể hoạt động theo những chủ đề nhất định. Các chủ đề 
như: “Dinh dưỡng khoáng và nông nghiệp sạch”, “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, 
“Cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh ở người”... 
2. Về phía HS 
– HS cần tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trong 
các tiết học hay giao nhiệm vụ về nhà. 
– Biết tìm tòi, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, trong sản xuất và đời 
sống; từ đó biết vận dụng kiến thức các môn học (đặc biệt là môn Địa lí) để giải 
thích các hiện tượng đó. 
– Có tinh thần học hỏi thầy cô, bạn bè, người thân.và lòng đam mê khám 
phá khoa học. 
3. Bài học kinh nghiệm 
- Đối với chương trình dạy học và sách giáo khoa, các nội dung cần xây 
dựng lại thành các chủ đề xuyên suốt, có thể giảm tải bớt những kiến thức sâu, tăng 
cường thời lượng cho phần thực hành, thí nghiệm và ứng dụng. Trong những giờ 
học, GV cần có sự quan tâm khác nhau đến các nhóm HS khác nhau, giao nhiệm 
vụ phù hợp để các em đều hoạt động tích cực và đều hứng thú trong giờ học. GV 
cũng cần tiếp cận nhiều hơn đến những hiện tượng, những thành tựu, những ứng 
dụng của kiến thức vào đời sống, từ đó hướng dẫn các em thay đổi thái độ, hành vi, 
thông qua những việc làm như trồng cây, bảo vệ rừng 
- Đối với giáo án dạy học phân hóa, bài giảng được thiết kế lồng ghép với 
các phương pháp dạy học tích cực khác, phải đảm bảo nguyên tắc “Dạy học lấy HS 
là trung tâm”. Các hoạt động dạy học cần hướng vào hoạt động học tập chủ động 
của HS dựa trên sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên cần có sự chuẩn bị 
công phu và chu đáo về giáo án, nghiên cứu trước những diễn biến diễn ra của bài 
học, có sự chủ động trước mọi tình huống. Cần chú ý và có thể làm rõ một hoặc 
vài khía cạnh về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân hoặc giải pháp trong bài học. 
Thiết kế và tổ chức bài học cần được thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học, 
53 
đặc biệt tăng cường các phương pháp dạy học tích cực với hình thức tổ chức đa 
dạng, gắn với hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực hành – thí nghiệm cần được 
tăng cường hơn trong các môn học. 
- Đối với thiết bị và công cụ dạy học, nếu có thể, nhà trường cần tăng cường 
trang bi ̣và sử dụng các thiết bị dạy học bộ môn, đặc biệt là các thiết bị dạy học 
hiện đại. Các loại sơ đồ, mô hình cần được tăng cường. Có giải pháp nhằm khuyến 
khích giáo viên và HS sáng tạo ra những công cụ dạy và học thân thiện với môi 
trường và tận dụng được đồ dùng tái chế. Qua đó, rèn luyện cho các em các kĩ 
năng sáng tạo và thấy được ý nghĩa của đồ dùng học tập. 
- Đối với việc tổ chức quản lý và các hoạt động đoàn thể trong các hoạt 
động ngoại khóa (cuôc ̣thi, tham quan, dã ngoại,) cần có sự ủng hộ và hỗ trợ của 
Ban giám hiệu nhà trường, của Đoàn thanh niên hay của hội phụ huynh. Sự ủng 
hô ̣của địa phương, của cộng đồng, đặc biệt là sự ủng hộ của phụ huynh HS tạo 
thuận lợi hơn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. 
- Dự kiến trong các năm học tiếp theo, tôi sẽ áp dụng biện pháp cho tất cả các 
khối, lớp mình dạy sau khi đã điều chỉnh và tăng cường hoạt động dạy học Quy 
trình, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp có thể áp dụng được cho các môn học 
khác trong trường và các trường có điều kiện tương đồng, 
II. Kiến nghị, đề xuất 
 “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn cuộc sống” cho 
HS THPT là một nội dung cần thiết, người dạy cần phải nắm bắt được nội dung và 
đặc điểm môn học; lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm 
khai thác được hết kiến thức và hiểu biết thực tiễn của HS; từ đó giúp các em vận 
dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất. Như vậy, đòi hỏi người giáo viên cần có 
kiến thức sâu và thời gian nghiên cứu các môn học, các nội dung kiến thức phù 
hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm gây hứng thú cho HS. Từ đó, 
các em thấy được kiến thức ở các môn học là một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau 
nhưng lại có thể có các cách nhìn khác nhau rất đa dạng; đồng thời các em biết vận 
dụng linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời 
sống và sản xuất, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt đức – trí – thể - 
mĩ và hình thành được các kĩ năng, năng lực thiết thực. 
1. Về phía Sở GD&ĐT: 
- Tôi mong muốn được tham gia trực tiếp các buổi tập huấn, hội thảo của Sở 
GD và ĐT để lĩnh hội một cách trọn vẹn hơn tinh thần đổi mới của chương trình 
phổ thông tổng thể 2018. 
- Mong muốn Sở GD và ĐT triển khai các mô hình điểm để chúng tôi được 
tham quan, học tập kinh nghiệm giáo dục và dạy học từ các đồng nghiệp. 
2. Về phía nhà trường: 
54 
- Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo cho giáo viên ở thư viện. 
- Nhà trường cần hoàn thiện hơn trang thiết bị phòng phòng thực hành Địa 
lí. 
- Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ gây hứng thú 
cho HS một cách hiệu quả. 
Trên đây là kết quả nghiên cứu và ứng dụng của tôi về vận dụng dạy học 
phân hóa vào các chủ đề, tôi nhận thấy đề tài đã bước đầu mang lại những hiệu quả 
nhất định. Tuy nhiên, khi thực hiện đề tài, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất 
mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
PHẦN 4: PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: Thông tin khoa học hỗ trợ giáo viên và học sinh 
1. Chuột và quá trình sinh trưởng của chuột 
* Chuột 
Chuột là một loài thuộc bộ gặm nhấm, có bộ răng phát triển thích nghi với 
chế độ gặm nhấm. Chuột có cơ thể khỏe mạnh, chân ngắn, đuôi dài, toàn thân có 
lông dày che phủ. 
- Đặc điểm cấu tạo răng của chuột 
Chuột có bốn răng cửa dài, sắc, phát triển trong suốt cuộc đời (Các thí 
nghiệm với chuột trắng cho thấy: răng cửa trên dài ra trung bình 114,3mm/năm; 
còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm/năm). Chuột không có răng nanh 
và răng hàm trước nên có một khoảng hàm dài không có răng sau phần răng cửa. 
Chuột có 12 răng hàm. 
- Đặc điểm hệ tuần hoàn 
Chuột là động vật hằng nhiệt, có hai vòng tuần hoàn, với tim bốn ngăn hoàn 
chỉnh, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 
Ở chuột, xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và 
khoang bụng. Cơ hoành cùng với các cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí 
ở phổi. 
Nguyên lý hoạt động 
Định luật Boyle – Mariotte: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một 
lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích. 
Giải thích: 
Khi kéo bong bóng ở đáy vỏ chai, thể tích của khối khi bên trong vỏ chai 
tăng (lượng khí bên trong chai không thay đổi) làm cho áp suất bên trong vỏ chai 
giảm. Điều này làm cho mất cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài bong bóng 
trong vỏ chai nên chúng phình ra. Khi thả, thể tích bên trong vỏ chai giảm và quá 
trình diễn ra ngược lại làm cho bong bóng bên trong vỏ chai co lại. Thí nghiệp trên 
mô phỏng hoạt động của cơ hoành hỗ trợ quá trình hô hấp của động vật và chuột. 
- Các thông tin về chuột 
+ Thị giác: Các tế bào hình nón nhận biết ánh sáng và màu sắc trong khi các 
tế bào hình que tiếp nhận ánh sáng yếu và không phân biệt được màu sắc. Tuy 
nhiên, chuột mù màu trong dải từ đỏ đến xanh lá. Ngược lại, chuột có khả năng 
nhận biết tốt ánh sáng trong vùng bước sóng ngắn và tia cực tím. Số tế bào hình 
nón trong tổng số tế bào cảm nhận thị giác rất ít nên chuột không thích ánh sáng 
mạng và thích hoạt động về đêm. 
+ Thính giác: Chuột nghe thấy những âm thanh trong phạm vi siêu âm (<90 
kHz). Chuột phát ra âm thanh thông thường và cả siêu âm để liên lạc với nhau. 
+ Vị giác: Lưỡi chuột có rất nhiều thần kinh vị giác nên có khả năng nếm 
đến 259 mùi vị khác nhau. 
+ Khứu giác: Chuột có nhiều tế bào thần kinh khứu giác ở mũi nên chúng 
có thể phân biệt được những loại mùi một cách rất tinh vi. 
* Sinh trưởng và phát triển của chuột 
Sinh trưởng của chuột là quá trình tăng kích thước của cơ thể chuột do tăng 
số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của chuột là quá trình biến đổi bao gồm 
sinh trưởng, phân hóa (phân biệt) tế bào và phát sinh hình thái các cơ qaun và cơ 
thể. 
Quá trình sinh trưởng và phát triển của chuột không qua biến thái, gồm hai 
giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn hậu phôi (sau khi sinh). 
Giai đoạn phôi thai: Hợp tử phân chia nhiều làn thành phôi. Các tế bào của 
phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi,) kết quả là hình thành 
phôi thai chuột. 
Giai đoạn hậu phôi: Cơ thể chuột phát triển về kích thước nhưng không thay 
đổi về hình thái, tức là hình thái chuột trưởng thành tương tự chuột con. 
Ngoài yếu tố di truyền, sự sinh trưởng và phát triển của chuột còn phụ thuộc 
các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn thức ăn, con người, 
* Tập tính của chuột 
Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi 
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi 
trường sống và tồn tại. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ 
bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong 
quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Cơ sở thần kinh 
của tập tính là các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện. 
- Tập tính bẩm sinh của chuột 
+ Tập tính sinh sản: Chuột đẻ quanh năm và phát triển số lượng rất nhanh. 
Mỗi con chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, mỗi lứa trung bình 6-8 con. Chuột 
mới sinh chưa mỏ mắt được ngay và không có lông. Bộ lông bắt đầu phát triển vài 
ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng -2 tuần. Chuột trưởng thành 
sinh dục sau khoảng 6-8 tuần. Kết quả khảo sát cho biết, chỉ trong một năm, một 
cặp chuột cống tạo ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít, cộng lại có thể tới 
15.552 con. 
+ Tập tính kiếm ăn: Chuột phàm ăn và ăn nhiều, có tập tính gặm nhấm thức 
ăn và đồ vật để hạn chế sự dài ra của răng. 
+ Tập tính hoạt động: Chuột hoạt động mạnh về đêm 
- Tập tính học được: 
+ Tập tính bầy đàn: Chuột sống theo bầy đàn và có phân cấp trong hang ổ 
của chúng. Các cá thể mạnh mẽ hơn sẽ thống trị. 
+ Tập tính phòng thủ: Chuột thường xù lông khi gặp nguy hiểm, chúng có 
thể phản ứng lại bằng cách cắn, cào, Tuy nhiên, khi phát hiện mối nguy hiểm, 
chúng thường bỏ chạy rất nhanh. 
+ Tập tính cư trú: Chuột ẩn nấp ở những nơi gần nguồn thức ăn và những 
nơi này thường che chắn và bảo vệ được cho chúng khỏi các mối nguy hiểm như: 
mèo, con người, rắn, 
Làm thú nuôi: Một số loài chuột được con người chọn nuôi như thú cưng, 
đặc biệt là chuột Hamster. Chúng được chăm sóc kỹ lưỡng và kiểm soát dịch bệnh. 
* Tác hại của chuột 
Bên cạnh các lợi ích trên, chuột gây ra những tác hại to lớn, ảnh hưởng trực 
tiếp đến sức khỏe và công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của con người. 
Lan truyền bệnh tật, có hại cho sức khỏe: Chuột sống trong các cống rãnh, 
nơi cất lương thực, Chúng mang theo mầm bệnh, làm ô nhiễm đồ ăn, thức uống 
và nguồn nước. Chúng lan truyền hơn 10 loại bệnh truyền nhiễm nhưu: bệnh dịch 
hạnh, bệnh trùng xoắn móc câu, 
Ăn thực phẩm, phá hoại hoa màu: Chuột ăn các thực phẩm cất trữ trong nhà, 
hơn nữa, chuột còn ăn và cắn lúa, sắn, làm giảm năng suất của hoa màu. 
Phá hoại cây rừng, phá đồng cỏ: Chuột ăn cây giống, làm chết cây rừng, 
gây hại cho việc trồng rừng và tái sinh rừng. Bên cạnh đó, chuột cắn phá, đào bới 
mặt đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ. 
Làm hỏng công trình, cắn đứt dây điện: Chuột đào hang thường làm hỏng 
nền móng công trình, phá vỡ cấu trúc đê đập. Thêm vào đó, chuột cắn phá dây 
điện, gây mất an toàn điện. 
Cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu, cắn người và súc vật: Chuột gặm nhấm 
các đồ dùng gia đình như: quần áo, sách vở, Hơn nữa, chuột còn cắn người và 
các vật nuôi trong gia đình. 
* Vi khuẩn Yersinia pestis và bệnh dịch hạch 
Vi khuẩn Yersinia pestis được tìm ra năm 1894 do A. Yersin. Vi khuẩn 
Yersinia pestis là trực khuẩn ngắn, hình trụ (trực khuẩn), là vi khuẩn truyền nhiễm 
căn bệnh dịch hạch ở người, có thể gây chết hàng loạt. 
Chuột mang mầm bệnh dịch hạch, vi khuẩn Yersinia pestis xâm nhập vào cơ 
thể qua vết đốt bọ chét, vết cắn các chuột. Chúng theo đường bạch huyết đi vào 
màu và đến các cơ qaun khác như phổi, ruột, màng não, gây nên các thể hạch, 
thể phổi, thể tiêu hóa, 
Các biểu hiện của bệnh dịch hạch: sốt cao liên tục, nhức đầu, chóng mặt, 
mệt mỏi, buồn nôn, da niệm mạc xung huyết, mặt đỏ, mắt đỏ, 
2. Phòng chống tác hại của chuột 
* Diệt chuột 
Con người diệt chuột với nhiều cách khác nhau, mỗi cách diệt chuột có ưu 
điểm và nhược điểm riêng. Khi diệt chuột, cần vận dụng phối hợp các biện pháp 
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 
- Biện pháp vật lý 
Đập trực tiếp: sử dụng sức người và gậy để tác động vào chuột làm chuột bị 
thương hoặc chết. Tuy nhiên phương pháp này ít hiệu quả vì mất nhiều sức nhưng 
số lượng chuột diệt được ít. 
Bẫy chuột: Sử dụng khí cụ và mồi nhử để dụ chuột vào trong khí cụ để tiêu 
diệt hay giam giữ chuột. Có nhiều loại bẫy chuột khác nhau về nguyên lý cấu tạo 
và nguyên lý hoạt động. 
* Hướng dẫn làm bẫy chuột nhà đơn giản 
Mục đích: Chế tạo được dụng cụ bắt chuột nhà đơn giản. 
Ý tưởng thiết kế 
Lồng bẫy chuột thiết kế giống như bập bênh, một đầu hở và phía dưới đầu 
hở có bức tường để khi chuột đi vào bên trong lồng bẫy thì chuột dang ở một đầu 
của bập bênh. Do chuột có khối lượng nên phía đầu bẫy, nơi chuột đứng sẽ 
nghiêng xuống, khi đó đầu hở này đã được chắn bằng bức tường. Nếu chuột có di 
chuyển đi đâu trong lồng bẫy thì cũng không thể thoát ra bên ngoài được. 
Vật liệu và dụng cụ 
- 2 vỏ lon nước ngọt 
- 1 đoạn dây thép 
- 1 chiếc xô 
- Bơ 
Cách làm: Nối sợi dây thép theo chiều dọc của chiếc lon, buộc cố định sợi 
dây thép lên miệng xô, sau đó quết bơ lên bỏ lon để thu hút chuột. 
Kiểm tra, vận hành thử nghiệm bẫy chuột. 
- Diệt chuột bằng bẫy điện 
Bẫy điện là khí cụ diệt chuột sử dụng tác dụng sinh lý của điện “dòng điện 
đi qua cơ thể chuột có tác dụng phá hoại các hoạt động của cơ thể chuột”. 
Ưu điểm: không độc hại, không ô nhiễm, giá thấp, thao tác dễ, phạm vi bắt 
chuột rộng 
Nhược điểm: không an toàn, gây ra nhiều trường hợp tai nạn điện nguy hiểm 
đến tính mạng con người. 
- Biện pháp hóa học 
Ưu điểm: Hiệu suất diệt chuột cao, đơn giản, chi phí thấp và thấy được kết 
quả nhanh chóng. 
Nhược điểm: độc hại đối với sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, 
ảnh hưởng đến thú nuôi. Trong trường hợp sử dụng nhiều lần, chuột có thể nhận 
biết độc hại trong mồi dẫn đến hiệu quả diệt chuột không cao. 
Diệt chuột bằng thuốc: sử dụng các thuốc diệt chuột pha/ trộn vào thức ăn 
làm mồi nhử. Khi chuột ăn/ gặm các mồi nhử, chúng bị trúng độc và chết. 
Quy trình diệt chuột bằng thuốc: (1) Chọn thuốc diệt chuột -> (2) Chọn mồi 
nhử (nên sử dụng hạt ngũ cốc như lúa, ngô, vì chuột có tập tính gặm nhấm) -> 
(3) trộn thuốc với mồi -> (4) Đặt mồi ở những nơi chuột thường xuất hiện -> (5) 
Chuột ăn mồi, trứng độc và chết -> (6) Xử lý xác chết của chuột và mồi nhử còn 
dư. 
Diệt chuột bằng keo dính: keo dính chuột là loại keo gồm có: dầu công 
nghiệp khoáng 70%, keo latex (10%), colopan (18%), nước (2%), là một loại chất 
kết dính cực mạnh. Keo dính chuột thường ở dạng lỏng quánh, có màu trong suốt 
hoặc trắng ngà, nâu sẫm. 
Quy trình diệt chuột bằng keo dính: (1) chọn mua hay tự làm keo dính -> (2) 
chọn mồi nhử -> (3) Bố trí mồi nhử, bẫy keo tại nơi chuột thường xuất hiện (bố trí 
mồi nhử và bẫy keo sao cho để đến được mồi nhử, chuột phải đi qua bẫy keo) -> 
(4) Chuột qua mồi nhử, dính bẫy keo -> (5) Xử lý chuột bị dính bẫy keo và loại bỏ 
keo dính không còn sử dụng. 
- Biện pháp Địa lí 
Ưu điểm: Không độc hại cho người và vật nuôi, hiệu quả diệt chuột rõ rệt. 
Nhược điểm: diệt chuột không ổn định 
Thiên địch 
Thiên địch là những loài sinh vật có khả năng tiêu diệt một hoặc nhiều loài 
sinh vật thường gây hại khác đối với cuộc sống con người. 
Diệt chuột bằng thiên địch là nuôi và phát triển các loài động vật có khả 
năng ăn/ giết chuột như: mèo, rắn, diều hâu hay sử dụng các loại vi khuẩn gây 
bệnh cho chuột như: khuẩn thương hàn chuột, khuẩn 5170, Thông thường người 
ta nuôi mèo bắt chuột nhà, còn nuôi rắn để diệt chuột đồng phá hoại lúa. 
Vệ sinh môi trường: Dọn vệ sinh nhà ở, khu dân cư tìm và phá hủy môi 
trường sống, ẩn nấp của chuột. 
* Tuyên truyền diệt chuột an toàn và hiệu quả 
Dù diệt chuột bằng biện pháp hóa học, vật lý hay Địa lí đều tiềm tàng cá 
nguy hiểm nhất định cho con người, vật nuôi, cụ thể như sau: 
Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất để diệt chuột gây ô nhiễm môi trường 
sống, các hóa chất thấm vào trong lòng đất và nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến 
đời sống của con người. Hơn nũa, xử lý xác chuột chết để tránh hôi thối, lây lan 
bệnh truyền nhiễm cũng là vấn đề đáng được quan tâm. 
Vì vậy, cần nghiên cứu mức độ phát triển và phá hoại của chuột để lựa chọn 
hay sử dụng phối hợp các biện pháp diệt chuột khác nhau, vừa đem lại hiệu quả, 
vừa an toàn cho con người và vật nuôi. 
Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thực được các nguy hiểm tiềm tàng khi 
sử dụng các biện pháp diệt chuột, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây chế 
người. Do đó, cần xây dựng và thực hiện các phương án tuyên truyền nhằm nâng 
cao nhận thức của người dân và hướng dẫn sử dụng các biện pháp diệt chuột an 
toàn và hiệu quả. 
PHỤ LỤC 2: Một số sản phẩm tiêu biểu của HS: 
Hoạt động nhóm của GV và HS về : Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên 
Hoạt động nhóm của GV và HS về: Địa hình Việt Nam 
Báo cáo về các con đường quang hợp 
 Bài báo cáo về tập tính và tác hại của chuột 
Bẫy chuột đơn giản bằng vỏ lon bia 
 Bẫy chuột đơn giản bằng lồng quạt Chuột chết do ăn phải bột xi măng 
PHỤ LỤC 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo viên môn Địa lí lớp 10, 11, 12 
( Nhà xuất bản Giáo dục ) 
 4. Tư liệu dạy học môn Địa lí lớp 10, 11, 12 
(Nhà xuất bản Giáo dục) 
5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí 
(Nhà xuất bản Giáo dục) 
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Địa lí (quyển 1,2) 
(Nhà xuất bản Giáo dục) 
7. Một số vấn đề về đổi mới giáo dục Địa lí cấp THPT 
(Nhà xất bản Giáo dục) 
8. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí THPT 
(Nhà xất bản Giáo dục) 
9. Khai thác thông tin từ mạng Internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_kiem_tra_danh_gia_mot_so_chu_de_dia_li.pdf
Sáng Kiến Liên Quan