SKKN Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây phương pháp kĩ thuật dạy học đã có sự đổi mới

song chưa nhiều. Các em học sinh xem môn học này là môn phụ nên dẫn tới kết

quả học tập chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp,

không tập trung chú ý, chán học. Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan

trọng của môn học. Số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung

vào các môn học chính để thi vào các trường đại học.Trang bị cho phòng học còn

hạn chế như: Thiếu máy chiếu, ti vi. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng với

phương pháp dạy học mới, chưa thu hút học sinh, bài giảng chưa hấp dẫn hoặc lối

dạy quá nhàm chán.Trong những năm học gần đây, trong tiến trình dạy học một bài học, giáo

viên đã áp dụng các phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên việc sử dụng các

phương pháp, hình thức dạy học mới chủ yếu ở phần khởi động, hình thành kiến

thức mà ít chú ý đến hoạt động củng cố, luyện tập. Có chăng cũng chủ yếu là sử

dụng các câu hỏi trắc nghiệm để nhằm chống “lụt” cho tiết học hoặc một câu khái

quát lại bài học của giáo viên chứ chưa phải là hoạt động của học sinh như đúng

mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính điều này đã làm cho hoạt

động củng cố, luyện tập không còn ý nghĩa.

Còn hiện nay hoạt động củng cố, luyện tập đã tách biệt thành một hoạt động

riêng biệt “ hoạt động củng cố, luyện tập”. Và đã là một hoạt động thì cần phải nêu

được:

+ Mục đích.

+ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.

+ Phương tiện.

+ Thời gian.

+ Tiến trình các hoạt động.

+ Sản phẩm dự kiến.

Trong tiến trình hoạt động này, việc tổ chức các hoạt động học của giáo viên

và thực hiện của học sinh gồm các bước cơ bản như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ; học

sinh nhận biết vấn đề cần giải quyết như yêu cầu, câu hỏi do giáo viên đưa ra; tiếp

nhận nhiệm vụ học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoặc cá nhân (suy nghĩ, quan sát

có thể trao đổi với bạn bên cạnh khi gặp khó khăn), hoặc học nhóm để giải quyết

vấn đề, ghi kết quả ra giấy riêng.5

- Báo cáo kết quả và thảo luận: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo

cáo trước lớp, các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi kết quả

với nhau hoặc với giáo viên để nhận xét, đánh giá kết quả của mình. Học sinh hoàn

thiện sản phẩm học tập.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng của môn 
học. 
* Các bước tiến hành trò chơi. 
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi: Số người tham gia, cách chơi, thời gian, cách xác 
nhận kết quả. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi: Giáo viên có thể là người điều khiển trò chơi 
hoặc hướng dẫn một học sinh khác điều khiển. 
Bước 4: Đánh giá nhận xét, động viên khuyến khích học sinh. 
* Các trò chơi có thể sử dụng: Ô chữ, mảnh ghép bí mật, nhanh như chớp. 
Ví dụ minh họa 1 
 Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi. 
Hoạt động củng cố luyện tập 
22 
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm địa hình nước ta. 
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: trò chơi ô chữ. 
- Phương tiện: máy chiếu. 
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút. 
- Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi: 
Luật chơi: Giáo viên chiếu ô chữ yêu cầu học sinh lần lượt chọn hàng ngang 
bất kì và trả lời câu hỏi. Mỗi lượt trả lời đúng được 1 điểm. Thời gian quy định cho 
mỗi câu hỏi là 10 giây. Nếu không trả lời được sẽ dành cơ hội cho bạn khác.Trong 
quá trình trả lời hàng ngang các bạn có thể trả lời ô chữ hàng dọc bất kì lúc nào.Trả 
lời đúng hàng dọc sẽ là người chiến thắng. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chơi. 
 Câu hỏi hàng ngang: 
Hàng ngang số 1(gồm 13 chữ cái): Hướng núi chủ yếu của nước ta là hướng 
nào? 
Đáp án: Tây bắc – Đông nam. 
Hàng ngang số 2 (gồm 8 chữ cái): Dạng địa hình nào chiếm ¼ diện tích lãnh 
thổ của nước ta? 
Đáp án: Đồng bằng. 
Hàng ngang số 3 (gồm 10 chữ cái): Đỉnh núi nào cao nhất nước ta? 
Đáp án: Phanxipăng 
Hàng ngang số 4 (gồm 9 chữ cái): Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất 
ở vùng nào của nước ta? 
Đáp án: Đông Nam Bộ. 
Hàng ngang số 5 (gồm 6 chữ cái): ¾ diện tích của nước ta là dạng địa hình 
gì? 
Đáp án: Đồi núi. 
Hàng ngang số 6 (gồm 7 chữ cái): Nhỏ hẹp, bị chia cắt, đất cát pha là đặc 
điểm của loại đồng bằng nào? 
Đáp án: Ven biển 
Ngang số 7 (Gồm 6 chữ cái): Vùng nào có địa hình cao nhất nước ta ? 
Đáp án: Tây Bắc 
Hàng ngang số 8 (gồm 8 chữ cái): Dạng địa hình chằng chịt do con người 
tạo ra ở đồng bằng sông Cửu Long là gì? 
23 
Đáp án: Kênh rạch 
Hàng ngang số 9 (Gồm 10 chữ cái): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường 
Sơn Nam là có hai sườn như thế nào? 
Đáp án: Bất đối xứng 
Hàng ngang số 10 (gồm 9 chữ cái): Đây là tên của một dãy núi giáp biên 
giới Việt Lào thuộc vùng Tây Bắc nước ta? 
Đáp án: Pusamsao. 
Từ hàng dọc: Đồi núi thấp 
Bước 3: Học sinh đánh giá nhận xét, bổ sung kiến thức. 
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Dự kiến sản phẩm: 
T Â Y B Ắ C Đ Ô N G N A M 
 Đ Ồ N G B Ằ N G 
P H A N X I P Ă N G 
 Đ Ô N G N A M B Ộ 
 Đ Ồ I N Ú I 
 V E N B I Ể N 
 T Â Y B Ắ C 
 K Ê N H R Ạ C H 
 B Ấ T Đ Ố I X Ứ N G 
 P U S A M S A O 
24 
 Học sinh chơi trò chơi: Ô chữ 
Học sinh chơi trò chơi: Ô chữ 
 Ví dụ minh họa 2: 
 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
 Hoạt động củng cố, luyện tập. 
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thực trạng sử dụng và biện pháp đối với 
các loại tài nguyên thiên nhiên nước ta. 
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi mảnh ghép bí mật 
- Phương tiện: máy chiếu, bộ mảnh ghép 
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút 
- Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi: 
Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ có một bộ mảnh ghép gồm 8 mảnh. Trên mỗi mảnh 
ghép ở các cạnh sẽ có các dòng kiến thức. Yêu cầu các em phải ghép lại sao cho 2 
mảnh ghép sát nhau có kiến thức liên quan đến nhau. Sau khi ghép xong sẽ thể 
hiện được các nội dung trọng tâm của bài học. Cuối cùng hãy cho biết ý nghĩa của 
bức tranh được tạo ra từ những mảnh ghép đó?Thời gian tối đa là 3 phút cho cả 
ghép và trả lời ý nghĩa bức tranh. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chơi 
Bước 3: Học sinh trong lớp thảo luận nhận xét phần chơi của bạn. 
25 
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
 - Dự kiến sản phẩm: 
26 
 Như vậy ở bài học này các em cần nắm được hiện trạng sử dụng các loại 
tài nguyên ở nước ta từ đó đưa ra được các biện pháp sử dụng và bảo vệ hợp lí. 
Hình ảnh mảnh ghép muốn gửi tới các em một thông điệp đó chính là hãy trồng 
cây, hãy bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Đây là một trong những biện 
pháp góp phần vào sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta. 
 Học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép bí mật” 
27 
 Học sinh nêu ý nghĩa của bức tranh 
Ví dụ minh họa 3: 
 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
 Hoạt động củng cố, luyện tập. 
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về các thiên tai của nước ta và biện pháp 
phòng chống. 
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi mảnh ghép bí mật 
- Phương tiện: máy chiếu, bộ mảnh ghép 
- Dự kiến thời gian: 5 - 7 phút 
- Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi: 
Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ có một bộ mảnh ghép gồm 8 mảnh. Trên mỗi mảnh 
ghép ở các cạnh sẽ có các dòng kiến thức. Yêu cầu các em phải ghép lại sao cho 2 
mảnh ghép sát nhau có kiến thức liên quan đến nhau. Sau khi ghép xong sẽ thể 
hiện được các nội dung trọng tâm của bài học. Cuối cùng hãy cho biết ý nghĩa của 
bức tranh được tạo ra từ những mảnh ghép đó? Thời gian tối đa là 3 phút cho cả 
ghép và trả lời ý nghĩa bức tranh. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chơi. 
Bước 3: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
 - Dự kiến sản phẩm: 
28 
Như vậy hiện nay các thiên tai đang hoành hành gây thiệt hại rất nghiêm 
trọng về người và tài sản. Chúng ta cần nắm được nguyên nhân để có có những 
biện pháp phù hợp. Với hình ảnh trên muốn nói với chúng ta rằng hãy chung tay 
bảo vệ môi trường bằng nhiều hành động thiết thực. Một trong những hành động 
đó chính là hưởng ứng sự kiện giờ Trái Đất – một sự kiện diễn ra vào thứ 7 cuối 
cùng của tháng 3 hàng năm. Tiết kiện điện, tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần bảo 
vệ môi trường, hạn chế thiên tai góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững. 
29 
 Học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép bí mật” 
 Học sinh nêu ý nghĩa của bức tranh 
Ví dụ minh họa 3: 
 Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 
Hoạt động củng cố, luyện tập. 
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió 
mùa của nước ta. 
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trò chơi nhanh như chớp. 
- Phương tiện: Các gói câu hỏi. 
- Dự kiến thời gian: 5- 7 phút 
- Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên phổ biến luật chơi. 
Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử một thành viên 
lên chơi. Giáo viên chuẩn bị gói câu hỏi cho 2 đội ( Mỗi gói có 7 câu hỏi mức độ 
kiến thức tương đương nhau). 2 người chơi sẽ xuất phát tại vạch kẻ. Giáo viên 
hoặc một học sinh được cử sẽ đọc gói câu hỏi lần lượt cho 2 người chơi trả lời. 
Người chơi trả lời đúng một câu hỏi sẽ được bước lên một bước. Nếu sai sẽ phải 
30 
trở về vị trí xuất phát. Sau khi kết thúc gói câu hỏi trong thời gian quy định (2 
phút) người nào trả lời đúng liên tiếp nhiều câu hỏi hơn sẽ chiến thắng. 
Bước 2: Các đội cử người lên chơi. 
Gói câu hỏi số 1: 
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi yếu tố 
nào? 
Đáp án: Vị trí nội chí tuyến. 
Câu 2: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là bao nhiêu? 
Đáp án: 1500mm – 2000mm. 
Câu 3: Gió mùa Đông Bắc vào nước ta thời gian nào? 
Đáp án: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 
Câu 4: Vì sao cuối mùa đông vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có 
mưa phùn? 
Đáp án: Gió mùa Đông Bắc đi qua biển. 
Câu 5: Gió đầu mùa hạ của nước ta xuất phát cao áp nào? 
Đáp án: Cao áp Bắc Ấn Độ Dương 
Câu 6: Vào mùa đông gió thổi ở Nam Trung Bộ thực chất là gió gì? 
Đáp án: Tín phong bán cầu Bắc. 
Câu 7: Vì sao cực Nam Trung Bộ là nơi có lượng mưa rất ít? 
Đáp án: Địa hình song song với hướng gió. 
Gói câu hỏi số 2: 
Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là bao nhiêu? 
Đáp án: Trên 200C 
Câu 2: Vì sao lượng mưa của nước ta lớn? 
Đáp án: Các khối khí vào nước ta đi qua biển. 
Câu 3: Gió mùa Tây Nam vào nước ta thời gian nào? 
Đáp án: Tháng 5 đến tháng 10. 
Câu 4: Vì sao cuối mùa hạ mưa trên phạm vi cả nước? 
Đáp án: Vì gió mùa kết hợp dải hội tụ nhiệt đới và bão. 
Câu 5: Gió mùa Đông Bắc nước ta xuất phát từ đâu? 
Đáp án: Từ cao áp Xibia. 
Câu 6: Mùa hè đồng bằng Bắc Bộ gió thổi theo hướng nào? 
31 
Đáp án: Đông Nam. 
Câu 7: Vì sao Huế là nơi có lượng mưa lớn? 
Đáp án: Địa hình Bạch Mã chắn gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và bão. 
Bước 3: Học sinh thảo luận nhận xét phần chơi của bạn. 
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Học sinh chơi trò chơi “Nhanh như chớp” 
2.5.5. Củng cố, luyện tập bằng đóng vai, phỏng vấn. 
Mục đích: Phỏng vấn là một phương pháp ít được sử dụng hơn trong quá 
trình dạy học do đòi hỏi năng lực học sinh phải khá tốt đó là vừa nắm bắt nhanh 
kiến thức vừa có ngôn ngữ giao tiếp tốt. Tuy nhiên sử dụng phương pháp phỏng 
vấn trong củng cố bài học sẽ vừa kiểm tra được việc nắm kiến thức của học sinh 
vừa rèn luyện được kĩ năng trình bày vấn đề, đồng thời thấy được suy nghĩ của các 
em về vấn đề được học. Yêu cầu khi phỏng vấn là hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, 
đúng nội dung bài học, sử dụng câu hỏi vừa phải để không kéo dài thời gian mà 
vẫn đảm bảo củng cố được hết kiến thức cần củng cố. Hình thức phỏng vấn giáo 
viên có thể nêu câu hỏi hoặc cho một học sinh khác vào vai người phỏng vấn để 
đặt câu hỏi. 
Ví dụ minh họa. 
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
Hoạt động củng cố, luyện tập. 
32 
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thực trạng các thiên tai ở nước ta và 
biện pháp phòng chống. 
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Phỏng vấn nhanh 
- Phương tiện: Micro 
- Dự kiến thời gian: 5- 7 phút 
- Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Giáo viên cho một học sinh xung phong vào vai một phóng viên. 
Một học sinh khác vào vai một cán bộ tài nguyên môi trường. Yêu cầu người 
phỏng vấn hỏi những nội dung liên quan đến bài học và có thể mở rộng về tình 
hình thực tế cũng như những thắc mắc của bản thân về những vấn đề liên quan đến 
bài học. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Học sinh cả lớp thảo luận và đánh giá bổ sung câu trả lời của bạn. 
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tình trạng cân 
bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ở nước ta? 
Trả lời: Biểu hiện chứng tỏ mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường là: 
Thiên tai ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và gây hậu quả nặng nề hơn. Các loại 
môi trường đều bị ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống 
của con người. 
Câu 2: Hiện nay bão đang ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn, sức tàn phá ghê 
gớm hơn. Vậy theo anh (chị), Việt Nam chúng ta cần có những biện pháp gì để hạn 
chế tác động của bão? 
Trả lời: Bão ngày càng mạnhVì vậy cần phải: 
+ Xây dựng hệ thống dự báo chính xác về hoạt động của bão. 
+ Củng cố đê kè ven biển. 
+ Sơ tán dân khi có bão lớn. 
+ Xây dựng nhà ở kiên cố, xây dựng các công trình cần tính toán đến khả 
năng chịu tác động của bão. 
+ Thông báo kịp thời đến người dân đặc biệt là ngư dân đi biển khi có bão 
để trú tránh an toàn. 
Câu 3: Năm 2020 tình trạng sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng về người và 
tài sản đặc biệt là ở vùng Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa thiên Huế. Vậy theo anh 
(chị) nguyên nhân là do đâu và chúng ta cần phải làm gì để hạn chế chế hiện tượng 
này? 
33 
Trả lời: Nguyên nhân của sạt lở đất tăng trong thời gian gần đây là do: Sự 
biến đổi của khí hậu dẫn tới mưa lớn kéo dài. Kết hợp địa hình đồi núi dốc và mất 
lớp phủ thực vật do chặt phá rừng bừa bãi. 
Biện pháp: 
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng thêm rừng. 
+ Quy hoạch các điểm dân cư. 
+ Sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm có khả năng sạt lở cao khi có mưa 
lớn kéo dài. 
+ Tiết kiệm năng lượng, khai thác tài nguyên hợp lí.góp phần chống biến 
đổi khí hậu. 
Câu 4: Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo anh (chị) cần có biện pháp 
nào đối với vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường? 
Trả lời: 
+ Duy trì hệ sinh thái nguồn gen. 
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên trong giới hạn có thể phục hồi. 
+ Đảm bảo chất lượng môi trường. 
+ Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng tài nguyên thiên 
nhiên. 
+ Ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát và cải tạo môi trường. 
34 
Học sinh trả lời phỏng vấn 
2.6. Kết quả nghiên cứu 
 Sau quá trình giảng dạy và áp dụng vào dạy học thực tiễn ở năm học 
2019 – 2020 và kì I năm học 2020 - 2021, qua các giờ dạy bản thân tôi nhận thấy 
như sau: Việc thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập là việc làm hết sức cần 
thiết nhằm đem lại hiệu quả cho các giờ học Địa lí, giúp tiết học thêm sôi động. 
Việc thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập cần có thời gian, cần phải tìm tòi, cần 
phải suy nghĩ. Vì vậy khi tạo được một phương pháp hợp lí làm cho bản thân càng 
yêu nghề, càng đam mê. Và lòng đam mê, nhiệt huyết chính là chìa khóa đem lại 
thành công cho mỗi người. Sự thành công của bản thân giáo viên cũng chính là 
một sự đóng góp lớn, có tác dụng tích cực đối với các em học sinh. Niềm vui 
sướng, sự phấn khích của các em học sinh cũng là niềm động viên, khích lệ đối với 
giáo viên để bản thân không ngừng học hỏi, tìm tòi và nỗ lực. 
 Trong sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn, qua các tiết dự giờ thao giảng 
của các thầy cô trong tổ chuyên môn và góp ý của các thành viên trong tổ - nhóm 
(thể hiện qua biên bản các buổi rút kinh nghiệm sau dự giờ và nhận xét trực tiếp 
sau tiết dạy), bản thân tôi được đánh giá cao trong việc xây dựng được những hoạt 
động củng cố, luyện tập hợp lí. Việc áp dụng và vận dụng linh hoạt các phương 
pháp trong hoạt động củng cố, luyện tập đã đem lại những thay đổi tích cực cho 
các giờ học Địa lí vốn khô khan. Từ đó đã thay đổi thái độ học tập, thay đổi không 
khí lớp học và đã đem lại hiệu quả thật sự. 
Về phía học sinh đã có những chuyển biến tích cực sau quá trình áp dụng 
các hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học. Sự chuyển biến rõ rệt nhất là thái 
độ học tập của các em. Các em hào hứng hơn trong giờ học, việc nắm kiến thức bài 
học nhanh hơn, lâu hơn. Các em luôn hoàn thành những bài học mà giáo viên giao 
về nhà. Đồng thời hình thành cho các em năng lực hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ 
Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc thiết kế hoạt động củng 
cố, luyện tập phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12, tôi đã xây dựng phiếu điều tra 
đối với học sinh 3 lớp tôi dạy là 12A4, 12A5 và 12A6. 
Phiếu điều tra gồm 02 câu hỏi, yêu cầu học sinh đánh dấu X vào trước ô mà 
học sinh cho là đúng. 
Câu 1: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy 
Địa lí, em có hứng thú với tiết học hơn không? 
 ⃞ a. Không hứng thú 
 ⃞ b. Bình thường 
 ⃞ c. Hứng thú hơn 
Câu 2: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy 
Địa lí, em thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không? 
35 
 ⃞ a. Không 
 ⃞ b. Bình thường 
 ⃞ c. Hiệu quả hơn 
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH 
Câu hỏi Câu 1 Câu 2 
Số HS được điều tra 123 Tỉ lệ % 123 Tỉ lệ % 
Số HS tích vào ô ý a 0 0 0 0 
Số HS tích vào ô ý b 0 0 0 0 
Số HS tích vào ô ý c 123 100 123 100 
Qua kết quả của bảng điều tra, chúng ta cũng nhận thấy 100% học sinh đều 
trả lời khi thầy cô thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập trong quá trình dạy học 
các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng cao hơn. Bản thân tôi 
qua các tiết dạy học có các hoạt động củng cố, luyện tập phù hợp, tôi nhận thấy 
học sinh tập trung học, hứng thú học, tích cực trao đổi làm việc, mạnh dạn phát 
biểu những suy nghĩ của bản thân. Các giờ học Địa lí trở nên sôi động, hấp dẫn và 
nhất là đã lôi cuốn được nhóm đối tượng học sinh “lười học, lười suy nghĩ” vào bài 
học. Các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn ngay tại lớp và nhớ lâu hơn. Chính vì 
vậy mà việc trả lời bài cũ cũng như làm các bài kiểm tra trở nên nhẹ nhàng hơn rất 
nhiều đối với các em. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
Với thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc trong gần hai năm học: 
2019 – 2020 và 2020 – 2021 cũng như phản hồi từ đồng nghiệp ở trường khác, 
bản thân tôi thấy sáng kiến đã đem lại ý nghĩa lớn đối với hoạt động dạy học Địa lí 
lớp 12 nói riêng và môn Địa lí nói chung. 
- Đối với học sinh: Thông qua việc thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập 
vào bài dạy học sinh nắm được kiến thức bài học nhanh hơn, biết vận dụng kiến 
thức vào thực tế, có thái độ tích cực và yêu thích môn học hơn. Không những vậy 
còn rèn luyện cho học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi của chương trình 
giáo dục phổ thông mới. 
- Đối với giáo viên: Việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu 
và nhiệm vụ của người dạy vì vậy việc thiết kế và áp dụng thường xuyên các 
phương pháp mới đối với hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học góp phần 
làm cho các tiết dạy thêm phần sinh động, hấp dẫn, tránh nhàm chán. Giúp giáo 
viên bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học mới góp phần thực hiện chủ trương 
của đổi mới giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo. 
36 
 Theo tôi đề tài nghiên cứu này rất phù hợp với thực tế giảng dạy ở các 
trường THPT hiện nay 
 - Về nội dung: Áp dụng đối với các hoạt động dạy học ở các bài Địa lí 
THPT đặc biệt là địa lí tự nhiên lớp 12. 
- Về phương pháp: Có thể áp dụng rộng rãi đối với nội dung các phần kiến 
thức khác của lớp 12, khối lớp 10, lớp 11 và kể cả một số môn học khác trong 
chương trình giáo dục phổ thông. 
 Vì vậy tôi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo viên tham 
khảo và áp dụng. 
3.2. Kiến nghị 
Để đề tài có thể áp dụng được rộng rãi, thường xuyên thì của bản thân tôi 
xin trình bày một số mong muốn, đề nghị như sau: 
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp: 
+ Các giáo viên cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra 
những kinh nghiệm quý báu sau các tiết dự giờ. 
+ Nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi về 
vấn đề chuyên môn, nhất là các vấn đề đổi mới về phương pháp, hoạt động mà 
Sở Giáo dục đã tập huấn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để sau này giáo viên 
dễ dàng tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học 
mới. 
- Với nhà trường và cấp trên: cần tăng cường hỗ trợ và trang bị cơ sở vật 
chất, phương tiện dạy học cho nhà trường (nhất là máy chiếu, ti vi thông minh có 
kết nối internet ở từng phòng học) để có thể tổ chức các hoạt động dạy học hiệu 
quả hơn. 
Với sự nỗ lực cố gắng và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã thiết kế 
cho bài dạy của mình một số các hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí 
tự nhiên lớp 12. Tuy nhiên, trong quá trình soạn giảng và áp dụng, đề tài chắc chắn 
sẽ có những hạn chế nhất định, kính mong các thầy, cô đồng nghiệp chân thành 
góp ý. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
37 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Nguyễn Vinh Hiển, Sách giáo khoa hướng tới phương pháp và kĩ thuật 
dạy học tích cực, 2017. 
2.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí 12THPT, Nhà 
xuất bản giáo dục Việt Nam. 
3.Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT môn Địa lí. 
4.Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo 
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí, Tài liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo, 
năm 2017. 
5.Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Địa lí 12. Nhà xuất bản giáo dục Việt 
Nam. 
6.Một số trang mạng về giáo dục (internet). 
38 
 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
Họ và tên: 
Lớp:. 
Trường: THPT Quỳnh Lưu 4 
Câu 1: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy 
Địa lí, em có hứng thú với tiết học hơn không? 
 ⃞ a. Không hứng thú 
 ⃞ b. Bình thường 
 ⃞ c. Hứng thú hơn 
Câu 2: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy 
Địa lí, em thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không? 
 ⃞ a. Không 
 ⃞ b. Bình thường 
 ⃞ c. Hiệu quả hơn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_hoat_dong_cung_co_luyen_tap_trong_day_hoc_dia.pdf
Sáng Kiến Liên Quan