SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” – Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Dạy học theo chủ đề có các đặc trưng cơ bản sau:

a. Khái niệm dạy học theo chủ đề:

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức

nội dung bài học có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối

liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp

phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn,

thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và

vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay

mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là:

- Chủ đề dạy học trong một môn học.

- Chủ đề tích hợp liên môn hay chủ đề liên môn.

b. Các bước xây dựng chủ đề dạy học

Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục tiêu dạy

học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Xác định chủ đề.

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.

Bước 3: Xây dựng bảng mô tả.

Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.

Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề.

Thiết kế tiến trình dạy học:10

- Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện

tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo.

Với mỗi hoạt động cần có: Mục đích; Nhiệm vụ học tập của học sinh; Cách

thức tiến hành

c. Tổ chức dạy học chủ đề.

- Xây dựng chủ đề dạy học.

- Biên soạn câu hỏi/bài tập.

- Thiết kế tiến trình dạy học.

Mỗi hoạt động học được thực hiện theo các bước như sau:

+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Báo cáo kết quả và thảo luận.

+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới

dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới

sự hướng dẫn của GV.

pdf57 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” – Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, canh tác, nuôi trồng thủy sản, chữa 
bệnh và phát triển giáo dục... 
+ MC: Câu hỏi 2: Mỹ La tinh cần phải làm gì để hạn chế tình trạng đô thị hóa tự 
phát và nợ nước ngoài? 
+ Chuyên gia Mỹ La tinh: 
Để hạn chế tình trạng đô thị hóa tự phát, Mỹ Latinh cần phải cải cách ruộng đất 
triệt đề. Bởi vì các cuộc cải cách ruộng đất không hợp lý, phần lớn đất đai màu mỡ 
nằm trong tay các chủ trang trại, dân nghèo không có ruộng để làm kéo lên các 
thành phố tìm việc làm. Họ sống trong các khu nhà ổ chuột, thiếu việc làm dẫn đến 
các tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường tăng. 
Để giải quyết vấn đề nợ nước ngoài, các nước Mỹ la tinh cần thực hiện quốc hữu 
hóa các mỏ khoáng sản, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây 
dựng đường lối phát triển kinh tế độc lập tự chủ, đẩy mạnh giao lưu buôn bán với 
nước ngoài... Hiện nay, Braxin, Achentina là các nước công nghiệp mới của thế 
giới. 
+ MC: Câu hỏi 3: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên 
được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao? 
+ Chuyên gia Tây Nam Á và Trung Á: Vấn đề lớn nhất của Tây Nam Á và Trung 
Á hiện nay là xung đột tôn giáo giữa người Ả rập và người Do Thái, hoạt động của 
các tổ chức khủng bố. Nguyên nhân của các vấn đề này là do tranh giành đất đai, 
nguồn nước, tài nguyên... Muốn giải quyết vấn đề này cần Xóa bỏ tình trạng đói 
nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc 
gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ 
xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở 
mỗi khu vực. Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. 
+ MC: Vâng xin cảm ơn những thông tin mà các chuyên gia đã cung cấp cho 
chúng tôi ngày hôm nay. Xin chúc các chuyên gia luôn dồi dào sức khỏe và công 
tác tốt ạ. 
2.6.5. Hoạt động nối tiếp 
a. Mục tiêu: 
38 
Tổng kết chủ đề và kiểm tra cuối chủ đề. 
b. Phương thức hoạt động: 
- Hình thức cả lớp 
c. Chuẩn bị của GV: 
Sơ đồ tư duy của chủ đề 
d. Tiến trình hoạt động: 
- Bước 1: GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm và nhận xét chủ đề. 
Thời gian 10 phút. 
- Bước 2: GV kiểm tra cuối chủ đề 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Chủ đề: Một số vấn đề của châu lục và khu vực 
Hãy chọn đáp án đúng nhất! 
I. Trắc nghiệm: 
Câu 1. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở 
châu Phi là: 
A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh. 
B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. 
C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. 
D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. 
Câu 2. Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là 
A. Cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động 
B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp 
C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột 
D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động 
Câu 3. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của châu Phi là: 
A. Không có tài nguyên khoáng sản 
B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân 
C. Dân số già, số lượng lao động ít 
D. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều. 
Câu 4. Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp 
và cây ăn quả nhiệt đới là: 
A. Thị trường tiêu thụ B. Có nhiều loại đất khác nhau 
39 
C. Có nhiều cao nguyên D. Có đất trồng và khí hậu nhiệt đới 
Câu 5. Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2019, trên 82%), nguyên nhân 
chủ yếu là do: 
A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn 
B. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh 
C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm 
D. Điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi 
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế 
không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? 
A. Chính trị không ổn định B. Cạn kiệt dần tài nguyên 
C. Thiếu lực lượng lao động D. Thiên tai xảy ra nhiều 
Câu 7. Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu 
là do: 
A. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài B. Cải cách ruộng đất triệt để 
C. San sẻ quyền lợi của các công ti tư bản nước ngoài 
D. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước. 
Câu 8. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á có điểm giống nhau là: 
A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao 
B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên 
C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng. 
D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản 
Câu 9. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là: 
A. Đông dân và gia tăng dân số cao B. Phần lớn dân số sống theo đạo Ki-tô 
C. Phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố 
Câu 10. Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do: 
A. Thiếu hụt nguồn lao động B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo 
C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên D. Thiên tai xảy tai thường xuyên 
II. Tự luận: 
Câu hỏi: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu 
giải quyết từ đâu? Vì sao? 
40 
ĐÁP ÁN 
I. Trắc nghiệm: 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
D C B D C A D B D B 
II. Tự luận: Trả lời 
 Vấn đề lớn nhất của Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là xung đột tôn giáo giữa 
người Ả rập và người Do Thái, hoạt động của các tổ chức khủng bố. Nguyên nhân 
của các vấn đề này là do tranh giành đất đai, nguồn nước, tài nguyên... Muốn giải 
quyết vấn đề này cần: 
+ Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển 
kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu 
tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến 
tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực. 
+Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. 
41 
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1. Mục đích thực nghiệm 
 Áp dụng đề tài vào thực tế dạy học để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài, 
từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp để áp dụng vào dạy học đại trà nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học môn Địa lí lớp 11. 
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm 
- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2021. 
- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm: HS lớp 11 trường THPT Cửa Lò. 
3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 
3.3.1. Nội dung thực nghiệm: 
 Chọn hai lớp tương đương nhau về trình độ là lớp 11D2 và lớp 11D3. 
- Lớp thực nghiệm: Ở lớp 11D2 tiến hành dạy chủ đề “Một số vấn đề của châu lục 
và khu vực” theo giáo án xây dựng ở chương 2. 
- Lớp đối chứng: Ở lớp 11D3 tiến hành dạy tách riêng từng bài theo tiết PPCT, dạy 
trên lớp, không có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại. 
 Sau khi dạy hết chủ đề, tiến hành kiểm tra 15 phút bằng hình thức trắc 
nghiệm tại 2 lớp (chung 1 đề kiểm tra 15 phút cuối chủ đề) 
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp thống kê toán học: so sánh điểm kiểm tra của lớp đối chứng và lớp 
thực nghiệm để rút ra kết luận. 
3.4. Kết quả thực nghiệm 
 Sau khi thu bài kiểm tra ở 2 lớp 11D2 và 11D3, tiến hành chấm theo thang 
điểm 10, được kết quả như sau: 
Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) 
(đơn vị: học sinh) 
Lớp 
Sĩ số 
Điểm 
< 5 5 6 7 8 9 10 TB 
11D2 
(TN) 
39 0 0 2 6 12 11 8 8,43 
11D3 
(ĐC) 
39 0 1 2 12 14 6 4 7,87 
42 
Xử lí số liệu bảng 3.1 ta được 
Bảng 3.2: Tỉ lệ HS theo mức điểm kiểm tra (đơn vị: %) 
Lớp 
Sĩ số 
Điểm 
< 5 5 6 7 8 9 10 
11D2 
(TN) 
39 0 0 5,1 15,4 30,7 28,2 20,6 
11D3 
(ĐC) 
39 0 2,6 5,2 30,7 35,9 15,4 10,2 
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: 
- Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm (8,47) cao hơn điểm trung bình của 
lớp đối chứng (7,87). Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại giỏi, còn lớp đối 
chứng chỉ đạt điểm loại khá. 
- Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực 
nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đối chứng cao hơn. 
+ Ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi là 79,5%, tỉ lệ HS khá là 15,4%, tỉ lệ HS 
trung bình là: 5,1%. 
+ Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS giỏi là 61,5%, tỉ lệ HS khá là 30,7%, tỉ lệ HS trung 
bình là 7,8%. 
Như vậy, Dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” Địa lí 
lớp 11 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đã đem lại hiệu 
quả cao hơn so với hình thức dạy học theo từng bài. 
43 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Qua thực tiễn dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục và khu vực” Địa 
lí lớp 11 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tôi rút ra một 
số kết luận như sau: 
- Dạy học chủ đề theo định hướng PTPCNL giúp HS tiếp cận với nhiều phương 
pháp dạy học mới như dạy học dự án, dạy học thông qua trò chơi, dạy học nêu và 
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm... 
- Dạy học chủ đề theo hướng PTPCNL làm thay đổi vai trò của giáo viên từ vai trò 
truyền thụ kiến thức cho HS trở thành người tổ chức cho HS khám phá kiến thức, 
HS được thể hiện khả năng của bản thân, HS được đánh giá và tự đánh giá trong 
các hoạt động học tập. 
- Sau khi học xong chủ đề, HS phát triển được năng lực tự học, năng lực sáng tạo, 
năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực sử dụng CNTT và 
TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực 
làm việc với số liệu thống kê, bản đồ tranh ảnh, video...những năng lực này giúp 
HS dễ dàng thích nghi với cuộc sống. 
2. Kiến nghị 
- Mỗi GV cần tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp, hình 
thức dạy học, xây dựng các chuyên đề dạy học, xây dựng ma trận đề kiểm tra theo 
định hướng PTPCNL. 
- GV cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng (phiếu học tập) thật cụ thể để định 
hướng HS tìm hiểu đúng nội dung. 
 - Tổ, nhóm chuyên môn cần tăng cường trao đổi thảo luận về xây dựng câu hỏi, 
bài tập theo hướng PTPCNL, xây dựng chủ đề dạy học theo hướng PTPCNL, xây 
dựng ma trận đề kiểm tra theo hướng PTPCNL cho tất cả các bài kiểm tra ở các 
khối. 
- Đối với nhà trường: cần trang bị thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện cho GV và 
HS thực hiện tốt hơn các hoạt động dạy học. 
 Đề tài được viết dựa trên ý tưởng dạy học của bản thân và thực tiễn dạy học 
ở trường phổ thông nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự 
góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn 
đồng nghiệp, học sinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. 
 Tác giả 
44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2008 
2. Sách giáo viên – Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2008 
3. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Địa lí (2014 – Vụ giáo 
dục) 
4. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, 
Nxb Giáo dục. 
6. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường THPT. 
7. Nguyễn Thị Việt Hà, (2017), Bài giảng chuyên đề phương pháp luận và phương 
pháp dạy học địa lí, Đại học Vinh. 
8. Nguyễn Đức Vũ, Học tốt Địa lí 11, NXB Đại học sư phạm 
9. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ, Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí THPT, 
NXB Đại học sư phạm 
45 
PHỤ LỤC 
1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN 
Nhằm cung cấp thông tin cho việc dạy học chủ đề theo hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực nói chung, và thực hiện dạy học chủ đề “Một số vấn đề của 
châu lục và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học 
sinh. Thầy/cô vui lòng giúp đỡ trả lời các câu hỏi sau: (khoanh vào ý kiến lựa 
chọn) 
Câu 1: Thầy (cô) có nắm rõ về quy trình các bước để thực hiện việc dạy học theo 
chủ đề không? 
A. Rất rõ B. Còn mơ hồ C. Không rõ. 
Câu 2: Tổ/nhóm chuyên môn Địa lí trong nhà trường mỗi năm học xây dựng bao 
nhiêu kế hoạch dạy học theo chủ đề ? 
A. Dưới 2 chủ đề B. 2 chủ đề C. Trên 2 chủ đề. 
Câu 3: Theo thầy (cô) xây dựng và tổ chức dạy học một chủ đề khó hay dễ ? 
A. Dễ B. Bình thường C. Khó 
Câu 4: Phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học nào thường được thầy (cô) sử dụng dạy 
trong dạy học chủ đề? 
A. PP dạy học theo dự án B. PP dạy học giải quyết vấn đề C. PP thảo luận nhóm 
Câu 5: Thầy (cô) có thường chú trọng đến việc hình thành các năng lực, phẩm chất 
cho học sinh trong quá trình dạy học chủ đề không? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi 
Câu 6: Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có thường cho học sinh tự tìm hiểu kiến 
thức và báo cáo sản phẩm trước lớp không? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi 
Câu 7: Thái độ của HS khi được hướng dẫn dạy học chủ đề? 
A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Không hứng thú 
Câu 8: Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực – Địa lí 11, thầy/cô 
đã xây dựng kế hoạch dạy học thành chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất và 
năng lực chưa? 
A. Đã thực hiện B. Chưa thực hiện C. Sắp thực hiện 
46 
Câu 9: Thầy/cô, có thể hợp tác cùng dạy học chủ đề “Một số vấn đề của châu lục 
và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 
không? 
A. Có B. Phân vân C. Không 
2. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH 
Nhằm cung cấp thông tin cho việc dạy học chủ đề theo hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực nói chung, và thực hiện dạy học chủ đề “Một số vấn đề của 
châu lục và khu vực” Địa lí 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học 
sinh. Em lòng giúp đỡ trả lời các câu hỏi sau: (khoanh vào ý kiến lựa chọn) 
Câu 1. Em đánh giá như thế nào về vai trò của việc học tập chủ đề theo hướng phát 
triển phẩm chất và năng lực? 
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng 
Câu 2. Ngoài giờ học trên lớp em đã dành bao nhiêu thời gian tìm hiểu thêm các 
nội dung địa lí được học? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ 
Câu 3. Em có thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra khi học tập 1 chủ đề không? 
A. Có B. Không 
Câu 4. Em lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập chủ đề như thế nào? 
A. Gặp nhiều khó khăn B. Gặp ít khó khăn C. Không gặp khó khăn 
3. Bài trình chiếu power point phần Khởi động 
https://drive.google.com/file/d/1STLbwbAvL3e3p-
i3kz56gzBFAtkdATzD/view?usp=sharing 
4. Phiếu học tập số 1: Một số vấn đề của châu Phi 
Dựa vào nội dung SGK Địa lý lớp 11, bài 5 tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi; 
phân tích bản đồ tự nhiên Châu Phi, lược đồ cảnh quan và khoáng sản châu Phi tìm 
hiểu các vấn đề sau: 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN 
- Vị trí địa lí: 
- Địa hình: 
- Khí hậu: 
- Sông ngòi: 
- Cảnh quan chủ yếu: 
47 
- Tài nguyên: 
 + Khoáng sản 
 + Rừng 
- Thuận lợi: 
- Khó khăn: 
- Giải pháp: 
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI. 
- Số dân: 
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: 
- Tuổi thọ trung bình: 
- Xã hội: 
- Ảnh hưởng: 
- Giải pháp: 
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ. 
- Thực Trạng: 
- Nguyên nhân: 
5. Phiếu học tập số 2: Một số vấn đề của Mỹ La tinh 
Dựa vào nội dung SGK Địa lý lớp 11, bài 5 tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ La tinh; 
phân tích bản đồ tự nhiên Châu Mỹ, lược đồ cảnh quan và khoáng sản Mỹ La tinh 
tìm hiểu các vấn đề sau: 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN. 
- Vị trí địa lí: 
- Địa hình: 
- Khí hậu: 
- Sông ngòi: 
- Cảnh quan: 
- Tài nguyên: 
+ Khoáng sản: 
+ Đất đai: 
- Thuận lợi: 
- Khó khăn: 
- Giải pháp: 
48 
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 
- Số dân: 
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 
- Tuổi thọ trung bình: 
- Xã hội: 
- Ảnh hưởng: 
- Giải pháp: 
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ. 
- Hiện trạng: 
- Nguyên nhân: 
- Kết quả: 
6. Phiếu học tập số 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực 
Trung Á 
Dựa vào nội dung SGK Địa lý lớp 11, bài 5 tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây 
Nam Á và khu vực Trung Á; phân tích bản đồ tự nhiên Châu Á, lược đồ khu vực 
Tây Nam Á và khu vực Trung Á; Phân tích biểu đồ tìm hiểu các vấn đề sau: 
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á. 
1. Khu vực Tây Nam Á 
- Diện tích: 
- Dân số: 
a. Vị trí địa lý: 
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
- Khí hậu: 
- Thuỷ văn: 
- Tài nguyên: 
c. Đặc điểm xã hội: 
2. Khu vực Trung Á 
- Diện tích: 
- Dân số: 
a. Vị trí địa lý: 
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
- Khí hậu: 
49 
- Thuỷ văn: 
- Tài nguyên: 
c. Đặc điểm xã hội: 
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG 
Á. 
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ 
- Hiện trạng: 
- Ảnh hưởng: 
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố 
- Hiện trạng: 
- Nguyên nhân: 
- Hậu quả: 
- Giải pháp: 
7. Phiếu học tập số 4: So sánh điều kiện tự nhiên của châu Phi với điều kiện tự 
nhiên của Mỹ La tinh 
Tiêu chí Châu Phi Mỹ La tinh 
Giống nhau 
Khác nhau 
Địa hình 
Đất đai 
Khí hậu 
Khoáng sản 
Rừng 
Cảnh quan 
8. Phiếu học tập số 5: So sánh đặc điểm dân cư và xã hội của Châu Phi với 
dân cư và xã hội của Mỹ La tinh 
Tiêu chí Châu Phi Mỹ La tinh 
Giống nhau 
Khác nhau 
Dân cư 
50 
Xã hội 
9. Phiếu học tập số 6: So sánh đặc điểm phát triển kinh tế của Châu Phi với 
kinh tế của Mỹ La tinh 
Tiêu chí Châu Phi Mỹ La tinh 
Giống nhau 
Khác nhau 
Thực trạng 
Nguyên 
nhân 
Giải pháp 
10. Phiếu học tập số 7: So sánh đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội của khu 
vực Tây Nam Á với khu vực Trung Á. 
Tiêu chí Tây Nam Á Trung Á 
Giống 
nhau 
Khác nhau 
Vị trí địa 
lí 
Diện tích 
TNTN 
Dân cư và 
xã hội 
11. Sản phẩm power point của nhóm 1 (vòng chuyên gia) 
https://drive.google.com/file/d/1e0xJjcX2Kd1e7gI--56tAZXf3rLvAu-
w/view?usp=sharing 
12. Sản phẩm power point của nhóm 2 (vòng chuyên gia) 
https://drive.google.com/file/d/1AOMAuguONG6PHXX2oNsK7bNXp3ScP4PU/v
iew?usp=sharing 
13. Sản phẩm power point của nhóm 3 (vòng chuyên gia) 
https://drive.google.com/file/d/1rjMZla1TJqPvTsW8g2FscJ4n73VBIfER/view?us
p=sharing 
51 
14. Sơ đồ tư duy bài học của chủ đề 
BÀI 5. TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI 
BÀI 5. TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH 
52 
BÀI 5. TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU 
VỰC TRUNG Á 
15. Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
Tên nhóm...................................... Số lượng thành viên................................... 
Nội dung báo cáo:....................................................................................................... 
Thang điểm: 1 = trung bình; 2 = khá; 3 = Tôt; 4 = Xuất sắc 
Tiêu chí 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 
Nội dung ngắn gọn, bám sát kiến thức SGK, chính 
xác 
Thông tin có mở rộng, cập nhật 
Có các hình vẽ, lược đồ, hình ảnh minh họa sinh 
động 
Bố cục cân đối, hài hòa, chữ to rõ, dễ đọc 
Thông tin nhóm thành viên đầy đủ, nhiệm vụ rõ 
ràng 
Thuyết trình thu hút, lưu loát, thể hiện sự chuẩn bị 
chu đáo 
Chữ kí người đánh giá 
53 
16. Phiếu đánh giá HS theo nhóm: 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HS 
 (Áp dụng để HS tự đánh giá và GV đánh giá HS) 
 – Chủ đề/nội dung: 
 – Nhóm tự/được đánh giá: 
 – Ngày, tháng thực hiện đánh giá:... 
TT 
Họ và tên 
HS 
Mức độ 
nhiệt 
tình, 
hăng hái 
(20đ) 
Mức độ 
hợp tác, 
chia sẻ ý 
kiến 
(20đ) 
Đưa ra ý 
kiến, ý 
tưởng có 
giá trị 
(20đ) 
Mức độ 
đóng góp 
cho sản 
phẩm của 
nhóm 
(20đ) 
Mức độ 
hoàn 
thành 
công việc 
(20đ) 
Tổng 
điểm 
1 
2 
3 
4 
.. 
Thang điểm đánh giá cho các tiêu chí: 
0 điểm = Không đóng góp/hoàn thành được gì cho nhóm 
5 điểm = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 
10 điểm = Mức độ đóng góp/hoàn thành trung bình 
15 điểm = Mức độ đóng góp/hoàn thành khá 
20 điểm = Mức độ đóng góp/hoàn thành tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 
Tổng điểm = 100 điểm 
54 
17. Một số hình ảnh hoạt động trong chủ đề của HS: 
BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 1 (vòng chuyên gia) 
BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 2 (vòng chuyên gia) 
55 
BÁO CÁO SẢN PHẨM CỦA NHÓM 3 (vòng chuyên gia) 
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM MẢNH GHÉP (VÒNG 2) 
56 
BÁO CÁO SẢN PHẨM VÒNG 2 (MẢNH GHÉP) 
57 
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 
HỌC SINH CHƠI KAHOOT 
18. Sản phẩm trình chiếu Power point trong chủ đề: 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_mot_so_van_de_cua_chau_luc_va_kh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan