SKKN Xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo phát triển năng lực trên thế giới

Nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục nhà trường chúng ta cần nhắc đến Hilda Taba với nghiên cứu về mô hình xây dựng chương trình giáo dục được công bố năm 1962. Cách tiếp cận của ông được gọi là mô hình đảo ngược, bởi vì nó bắt đầu từ lớp học và người giáo viên chứ không phải từ cách tiếp cân trước đó, bắt đầu từ chính quyền địa phương,từ hội đồng thành phố hoặc cấp quản lí liên bang.

Mô hình chương trình giáo dục nhà trường của Taba có thế mạnh riêng. Nó ràng buộc người giáo viên vào hoạt động phát triển chương trình vì vậy thực hiện chương trình một cách tự nguyện tự giác. Mô hình chương trình giáo dục (CTGD) của Taba đã đưa chương trình giáo dục gắn với hoạt động giảng dạy. Mô hình đảo ngược có thể coi là sự khởi đầu cho bước ngoặt lớn trong xây dựng chương trình giáo dục.

Từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế CTGD, người ta thường nêu lên hai cách tiếp cận chính:Thứ nhất là tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ đề (content or topic based approach) và thứ hai là tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra (outcome-based approach or outcome-focused curriculum). Để ngắn gọn xin gọi cách 1 là tiếp cận nội dung và cách 2 là tiếp cận kết quả đầu ra.

 Như vậy có thể thấy rằng, trên thế giới việc nghiên cứu về xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực đã được quan tâm từ rất sớm, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước đã đưa ra khung năng lực, chú trọng những phương diện năng lực cần cho việc học suốt đời, cho cuộc sống hằng ngày, cần cho người công dân để thích ứng với xã hội hiện đại.

1.1.2. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo phát triển năng lực ở Việt Nam

 Tự chủ từ lâu được xem là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc sáng tạo. Giáo viên được giao quyền tự chủ về chuyên môn sẽ có cơ hội đóng góp sức sáng tạo của mình nhiều hơn giúp chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao hơn.

 Ở Việt Nam, thực hiện trao quyền tự chủ cho các nhà trường về nhiều mặt, trong đó có xây dựng chương trình giáo dục đã tiển khai và thực hiện ở bậc đại học còn đối với phổ thông vẫn đang ở những giai đoạn bắt đầu.

Công văn 791/HD – BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc “Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lục HS góp phần đổi mới Chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015”. Đây là hành lang pháp lý tạo điều kiên để các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng chương trình phù hợp với từng nhà trường. Ban giám hiệu các trường phổ thông được chủ động sáng tạo xây dựng hương trình cho trường mình dựa trên khung của BGD&ĐT.

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, mĩ và phát huy tốt nhất, tiềm năng của mỗi học sinh”.

Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, ban hành kèm theo thông tư này là: Chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Theo thông tư này chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bắt đầu thực hiện với khối THPT từ năm 2022.

1.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay

1.2.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua kiến thức cơ bản, thiết thực kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại HS đã hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương.

 

doc130 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các bình thép dùng để đun nấu trong gia đình là hỗn hợp của
A. butan và propan. B. octan và nonan.
C. metan, etan và propan. D. pentan và hexan.
Câu 8: Trong đêm, anh A đang ngủ thì phát hiện có mùi gas bên trong nhà mình. Theo em, anh A cần tiến hành xử lí trình tự như thế nào là đúng nhất?
A. Mở đèn chiếu sáng, khóa bình gas, mở cửa thông thoáng gió.
B. Mở cửa thông thoáng gió, mở đèn chiếu sáng, khóa bình gas.
C. Mở cửa thông thoáng gió, khóa bình gas, không bật các thiết bị tiêu thụ điện hay điện thoại.
D. Mở đèn điện thoại, khóa bình gas, mở của thông thoáng gió.
Câu 9: Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” (gọi tắt là Biogas) của Việt Nam đã 3 lần được vinh dự được nhận các giải thưởng quốc tế uy tín nhờ tính hiệu quả và qui mô lợi ích của nó mang lại. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là
A. giảm giá thành sản xuất khí, dầu mỏ.
B. phát triển chăn nuôi nông thôn với qui mô lớn.
C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
D. tạo ra nguồn khí đốt phù hợp với nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 10: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A vừa xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo với diện tích chuồng là 45m2 và diện tích hầm biogas là 20m2 thì gia đình ông A phải thực hiện thủ tục về môi trường nào?
A. Cam kết bảo vệ môi trường.	B. Không phải thực hiện thủ tục về môi trường.
C. Kế hoạch bảo vệ môi trường.	D. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
PHỤ LỤC 5: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHỦ ĐỀ “ ANCOL VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN’’
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DA CHO HS NHÓM 1.
Số lượng thành viên
Vai trò
Nhiệm vụ
8-9
Nhóm nghiên cứu 
 - Tìm hiểu ancol là gì? Công thức chung của ancol no đơn chức mạch hở?
- Tìm hiểu cách xác định bậc ancol và cho ví dụ minh họa?
- Tìm hiểu cách gọi tên ancol và cho ví dụ minh họa?
3
Nhóm
giải pháp
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được
- Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình
2
Nhóm
trình bày
- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DA CHO HS NHÓM 2.
Số lượng thành viên
Vai trò
Nhiệm vụ
8-9
Nhóm nghiên cứu 
 - Tìm hiểu tính chất vật lí của ancol? 
- Giải thích vì sao ancol tan nhiều trong nước, ancol có nhiệt độ sôi cao hơn hiđrocacbon, ete...có khối lượng mol sấp xỉ? 
- Tìm hiểu tính chất hóa học của ancol? Tìm hiểu các phản ứng, nêu đặc điểm của các phản ứng, các quy tắc và lấy ví dụ minh họa?
3
Nhóm
giải pháp
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được
- Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình
2
Nhóm
trình bày
- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DA CHO HS NHÓM 3.
Số lượng thành viên
Vai trò
Nhiệm vụ
8-9
Nhóm nghiên cứu 
- Tìm hiểu về phương pháp điều chế rượu 
- Tìm hiểu về các loại rượu, cách nấu rượu truyền thống ( rượu từ tinh bột, từ hoa quả, rượu ngâm..)
- Nguyên liệu để nấu rượu
- Ở Việt nam có những loại rượu phổ biến nào? Rượu của vùng nào nổi tiếng nhất
- Ảnh hưởng của việc nấu rượu đến môi trường
3
Nhóm
giải pháp
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được
- Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình
2
Nhóm
trình bày
- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DA CHO HS NHÓM 4
Số lượng thành viên
Vai trò
Nhiệm vụ
7 - 8
Nhóm nghiên cứu 
- Vai trò của ancol trong y học, công nghiệp, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác? 
 - Ancol nào có ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống? 
-  Etanol có những ứng dụng quan trong nào trong đời sống và trong sản xuất? Liên hệ thực tế.
- Metanol có những ứng dụng quan trong nào trong sản xuất và công nghiệp hóa chất?
4 -5
Nhóm
giải pháp
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được
- Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình
2
Nhóm
trình bày
- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DA CHO HS NHÓM 5
Số lượng thành viên
Vai trò
Nhiệm vụ
7 - 8
Nhóm nghiên cứu thực trạng
+Thực trạng tình hình sử dụng rượu, bia của Việt Nam và trên Thế giới?
+ Những lợi ích và tác hại của việc sử dụng rượu, bia?
+ Nguyên nhân gây ngộ độc rượu? dấu hiệu người bị ngộ độc rượu? làm thế nào để tránh ngộ độc rượu? cách giải độc rượu? 
+ Làm thế nào để phát huy tối đa lợi ích của việc dùng rượu, bia? Chính sách bảo vệ sức khỏe con người?
+ Số liệu các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia? Nêu được cách đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông?
4 - 5
Nhóm
giải pháp
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được
- Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình
3
Nhóm
trình bày
- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp
Cả nhóm cùng thực hiện
Các tuyên truyền viên
- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc uống rượu, bia..
- Kêu gọi HS trong trường, cộng đồng làng xóm cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
PHỤ LỤC 6. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
CHỦ ĐỀ “ANCOL VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN’’
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
40%
30%
20%
10%
12 câu
9 câu
6 câu
3 câu
Nội dung
Mức độ
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tính chất vật lý Danh pháp
Số câu
2
1
0
0
3
Điểm
 0,67
 0,33
 0
 0
 1,00
Bài tập thực tế
Số câu
2
1
1
0
4
Điểm
 0,67
 0,33
0,33
0
1,33
Tính chất hóa học
Số câu
4
3
2
1
10
Điểm
1,33
1,0
0,67
0,67
3,33
Điều chế, Ứng dụng
Số câu
1
1
1
0
3
Điểm
0,33
0,33
0,33
0
1,0
Bài tập tính toán
Số câu
3
3
2
2
10
Điểm
1,0
1,0
0,67
1,0
3,33
Tổng
Số câu
12
9
6
3
30
Điểm
4
3
2
1
10
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Câu 1. Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống sau:
Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại..........
A. Liên kết cộng hóa trị.	B. Liên kết hiđro.
C. Liên kết phối trí.	D. Liên kết ion.
Câu 2. Khi cho vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch chứa C2H5ONa thì dung dịch có màu
A. Đỏ	B. Hồng	C. Không đổi màu	D. Xanh
Câu 3. Trong dãy đồng đẳng ancol no đơn chức, khi mạch cacbon tăng, thì nói chung
A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm.
B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.
C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.
D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng.
Câu 4. Khi tách nước từ 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbut-1-en	B. 2-metylbut-2-en.
C. 3-metylbut-2-en.	D. 2-metylbut-3-en.
Câu 5. Công thức cấu tạo thu gọn của metanol là
A. HCHO.	C. CH3OH.	B. C2H5OH	D. C6H5OH
Câu 6. Các ancol no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo andehit là:
A. ancol bậc 1	B. ancol bậc 2
C. ancol bậc 4	D. ancol bậc 3
Câu 7. Cho 4 ancol: CH3OH (1); C2H4 (OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3); HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là:
A. 1 và 2.	B. 2 và 4.	C. 1 và 4.	D. 1 và 3.
Câu 8. Khi đốt cháy 1 ancol, mạch hở. Thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Ancol trên thuộc loại
A. ancol no đơn chức.	B. ancol đơn chức chưa no có 1 liên kết.
C. ancol no.	D. ancol chưa no có 1 liên kết đôi.
Câu 9. Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
A. Ancol etylic.	B. Glixerol.	C. Propan – 1,2 – điol.	D. Ancol benzoic.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 14,56.	B. 15,68.	C. 11,20.	D. 4,48.
Câu 11: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?
A. Anđehit axetic.	B. Etylclorua.	C. Tinh bột.	D. Etilen.
Câu 12. Khi đun nóng hỗn hợp hai ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 13. Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và benzen là:
A. Na, quỳ tím. 	B. Na, Cu(OH)2/OH-.
C. Cu(OH)2. 	D. Dung dịch brom, quì tím.
Câu 14. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)?
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 15. Đun nóng một rượu no, đơn chức X với H2SO4 đặc thu được một chất Y. X có tỷ khối hơi so với Y nhỏ hơn 1. Y là
A. ete.	B. anken.	C. metan.	D. etan.
Câu 16: Cho các rượu :
(1) CH3–CH2–OH 	(2) CH3–CHOH–CH3 
(3) CH3–CH2–CHOH–CH3	(4) CH3–C(CH3)2–CH2 –OH	
(5) CH3–C(CH3)2 –OH	(6) CH3–CH2–CHOH–CH2–CH3	
Những rượu nào khi tách nước tạo ra một anken duy nhất ?
A. (1), (2), (4), (5).	B. (2), (3), (6).
C. (5).	D. (1), (2), (5), (6).
Câu 17. Chất có tên là gì ?
A. 1,1-đimetyletanol.	B. 1,1-đimetyletan-1-ol.
C. isobutan-2-ol.	D. 2-metylpropan-2-ol.
Đoạn văn sau dùng cho các câu hỏi từ câu 18 đến câu 21:
Trên trang mạng báo người lao động, trong bài viết “Thận trọng với ngộ độc rượu” ngày 16 tháng 10 năm 2016 có đoạn viết: “Dùng quá nhiều rượu khiến nồng độ cồn trong máu (BAC) lên mức quá cao, đến độ cơ thể bị ngộ độc, làm cho bệnh nhân mất tỉnh táo, không đáp ứng với diễn biến xung quanh, mất định hướng, thở nông và các triệu chứng nghiêm trọng khác”
Câu 18. Rươụ trong hoa hoc̣ goịla ancol (tiếng anh la alcohol ) là chỉ những hợp
chất hữu cơ có chứa nhom –OH. Trong cuộc sống hằng ngày nói tới rượu thì chúng ta tự hiểu đó là ancol etylic (C2H5OH) đây là 1 ancol có thể uống đươc̣, gây kich thich thần kinh . Cồn cũng có thành phần chính là rươụ etylic nhưng chỉ khác là cồn được điều chế từ mùn cưa, cỏ, bã mía.đặc biệt cồn công nghiệp có thể điều chế bằng phương pháp hiđrat hóa etilen. Tên thay thế của C2H5OH là
A. ancol etylic.	B. Etanol.	C. Metanol.	D. rượu etylic.
Câu 19. Cảnh sát giao thông đo độ cồn của tài xế lái xe nhờ dụng cụ phân tích chứa hóa chất
A. Cr2O3.	B. CrO3.	C.CrO.	D. K2CrO4.
Câu 20. Trong những dấu hiệu sau, những dấu hiệu và triệu chứng nào cho thấy quá trình từ say rượu đến ngộ độc rượu?
(1). Tâm trí lẫn lộn, hạ thân nhiệt, da dẻ hồng hào, có thể xuất hiện những đốm đỏ trên da.
(2). Bệnh nhân ngớ ngẩn, mất ý thức, thở rất chậm, nôn nhiều
(3). Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở hoàn toàn hoặc có thể xảy ra cơn đau tim.
(4). Nguy cơ nghiêm trọng khác là bị ngạt sau khi nôn do bệnh nhân hít chất nôn vào phổi dẫn đến đe dọa tính mạng
(5). Thân nhiệt tăng do khi rượu vào cơ thể, các mạch máu ngoại vi giãn ra để đón nhận nhiều máu chảy qua, đồng thời tỏa rất nhiều năng lượng
(6). Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp, bệnh nhân có thể bị co giật.
A. (1), (2), (4), (6).	B. (2), (3), (4), (6).	C. (1), (3), (5), (6).	D. (2), (3), (4), (5).
Câu 21. Nên gọi xe cứu thương trong trường hợp có người bị ngộ độc rượu và những biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp trợ giúp cần thiết trước khi bệnh nhân được cấp cứu?
(1). Cố gắng giữ bệnh nhân trong trạng thái tỉnh táo
(2). Nên để bệnh nhân ở tư thế nằm, không 
(3). Nếu bệnh nhân không tỉnh táo nên thường xuyên xem họ còn thở hay không.
(4). Nếu bệnh nhân có thể nuốt dễ dàng, nên cho uống nước và nên cho uống cà phê để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo.
(5). Bệnh nhân có thể được truyền dịch kèm theo glucozơ và các vitamin thiết yếu nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước.
(6). Một số trường hợp nặng cần được đặt ống thông tiểu khi bệnh nhân không kiềm chế tiểu tiện hoặc có khi bệnh nhân cần được bơm dịch từ trong dạ dày ra ngoài.
A. (2), (4), (5), (6). 	B. (1), (2), (5), (6). 	C. (1), (3), (4), (5). 	D. (1), (2), (3), (6). 
Câu 22. Con số ghi trên chai bia 300 có ý nghĩa là
A. Trong quá trình ủ bia, trong 100ml dịch lên men có 30 gam đường.
B. Trong quá trình ủ bia, trong 100ml dịch lên men có 30 ml ancol etylic.
C. Trong quá trình ủ bia, trong 100ml nước có 30 gam đường.
D. Trong quá trình ủ bia, trong 100ml nước có 30 ml ancol etylic.
Câu 23. Để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước thì khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 400 lít rượu vang là
A. 0,2 - 2 g.	B. 0,2 - 2 kg.	C. 1 - 10 g.	D. 1 – 10 kg.
Câu 24. Phát biểu nào dưới đây về metanol là không đúng?
A. Metanol là một trong những cồn không có độc tính cao ở người và linh trưởng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp dưới dạng một dung môi.
B. Ngoài thị trường, metanol có trong các sản phẩm như dung dịch sản xuất sơn, dung dịch tẩy rửa (như dung dịch lau rửa máy copy, rửa cửa kính ô tô, dung môi làm sạch gỗ), chất chống đông lạnh
C. Ngày nay, metanol còn được thảo luận sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế trong động cơ đốt trong.
D. Các vụ ngộ độc metanol có thể xuất hiện khi dùng metanol để thay thế cho etanol hoặc khi metanol pha lẫn trong rượu hoặc làm rượu lậu gia đình chưng cất có metanol.
Câu 25. Cho Na tác dụng với etanol dư ở bình A không cần đun nóng. Chưng cất đuổi hết etanol dư, trong bình còn lại chất rắn, sau đó cho nước vào bình A thì chất rắn tan hết. Nhận xét nào sau đây về phản ứng của etanol với Na là không chính xác?
Phản ứng xảy ra mãnh liệt như với nước.
Phương trình hóa học là 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
Chất rắn trong bình là natri etylat.
Dung dịch sau khi cho nước vào, thêm vài giọt phenolphtalein sẽ có màu hồng. 
Câu 26. Dung dịch thu được sau khi
thêm nước vào, đem chưng cất thì sản phẩm thu được ở bình B là
A. H2O.
B.
C2H5OH.
C. NaOH.
D. H2.
Câu 27. Trong quá trình chưng cất, vai trò của nhiệt kế ở miệng bình A là 
A. có tác dụng làm tăng nhiệt độ.
B. có tác dụng để điều chỉnh nhiệt độ đúng với nhiệt độ sôi của nước.
C. có tác dụng để điều chỉnh nhiệt độ đúng với nhiệt độ sôi của ancol etylic.
D. có tác dụng để điều chỉnh nhiệt độ đúng với nhiệt độ sôi của hiđro.
Câu 28. Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 29: Cho 0,1 lít cồn etylic 95o tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết rằng ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giá trị của V là :
A. 43,23 lít. 	B. 37 lít. 	C. 18,5 lít. D. 21,615 lít.
Câu 30: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là :
	A. 405.	B. 324.	C. 486.	D.297.
PHỤ LỤC 7 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
1. Tên đề tài:..Tên nhóm:. Lớp:
3. Tên thành viên:..
4. Hướng dẫn đánh giá cho điểm: 
CÁC TIÊU CHÍ
ĐIỂM TỐI ĐA
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3 
I
NỘI DUNG
30
1
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ các vấn đề cần giải quyết trong DA
5
2
Thông tin trình bày cập nhật, đa dạng, gần gũi thực tiễn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác.
5
3
Có phân tích dữ liệu khoa học, logic, sử dụng sơ đồ,biểu bảng trong mô tả dữ liệu
10
4
Bố cục nội dung chặt chẽ, khoa học, kết luận đầy đủ, rõ ràng,phù hợp với chủ đề
10
II
Hình thức
10
1
Sử dụng màu sắc hài hòa, hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp
5
2
Ngôn ngữ chuẩn xác, không có lỗi chính tả
5
III.
Thuyết trình báo cáo
45
1
Đảm bảo thời gian qui  định
5
2
Ý tưởng độc đáo sáng tạo, giới thiệu sinh động
5
3
Giới thiệu tên dự án, mục tiêu, các vấn đề cầngiải quyết rõ ràng, đầy đủ
10
4
Chuẩn bị chu đáo, diễn đạt trôi chảy, minh họa sinh động phối hợp tích cực với các thành viên khác trong nhóm
10
5
Trả lời được các câu hỏi chất vấn, nêu ra câu hỏi hay, đúng chủ đề cho nhóm bạn
5
6
Sử dụng thành thạo hợp lý hiệu quả
5
IV
Hiệu quả làm việc nhóm
15
1
Phân công công việc đồng đều, phù hợp
5
2
Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm
5
3
Thái độ tích cực, đoàn kết
5
TỔNG ĐIỂM
100
PHỤ LỤC 8: CÁC BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
CHỦ ĐỀ “LÀM GIẤM ĂN TỪ HOA QUẢ”
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền (10 điểm)
TT 
Tiêu chí 
Điểm
Bài báo cáo kiến thức (5)
1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 
2
2
Kiến thức chính xác, khoa học. 
3
Hình thức (2)
3
Bài trình chiếu có bố cục hợp lí. 
1
4
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa. 
1
Kĩ năng thuyết trình (3)
5
Trình bày thuyết phục. 
1
6
Trả lời được câu hỏi phản biện. 
1
7
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
1
Tổng điểm 
10
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế (10 điểm)
Bản quy trình thực hiện (5)
1
Có chú thích đầy đủ các nguyên liệu và các vật dụng để thực hiện
1
2
Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng 
1
3
Có đầy đủ các thông tin về nguyên liệu, vật dụng (loại nguyên liệu, lượng chất sử dụng và tỷ lệ)
1
4
Có trình bày phương trình hoá học cơ bản khi lên men, chuyển hóa
1
5
Mô tả được nguyên lí quá trình lên men
1
Hình thức bản thiết kế (2)
6
Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 
1
7
Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 
1
Kĩ năng thuyết trình (3)
8
Trình bày thuyết phục. 
1
9
Trả lời được câu hỏi phản biện. 
1
10
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm báo cáo.
1
Tổng điểm 
10
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm (40 điểm)
Làm giấm ăn (20)
1
Làm giấm ăn dựa trên việc vận dụng kiến thức đã học
3
2
Giấm ăn được làm từ hoa quả 
3
3
Giấm ăn làm ra có thể sử dụng được, thơm, trong, chua thanh 
8
4
Vật liệu, vật dụng có các thông số cơ bản: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng nguyên liệu sử dụng và lượng sản phẩm tạo thành.
2
5
Chọn vật liệu, vật dụng hợp lí, đẹp mắt. 
4
Bài báo cáo (10)
6
Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được sản phẩm hiện tại 
6
7
Nêu được quy trình tạo ra sản phẩm 
4
Kĩ năng thuyết trình (10)
8
Trình bày thuyết phục. 
4
9
Trả lời được câu hỏi phản biện. 
3
10
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
3
Tổng điểm 
40
Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm (20 điểm)
1
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 
10
2
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.
10
Tổng điểm
10
PHỤ LỤC 9
BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐÁNH GIÁ NL GQVĐ&ST CHO HS
(DÀNH CHO GV).
Trường THPT:.. 
Ngày. Tháng năm. 
Đối tượng quan sát: Nhóm: Lớp 
Họ và tên HS:
Tên bài học:
Tên GV đánh giá:
STT
Tiêu chí NLGQVĐ& ST
Đánh giá mức độ của NLGQVĐ&ST
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập
2
Phân tích được tình huống học tập
3
Thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong học tập
4
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp trong quá trình học tập. 
5
Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để GQVĐ học tập. 
6
Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ trong học tập. 
7
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn
8
Hình thành và kết nối các ý tưởng
9
Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều. 
10
Không thành kiến khi xem xét đánh giá vấn đề; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 
PHỤ LỤC 10
 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NL GQVĐ&ST CỦA HS.
Trường THPT: 
Ngày.. tháng năm.. 
Lớp. 
Họ và tên HS.. 
Tên bài học:
STT
Tiêu chí NLGQVĐ và ST
Đánh giá mức độ của NL GQVĐ và ST
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập
2
Phân tích được tình huống học tập
3
Thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong học tập
4
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp trong quá trình học tập. 
5
Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để GQVĐ học tập. 
6
Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ trong học tập. 
7
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn
8
Hình thành và kết nối các ý tưởng
9
Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; 
10
Không thành kiến khi xem xét đánh giá vấn đề; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 
PHỤ LỤC 11. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHỦ ĐỀ “LÀM GIẤM ĂN TỪ HOA QUẢ”

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuong_trinh_nha_truong_mon_hoa_hoc_11_theo_hu.doc
Sáng Kiến Liên Quan