SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận Pisa trong dạy học Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục Phổ thông 2018

1.2.1. Thực trạng nghiên cứu

1.2.1.1. Về giáo viên

Từ quan tâm việc HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì

qua việc học. Qua việc tiến hành khảo sát tình hình thực tế một số trường THPT ở

huyện Diễn Châu chúng tôi thấy rõ thực trạng:

- Về xây dựng bài tập theo hướng tiếp cận PISA, chưa có sản phẩm nào được

công bố , dù là ở cấp trường

- Nhiều GV không biết về PISA và các vấn đề về lĩnh vực khoa học trong kỳ9

thi PISA.

- GV sử dụng bài tập PISA ở mức độ còn ít, chưa đa dạng và hiệu quả sử

dụng chưa cao, phổ biến nhất vẫn là những câu hỏi giải thích các hiện tượng thực

tiễn.

- Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của hóa học trong thực tế và các vấn đề

thực tiễn có liên quan đến kiến thức hóa học vào nội dung bài tập trong KTĐG nên

tính thực tiễn của môn học chưa cao.

- GV tiếp cận chương trình hóa học phổ thông 2018 còn mờ nhạt; tâm thế,

tinh thần chưa thể hiện rõ ( tâm lý chung: đến đâu hay đến đó); hồ sơ minh chứng

còn ít, sơ sài chủ yếu chỉ thông qua học tập các modun 1, modun 2.

1.2.1.2. Về học sinh

Năng lực của mỗi HS là khác nhau. Một số HS khá, giỏi rất năng động, sáng

tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập.

Ngược lại HS yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động. Có

những BTHH tạo được nhiều hứng thú cho HS khá, giỏi, nhưng số HS yếu, kém lại

không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều BTHH được sự hưởng

ứng nhiệt tình của những HS yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số HS khá,

giỏi. Như vậy, để thiết kế và sử dụng BTHH theo hướng tiếp cận PISA trong dạy

học và KT ĐG phù hợp với các đối tượng HS trong lớp là việc làm cần thiết và còn

nhiều sự trăn trở của mỗi GV.

pdf76 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận Pisa trong dạy học Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục Phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cờ mà lên. 
. 
Bước 3: 
Giáo viên đặt câu hỏi: Ý nghĩa chung về các câu ca dao, tục ngữ trên? 
Cá nhân Học sinh nêu ý nghĩa chung về các câu trên. 
Bước 4: 
Giáo viên kết luận: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng 
cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất . 
Thao tác 2 : GV chiếu hình ảnh ( Cây cà chua) 
Bước 1 : GV chiếu, HS quan sát. 
Bước 2 : GV đặt câu hỏi, HS trả lời. 
Câu hỏi : Em dự đoán xem cây cà chua nào được bón phân, cây nào không được 
bón phân ? 
HS : Dựa vào hình ảnh trả lời. 
GV: Cây sinh trưởng phát triển tốt hơn khi cây được bón đầy đủ phân bón. Bởi 
phân bón cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng và những dưỡng 
chất cần thiết. Các nguyên tố dinh dưỡng và các dưỡng chất là cơ sở đề phân loại 
các loại phân bón. 
Vậy phân bón vô cơ gồm có những loại nào? Vai trò dinh dưỡng trong phân 
bón vô cơ đối với cây trông như thế nào? Quy trình sản xuất, cách sử dụng và bảo 
quản một số loại phân bón vô cơ thông dụng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu , 
nghiên cứu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức mới 
1. Mục tiêu 
 a. Kiến thức 
- Phân loại được các phân bón vô cơ : Phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi 
là phân khoáng đơn (đạm, lân , kali); Phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; 
phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp. 
-Mô tả vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết 
cho cây trồng. 
- Trình bày quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ. 
- Trình bày cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng. 
b. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm. 
-Nhận biết 1 số loại phân bón hóa học thông dụng. 
- Giải thích hiện tượng thực tế. Hình thành kĩ năng liên hệ giữa các môn học. 
 - Kĩ năng phân loại đất trồng, nhận biết đặc điểm của đất phù hợp với từng 
loại phân bón. 
c. Thái độ : 
-Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm. 
-Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực 
tiễn. 
- Có ý thức bảo sức khỏe con người bảo vệ môi trường, hình thành ý thức 
chăm sóc cây trồng.. 
2. Phương pháp/ kỷ thuật dạy học 
-Phương pháp dạy : làm việc theo nhóm, đàm thoại. 
 Đối tượng thực hiện: Lớp 11M, 11B. 
3. Các bước hoạt động 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (HS đã nhận nhiệm vụ từ tiết trước) 
Nội dung : Các nhóm căn cứ vào câu hỏi của nhóm và thực hiện câu trả lời: 
 - Nhóm 1: Phân loại được các phân bón vô cơ : Phân bón đơn, đa lượng 
hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân , kali); Phân bón trung lượng; phân bón 
vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp. 
- Nhóm 2: Mô tả vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ 
cần thiết cho cây trồng. Cho ví dụ cụ thể đối 1 loại cây trồng? 
- Nhóm 3: 1. Trình bày quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ. 
 2. Hoàn thành bài tập19 (gồm: Câu 1, câu 2, câu 3, câu 6) 
 - Nhóm 4: 1. Trình bày cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón 
thông dụng. 
 2. Hoàn thành bài tập 19 (gồm câu 4, câu 7) 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: (Các nhóm HS đã chuẩn bị sẵn ở nhà) 
( Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp chí, các thông tin trên 
mạng internet sưu tầm các tư liệu và trình bày kết quả bằng powerpoint hoặc tranh 
ảnh, A0). 
Bước 3: HS báo cáo kết quả: Đại diện 4 nhóm lên trình bày. 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 
 GV nhận xét, đánh giá sản phẩm các nhóm. 
 GV chuẩn xác kiến thức 
Nhóm 1: Phân loại phân bón vô cơ : 
 - Phân khoáng đơn : Gồm Phân bón đơn, đa lượng (Đạm, lân, kali). 
 Phân đạm: Cung cấp N hoá hợp dưới dạng NO3-, NH4+ 
 Độ dinh dưỡng được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của ngtố N. 
Phân đạm Amoni Nitrat Urê 
TP hoá học 
chính 
Muối amoni: NH4Cl; 
NH4NO3; (NH4)2SO4; ... 
NaNO3; Ca(NO3)2; 
... 
(NH2)2CO 
 Phân lân: - Cung cấp P cho cây dưới dạng ion PO4 3- 
 - Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5. 
Phân Supephotphat đơn Supephotphat kép Lân nung chảy 
Thành phần 
hoá học chính 
Hàm lượng 
P2O5 
Ca(H2PO4)2+ 
CaSO4 
14-20% 
Ca(H2PO4)2 
40-50% 
Hỗn hợp photphat và 
silicat của canxi, 
magiê 
12-14% 
 Phân kali: Cung cấp kali dưới dạng ion K+. 
 Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O 
 - Phân bón trung lượng : là nhóm mà thực vật cần một lượng vừa phải. Nhóm 
này gồm: Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S). 
 - Phân bón vi lượng : 
 + Cung cấp các nguyên tố: Bo, Mg, Zn, Cu, Mo ở dạng hợp chất. 
 + Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò là 
vitamin cho thực vật. 
 - Phân bón hỗn hợp : Loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. 
 Ví dụ: Phân hỗn hợp: N,K,P 
 - Phân bón phức hợp : Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 
Nhóm 2 : Vai trò một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây 
trồng : 
 - Phân đạm: Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật. 
Giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. 
 - Phân lân: Tăng quá trình sinh hoá, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây. 
 - Phân kali: Tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu, tăng cường sức chống rét, 
chống bệnh và chịu hạn cho cây. 
 - Phân vi lượng: Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai 
trò là vitamin cho thực vật. 
Nhóm 3:1. Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ: 
 - Phân lân 
 - Phân kali 
 - Phân đạm 
 2. Đáp án bài tập: Hướng dẫn đánh giá bài tập 19, câu 1,2,3,6 
Nhóm 4: 1. Cách sử dụng một số loại phân bón thông dụng : 
 - Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng. 
 - Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; 
 - Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân. 
 Cách bảo quản một số loại phân bón thông dụng: 
 - Bảo quản kín trong vại sành, chum, bao gói bằng nilông. 
 - Để nơi cao ráo thoáng mát. 
 - Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. 
 2. Đáp án bài tập: Hướng dẫn đánh giá bài tập 19, câu 4,7 
Câu hỏi chung cho cả lớp : Cá nhân HS trình bày 
 1. Tìm hiểu thực trạng việc bón phân cho cây rau ở địa phương em, từ đó đề 
xuất cách bón phân hợp lý để sản xuất rau an toàn. 
 2. Ý thức trách nhiệm của em trong vấn đề sử dụng phân bón để đảm bảo sức 
khỏe con người và bảo vệ môi trường? 
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng 
* Luyện tập 
 Trả lời nhanh câu hỏi 
 a. Mục tiêu 
 * Kiến thức: Hiểu biết thêm phân bón vô cơ , đặc biệt là cáchbảo quản và sử 
dụng hiệu quả. 
 * Kĩ năng : Biết thực hiện 1 số biện pháp đơn giản để bảo vệ sức khỏe và 
môi trường. 
 * Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm bảo quản và sử dụng phân bón để gìn giữ 
sức khỏe và bảo vệ môi trường trong sạch,lành mạnh 
 b. Phương pháp/kỹthuật dạy học. 
 - Tổ chức trò chơi, trả lời nhanh câu hỏi. 
 - Kỷ thuật đặt câu hỏi, khai thác phương tiện trực quan 
 c. Các bước hoạt động. 
 Bước 1: 
 - GV: Thành lập 4 đội chơi (mổi đội 5 học sinh) 
- HS: Đội 1 (Nhóm 1), Đội 2 (Nhóm 2), Đội 3(Nhóm 3), Đội 4 (Nhóm 4) 
 Bước 2: GV phổ biến luật chơi và lần lượt gọi các đội chơi tham gia thi trả 
lời các câu hỏi nhanh ghi vào bảng phụ, khi trọng tài bấm hết giờ các nhóm giơ 
bảng để thư ký tổng hợp. 
 Cụ thể: 
 - Về nội dung: Ở phần này chúng tôi đưa ra 10 câu hỏi giành cho 4 đội chơi. 
Nội dung các câu hỏi đều liên quan đến kiến thức về phân bón đặc biệt là chúng 
tôi lồng những câu hỏi mang tính giáo dục cho học sinh. 
 - Thiết kế trên màn hình: Các đội chơi lần lượt trả lời vào bảng phụ đã 
chuẩn bị, đội chơi suy nghĩ trong 5 giây và trả lời, mỗi câu trả lời đúng đội chơi 
được cộng 10 điểm. 
Nội dung các câu hỏi : 
Câu 1: Đạm urê có công thức hóa học là: 
A. (NH4)2CO3 B. (NH2)2CO C. NH4Cl D. Ca(H2PO4)2 
Câu 2: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, 
giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn. 
A. Phân Đạm. B. Phân Lân. C. Phân Kali D. Phân vi lượng 
Câu 3: Khi bón phân supephotphat, người ta không trộn với vôi vì: 
A. Tạo khí PH3 độc 
B. Tạo H3PO4 cây không hấp thụ được. 
C. Tạo muối không tan Ca(H2PO4)2 
D. Tạo muối không tan CaHPO4 và Ca3(PO4)2 
Câu 4: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? 
 A. KCl. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. K2CO3 
Câu 5: Trên bao bì của phân bón hỗn hợp NPK có ghi 16 - 8 - 14 - 13S. Nhận 
định nào sau đây là đúng: 
 A. 8% P B. 14% K C. 14% K2O D.16% NH4
+ 
Câu 6: Khi bón đạm amoni cho cây, không bón cùng: 
 A. Phân hỗn hợp B. Phân kali C. Phân lân D. Vôi 
Câu 7: Phân lân nung chảy phù hợp nhất với đất có môi trường 
A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. Cả A, B, C 
Câu 8: Cây trồng có thể hấp thụ nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali dưới dạng. 
A. NH3, P2O5, K2O B.NO3- , PO43-, K+ 
C.NH4
+ , H2PO4
-, K2O D.N2, PO4
3-, K+. 
Câu 9: Để bảo quản thực phẩm, người ta không dùng chất nào sau đây: 
 A. Urê B. CO2 rắn C. H2O rắn D. NaCl 
Câu 10: Để ủ trái cây nhanh chín, dùng cách nào sau đây là không an toàn? 
 A. Ủ đất đèn B. Ủ rơm C. Ủ chăn ấm D. Ủ trong túi giấy 
*Vận dụng: (GV chia cho 4 nhóm như trên ) 
 Xử lý tình huống thực tiễn 
 a. Mục tiêu 
 * Kiến thức: Hiểu biết thêm về phân bón, cách bảo quản và sử dụng phân 
bón. 
 * Kĩ năng : Biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết 1 số vấn đề trong 
thực tiễn liên quan đến cách bảo quản và sử dụng phân bón hiệu quả. 
 * Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ sức khỏe con người , 
môi trường liên quan đến vấn đề phân bón. 
 b. Phương pháp/ kỹthuật dạy học. 
 - Tổ chức cho nhóm học sinh xử lý, giải quyết vấn đề thực tiễn. 
 - Kỷ thuật đặt câu hỏi, kỷ thật xây dựng tình huống, kỷ thuật khai thác 
phương tiện trực quan 
 c. Các bước hoạt động. 
 Đại diện HS mỗi nhóm bốc thăm câu hỏi, các nhóm thảo luận về cách giải 
quyết tình huống thực tiễn, đại diện nhóm trình bày, cho 3 nhóm còn lại thống nhất 
đánh giá cho điểm. 
 Cụ thể: GV chuẩn bị 4 túi, trong mỗi túi có đựng các vật phẩm và câu hỏi, 
Túi 1: Đựng phân đạm urê, phân lân, phân kali, giấy khô, tro bếp, phân hỗn hợp 
NPK. 
 Câu hỏi: Em hãy dùng chúng vào việc sau : bón cho mạ, bón cho lúa lúc đã 
làm đòng, bón cho xu hào, cà rốt? 
 Túi 2: Đựng câu hỏi: Câu 4 (Bài tập 20) 
 Câu hỏi: Em hãy phân loại và xử lý chúng có hiệu quả? 
 Túi 3: Đựng câu hỏi: Câu 5 (Bài tập 19). 
 Túi 4: Đựng câu hỏi: Câu 9 (Bài tập 19). 
Hoạt động 4: Mở rộng (giao cho học sinh về nhà làm và nộp bài) 
 Với tư cách là nhà kỹ sư nông nghiệp, em sẽ có những giải pháp như thế nào để 
phát triển nền nông nghiệp ở nước ta nhằm phát huy được thế mạnh và tiềm lực 
vốn có? 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS 
Hình ảnh hoạt động khởi động 
Học sinh trả lời phiếu học tập 
 Học sinh thuyết trình trả lời phiếu học tập 
 Học sinh thuyết trình trả lời phiếu học tập 
 Học sinh thuyết trình trả lời phiếu học tập 
 Học sinh hoạt động nhóm 
Phụ lục 2 
Bài kiểm tra sau thực nghiệm 
 Bài 1 PHÂN URÊ 
 Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát 
huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây 
trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn. 
Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 
0,5 - 1,5% để phun trên lá. 
Câu 1: Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của urê? 
Câu 2: Cho biết một số tính chất vật lý của urê: trạng thái, màu sắc, tính tan? 
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của %N được ghi trên bao bì? 
Câu 4: Phân đạm urê thường chứa 46% N khối lượng kg urê đủ cung cấp cho 70kg 
Nitơ là: 
 A. 152,2 B. 145,5 C. 160,9 D. 200,0 
Câu 5: Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm? 
Câu 6: Ruộng lúa nhà bạn Hà mới cấy được một tháng. Lúa đã cứng cây và đang 
đẻ nhánh cần được bón thúc bằng phân đạm ( bạn Hà đã chọn phân urê) nhưng rều 
xanh đã phủ kín mặt đất, cần bón vôi để tiêu diệt rều. Theo em, bạn Hà nên chọn 
phương án nào sau đây? 
 A. Bón vôi trước một lát rồi bón đạm. 
 B. Bón đạm trước một lát rồi bón vôi. 
 C. trộn đều vôi với đạm bón cùng một lúc. 
 D. Bón vôi trước vài ngày sau mới bón đạm. 
Câu 7: Trong công nghiệp, urê được điều chế như thế nào? Tại sao nó được sử 
dụng trong bảo quản thực phẩm? 
Câu 8: Tại sao bón phân urê không làm thay đổi pH của đất? 
Câu 9: Vì sao cây trồng có thể hấp thụ Nitơ từ phân urê? 
Bài 2: PHÂN LÂN 
Câu 10: Có mấy loại supephotphat? Hãy kể tên và cho biết thành phần chính của 
chúng? 
Câu 11: Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì nào? Tác dụng của nó? 
Câu 12: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá như thế nào? 
Câu 13: Vì sao không được trộn supephotphat với vôi? 
Câu 14: Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua? 
Câu 15: Phân lân nung chảy đặc biệt tốt cho loại đất nào? 
Câu 16: Trong phân lân nung chảy có nhiều vi lượng, vậy khi bón phân lân nung 
chảy có cần bón thêm phân vi luợng nữa không? 
 Bài 3: Trên bao bì một loại phân bón hỗn hợp NPK Đầu 
Trâu như hình bên. 
Câu 17: Cho biết ý nghĩa của các số trên bao bì NPK: 
 16 - 16- 8 - 13S? 
Câu 18: Đối với các loại cây trồng nào thì bón phân NPK Đầu 
Trâu 16-16-8-13S như thế nào là hợp lí? 
Câu 19: Hãy nêu tên một số thương hiệu phân bón của Việt Nam trên thị trường 
mà em biết? 
 Câu 20: Nhà Chú Tư có 2500 m2 đất ruộng. Năm nay nhà Chú Tư có sự thay đổi 
về phân bón cho cây lúa với sự lựa chọn là phân bón NPK Đầu Trâu 16 – 16 – 8 – 
13S. Với cách bón cho cây lúa được chia làm 3 đợt như sau: 
 + Bón đợt 1 (8 – 10 ngày sau sạ): 15 kg NPK/1000 m2 . 
 + Bón đợt 2 (18 – 20 ngày sau sạ): 10 kg NPK/1000 m2 + 5 kg Ure/1000 m2 . 
 + Bón đợt 3 (40 – 43 ngày sau sạ): 15 kg NPK/1000 m2 . 
 Với giá thành 1 bao phân 50kg là 524.000 đồng. Giúp Chú Tư tính tổng lượng 
S cần bón và số tiền cần thiết để mua phân bón NPK Đầu Trâu 16 – 16 – 8 – 13S? 
 Bài kiểm tra sau thực nghiệm 
Câu 1:*Mức đầy đủ: Công thức phân tử : (NH2)2CO 
 Công thức cấu tạo: 
 * Mức chưa đầy đủ: Viết CTPT hoặc CTCT. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 2: * Mức đầy đủ: Chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước. 
 * Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng hai tính chất. 
 * Không đạt: Trả lời đúng một tính chất hay trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 3: * Mức đầy đủ: %N cho biết độ dinh dưỡng của phân đạm. 
 * không đạt: trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 4: * Mức đầy đủ : đáp án A. 
 * không đạt: Đáp án khác hoặc không trả lời. 
Câu 5: * Mức đầy đủ: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm 
khi tan trong nước thu nhiệt làm giảm nhiệt độ, cây không hấp thụ được, có trường 
hợp cây còn bị ngộ độc và chết. 
 * Không đạt: Giải thích sai hoặc không trả lời. 
Câu 6: * Mức đầy đủ: đáp án D. 
 * Không đạt: đáp án khác hoặc không trả lời. 
Câu 7: *Mức đầy đủ: Trong công nghiệp urê được điều chế: 
 2NH3 + CO2 
180−200𝑜𝐶
200 𝑎𝑡𝑚
 > (NH2)2CO + H2O 
 Khi hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn vì vậy làm lạnh môi 
trường xung quanh, nhờ vậy cản trở khả năng hoạt động của vi sinh vật, một số 
nhà buôn bán lợi dụng tính chất này để bảo quản thịt cá được tươi lâu. 
 * Mức chưa đầy đủ: Viết được quá trình sản xuất ure trong công nghiệp 
nhưng chưa giải thích được lý do sử dụng urê để bảo quản thực phẩm. 
 * không đạt: Giải thích sai hoặc không làm bài. 
 Câu 8: *Mức đầy đủ: Vì khi bón urê xuống đất xảy ra quá trình sau: 
 (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3 (1) 
 (NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32- (2) 
 NH4
+ H2O ⇌ NH3 + H3O+ (3) 
 CO3
2- + H2O ⇌ HCO3- + OH- (4) 
 [H3O
+] (3) ~ [OH-] (4) => pH ~ 7 
 * Mức chưa đầy đủ: Chưa viết đầy đủ quá trình 
 * Không đạt: Giải thích sai hoặc không làm bài 
 Câu 9: * Mức đầy đủ: - Khi phân bón urê bón xuống đất sẽ phản ứng với nước 
sinh ra muối amoni cacbonat 
 (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3 
sau đó muối amoni phân li trong nước tạo thành ion amoni 
 (NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32- 
Mà cây trồng chỉ có thể hấp thụ được Nitrogen dưới dạng ion nitrat và ion amoni 
 * Mức chưa đầy đủ: Chỉ viết được phương trình phản ứng mà chưa nói 
đến sự phân li muối tạo ra ion NH4+. 
 * Không đạt: Giải thích sai hoặc không làm bài. 
Câu 10: * Mức đầy đủ: Có 2 loại: supephotphat đơn và supephotphat kép. Thành 
phần chính của cả 2 loại là Ca(H2PO4)2. 
 * Mức chưa đầy đủ: Nêu đúng 2 loại chưa nêu được thành phần chính. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 11: * Mức đầy đủ: Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng. Nó thúc 
đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây trồng, có tác dụng làm 
cho lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to. 
 * Mức chưa đầy đủ: Nêu đúng thời kì bón phân lân cho cây trồng, tác dụng 
nêu chưa đầy đủ. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 12: * Mức đầy đủ: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm 
lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 13: * Mức đầy đủ: Phân lân supephotphat và vôi phản ứng với nhau: 
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2  2CaHPO4 + 2H2O 
Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 Ca3(PO4)2 + 4H2O 
CaHPO4 và Ca3(PO4)2 có độ tan kém nên cây rất khó hấp thụ. 
 * Mức chưa đầy đủ: Viết được 1 PTHH. Giải thích muối tạo thành có độ 
tan kém nên cây khó hấp thụ. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 14: * Mức đầy đủ: Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ 
mạnh và anion gốc axit photphoric của một axit trung bình nên có tính kiềm 
(pH=8), do vậy có tác dụng khử chua: 
 Ca3(PO4)2 + H
+(có trong đất chua)  CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2 
 * Không đạt: Giải thích sai hoặc không trả lời. 
Câu 15: * Mức đầy đủ 
- Đất chua nhiều (đất chua mặn, đất trũng lầy thụt, đất đồi chua) dùng phân 
lân nung chảy lợi hơn supe lân vì supe lân làm tăng độ chua còn lân nung chảy làm 
giảm độ chua: 
 Ca3(PO4)2 + 2H
+ 2CaHPO4+ Ca
2+ hay tạo Ca(H2PO4)2 
- Đất nghèo chất kiềm, nghèo vi lượng như đất bạc màu, đất xám, đất cát 
nhẹ, đất cát biển, dùng phân lân nung chảy rất tốt vì loại phân này giàu nguyên tố 
dinh dưỡng trung lượng (canxi, magiê) và vi lượng. 
 * Mức chưa đầy đủ: HS rả lời được 1trong 2 ý trên. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 16: * Mức đầy đủ: Có thể vẫn cần vì hai lý do: 
- Không phải trong phân lân nung chảy có đủ các vi lượng cần thiết, ví dụ 
như kẽm, bo 
- Vi lượng chỉ cung cấp cho cây vào những giai đoạn có nhu cầu đặc biệt. 
 * Mức chưa đầy đủ: Trả lời vẫn cần, nêu được 1 lí do. 
 * Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 17: * Mức đầy đủ: Có nghĩa là trong loại phân này chứa 16% N, 16% P2O5, 
8% K2O và 13%S. 
 * Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 18: * Mức đầy đủ: Trả lời được phân NPK Đầu Trâu dùng được cho tất cả các 
loại cây trồng. Trong đó: 
 + Lúa, bắp: 400 – 500 kg/ha. Khoảng 8 – 10 bao phân/ha. 
 + Cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày: 2 – 5 kg/cây/năm. Khoảng 4 – 10 
bao phân/100 cây/năm. 
 + Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 300 – 600 kg/ha. Khoảng 6 – 12 
bao phân/ha. 
 * Mức chưa đầy đủ: Đưa ra được cách sử dụng phân cho các loại cây 
nhưng không đưa ra được ví dụ về ước lượng sử dụng số lượng phân bón. 
 * Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai. 
Câu 19: * Mức đầy đủ: HS nêu được ít nhất 5 tên thương hiệu phân bón của Việt 
Nam trên thị trường: HUMIX, Con ó, phân hữu cơ An Điền, Đầu Bò, Đầu Trâu, 
Đất Xanh, Song Mã, Đầu Ngựa, phân bón Hà Lan, Amazon, Big One, Seven, 
555,... 
 * Mức chưa đầy đủ: HS nêu được ít nhất 3 tên thương hiệu phân bón của 
Việt Nam trên thị trường. 
 * Không đạt: Nêu dưới 3 tên thương hiệu phân bón của Việt Nam trên thị 
trường hoặc không trả lời hoặc trả lời sai. 
 Câu 20: * Mức đầy đủ: 
 + Tính với 1000 m2: Tổng lượng phân bón NPK Đầu Trâu 16 – 16 – 8 – 
13S cần dùng: 15 + 10 + 15 = 40 kg. 
 Trong 40 kg phân, S chiếm 13%. Vậy hàm lượng S trong 1 bao: 
 0,13 x 40 = 5,2 kg. 
 + Tính với 2500 m2 : Tổng lượng phân bón NPK Đầu Trâu 16 – 16 – 8 – 13S 
cần dùng: 40 x 2,5 = 100 kg. 
Tổng số tiền cần thiết: (100 x 524.000)/50 = 1.048.000 (đồng). 
 Hàm lượng S: 5,2 x 2,5 = 13 kg. 
 * Mức chưa đầy đủ: Tính kết quả tổng số tiền cần thiết và hàm lượng S mà 
chưa tính tổng lượng phân bón NPK Đầu Trâu 16 – 16 – 8 – 13S cần dùng. 
 * Không đạt: Tính sai kết quả hoặc không làm. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_theo_dinh_huong_ti.pdf
Sáng Kiến Liên Quan