SKKN Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Địa Lí 12 - Cơ bản góp phần giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh miền núi Tây Nghệ An

Dạy học tích hợp.

* Dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng

dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến

thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải

quyết vấn đề.

* Vì sao phải dạy học tích hợp?

- Do sự thay đổi về mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người được phát triển hài

hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội. Đó là con người

có những phẩm chất cao đẹp như yêu gia đình, quê hương, đất nước; nhân ái khoan

dung; trung thực, tự trọng; tự lập và tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; có trách

nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có học vấn phổ thông; có các năng lực

chung như năng lực làm chủ và phát triển bản thân, năng lực về quan hệ xã hội, năng

lực công cụ.

- Do sự thay đổi chương trình giáo dục.

- Do sự thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp dạy học.

- Khuyến khích GV sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội

dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn, tạo cơ hội giao lưu, trao

đổi kinh nghiệm, chuyên môn giữa các giáo viên khác môn.

* Cơ sở của dạy học tích hợp.

- Cơ sở lý luận

“Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau,

mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác

định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là

phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn

nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện

tượng trong thế giới ”.

- Về mặt thực tiễn6

Trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam không thoát khỏi tính hàn lâm

lý thuyết. Vì vậy khắc phục tính hàn lâm lý thuyết trong dạy các môn học theo từng

khoa học bằng việc tích hợp là điều tất yếu, mang tính khách quan.

Từ THCS trở lên, chương trình và SGK không có nội dung dạy tích hợp tường

minh. Trong vài năm gần đây, hưởng ứng phát động của Bộ GD&ĐT, rải rác có một

số bài dự thi xây dựng chủ đề tích hợp. Vì vậy với đa số GV THPT, dạy học tích hợp

còn là vấn đề mới mẻ.

Dạy học tích hợp mang lại các lợi ích thiết thực đó là dựa trên các chủ điểm

kiến thức, kỹ năng của môn học để vận dụng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong

thực tiễn sẽ góp phần rèn luyện phẩm chất và năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng

lực chuyên biệt, giúp HS có các kĩ năng sống để ứng phó trong cuộc sống và góp

phần giảm tải kiến thức ở các môn học liên quan.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Địa Lí 12 - Cơ bản góp phần giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh miền núi Tây Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao các năng lực (nhất là năng 
lực tự học) và phát triển các phẩm chất cần thiết hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và 
mạch lạc. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.
2. Ý nghĩa của đề tài.
2.1. Đối với giáo viên
Thứ nhất, tôi đã góp phần tích cực để xây dựng nội dung hoạt động nhằm giáo 
dục bảo vệ môi tường tài nguyên và phòng chống thiên tai cho học sinh miền núi 
Tây Nghệ An. Trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học đã sử dụng các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay giúp người học hoàn thiện phẩm chất và 
phát triển năng lực cần thiết.
Thứ hai, việc xây dựng, thiết kế và tổ chức hoạt động giúp tôi nâng cao kiến 
thức tổng hợp như: tôi hiểu đặc điểm thực trạng về vấn đề sử dụng tự nhiên bảo vệ 
môi trường và phòng chống thiên tai của đất nước đất nước, tình hình thực tế tại 
địa phương. Từ đó, hướng dẫn, tổ chức và đánh giá các hoạt động nhằm giáo dục 
bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn Địa lí 12 và các 
hoạt động giáo dục trong nhà.
Thứ ba, phần nào tôi gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở làm sao để phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, vận dụng kiến thức đã 
học vào thực tiễn. Giúp học sinh "hứng thú-yêu thích" môn Địa lí 12.
 2.2. Đối với đồng nghiệp.
Một là, dạy học theo cách này đã góp phần tạo được mối quan hệ, đoàn kết 
đồng nghiệp. Chẳng hạn: khi xây dựng nội dung, thiết kế và tổ chức hoạt động tôi 
đã thường xuyên trao đổi để tiếp thu một số kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên 
trong trường mình. Và điều quan trọng là tôi tìm thấy được sự cởi mở, hứng thú của 
các đồng nghiệp mỗi khi chúng tôi nhắc đến việc thiết kế và tổ chúc các hoạt động 
dạy học nhằm giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh 
trong môn Địa lí. Điều này thật tốt cho việc xây dựng một môi trường giáo dục 
đoàn kết, thân thiện, vững mạnh.
Hai là, cũng từ đó, tôi nhận thấy đề tài của mình đã tạo điều kiện cho các đồng 
nghiệp trong tổ, trong trường tiếp thu, áp dụng vào dạy học và có những sáng tạo 
hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả khi tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi 
trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong các bộ môn, trong trường học.
Ba là, sáng kiến này có thể trực tiếp làm giáo án để các giáo viên bộ môn Địa 
lí sử dụng khi dạy giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học 
sinh trong chương trình Địa lí 12. Hoặc dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo 
viên bộ môn Địa lí nói riêng và giáo viên làm công tác đoàn, các bộ môn khác sử 
dụng khi thiết kế giáo án dạy học. Hơn nữa, nó còn là tài liệu tham khảo tin cậy cho 
sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học vận dụng trong nghiên cứu hoạt động giáo 
53
dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn Địa lí ở 
trường THPT.
2.3. Đối với nhà trường
Thành công của mỗi giáo viên trong mỗi tiết dạy chính là thành công của nhà 
trường trên chặng đường đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo 
dục. Từ kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy đó là một thành công dù 
đang còn ở mức khiêm tốn song, nó đã khẳng định được hiệu quả khi tổ chức hoạt 
động giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn 
Địa lí trong bộ môn, trong nhà trường.
Kết quả thu được từ đề tài này sẽ là kênh thông tin, nguồn minh chứng để nhà 
trường tiếp tục phát động phong trào thi đua dạy tốt trong toàn thể cán bộ, giáo viên 
của trường. Việc xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và 
phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn này chắc chắn sẽ mang lại kết quả 
đầy hứa hẹn với trường THPT Anh Sơn 2.
Việc xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và phòng 
chống thiên tai cho học sinh trong dạy học bộ môn và trong nhà trường đã góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông. Trong điều kiện và yêu cầu 
hiện nay thì đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức tổ 
chức dạy học trên càng trở nên cần thiết và cần được nhân rộng để khẳng định được 
vị thế của nhà trường.
Như vậy, những định hướng và cách giải quyết vấn đề mà tôi đã trình bày trên 
đây là khả thi và có hiệu quả. Từ đây, chúng ta có thể áp dụng, thiết kế tổ chức các 
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong 
các môn học khác Không chỉ dừng lại đó, với kết quả trên là cơ sở để chúng ta mạnh 
dạn tiến hành đưa hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 
cho học sinh vào nhiều bài học, nhiều chủ đề của các bộ môn trong trường THPT.
2.4. Đối với địa phương.
 Thông qua dạy học chủ đề “giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên 
tai cho học sinh miền núi Tây Nghệ An” giúp cho học sinh có những kiến thức, kĩ 
năng cần thiết nhằm vận dụng những kiến thức kĩ năng đó vào để giải quyết những 
thực trạng từ thực tiễn của địa phương đặt ra trong việc bảo vệ môi trường, sử hợp lí 
các nguồn tài nguyên và có những kĩ năng cần thiết để ứng phó trước các thiên tai 
thường xảy ra tại địa phương. Đồng thời tư vấn, giúp đỡ gia đình hoặc tuyên truyền 
cho người dân trong quá trình lao động, sản xuất có giải pháp hợp lí bảo vệ môi 
trường tài nguyên và phòng chống thiên tai. Và hơn cả là giúp các em định hướng 
được những việc mình cần làm hiện tạicũng như ở tương lai phù hợp nhằm đảm bảo 
sự phát triển bền vững của địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.
54
II. KIẾN NGHỊ.
 Trong quá trình thiết kế xây dựng và tổ chức hoạt động nhằm giáo “Giáo dục bảo 
vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh miền núi Tây Nghệ An” tôi 
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Đối với Sở GD – ĐT.
 Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 
(đặc biệt là giáo viên dạy môn Địa lí) về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng 
công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, một cách thường xuyên hơn.
 Tăng cường tổ chức hơn nữa các cuộc thi liên quan đến nội dung đổi mới : Tích 
hợp giáo dục về bảo vệ môi trường tài nguyên và phòng chống thiên tai cho học sinh 
trong các trường phổ thông nói và các cấp học khác nói chung như: Thi tìm hiểu về 
môi trường, thi thiết kế giáo án tích hợp dành cho giáo viên và bài thi tuyên truyền 
cho học sinh.
2. Đối với các trường THPT.
 Các trường phổ thông cần chủ trọng đưa các chủ đề và tổ chức các hoạt động 
thiết thực nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí các nguồn tài 
nguyên và giáo dục các kĩ năng cần thiết để học sinh ứng phó khi thiên tai xảy ra.
 Các tổ chuyên môn cần có sự trao đổi, phối hợp nhiều hơn và thiết thực hơn 
trong xây dựng và tổ chức các hoạt động tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi 
trường tài nguyên và phòng chống thiên tai cho học sinh thông qua việc đổi mới 
phương pháp dạy học, hình thức dạy học đa dạng. Tổ chuyên môn phải chú ý tập 
trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu 
bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý 
điều chỉnh nội dung hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường tài nguyên và phòng 
chống thiên tai theo từng bài hoặc chủ đề, phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
học, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường tài nguyên và 
phòng chống thiên tai theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời cử 
người phụ trách tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trên "Trường học kết 
nối" và tăng cường tổ chức các hội thảo, đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong 
việc tổ chức hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường tài nguyên và phòng chống 
thiên tai theo định hướng năng.
 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác dạy và học như phòng máy 
chiếu, ti vi, các tài liệu, sách tham khảo...
3. Đối với địa phương.
 Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường học trên địa bàn nhằm tăng cường 
công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và 
giáo dục các kĩ năng cần thiết để học sinh ứng phó khi thiên tai xảy ra trên đia bàn.
55
 Tăng cường các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi 
trường, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và ứng phó trước các thiên tai: như tổ 
chức vệ sinh đường làng lối xóm, trồng cây xanh trên đất trống đồi núi trọc...
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi thiết kế xây dựng và tổ chức hoạt 
động giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh miền núi 
Tây Nghệ An trong chương trình Địa lí 12. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng tuy nhiên 
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý từ 
các đồng nghiệp và ban nghiệm thu Sáng kiến kinh nghiệm. Để bản sáng kiến ngày 
một hiệu quả hơn và được mọi người xem là một kinh nghiệm hay có thể tham khảo.
 Tôi xin gửi tới Ban nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp đã, đang 
và sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất.
Anh Sơn, ngày 08/ 03/ 2021
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Thị Thương
56
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý THPT, Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam
2. Tài liệu tập huấn: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý THPT”
3. Tài liệu tập huấn: “Định hướng phát triển năng lực trong kiểm tra, đánh giá môn 
Địa lý THPT”
 4. Sách giáo khoa Địa lý 12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
5. Sách giáo viên Địa lý 12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
6. Sách thiết kế bài giảng Địa lý 12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
7. Sáng gióa dục môi trường - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Địa lí 12- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
9. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu qua Internet và các tư liệu tham khảo 
khác.
57
PHẦN 5. PHỤ LỤC
 Phụ lục 1. Phiếu học tập – giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
I. Mục tiêu và sản phẩm cần đạt được
(GV photo: Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm dự án cho mỗi nhóm)
II. Thông báo triển khai kế hoạch
TT Nội dung Thời gian Người thực hiện Ghi chú
1 Triển khai 
dự án đến 
HS
1 tiết
 GV Địa lí 
(NguyễnThị Thương) 
- HS lớp 12A2
Tại phòng máy chiếu số 2 
- Trường THPT Anh Sơn 
2
2 Thực hiện 
dự án
2 tuần
HS lớp 12A2 GV 
theo dõi, hướng dẫn
HS trao đổi với giáo viên 
ở trường và trên gmail: 
Thuongnt.as2@nghean.e
du.vn
Hoặc sđt: 0962542277
3 Kết thúc 
dự án 2 tiết
HS lớp 12A2 GV 
theo dõi, đánh giá, 
hợp thức hóa kiến 
thức
Tại phòng máy chiếu số 
2 - Trường THPT Anh 
Sơn 2.
III. Thông báo tài liệu tham khảo
SGK Địa lí 12, Sách Bài tập Địa lí 12 NXB Giáo dục.
www.violet.vn;   tailieu.vn
IV. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm (Theo hướng dẫn sau)
Tên thành 
viên
Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn
hoàn thành
Sản phẩm
dự kiến
Tất cả thành 
viên trong 
nhóm
Họp nhóm
Giấy, bút, 
SGK, Máy vi 
tính
Sau 1 ngày 
nhận dự án
Kế hoạch hoạt động 
của nhóm. Nhiệm vụ 
cụ thể của các thành 
viên nhóm
Tất cả thành 
viên trong 
nhóm
Tìm tài liệu, 
tranh ảnh 
video, mô 
hình
SGK Địa lí 
12, Internet, 
Tài liệu tham 
khảo
5 Ngày
Tìm ảnh, video dữ 
liệu trả lời các vấn 
đề gợi ý của bộ câu 
hỏi định hướng
A Lên ý tưởng với trình 
Dưa vào SGK 
Địa lí 12, 1 Ngày Bản ý tưởng
58
Tên thành 
viên
Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn
hoàn thành
Sản phẩm
dự kiến
bày Internet
B
Thiết kế 
Power Point
Máy vi tính, 
tài liệu của cả 
nhóm.
3 ngày
Bản thuyết trình 
Power Point
C
Thuyết trình 
viên
Máy tính trình 
chiếu Power 
Point
3 ngày (làm 
việc với 
thiết kế)
Chạy bài thuyết 
trình trên Power 
Point
D
Viết nhật kí 
hoạt động 
của nhóm
Bút, vở
Cả quá trình 
hoạt động 
DA
Nhật kí hoạt động 
nhóm
E
Ghi các câu 
hỏi chất vấn 
nhóm mình
Bút, vở
Trong thời 
gian thảo 
luận
Các câu hỏi nhóm 
khác chất vấn
Nhóm 
trưởng
Đánh giá 
các thành 
viên
Bút, vở
Cả quá trình 
hoạt động 
DA
Bảng điểm từng 
thành viên
(Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm theo mục tiêu và 
sản phẩm cần đạt, rồi gửi cho GV sau 1 ngày)
Phụ lục 2: Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm dự án
Phiếu 1: PHIẾU ĐÁNH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM CỦA NHÓM TRƯỞNG
(Nộp cho GV trước 1 ngày báo cáo dự án tức vào ngày duyệt dự án)
Tên dự án:......................................... 
Lớp:Nhóm đánh giá:.......................
Tiêu chí đánh giá
TT
Tên các 
thành viên
Tích cực 
trong hoạt 
động 
Tinh thần 
trách nhiệm 
Hiệu quả 
thu thập 
kiến thức
Kỹ năng 
hợp tác 
nhóm
Điểm 
trung 
bình
1
2
3
4
59
5
6
7
8
(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)
Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM
(Đánh giá trong quá trình báo báo)
*Nhóm đánh giá:...
Nhóm được đánh giá
TT Các tiêu chí đánh giá
I II III IV
1
Nội dung trình bày
(Chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, có nhiều liên hệ 
thực tiễn)
2
Hình thức trình bày sản phẩm
 (Đẹp, khoa học, sáng tạo)
3
Thuyết trình sản phẩm và khả năng trả lời 
chất vấn
(Giọng nói, cử chỉ, độ lôi cuốn, khả năng bảo vệ 
quan điểm, thời gian sử dụng)
4
Khả năng giao tiếp với nhóm khác
(Kết nối các nhóm khác khi trình bày sản phẩm)
Điểm trung bình
(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)
* Nhận xét: (ngắn gọn)
60
Phiếu 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GV
(Đánh giá cả quá trình thực hiện và báo cáo)
*Đánh giá:
Nhóm được đánh giá
TT Nội dung đánh giá
I II III IV
1 Thu thập, chọn lọc kiến thức
2 Kỹ năng vận dụng kiến thức
3 Tích cực trong học tập
4 Kỹ năng hợp tác nhóm
5 Tinh thần trách nhiệm
6 Tính sáng tạo
Điểm trung bình
* Nhận xét: 
Nhóm Ưu điểm Hạn chế
I
II
III
61
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về việc học sinh tham gia các hội thi, các hoạt 
động nhằm góp phần bảo vệ môi trường và rèn luện các kĩ năng, phẩm chất 
cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn.
 Học sinh Trường THPT Anh Sơn 2 tham gia vệ sinh môi trường tại địa phương
Hội thi: Thiết kế thời trang vì môi 
trường- Trường THPT Anh Sơn 2 
tổ chức.
Hội thi: Tuyên truyền sử dụng tiết 
kiệm hiệu quả năng lượng 
Trường THPT Anh Sơn 1 tổ chức
62
Hoạt động của học sinh trường Anh Sơn 2 nhằm bảo vệ môi trường 
Xanh- Sạch – Đẹp 
63
Phụ lục 4 : Các slide trình chiếu ở tiết giao dự án nghiệm thu dự án.
Một số slide tiết xây dựng chủ đề
Chủ đề nghiên cứu: Bảo vệ môi trường tài 
nguyên và phòng chống thiên tai.
Gồm nội dung 2 bài: 
• Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên 
nhiên.
• Bài 15: Bảo vệ môi trường và pgongf chống 
thiên tai.
• (SGK Địa lí 12- CB)
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2
Lớp 12A2- GV: Nguyễn Thị Thương
64
Giao nội dung dự án cho 3 nhóm
Nội dung 1(Dự án 1): Sử dụng tài nguyên sinh vật.
Nội dung 2 (Dự án 2): Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi 
trường.
Nội dung 3 (Dự án 3): Một số thiên tai chủ yếu và biện 
pháp phòng chống 
Tài liệu tham khảo
1. SGK Địa lí 12 NXB giáo dục
2. Sách giáo dục môi trường của NXB giáo dục
3. Nguồn lợi hải sản của biển
4. Trang web Phòng chống thiên tai và tìm kiểm cứu nạn
5. Trang web petro Việt Nam...
6. Các thông tin khác trên internet.
Các slide trình chiếu tại tiết nghiệm thu và đánh giá dự án.
 Nội dung 1(Dự án 1): Sử 
dụng và bảo vệ tài nguyên 
sinh vật.
Nội dung 2 (Dự án 2): Sử 
dụng tài nguyên và bảo vệ 
môi trường.
dung 3 (Dự án 3): Một số 
thiên tai chủ yếu và biện 
pháp phòng chống 
65
Mối quan hệ giữa suy giảm TNSV với BĐKH Lũ quét (miền núi)Một số hình ảnh về biện pháp bảo vệ TN sinh vật Lũ quét (miền núi)Một số loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam
Voäc ®Çu tr¾ng C¸ t BµVích
Báo gấmGà lôi tía
Một số loài động vật, thực vật quý hiếm – có nguy cơ 
tuyệt chủng tại Việt nam
Voọc mũi hếch 
(150)
Voọc 
quần 
đùi 
trắng 
(250)
Voọc đầu vàng (65)
Sếu đầu đỏ
Lan 
cẩm 
báo
Một số hình ảnh về biện pháp bảo vệ TN sinh vật của học sinh trường THPT Anh Sơn 2
Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%)
TỔNG 33.123.454 100
Đất nông nghiệp 11.498.497 34,7
Đất lâm nghiệp 14.940.863 45,1
Đất chuyên dùng, đất 
ở 1.893.141 5,7
Đất chưa sử dụng 2.060.393 6,2
Đất khác 4.790.953 8,3
Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nước ta 
năm 2018
Nội dung 2(dự án 2):Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường 
(Tài nguyên đất, các tài nguyên khác và bảo vệ môi trường)
Đất trơ sỏi đá Đất bị sa mạc hóa
Đất nhiễm phèn Đất bị ô nhiễm
Các biện pháp bảo vệ đất
Đối với vùng đồi núi
Mô hình: Nông - lâm kết hợp
Đối với vùng đồng bằng Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác.
Tài nguyên Tình hình sử dụng Biện pháp bảo vệ
Nước
+ Ngập lụt mùa mưa, thiếu 
nước mùa khô.
+ Môi trường nước ngày càng ô 
nhiễm
+ sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
+ Đảm bảo cân bằng nước, 
chống ô nhiễm nước.
Khoáng 
sản
+ Công nghệ khai thác, chế biến 
còn lạc hậu nên gây lãng phí tài 
nguyên.
+ Một số khoáng sản đang bị khai 
thác bừa bãi, trái phép.
+ Môi trường bị ô nhiễm.
+ Nâng cao công nghệ khai thác 
và chế biến (tránh lãng phí tài 
nguyên và ô nhiễm môi trường).
+ Quản lí chặt chẽ việc khai 
thác.
Du lịch Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch => 
cảnh quan du lịch bị suy thoái.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài 
nguyên du lịch.
+ Phát triển du lịch sinh thái.
Tình hình sử dụng
- Giặt quần áo, rửa chén bằng tay và giặt, rửa bằng
máy đều có thể tiết kiệm nước, nếu đặt mức 
nước hợp lý với lượng quần áo và chén bát cần 
làm sạch thay vì để chế độ giặt tự động quanh 
năm; khóa và kiểm tra kĩ vòi nước sau khi sử 
dụng tránh rò rỉ
Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước
Hồ chứa nước
- Tận dụng lại nước mưa hoặc nước sạch đã sử
dụng cho mục đích khác để tưới cây; trang
bị hệ thống tưới tiêu tự động và tiết kiệm
nước; tránh đổ các chất cặn bã, rác thải, xác
côn trùng vào bồn cầu thay vì thế hãy
phân loại và bỏ rác
- Tài nguyên khoáng sản
- Tình hình sử dụng:
Nước ta có nhiều khoáng sản nhưng chủ 
yếu ở đồi núi, phân tán nên khó khăn trong 
quản lí khai thác. Nhiều nơi khai thác trái 
phép, khai thác quá mức làm kiệt quệ.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác.
+ Xử lí các trường hợp khai thác không giấy
phép, gây ô nhiễm.
66
Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú 
nhưng hiện nay do ý thức của con 
người nên nhiều điểm du lịch đã bị 
suy thoái.
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên 
du lịch và bảo vệ môi trường du lịch 
khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch 
sinh thái.
Tài nguyên khác: TN Biển, TN khí hậu
+ TN Biển và TN khí hậu nước ta dồi dào, khả năng khai thác cao
+ Cần khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ để phát triển bền vững
67
Nội dung Nơi thường 
xảy ra.
Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp 
phòng chống
Ngập lụt - ĐBSH, 
• -ĐBSCL.
• -Vùng trũng
BTB và hạ lưu
sông ở NTB.
• -Địa hình thấp.
• -Mưa nhiều, 
bão lớn, thủy
triều dâng cao.
Phá hủy mùa
màng, tắc nghẽn
giao thông, ô 
nhiễm môi
trường.
Xây dựng đê, công
trình, thủy lợi, 
thoát lũ và ngăn
thủy triều.
Lũ quét • -Vùng núi phía
Bắc.
• -Suốt dải miền
Trung.a
• -Địa hình dốc
- Mưa nhiều tập
theo mùa
• - Rừng bị chặt
phá.
• -Địa hình dốc
- Mưa nhiều tập
theo mùa
• - Rừng bị chặt
phá.
• - Quy hoạch
điểm dân cư.
• - Sử dụng đất
hợp lí, thủy lợi.
• - Trồng rừng.
Hạn hán • - Miền Bắc: 
Thung lũng
khuất gió.
• - ĐB Nam Bộ, 
Vùng thấp Tây
Nguyên, ven
biển cực
NTBộ. 
- Môi trường suy
thoái dẫn đến mùa
khô kéo dài, mưa ít
- Đe doạ cây
trồng, hoa
màu.
- Cháy rừng.
- Xây dựng các
công trình thuỷ
lợi, hồ chứa
nước.
- Trồng rừng, 
trồng cây chịu
hạn
B
68
69
Các slide báo cáo dự án của nhóm 3:
70
71
+ Giáo án PowerPoit xác định nội dung - giao dự án.
+ Giáo án PowerPoit các tiết báo cáo dự án.
+ Các sản phẩm PowerPoit của Học sinh - 3 dự án báo cáo của 3 nhóm.
+ Video: Hậu quả của việc khai thác rừng quá mức (sử dụng cho tiết 1: xây 
dựng chủ đề dạy học, giao dự án)
+ Video: Thiên tai bất thường (sử dụng cho phần kết thúc tiết nghiệm thu 
đánh giá).
+ Toàn bộ ảnh của quá trình thực hiện dự án. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_to_chuc_cac_hoat_dong_day_hoc_chu_de_su_dun.pdf
Sáng Kiến Liên Quan