SKKN Thiết kế các hoạt động đóng vai nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua dạy học môn Địa lí 12 phần tự nhiên

Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai.

Bước 1: Xác định chủ đề (đây là bước rất quan trọng).

+ Chủ đề phải nằm trong chương trình học, nếu nội dung chưa được học thì

giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu có sẵn, hướng dẫn cách khai

thác kiến thức bằng cách học xác định mục tiêu bài học và các câu hỏi trong sách

giáo khoa, sách bài tập. Với nội dung chưa được học phải có thời gian nghiên cứu

cụ thể.

+ Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai.

+ Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề

thể hiện được kĩ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề.

Bước 2: Thực hiện đóng vai.

Trước khi thực hiện đóng vai, giáo viên quy định rõ ràng thời gian chuẩn bị

và thời gian đóng vai cho các nhóm. Tùy vào đặc điểm bài học, học sinh có thể xây

dựng kịch bản ngay tại lớp hoặc chuẩn bị kịch bản ở nhà.

+ Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên năng lực của học sinh, đảm bảo các

nhóm phải đồng đều năng lực.

+ Các nhóm thảo luận, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: cử một

bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm thư kí, giao nhiệm vụ phân vai, dàn cảnh, lời

thoại

+ Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng

cụ thể bao nhiêu càng tốt. các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ,

cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để

học tập.

Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm.7

+ Các nhóm trình bày sản phẩm.

+ Đảm bảo về nội dung kịch bản.

+ Đảm bảo về thời gian.

Bước 4: Thảo luận, chốt kiến thức (đây là bước quan trọng nhất)

+ Giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm

của bài học bám tài liệu là sách giáo khoa.

+ Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá. Giáo viên khuyến khích học sinh đặt

câu hỏi và trả lời cho mỗi nội dung.

+ Thực hiện thảo luận ngay khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các

nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai.

+ Chốt kiến thức là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản. khi chốt kiến thức:

Ngoài việc chốt kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên cần nhận xét thêm về:

* Về kĩ năng giao tiếp của học sinh:

Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không?

Các ngôn từ sử dụng có phù hợp cho vai “chính”, “phụ” không?

Trong sử dụng ngôn từ cần lứu ý tránh viêc trình bày như sách vở; dùng các

ngôn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu

* Về thái độ, phong cách:

Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp ?

Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng?

* Những điều có thể học tâp qua phương pháp đóng vai:

Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có

những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận.

Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi

thảo luận nhóm riêng.

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế các hoạt động đóng vai nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua dạy học môn Địa lí 12 phần tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan 
trọng giúp học sinh đã bước đầu xác định được mục tiêu giao tiếp. 
b. Kết quả phiếu điều tra bảng xác định nội dung và phương thức giao 
tiếp 
(Mẫu phiếu số 2 – phần phụ lục) 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1. Phân tích được bối 
cảnh, xác định được nhu 
cầu giao tiếp.
2. Xác định được đối 
tượng giao tiếp.
3. Xác định được bối 
cảnh giao tiếp.
4. Lựa chọn nội dung giao 
tiếp phù hợp với chủ đề giao 
tiếp.
Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đã xác định đã xác định 
được mục đích giao tiếp.
Lớp thí nghiệm (72 HS) Lớp đối chứng (71 HS)
34 
Bảng 4: Kết quả khảo sát nội dung và phương thức giao tiếp: Đã xác định 
được thành tố trong nội dung và phương thức giao tiếp. 
Đã xác định được nội dung và phương thức 
giao tiếp 
Lớp thực 
nghiệm 
(72 HS) 
Lớp đối 
chứng 
(71 HS) 
1. Đầy đủ ý. 94,44% 74,64% 
2. Diễn đạt ý rõ ràng. 93,05% 73,23% 
3. Diễn đạt ý dễ hiểu. 90,27% 69,01% 
4. Ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 88,88% 66,19% 
5. Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe. 87,50% 64,78% 
Qua bảng khảo sát phiếu điều tra trên cho thấy. Sau khi ứng dụng hoạt động đóng 
vai vào dạy học, số phần trăm học sinh đã xác định được nội dung và phương thức 
giao tiếp ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Như vậy trong nội 
dung và phương thức giao tiếp khi áp dụng hoạt động đóng vai trong dạy học đã 
giúp học sinh có cách diễn đạt ý trong giao tiếp được rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn, đầy 
đủ ý hơn. Các ngôn ngữ trong giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh hơn, phù hợp với 
người nghe hơn, gần gũi với đời sống thực tiễn. 
C. Kết quả phiếu điều tra thái độ giao tiếp. 
(Mẫu phiếu số 3 phần phụ lục) 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1. Đầy đủ ý. 2. Diễn đạt ý rõ ràng. 3. Diễn đạt ý dễ hiểu. 4. Ngôn ngữ phù hợp 
với ngữ cảnh.
5. Ngôn ngữ phù 
hợp với đối tượng 
người nghe.
Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đã xác định được thành 
tố trong nội dung và phương thức giao tiếp.
Lớp thí nghiệm (72 HS) Lớp đối chứng (71 HS)
35 
Bảng 5. Kết quả khảo sát thái độ giao tiếp: Đã xác định được các thành 
tố trong thái độ giao tiếp. 
Đã xác định được các thành tố trong thái độ giao 
tiếp. 
Lớp thực 
nghiệm 
(72 HS) 
Lớp đối 
chứng 
(71 HS) 
1. Chủ động trong giao tiếp. 95,83% 71,83% 
2. Linh hoạt trong các tình huống. 93,05% 63,38% 
3. Tự tin khi nói trước nhiều người. 98,61% 69,01% 
4. Tôn trọng người đối diện. 100% 80,28% 
5. Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 91,66% 76,05% 
6. Đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm với người đối diện. 90,27% 74,64% 
7. Biết cách khen ngợi hay chê một cách khéo léo. 88,88% 69,01% 
8. Tạo thiện cảm trong giao tiếp bằng biểu cảm ngôn 
ngữ cơ thể. 
91,66% 78,87% 
9. Động viên, khích lệ người đối diện tiến bộ. 90,27% 76,05% 
Qua bảng khảo sát phiếu điều tra trên cho thấy, sau khi ứng dụng hoạt động 
đóng vai học sinh đã có nhiều tích cực trong trong thái độ giao tiếp. Ta thấy tỷ lệ 
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
1. Chủ động 
trong giao 
tiếp.
2. Linh hoạt 
trong các 
tình huống.
3. Tự tin 
khi nói 
trước 
nhiều 
người.
4. Tôn 
trọng 
người đối 
diện.
5. Lắng 
nghe và có 
phản hồi 
tích cực 
trong giao 
tiếp.
6. Đặt câu 
hỏi thể 
hiện sự 
quan tâm 
với người 
đối diện.
7. Biết cách 
khen ngợi 
hay chê một 
cách khéo 
léo.
8. Tạo 
thiện cảm 
trong giao 
tiếp bằng 
biểu cảm 
ngôn ngữ 
cơ thể.
9. Động 
viên, khích 
lệ người 
đối diện 
tiến bộ.
Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đã xác định được các thành tố trong 
thái độ giao tiếp.
Lớp thí nghiệm (72 HS) Lớp đối chứng (71 HS)
36 
phần trăm ở lớp đối chứng khi trả lời bộ câu hỏi khảo sát các thành tố trong thái độ 
giao tiếp thấp hơn lớp thực nghiệm. Học sinh hầu như chưa chủ động, linh hoạt trong 
trong các tình huống giao tiếp, còn có thái độ thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, 
khi phát biểu chính kiến...Tuy nhiên khi ứng dụng phương pháp đóng vai vào dạy 
học, việc học của học sinh hứng thú hơn nhiều. Khi khảo sát bằng phiếu hỏi về các 
thành tố trong thái độ giao tiếp tỷ lệ lớp thí nghiệm cao hơn rất nhiều. Học sinh đã 
chủ động hơn trong giao tiếp, ngôn ngữ được thể hiện linh hoạt và phong phú hơn, 
học sinh biết cách khen ngợi và tạo thiện cảm tốt trong giao tiếp. Đặc biệt học sinh 
rất tự tin, tích cực hơn trong các cuộc thảo luận học tập, tích cực đưa ra các chính 
kiến của bản thân, biết đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
Như vậy ta thấy rằng, việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học có ý 
nghĩa rất tích cực, giúp phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh, từ đó giúp học sinh 
thích ứng được với hội nhập quốc tế trong thời đại mới. 
2.5. Những bài học rút ra từ thực nghiệm. 
Đề tài tuy chưa thực nghiệm được ở nhiều lớp và nhiều trường THPT, song 
qua điều tra, phỏng vấn một số học sinh và trao đổi với một số giáo viên môn Địa lí 
tôi nhận thấy rằng: 
Việc vận dụng phương pháp đóng vai nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực 
giao tiếp cho học sinh THPT có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Thông qua giao 
tiếp học sinh có thể hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã 
hội, đạo đức và các chuẩn mực xã hội, đáp ứng mục tiêu đào tạo của bậc học THPT 
hiện nay 
Để việc vận dụng phương pháp đóng vai nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực 
giao tiếp cho học sinh THPT có hiệu quả giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo những 
nội dung có thể vận dụng hoạt động đóng vai, nội dung giáo viên vận dụng hoạt 
động đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, tránh cố tình vận dụng hoạt động 
đóng vai vào những nội dung xa lệch bài giảng thì việc vận dụng sẽ không có hiệu 
quả. 
Bên cạnh vận dụng phương pháp đóng vai thì giáo viên cần phải sử dụng linh 
hoạt các phương pháp để bài học sinh động và có sức cuốn hút đối với học sinh. 
37 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất 
lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong đó hoạt động dạy 
và hoạt động học có tính độc lập tương đối nhưng là hai mặt của một quá trình, người 
giáo viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng và hình thành nhân cách. Học sinh làm chủ 
kiến thức, kỹ năng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định ở các bậc học. 
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương 
pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học 
hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Điều 
này đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm thể hiện thông qua phương 
pháp giảng dạy. Mỗi bài dạy, tiết dạy, có nội dung và yêu cầu khác nhau. Nội dung 
sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. 
Qua thực nghiệm tôi nhận thấy, phương pháp đóng vai thực sự hữu ích trong 
dạy học. Ngoài bồi dưỡng, phát triển năng lực giao tiếp thì học sinh hứng thú, say 
mê, tích cực học tập và yêu thích môn Địa lí hơn. Bản thân giáo viên cũng thực sự 
có những bất ngờ trước sự sáng tạo của học sinh. Sự sáng tạo và làm việc có trách 
nhiệm của HS càng tạo động lực, hứng thú cho giáo viên và giáo viên cũng học được 
nhiều từ chính học sinh. Sử dụng phương pháp đóng vai đã kích thích, thúc đẩy sự 
tham gia tích cực hoạt động của giáo viên và học sinh, tăng cường hiệu quả học tập, 
tăng cường trách nhiệm cá nhân, yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau, tăng 
cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, môi trường học thoải mái, không 
căng thẳng, tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp, thể hiện được quan điểm, có thể giúp 
đỡ lẫn nhau. 
Như vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai nhằm bồi dưỡng, 
phát triển năng lực giao tiếp trong dạy học Địa lí lớp 12 phần tự nhiên là hướng đổi 
mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các nhà trường THPT 
trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đề tài cũng đã góp phần làm nổi bật được ưu 
điểm của phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí lớp 12, đồng thời góp phần làm 
rõ yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. 
Thông qua đề tài đã đề xuất được một số quan điểm và biện pháp sư phạm cơ bản 
nhằm làm cơ sở định hướng cho giáo viên trong quá trình dạy học theo hướng nghiên 
cứu của đề tài. Cũng như việc tổ chức thành công thực nghiệm sư phạm để kiểm tra 
tính khả thi và hiệu quả của hình thức dạy học này. Kết quả điều tra, đánh giá và 
thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính hiệu quả của phương pháp 
đóng vai. Các giải pháp thực hiện phương pháp đóng vai còn có thể vận dụng cho 
toàn bộ chương trình Địa lí cấp THPT. 
38 
2. Kiến nghị đề xuất. 
Bản thân qua quá trình giảng dạy bằng PPĐV xin được kiến nghị đề xuất một 
số ý kiến đối với các cấp để góp phần hoàn thiện đề tài và để đề tài được đưa vào áp 
dụng rộng rãi hơn. 
Thứ nhất: Đối với giáo viên: Cần tăng cường quá trình tự học, bồi dưỡng 
thường xuyên để nắm bắt tình hình thực tiễn, nắm bắt các thành tựu khoa học mới 
đề nhằm phục vụ việc dạy học tốt hơn. Trong quá trình dạy học GV phải chuẩn bị 
tốt các thiết bị dạy học và định hướng trọng tâm cho HS chuận bị bài ở nhà. Trong 
giảng dạy GV phải thực sự “Cùng suy nghĩ, trăn trở” với học trò. 
 Thứ hai: Đối với tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi chuyên môn 
để xây dựng được nhiều hơn nữa các bài dạy thực sự có chất lượng. Tổ chức sinh 
hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị 
trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và 
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
Thứ ba: Đối với Nhà trường, cần quan tâm hơn đến việc đầu tư mũi nhọn. Ban 
giám hiệu phải luôn đi đầu trong việc đổi mới PPDH. Đồng thời cần động viên, nhắc 
nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích 
cực. Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được 
tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm; Tổ chức các buổi tập huấn 
bối dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ 
dạy học; Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn để giáo viên có thể 
thực hiện nhiệm vụ của mình; Có sự đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng 
những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới đổi 
mới phương pháp dạy học có hiệu quả. 
Thứ tư: Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo việc sửa đổi, thay sách giáo khoa, bổ 
sung tài liệu tham khảo cần bổ sung thêm những phần học sinh tự nghiên cứu để rút 
ra kiến thức của bài học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
sinh và cũng cần có những câu hỏi, tình huống gợi mở để có thể áp dụng các PPDH 
tích cực như PPĐV. 
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và những ý kiến cá nhân bản thân đã đúc 
kết và thu được kết quả khả quan trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được 
những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện 
tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Quỳ Hợp, ngày 03 tháng 3 năm 2021 
TÁC GIẢ 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Địa lí 12. 
2. Sách giáo viên Địa lí 12. 
3. Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị sen, “Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở 
trung học phổ thông”. Nxb Giáo Dục, 2002. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): Tài liệu tập huấn “phương pháp và kĩ thuật 
tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” (Dành cho cán bộ 
quản lí, giáo viên trung học phổ thông). 
5. Bộ Giáo dục và Đào (2018): Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về “Dạy 
học tích cực” (Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II). 
6. Bộ Giáo dục và Đào: Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, tài liệu 
tập huấn: giáo viên và cán bộ quản lí năm 2019. 
7. TS Phạm Thị Hương – Đại học Vinh: bài giảng đánh giá các năng lực 
người học. 
40 
PHẦN IV: PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA 
1. Phiếu dành cho học sinh: Đánh giá năng lực giao tiếp. 
Bảng 6. Mẫu phiếu số 1: Mục đích giao tiếp. 
Nội dung/ Thành tố Có Không 
1. Phân tích được bối cảnh, xác định được nhu cầu giao 
tiếp. 
☐ ☐ 
2. Xác định được đối tượng giao tiếp. ☐ ☐ 
3. Xác định được bối cảnh giao tiếp. ☐ ☐ 
4. Lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với chủ đề giao 
tiếp. 
☐ ☐ 
Bảng 7. Mẫu phiếu số 2: Nội dung và phương thức giao tiếp. 
Nội dung/ Thành tố. Có Không 
1. Đầy đủ ý. ☐ ☐ 
2. Diễn đạt ý rõ ràng. ☐ ☐ 
3. Diễn đạt ý dễ hiểu. ☐ ☐ 
4. Ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh. ☐ ☐ 
5. Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe. ☐ ☐ 
Bảng 8. Mẫu phiếu số 3: Thái độ giao tiếp. 
Nội dung/ Thành tố. Có Không 
1. Chủ động trong giao tiếp. ☐ ☐ 
2. Linh hoạt trong các tình huống. ☐ ☐ 
3. Tự tin khi nói trước nhiều người. ☐ ☐ 
4. Tôn trọng người đối diện. ☐ ☐ 
5. Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. ☐ ☐ 
6. Đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm với người đối diện. ☐ ☐ 
7. Biết cách khen ngợi hay chê một cách khéo léo. ☐ ☐ 
41 
8. Tạo thiện cảm trong giao tiếp bằng biểu cảm ngôn ngữ 
cơ thể. 
☐ ☐ 
9. Động viên, khích lệ người đối diện tiến bộ. ☐ ☐ 
 2. Phiếu điều tra dành cho giáo viên. 
Họ và tên: 
Trường: 
Xin thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến phản hồi về vận dụng phương pháp đóng 
vai trong dạy học Địa lí 12 phần tự nhiên sau khi tham gia thực nghiệm. Với mỗi 
câu hỏi, tích vào những nội dung mà thầy (Cô) cho là đúng trong phiếu dưới đây. 
Cảm ơn thầy (Cô) đã hợp tác! 
1. Theo thầy (Cô) có cần vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học 
Địa lí hay không? 
 Rất cần thiết. 
 Cần thiết. 
 Không cần thiết. 
2. Theo thầy (Cô) khó khăn trong hình thành và phát triển năng lực cho 
học sinh là gì? 
Với học sinh: 
 Trình độ chưa cao, không đồng đều. 
 Không hứng thú với môn học. 
 Chưa làm quen với hướng tiếp cận này. 
 Chưa tích cực hoạt động. 
Với giáo viên: 
 Chưa có kinh nghiêm, phương pháp. 
 Chưa có tài liệu hướng dẫn. 
Nội dung chương trình: 
 Chưa gắn với thực tiễn. 
 Nặng về kiến thức. 
 Không gây hứng thú cho học sinh. 
 Thời gian học còn ít. 
 Mô hình học không hợp lí. 
 Cơ sở vật chất thiếu thốn. 
42 
3. Theo thầy (Cô) năng lực giao tiếp có cần thiết đối với học sinh THPT hay 
không? 
 Rất cần thiết. 
 Cần thiết. 
 Không cần thiết. 
4. Theo thầy (Cô) phương pháp dạy học đóng vai có mang lại hiệu quả trong 
dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh? 
 Rất hiệu quả. 
 Hiệu quả. 
 Không hiệu quả. 
5. Thầy (Cô) đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực nào? 
Bảng 9. Bảng thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm của giáo viên. 
TT Câu hỏi thực nghiệm Phương án trả lời 
Ý kiến 
(%) 
1 
 Theo thầy (Cô) có cần vận 
dụng phương pháp đóng 
vai trong dạy học Địa lí hay 
không? 
Rất cần thiết. 66,7 
Cần thiết. 33,3 
Không cần thiết. 0,0 
2 
Theo thầy (Cô) khó khăn 
trong hình thành và phát 
triển năng lực cho học sinh 
là gì? 
Với học sinh. 
Trình độ chưa cao, không đồng 
đều. 
43,2 
Không hứng thú với môn học. 25,5 
Chưa làm quen với hướng tiếp cận 
này. 
13,2 
Chưa tích cực hoạt động. 18,1 
Với giáo viên. 
Chưa có kinh nghiệm, phương 
pháp. 
73,2 
Chưa có tài liệu hướng dẫn. 27,8 
Nội dung chương trình. 
43 
Chưa gắn với thực tiễn. 15,7 
Nặng về kiến thức. 18,5 
Không gây hứng thú cho học sinh. 42,5 
Thời gian học còn ít. 22,3 
Mô hình học không hợp lí. 0,0 
3 
Theo thầy (Cô) năng lực 
giao tiếp có cần thiết đối với 
học sinh THPT hay không? 
Rất cần thiết. 72,4 
Cần thiết. 27,6 
Không cần thiết. 0,0 
4 
Theo thầy (Cô) phương 
pháp dạy học đóng vai có 
mang lại hiệu quả trong 
dạy học nhằm phát huy 
năng lực giao tiếp cho học 
sinh? 
Rất hiệu quả. 63,7 
Hiệu quả. 36,3 
Không hiệu quả. 0,0 
PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG KIỂM TRA KIẾN THỨC TRONG THỰC 
NGHIỆM. 
Đề kiểm tra thực nghiệm số 1 
Câu 1. (6 điểm) Phân tích tác động của gió mùa Đông Bắc tới đặc điểm khí 
hậu miền Bắc nước ta. 
Câu 2. (4 điểm) Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí 
hậu nước ta như thế nào? 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu Đáp Án Điểm 
Câu 1 
6 
điểm 
* Tác động của gió mùa Đông Bắc tới đặc điểm khí hậu 
miền Bắc nước ta. 
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của mạnh mẽ của các khối 
khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa 
đông và gió mùa mùa hạ. 
1,5 điểm 
- Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm 
sau, ở miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh 
phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc nên thường gọi 
1,5 điểm 
44 
 là gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa 
đông lạnh ở miền Bắc, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các thời 
kì. 
+ Nửa đầu mùa đông, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu 
Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. 
1,5 điểm 
+ Nửa sau mùa đông, khối khí lạnh di chuyển lệch về phía 
đông, qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa 
phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ. 
1,5 điểm 
Câu 2 
4 
điểm 
* Tác động của khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương 
đến khí hậu nước ta. 
- Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng 
hướng tây nam thổi vào nước ta. 
1,0 điểm 
- Đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đưới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương 
di chuyển theo hướng tây nam. 
1,0 điểm 
+ Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 1,0 điểm 
+ Gây hiện tượng phơn, khô nóng cho vùng đồng bằng ven 
biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. 
1,0 điểm 
Đề kiểm tra thực nghiệm số 2 
Câu 1. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi 
A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. 
C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. 
Câu 2. Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của ĐBSH so với ĐBSCL là 
A. địa hình thấp. 
B. có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi đắp hết. 
C. không ngừng mở rộng ra phía biển. 
D. có hệ thống đê ngăn lũ. 
Câu 3. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là 
A. làm giảm nền nhiệt độ. 
B. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ. 
C. tăng độ ẩm. 
D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô. 
45 
Câu 4. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp 
và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên là 
A. địa hình. B. khí hậu. C. sông ngòi. D. thực vật. 
Câu 5. Lãnh thổ Việt Nam là nơi 
A. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng. 
B. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm. 
C. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm. 
D. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. 
Câu 6. Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra 
A. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. B. quanh năm. 
C. từ tháng 5 đến tháng 10. D. từ tháng 01 đến tháng 6. 
Câu 7. Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 
tới vùng núi đá vôi là 
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. 
B. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi, đá. 
C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. 
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. 
Câu 8. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu 
là do 
A. sự phân bố thảm thực vật. B. sự phân hóa độ cao địa hình. 
C. tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. D. ảnh hưởng của Biển Đông. 
Câu 9. Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là 
A. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới khắp trên cả nước. 
B. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ở nước ta. 
C. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu. 
D. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên. 
Câu 10. Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là 
A. tây nam. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây bắc. 
Đáp án 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp 
án 
C D D B D C C C B B 
46 
 PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁCH TỔ CHỨC CHO 
HỌC SINH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC 
ĐỊA LÍ 12 PHẦN TỰNHIÊN. 
* Một số hình ảnh các nhóm thảo luận kiến thức và phân vai: 
47 
* Một số hình ảnh giáo viên giám sát học sinh thảo luận sau khi hóa vai: 
48 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_cac_hoat_dong_dong_vai_nham_boi_duong_phat_tri.pdf
Sáng Kiến Liên Quan