SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Địa lí 9 ở trường Trung học Cơ sở qua một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Thuận lợi

 Đối với giáo viên để đổi mới phương pháp giáo dục đối với môn Địa lí, giáo viên đã đa dạng hóa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mỗi nội dung dạy học có thể được tiếp cận thích hợp bởi một hoặc nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Nội dung môn Địa lí có tính tổng hợp cao, thích hợp cho sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong dạy học Địa lí giáo viên đã sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học, nên đã chủ động tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đối với những bài cần tích hợp.

 Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã tích hợp đúng mức và hợp lí trong dạy học nhằm góp phần khai thác những thế mạnh của Địa lí học, không làm tổn hại đến giáo dục Địa lí, mà ngược lại, làm cho các nội dung dạy học Địa lí trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh, để biến những nội dung được tích hợp này trở thành bộ phận hữu cơ của bài học. Từ đó học sinh chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ không miễm cưỡng, không hình thức.

 Tính tư duy ở độ tuổi các em cũng đã xuất hiện, các em thường đặt ra các vấn đề, các câu hỏi thắc mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng Địa lí. Các em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình đó là thuận lợi để giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, hướng dẫn và kích thích các em độc lập suy nghĩ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.

 Bên cạnh đó phụ huynh học sinh khá quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì vậy đa số các em được trang bị đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập. Nhiều gia đình có điều kiện nên nhiều em còn được trang bị thêm các loại sách vở, tài liệu tham khảo hay có cơ hội khai thác tìm hiểu kiến thức từ mạng Intenet. Điều đó giúp cho các em đã hình thành những tư duy Địa lí khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Địa lí 9 ở trường Trung học Cơ sở qua một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thảo luận hoặc tất cả các nhóm hoạt động thảo luận chung một vấn đề. Sau khi thảo luận, giáo viên cần điều chỉnh, tổng kết, và trên cơ sở đó đưa ra một thông điệp GDBĐKH cho học sinh.
- Dạy học cá nhân: Là hình thức giáo viên dạy trực tiếp cho một cá nhân, có thể giúp đỡ những học sinh cá biệt, yếu kém hay bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Khi dạy học cá nhân, giáo viên cần phải khéo léo và điều khiển lớp sao cho mọi hoạt động học tập của lớp vẫn diễn ra bình thường, thời gian dạy học cá nhân không nên quá kéo dài. 
 b. Giáo dục biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa.
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Có thể nêu ra các hoạt động sau:
 - Tổ chức tham quan thực tế ở địa phương
Ví dụ: Tổ chức học sinh tham quan một làng nghề ở địa phương .
Mục tiêu: Giúp học sinh quan tâm hơn về vấn đề môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
 Giáo viên thông báo trước cho học sinh về thời gian, địa điểm để học sinh chuẩn bị tư trang. Trong khi tham quan, hướng dẫn học sinh chú ý đến đối tương tham quan như phát hiện các hiện tượng xấu phá hoại môi trường, hành vi xả rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
 Sau khi tham quan, giáo viên yêu cầu học sinh viết bài theo dàn ý cho sẵn về đặc điểm môi trường tham quan, những vấn đề chú ý về phòng chống bảo vệ biến đổi khí hậu.
 - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương và nhà trường.
Ví dụ: Lập dự án trồng cây xanh trong nhà trường
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế, tạo cho các em tình cảm, thái độ với môi trường " Chỉ có hoạt động lao động mới là nguồn chủ yếu tạo nên những tình cảm đạo đức bền vững cho con người."
Bước 1: Tính cấp thiết của dự án
Nhà trường có ít cây xanh vào những ngày hè học sinh không có sân chơi mát mẽ, xung quanh trường có nhiều khoảng trống để trông cây xanh.
Bước 2: Muc tiêu dự án
+ Tạo cảnh quan xanh sạch, đẹp trong trường học.
+ Tạo môi trường học tập trong học sinh
+ Tạo môi trường nghỉ ngơi, giải trí cho học sinh và giáo viên.
Bước 3: Các sản phẩm dự kiến
+ Sân trường có cây xanh tạo bóng mát. Trước cửa ban giám hiệu, hành lang các phòng học có cây xanh
Bước 4: Phương thức tiến hành
+ Xây dựng khu cây trồng. 
+ Chuẩn bị phương tiện: Nguồn cây giống, cuốc, xẽng, phân bón...
Bước 5: Tiến hành dự án
Bước 6: Đánh giá dự án
Đối chiếu với mục tiêu xem đã làm được những gì? Cần rút kinh nghiệm ở những điểm nào? để tiến hành dự án phải có sự kết hợp giữa đoàn thể trường, ban phụ huynh học sinh. Người thực hiện dự ám phải là học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tổ chức các câu lạc bộ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Ví dụ: Thành lập câu lạc bộ "Vì một hành tinh xanh trong nhà trường"
- Mục tiêu: Nâng cao ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với học sinh trong trường tổ chức các hoạt động thiết thực bỏa vệ môi trường ở địa phương, tạo ra một môi trường năng động cơ hợi cho học sinh giao lưu, học hỏi và rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên kết hợp với đội phổ biến mục tiêu và cách thức đăng kí đến học sinh toàn trường, học sinh tham gia tự nguyện.
- Sau khi tập hợp được học sinh, cần xây dựng cơ cấu tổ chức. Bầu ra chủ nhiệm câu lạc bộ, các phó chủ nhiệm phụ trách về tài chính, nội dung, truyền thông.
Câu lạc bộ tổ chức các hoạt động với dạng: Thảo luận, tranh luận về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, tổ chức văn nghệ, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, tổ chức các chường trình như: " Đạp xe vì môi trường", " Chủ nhật xanh". 
Các hình thức dạy học trong môn Địa lí rất đa dạng, Mỗi hình thức thích hợp với một hoặc một số phương pháp dạy học, đồng thời có thế mạnh và hạn chế riêng nên cần được kết hợp với nhau trong quá trình dạy học giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh. 
 2.3. Minh họa qua một tiết học cụ thể trên lớp.
 Từ việc nghiên cứu “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học qua một số phương pháp và hình thức dạy học”, tôi đã áp dụng trong các bài giảng về kiến thức có liên quan đến tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả khả quan. Ví dụ như trong bài “Vùng Tây Nguyên” (Địa lí 9), trong mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tôi đã vận dụng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào trong bài dạy. Cụ thể như sau: 
TIẾT 30 – BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội.
	- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội.
	- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng.
* Tích hợp môn lịch sử: HS biết được Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng tháng 4/1975
* Tích hợp môn sinh học: Vai trò của rừng đầu nguồn với môi trường sinh thái.
* Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: Bảo vệ môi trường tự nhiên.
2. Kỹ năng
	- Xác định vị trí, giới hạn và các đặc điểm tự nhiên của vùng trên bản đồ, lược đồ.
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), sơ đồ tài nguyên thiên nhiên và bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh để tìm hiểu về tự nhiên, dân cư của vùng.
3. Thái độ
	-Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên của nước ta
4. Định hướng phát triển năng lực: 
 -Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ (lược đồ), tranh ảnh, sơ đồ.
II. Chuẩn bị
* Đối với giáo viên: 	
- Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. Tranh ảnh về thiên nhiên, con người vùng Tây Nguyên, Máy chiếu
* Đối với học sinh: 	
- SGK, bài tập làm ở nhà, vở nháp, bảng phụ
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra và nhận xét bài thực hành của học sinh.(3 phút)
3. Tình huống xuất phát: (4 phút)
- Mục tiêu: HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, đặc điểm tự nhiên, con người của Tây Nguyên. Sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết các đặc điểm chính về thiên nhiên và con người của Vùng Tây Nguyên. Tìm ra nội dung chưa biết về Vùng Tây Nguyên từ đó dễ dàng kết nối với bài học.
- Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
- Phương tiện: Một số hình ảnh về Vùng Tây Nguyên
- Các bước hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:
Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
4. Hình thành kiến thức mới. ( 37 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
- GV giới thiệu: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Tây Nguyên có gì nổi bật? và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? Chúng ta cùng tìm hiểu mục I.
Hoạt động 1:, Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn vùng Tây Nguyên (7 phút)
Gv chiếu hình 28.1: Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên
Hoạt động cá nhân:
? Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp hình 28.1, em hãy xác định và trình bày vị trí, phạm vi của vùng TN.
- Học sinh lên bảng xác định trên lược đồ
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv chốt KT, ghi bảng
Hoạt động cá nhân:
?Từ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Tây Nguyên. Vậy ví trí đó có nghĩa gì trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chuẩn xác, ghi bảng.
- Gv nhấn mạnh thêm về vị trí tiếp giáp với vùng ĐNB.
Gv chiếu slide giới thiệu về vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước nên thuận lợi cho mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công, có chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
Hs quan sát, lắng nghe để mở rộng thêm.
Chuyển ý: Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy, vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu mục II
I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ
- Là vùng duy nhất không giáp biển
- Vị trí tiếp giáp
+ Phía Tây giáp Hạ Lào và ĐB Campuchia
+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ
+ Phía Đông,ĐB, ĐN giáp DHNTB
- Ý nghĩa: 
+ Gần vùng Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển năng động
+ Có mối quan hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Mở rộng giao lưu kinh tế-văn hóa với các nước trong khu vực và các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
+ Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và TNTN của vùng (22 phút)
Yêu cầu Hs lấy phiếu bài tập đã chuẩn bị ở nhà theo mẫu của Gv.
Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của Hs. Sau đó yêu cầu cặp đôi trong bàn kiểm tra bài lẫn nhau ( thời gian 1 phút).
Gv chiếu hình 28.1
Hoạt động cá nhân:
- Hs lên trình bày các ĐKTN và TNTN. Xác định tài nguyên đó trên lược đồ
- HS trình bày, kết hợp chỉ bản đồ.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
à Gv giúp HS định hướng đúng trên bảng chiếu, yêu cầu HS bổ sung, sữa sai ( nếu có)
ĐKTN VÀ TNTN
ĐẶC ĐIỂM
Địa hình
Cao nguyên xếp tầng
Đất
Badan 1,36 triệu ha
Nước
Nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông.
Khí hậu
Nhiệt đới cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.
Rừng
Rừng tự nhiên chiếm 3 triệu ha
Du lịch
Phong phú như VQG,văn hóa, sinh thái...
Khoáng sản
Bô xít hơn 3 tỉ tấn
Toàn lớp
? Đặc điểm đó có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế của vùng.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv chiếu một số hình ảnh về những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.
Gv nhấn mạnh thêm về những tiềm năng của vùng sau đó chốt kiến thức ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG NHÓM (6 NHÓM)
Thời gian 5 phút
Nội dung:
Quan sát hình 28.1, kết hợp với hiểu biết bản thân và bằng kiến thức môn sinh học....., em hãy:
- Tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Bắc Cam-Pu-Chia.
- Phân tích ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.
Hs làm việc theo nhóm thảo luận, tổng hợp kết quả. Cử đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm hoạt động chưa tốtànhận xét, chuẩn xác KT.
- Các dòng sông:
+ S. Đông Nai Chảy về Đông Nam Bộ
+ S. Ba chảy về các tỉnh DHNTB
+ Các sông Xrê Pốk, Xê Xan chảy về Đông Bắc Cam- pu-chia và hội lưu với sông Mê Công.
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ nguồn năng lượng
+ Bảo vệ nguồn nước
+ Bảo vệ môi trường sinh thái
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Thuận lợi.
à Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đa ngành.
Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên của vùng cũng gặp không ít khó khăn và biện pháp để khắc phục những khó khăn đó ra sao?
Tích hợp giáo dục BĐKH
Gv chiếu một số hình ảnh những khó khăn của vùng.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Thời gian 2 phút
? Quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của mình, hãy cho biết tự nhiên Tây Nguyên có những khó khăn gì. Biện pháp khắc phục khó khăn đó.
- Đại diện cặp đôi trả lời- Cặp đôi khác nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận bằng hình ảnh chốt kiến thức ghi bảng
2. Khó khăn
- Mùa khô dài, nguy cơ thiếu nước, cháy rừng 
- Chặt phá rừng, nạn săn bắt động vật ảnh hưởng xấu tới môi trường.
3. Biện pháp: 
- Khai thác hợp lí tài nguyên
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
- Bảo vệ môi trường tự nhiên
Gv chiếu một số hình ảnh về môi trường suy thoái ở Tây Nguyên.
Hs quan sát để hiểu thêm và giáo dục biến đổi khí hậu.
- Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Việc chặt phá rừng có ảnh hưởng xấu đến MT và đời sống nhân dân.
- Bảo vệ MT tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý nghĩa không chỉ đối với Tây Nguyên mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía nam của đất nước và các nước láng giềng.
Chuyển ý: Qua tìm hiểu về ĐKTN và TNTN chúng ta thấy vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp. Vậy ĐKTN có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm dân cư xã hội, chúng ta sang phần III
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội của Đông Nam Bộ (8 phút)
Gv chiếu bảng dân số của 7 vùng kinh tế Hoạt động cá nhân:
? Qua bảng số liệu, em có nhận xét gì về số dân và mật độ dân số của Tây Nguyên.
( Dành cho HS yếu-kém)
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Hs quan sát bảng trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
? Từ nhận xét trên, em hãy cho biết dân số Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào.
- Hs quan sát bảng trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt
Gv chiếu 1 số hình ảnh của các dân tộc ở Tây Nguyên
Hoạt động cá nhân:
? Quan sát các hình ảnh trên kết hợp với kiến thức đã học, hãy cho biết Tây Nguyên có những dân tộc nào. ( Dành cho HS yếu-
kém)
- GV nói thêm, ngoài ra còn có một số dân tộc mới nhập cư từ các vùng khác tới.
Gv chiếu bảng 28.2
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Thời gian 2 phút
? Căn cứ vào bảng 28.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội của Tây Nguyên. ( Dành cho HS khá- giỏi)
- Học sinh trình bày.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt KT, ghi bảng
Hoạt động
? Quan sát thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của mình, hãy cho biết dân cư Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì. Giải pháp giải quyết những khó khăn đó.
àGv nhấn mạnh thêm: Như vậy,việc nâng cao dân trí là vấn đề đáng quan tâm vì đây các yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới hiện nay.
- Là vùng thưa dân nhất cả nước
- Dân cư phân bố không đều
- Người Kinh, còn có người Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho..
- Các chỉ tiêu dân cư, xã hội thấp hơn so với cả nước.
- Dân cư có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng, có bản sắc văn hóa phong phú.
- Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
- Xói đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội.
5. Luyện tập và vận dụng ( 4 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã lĩnh hội được về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân
Các bước hoạt động: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Câu 1: Nối cột A với cột B
Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế nào? 
A
B
1.Địa hình, khí hậu, đất
a. Thủy điện
2. Sông ngòi
b. Du lịch
3. Khoáng sản
c. Khai khoáng
4. Rừng
d. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia sức lớn.
5. Sinh thái đa dạng
e. Lâm nghiệp
 Đáp án: 1 - d; 2 - a; 3 - c; 4 - e; 5 - b 
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng.
Vị trí địa lí của Tây Nguyên có ý nghĩa là:
	A. Vùng duy nhất không giáp biển.
	B. Là cầu nối giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.
	C. Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
	D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Hãy lựa chọn một loại thiên tai và tìm hiểu về nguyên nhân gây ra, biện pháp phòng tránh.
	- Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Tùy theo quỹ thời gian, nếu không đảm bảo trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm (có thể vào đầu tiết học sau) 
* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu thông qua đó hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu. Học sinh có một số kỹ năng ứng phó với BĐKH, và sau mỗi tiết học có liên hệ về BĐKH, tôi đều thăm dò về kiến thức và thái độ học tập của các em, hầu hết các em đều hiểu bài và nhận thức được những hậu quả của biến đổi khí hậu.Từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập ở học sinh. Giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn những giá trị tự nhiên của địa phương. Góp phần nâng cao tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh. Điều này thể hiện qua bảng điều tra của học sinh khối 9 như sau:
 Bảng điều tra hiểu biết của học sinh về biến đổi khí hậu (khi đã tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu vào dạy học) 
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Hiểu biết về biến đổi khí hậu của học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Dưới trung bình
9
96
 10
10,4%
 29
30,2%
50
52,1%
7
7,3%
III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của sáng kiến
   Trong quá trình dạy học tôi đã vận dung một số phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Đã đem lại hiệu quả khá cao, giáo dục được số lượng lớn học sinh biết ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu và hiểu rõ bảo vệ tác động biến đổi khí hậu là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
 Giáo dục Biến đổi khí hậu cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua bài dạy nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu; nhận thức những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người ở hiện tại và tương lai, những kĩ năng cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, giúp cho học sinh thấy được những triển vọng, giá trị của những nhận thức và hành động phù hợp vì một tương lai phát triển bền vững.
 Giáo dục về biến đổi khí hậu giúp học sinh hiểu biết về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, có được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những tác động do biến đổi khí hậu gây ra. Tù đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự biến đổi khí hậu. Qua đó học sinh có thái độ đúng đắn và hiệu quả, đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường làm giảm các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho giáo viên. Vì lúc này, giáo viên phải biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về biến đổi khí hậu một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. 
2. Đề xuất 
 * Đối với tổ chuyên môn:
 - Tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ có thời gian sinh hoạt chuyên môn
thường xuyên hơn.
 - Kịp thời cung cấp những thông tin mới liên quan đến chuyên môn cho các thành viên trong tổ.
* Đối với giáo viên :
	- Luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. 
	- Chú trọng việc rèn luyện và phát triển ở học sinh các kĩ năng : Kĩ năng sử dụng và phân tích bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, kĩ năng phân tích lát cắt địa hình, kĩ năng xác lập mối liên hệ giữa các đối tượng, hiện tượng Địa lí 
	- Giáo viên tạo được niềm tin, sự hứng thú, đam mê của học sinh trong quá trình học tập môn Địa lí
	- Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để các em “học trong hành động”. Giáo viên phải thể hiện rõ ràng mục tiêu, nội dung bài học, hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức của học sinh.
 - Khi soạn bài cũng như giảng dạy lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng thông qua một số phương pháp và hình thức dạy học để học sinh có những hiểu biết biến đổi khí hậu và hành vi bảo vệ môi trường.
 * Đối với học sinh: 
	- Cần yêu thích, say mê hứng thú học tập bộ môn Địa lí.
	- Có đầy đủ các phương tiện học tập: Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, tranh ảnh, tài liệu tham khảo ...
	- Luôn tìm tòi phát hiện những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức Địa lí.
 Trên đây là một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở bậc trung học cơ sở trong những năm tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bien_doi_khi_hau_trong_mon_dia_li_9_o.doc
Sáng Kiến Liên Quan