SKKN Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở hiện nay

Thực trạng của vấn đề

2.1.1. Thuận lợi.

Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà trường đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Đây chính là sự thuận lợi hết sức cơ bản và quan trọng đầu tiên, góp phần cho công tác giảng dạy chung của nhà trường cũng như giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.

Nhà trường luôn tạo mọi thuận lợi để các cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ tất cả các buổi tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên nói chung và bộ môn Giáo dục công dân nói riêng.

 Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường không ngừng động viên, khuyến khích thầy cô giáo vững tâm và ngày càng yêu nghề hơn. Điều đó đã từng bước khích lệ những hoạt động giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên.

 Mặt khác đối tượng giảng dạy là học sinh THCS, các em đã bắt đầu có những biến đổi tâm sinh lý và tính hiếu động của lứa tuổi vì vậy chúng ta cần có sự mềm dẽo và sự kiềm chế bản thân phù hợp nghiệp vụ sư phạm của người nhà giáo góp phần nâng cao ý thức trong học tập và có thái độ nghiêm túc, coi trọng giáo viên.

 Qua đó thấy được những thuận lợi cơ bản, góp phần tạo nên sự thành công hết sức quan trọng trong công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay.

 2.1.2. Khó khăn

Bộ môn giáo dục công dân trong suy nghĩ của không ít giáo viên và học sinh là bộ môn học phụ, vì thế nó tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của các em học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hứng thú, yêu thích bộ môn.

 Trong những năm trở lại đây, bộ môn Giáo dục công dân ngoài vị trí vai trò và nhiệm vụ của chính bản thân bộ môn, thì còn phải đảm nhận thêm vị trí tích hợp của một số nội dung khác. Điều này tác động rất lớn đến chính nội dung của môn học và tạo cho giáo viên sự phân chia, cân đối rất khó, nếu không làm chủ được kiến thức thì sẽ dể dẫn đến “chuyên tâm” vấn đề tích hợp đó.

Bên cạnh đó, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy dành cho bộ môn Giáo dục công dân không phải là nhiều. Ngoài những tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức ra thì rất khó tìm được một số tài liệu hay phục vụ cho công tác giảng dạy. Đa số các giáo viên phải tự tìm tòi để tạo nên cho mình kho tư liệu phục vụ công tác giảng dạy. Đây cũng chính là một trong những khó khăn tác động không nhỏ đến nội dung và chất lượng tiết dạy của giáo viên.

Tất cả những vấn đề đó nó tác động rất lớn đến sự hình thành hứng thú học tập của mỗi học sinh và tác động đến quá trình giảng dạy của giáo viên trong nhà trường hiện nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập và giảng dạy trong môn Giáo dục công dân Lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc một số tài liệu hay phục vụ cho công tác giảng dạy. Đa số các giáo viên phải tự tìm tòi để tạo nên cho mình kho tư liệu phục vụ công tác giảng dạy. Đây cũng chính là một trong những khó khăn tác động không nhỏ đến nội dung và chất lượng tiết dạy của giáo viên.
Tất cả những vấn đề đó nó tác động rất lớn đến sự hình thành hứng thú học tập của mỗi học sinh và tác động đến quá trình giảng dạy của giáo viên trong nhà trường hiện nay.
	Thông qua nội dung phiếu câu hỏi điều tra về hứng thú học tập dành cho các em học sinh trước khi áp dụng các phương pháp về tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, kết quả khảo sát như sau:
Câu hỏi 1: Em có cảm thấy hứng thú trong học tập môn Giáo dục công dân không? 
Có.
Không.
Không quan tâm.
Kết quả: 
A.Có
B.Không
C.Không quan tâm.
13%
77%
10%
Câu 2: Em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân ?
	a. Môn học bình thường, nên không quan tâm về vai trò của nó.
	b. Môn học phụ nên vai trò của nó không quan trọng.
	c. Môn học có vai trò quan trọng trong chương trình.
Kết quả:
A
B
C
28%
54%
18%
Câu hỏi 3: Về nhà em có hay học bài củ và đọc trước bài mới môn Giáo dục công dân không ?
Rất ít.
Thỉnh thoảng.
Thường xuyên .
Kết quả:
A
B
C
50%
36%
14%
Qua kết quả điều tra thực tế các em học sinh khối 9 về vấn đề hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở nhà trường hiện nay cho thấy đây là một thực trạng đáng buồn về hứng thú đối với môn học. Qua đó đặt ra vấn đề cần nâng cao ý thức học tập và hứng thú cho học sinh đối với bộ môn giáo dục công hiện nay.
2.1.3. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh.
Vị trí và vai trò của bộ môn GDCD hiện nay chưa được coi trọng điều nay có tác động lớn đến thái độ học tập của học sinh và tâm lý giảng dạy của giáo viên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập môn GDCD. Bởi xuất phát từ nhận thức sai lệch của học sinh về môn này sẽ làm cho các em không chú trọng, đầu tư học tập mà chỉ là học cho qua, học bài kiểu đối phó. Bên cạnh đó giáo viên cũng chưa chú trọng đầu tư nhiều cho mỗi giờ giảng.
Bộ môn GDCD đã phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung tích hợp khác, như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tham nhũng Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức. Mỗi tuần, chỉ có một tiết GDCD trong khi chương trình lồng ghép thì dạy khi bài nào đó có nội dung tương tự hoặc liên quan. 
Qua những nguyên nhân cơ bản như trên đã tác động rất lớn đến hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh. Giáo viên có tâm lý “dạy cho xong nghĩa vụ” và chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn điều này tác động rất lớn đến hứng thú học tập của học sinh. Dẫn đến học sinh xuất hiện tâm lý học tập đối phó, không thích học và mang tính ép buộc. Từ đó nó lại tiếp tục tác động đến giáo viên khi thấy tâm lý học sinh không hứng thú học, cứ như vậy giữa giáo viên và học sinh tự tạo ra những rào cản, càng làm cho việc học tập và giảng dạy bộ môn GDCD ngày càng mất dần vị trí và vai trò của nó. 
2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
	Đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn GDCD đang được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đa số các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD đều thấy được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của bộ môn GDCD và đang từng bước thay đổi phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế do nhiều sự tác động và góc độ khác nhau, bộ môn GDCD vẫn được xem là môn học phụ, khô khan, trừu tượng. Đa số giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD vẫn còn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống đọc chép, dạy học chủ yếu một chiều vì thế tạo tâm lý nhàm chán cho học sinh. Vậy để môn GDCD thực sự phát huy hiệu quả vai trò của mình, mỗi giáo viên phải thấy được đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Sự thành công của mỗi tiết dạy như thế nào, yếu tố có tính quyết định là giáo viên. Người dẫn dắt và xây dựng các hoạt động để cuốn hút, lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ giảng. Vì thế người giáo viên được xem như “tổng đạo diễn” các hoạt động chính từ chắt lọc nội dung trong sách giáo khoa như thế nào, lựa chọn ví dụ sao cho phù hợp, sử dụng và lựa chọn những phương pháp nào là chủ đạo, tổ chức tiết học thế nào nhằm cuốn hút nhất sụ hoạt động tích cực của mỗi học sinh.
	Trong mỗi giờ học môn GDCD học sinh phải được cuốn hút, lôi cuốn vào các hoạt động tổ chức của giáo viên và cũng chính những nội dung đó mỗi học sinh đều làm chủ các hoạt động một cách tích cực. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện những năng lực, khả năng của bản thân mình, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, từ đó giúp các em thể hiện rõ và thẳng thắn quan niệm sống của mình như thế nào thông qua nội dung bài học. 
	Chính vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD muốn thu hút, tạo hứng thú tích cực cho học sinh cần nhận thức được rằng không có một phương pháp nào là tối ưu, mà cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong từng bài học, từng đối tượng học sinh của từng lớp. Trong những phương pháp mà giáo viên sử dụng trong bài giảng, giáo viên cần phải xác định được rằng đâu là phương pháp chiếm ưu thế và tạo nên được sự cuốn hút, thích thú của học sinh vào bài giảng thì giáo viên cần tập trung, nghiên cứu, đầu tư và vận dụng một cách hiệu quả nhất so với các phương pháp đang sử dụng khác. Đây chính là điểm nhấn rất quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vào từng bài dạy của bộ môn GDCD.
2.2.2. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới, phù hợp yêu cầu sự phát triển chung của xã hội.
Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện. Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, trước hết đồ dùng và sử dụng đồ dùng phải gắn bó với phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học.
Một yêu cầu rất quan trọng là đồ dùng dạy học không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài học mà phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận bài học cần thiết. Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, mỗi đồ dùng dạy học đưa ra cần được khai thác triệt để.
Nội dung các bài trong chương trình GDCD THCS chủ yếu Dạy đạo đức, pháp luật vì vậy trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Đồ dùng trực quan trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú, trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày càng rộng rãi Vì vậy trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. 
Bên cạnh đó hiện nay các trường đều được trang bị phòng thực hành, máy chiếu, ti vi phục vụ công tác giảng dạy. Vì thế giáo viên cần khai thác triệt để, tối đa công nghệ thông tin để tạo nên những tiết học hết sức hứng thú, vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
2.2.3. Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 9
Để tạo hứng thú cho việc học tập của học sinh, giáo viên cần có sự chịu khó, tìm tòi suy nghĩ, xây dựng nên các Dự án dạy học liên môn, để từ đó tạo cho học sinh một chuổi kiến thức các môn học khác. Mục đích là tránh sự nhàm chán, khô khan cho môn học. Một tiết GDCD có hình ảnh minh họa, có âm nhạc, có tranh vẽsẽ làm cho tính chất của một tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh không nhàm chán. 
Ví dụ : Trong bài Bảo vệ Hòa bình 
Giáo viên cho học sinh nhận thức được là kết quả của sự tích hợp các bộ môn GDCD-Văn-Sử -Địa- Sinh học-Âm nhạc-Mỹ thuật để làm nổi bật chủ đề “ Vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác”
Nội dung kiến thức tích hợp ở các môn Văn – Sử - Địa – Sinh học – Âm nhạc, GDCD thuộc khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong chương trình THCS, các em đã được tìm hiểu nên thuận lợi cho việc tích hợp liên môn theo chủ đề. Đối tượng là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức đó không còn quá khó khăn, trừu tượng, cùng với những phương pháp đổi mới trong dạy học tích cực mà các em đã được tiếp cận góp phần giúp các em lĩnh hội phần nội dung kiến thức liên môn dễ dàng hơn. 
Vào nội dung bài mới :
* Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu thế nào là hòa bình, hữu nghị và hợp tác: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và cùng lắng nghe một đoạn bài hát: Trái đất này là của chúng mình.
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua nội dung bài hát em vừa được nghe, em cảm nhận được điều gì? Ý nghĩa của bài hát ? 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên khái quát: Hòa bình không chỉ là mơ ước của tuổi thơ qua những ca từ của bài hát, mà còn là sự khát khao của mọi người dân trên thế giới. Đó chính là mục tiêu mà mỗi quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình hướng đến. Các em đã được học bài Bảo vệ hòa bình, em hãy cho biết thế nào là hòa bình? Cả lớp suy nghĩ, Hs yếu trả lời, Hs khác bổ sung. Đồng thời chiếu hình ảnh Chủ tịch Fidel Castro và Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả chiến tranh để lại và ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Tổ chức thảo luận nhóm bàn (5 phút)
 Qua kiến thức lịch sử và tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình(G.G.Macket-Văn học 9), em hãy nêu hậu quả chiến tranh và chiến tranh hạt nhân ? 
iáo viên trình chiếu một số hình ảnh về hậu quả chiến tranh
 2h48’ sáng 29/11/2017, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới
Yêu cầu học sinh quan sát trên máy chiếu đọc số liệu của hậu quả chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Qua đó nhận xét hậu quả của chiến tranh.
- Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về hậu quả di truyền do chiến tranh và cho học sinh bằng kiến thức sinh học của mình nhận xét để thấy được hậu quả to lớn của chiến tranh.
Bằng kiến thức Địa lí, em hãy quan sát lược đồ Việt Nam, chỉ rõ địa phận biển đảo của Việt Nam trên biển Đông và đưa ra một số sự kiên việc Trung Quốc lắp đặt dàn khoa HD981. 
An Nam đại quốc họa đồ và Đại Nam nhất thống toàn đồ
Như vậy thông qua các kiến thức liên môn, kết hợp kênh thông tin hình ảnh trực quan giúp bài giảng của giáo viên phong phú, tránh sự nhàm chán đối với học sinh. Vừa góp phần kích thích tính sáng tạo của các em. Điều đó góp phần rất lớn vào thành công tiết dạy trên lớp.
2.2.4. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức trò chơi trong các tiết dạy
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải linh hoạt trong các phương pháp khác. Có thể thấy rằng thực tế rất ít giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết dạy, một phần tâm lý chung là sợ lớp ồn ào ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, hay có thể sợ “cháy” giáo án nếu thao giảng dự giờ và một phần đó là cần có sự đầu tư, tìm tòi và nghiên cứu nhiều thời gian cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy đây là một phương pháp giúp học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày một cách linh hoạt và nhanh nhạy hơn. Đồng thời tạo sân chơi bổ ích trong mỗi tiết dạy. Góp phần tạo cho giờ học đạo đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh..
 Ví dụ : Khi dạy bài 7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
GV có thể sử dụng ô chữ sau để củng cố bài học:
 - GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 - GV gợi ý HS giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc(11 chữ cái)
HS lựa chọn ô chữ hàng ngang-câu hỏi:
Áo dài là một truyền thống của dân tộc Việt Nam ? (9 chữ cái)
Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay?( 7 chữ cái).
Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
 Muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?(7 chữ cái)
 4. Đây là một trong những truyên thống của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo dục?(7 chữ cái)
 5. Ngày xưa, khi cha ông ta chiến thắng quân giặc, thường cung cấp lương thực quần áo và tha cho tù binh được trở về nhà họ. Điều này thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?(9 chữ cái).
T
1
T
R
A
N
G
P
H
Ụ
C
U
2
Y
Ê
U
N
Ư
Ớ
C
Ề
3
Đ
O
À
N
K
Ế
T
T
4
H
I
Ế
U
H
Ọ
C
Ố
5
N
H
Â
N
N
G
H
Ĩ
A
G
 Sau khi giải xong các ô chữ hàng ngang-HS đoán ô chữ hàng dọc
 Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương, khen ngợi hoặc ghi điểm cho những em trả lời tốt. Qua đó góp phần vào sự hình thành hứng thú trong học tập của các em học sinh trong mỗi tiết dạy bộ môn GDCD hiện nay.
2.2.5. Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trong quá trình học tập và giảng dạy bộ môn GDCD lớp 9
	Bản thân hiện là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD lớp 9 ở trường THCS, tôi nhận thấy yếu tố tâm lý tác động rất lớn đến thái độ học tập, sự lĩnh hội và hứng thú của học sinh đối với bộ môn. Tư tưởng các em thường hay có tâm lý nhàm chán, nhác học, gượng ép, bắt buộc. Chính vì vậy giáo viên cần nắm bắt tâm lý này của học sinh, chủ động thiết lập “mối quan hệ” giữa giáo viên và học sinh, học sinh và kiến thức sách giáo khoa.
	Nếu vào mỗi tiết dạy, giáo viên cứ mãi tập trung vào quy trình định sẵn trong giáo án kiểm tra bài củ - vào bài mới – kết thúc tiết dạy. Nó sẽ tạo nên áp lực và tâm lý gượng ép, nhàm chán, đối phó với bài giảng của giáo viên. 
	Hiện nay theo bản thân tôi cần có cái nhìn thoáng hơn về kiểm tra đánh giá bài củ của học sinh trong môn GDCD. Chúng ta cũng không nhất thiết bắt các em phải đến mỗi đầu giờ lên bảng đọc thuộc lại những nội dung hôm trước đã học, điều này tạo nên tính thụ động. Trong khi đó những kiến thức này xét trên góc độ giáo dục là các em vận dụng như thế nào vào cuộc sống. Đây chính là cái chúng ta cần đạt đến. 
	Vì thế khi vào lớp giáo viên phải là người chủ động tạo nên tâm lý thật thoải mái cho học sinh bằng cách kể một câu chuyện vui, hỏi thăm lớp một vấn đề gì đó, trao đổi nhanh một tin nóng thời sự nào mà mình mới cập nhật. Đặc biệt thái độ của học sinh đối với môn học còn có sự diễn biến thùy thuộc vào thời gian. Từ tiết 1 đến tiết 5 tâm lý, thái độ hứng thú của các em có sự thay đổi, vì thế trong dạy học bộ môn GDCD giáo viên cần phải đứng trên góc độ của một nhà tâm lý học để xem xét và giải quyết vấn đề, linh hoạt trong việc điều tiết, chủ động tiết dạy sao phù hợp tâm lý các em. Có như vậy sẽ tạo nên tâm lý thoải mái, hứng khởi cho các em. Đây cũng chính là yếu tố giúp các em hứng thú trong học tập đối với bộ môn . .
	Bên cạnh đó để tạo tâm lý hứng khởi, thoải mái, hứng thú cho học sinh trong học tập giáo viên cũng cần chú trọng đến khâu kiểm tra và đánh giá học sinh. Đó chính là phương pháp ra đề kiểm tra. Mặc dù thực tế chúng ta có nhiều đợt tập huấn công tác ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh tuy nhiên đối với đặc trưng bộ môn GDCD giáo viên nên ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng mở. Hạn chế tối đa việc ra đề tái hiện kiến thức, thuộc lòng, chép lại. Có như vậy mới tạo nên sự hứng thú, sáng tạo trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của học sinh. Học sinh được quyền phát huy tính chủ động, trình bày quan điểm sống, ý kiến của bản thân một cách thiết thực và khách quan nhất. Có thể xem đây là một diễn đàn mở, học sinh thể hiện những hiểu biết, nhận thức của chính bản thân mình về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh bản thân mình.
	Có thể nói hướng ra đề kiểm tra mở đối với học sinh theo bản thân tôi đã tạo được sự thích thú, hứng khởi và tâm lý thoải mái cho học sinh trong đánh giá và kiểm tra. Học sinh không phải học thuộc lòng từng câu, từng chử của bài học mà nó được tái hiện lại thông qua sự vận dụng, hiểu biết của nó trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống thường ngày như thế nào. Qua đó phát huy rất tốt sự sáng tạo của học sinh trong cách viết, trả lời và cảm xúc thực sự của các em thông qua bài viết. 
	Qua thời gian công tác và giảng dạy tại trường, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Giáo dục công dân. Vì thế bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng vào giảng dạy môn học và có sự điều chỉnh so sánh, khi một số lớp sử dụng phương pháp truyền thống, đơn thuần, một số lớp sử dụng linh hoạt các phương pháp như đã trình bày. 
	Từ đó có thể nhận thấy, mặc dù trong quá trình thực tế giảng dạy giáo viên gặp không ít khó khăn trong sưu tầm và tiến hành các phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nhưng qua kết quả đó, phần nào cho thấy học sinh đã thích thú học tập bộ môn và có ý thức học tập ngày càng nghiêm túc hơn. Đến mỗi tiết dạy giáo viên càng thấy hứng khởi, học sinh có nhiều niềm vui yêu thích bộ môn hơn, điều đó càng làm cho bản thân tôi ngày càng yêu nghề hơn và không ngừng tìm tòi, sưu tầm và suy nghĩ nhằm tạo nên những giờ dạy sinh động, vui vẽ, tạo niềm thích thú cho học sinh. 
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
	Như vậy, để một tiết dạy GDCD lớp 9 thật sự hiệu quả và đem lại nhiều cảm hứng, thích thú đối với học sinh đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết và đầu tư nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu. Có như vậy một tiết dạy trên lớp mới mang lại nhiều hiệu quả thực tế và tạo niềm hứng khởi cho học sinh.
	Môn GDCD được học sinh và không ít phụ huynh, nhà quản lý xem dây là môn phụ và không quan trọng, để phá vở những quan niệm và cách nghĩ này đòi hỏi cả một quá trình, nhưng điều đầu tiên đó là chính mỗi thầy cô giáo là người trực tiếp đứng lớp và đưa lại vị thế của chính bộ môn của mình. 
	Vì vậy đổi mới phương pháp, cách nghĩ, cách giảng dạy và cách đánh giá chính là bước tiến vững chắc và tạo tâm lý hứng khời, sang tạo, thích thú cho học sinh. Qua đó sẽ tác động lên chính đối tượng là học sinh và phụ huynh cũng như các nhà quản lý.
	 Vì thế mỗi nhà giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn này cần hiểu được rằng không có phương pháp nào là tối ưu mà là sự linh hoạt, đầu tư nghiên cứu và sự tìm tòi sáng tạo của chính giáo viên giảng dạy bộ môn. Có như vậy mới từng bước tìm lại vị thế của bộ môn và sự hứng khời cho chính học sinh.
3.2. Kiến nghị
-  Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh và giáo viên.
- Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho trang thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn.
-  Nhà trường phải giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn về vị trí quan trọng của môn GDCD trong trường THCS. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo dục Công dân 9, Nxb Giáo dục.
2. Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 9, Nxb Giáo dục Việt Nam
3. Hồ Ngọc  Đại (2013), Tâm lí học dạy học, Nxb giáo dục.
4. Tạp chí Giáo dục thời đại số 815/2019
5. Tạp chí Giáo dục thời đại số 613/2019
6. Tạp chí Cộng sản số 89/2019
7. Tạp chí Cộng sản số 27/2019
8. Tạp chí Cộng sản số 78/2019
9. Tạp chí Cộng sản số 88/2019

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_va_giang_day_trong_mon_giao_duc_co.doc
Sáng Kiến Liên Quan