Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kết hợp côngnghệ thông tin vào giảng dạy môn GDCD ở THCS

Trong xu thế đổi mới dạy học – giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng. Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiên tiến nhằm tạo ra con người năng động, sáng tạo có năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được nhu cầu của một xã hội mới. Giáo dục công dân là môn học trực tiếp góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Nó đến với các em làm thức dậy và nuôi dưỡng ý thức công dân trong các em một cách thiết thực, gần gũi. Nó chỉ ra cho các em thấy được những phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công dân cốt yếu nhất mà còn giúp các em tự điều chỉnh những hành vi nếp sống của các em. Chính vì vậy, môn Giáo dục công dân nếu được dạy dỗ tốt sẽ tạo những cơ hội rất tốt để khắc vào tâm não các em những nguyên tắc về lối sống và cách sống sao cho có hiếu, có trung, có nghĩa, có lễ, có tín đối với cha mẹ ông bà, đối với anh em, bạn bè, vv giữ các em khỏi bị cuốn hút vào vòng xoay đầy cám dỗ của lối sống thực dụng đang có nguy cơ tràn lan trong thế hệ trẻ hiện nay. Việc dạy học môn Giáo dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức, mà phải tổ chức vận dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy. Qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và đặc biệt là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh.

doc13 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kết hợp côngnghệ thông tin vào giảng dạy môn GDCD ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 02/ 2020 (24/02/2020)
NGƯỜI BÁO CÁO: Uông Thị Lê
Vận dụng một số phương pháp và kết hợp côngnghệ thông tin vào giảng dạy môn GDCD ở THCS.
Người báo cáo: Uông Thị Lê
Ngày báo cáo: 27/02/2020
Ngày hoàn thiện báo cáo sau khi thảo luận chuyên đề: 02/02/2020 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế đổi mới dạy học – giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng. Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiên tiến nhằm tạo ra con người năng động, sáng tạo có năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được nhu cầu của một xã hội mới. Giáo dục công dân là môn học trực tiếp góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Nó đến với các em làm thức dậy và nuôi dưỡng ý thức công dân trong các em một cách thiết thực, gần gũi. Nó chỉ ra cho các em thấy được những phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công dân cốt yếu nhất mà còn giúp các em tự điều chỉnh những hành vi nếp sống của các em. Chính vì vậy, môn Giáo dục công dân nếu được dạy dỗ tốt sẽ tạo những cơ hội rất tốt để khắc vào tâm não các em những nguyên tắc về lối sống và cách sống sao cho có hiếu, có trung, có nghĩa, có lễ, có tín đối với cha mẹ ông bà, đối với anh em, bạn bè,vv giữ các em khỏi bị cuốn hút vào vòng xoay đầy cám dỗ của lối sống thực dụng đang có nguy cơ tràn lan trong thế hệ trẻ hiện nay. Việc dạy học môn Giáo dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức, mà phải tổ chức vận dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy. Qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và đặc biệt là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh.
Vì vậy, cần tránh lối dạy thiên về lý thuyết khô khan, xa rời thực tế mà phải từ việc khai thác những chất liệu thực tiễn của cuộc sống và việc thông qua thực tế, tư liệu tranh
ảnh có thật trong cuộc sống để học sinh dễ hiểu, có thể tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống thường ngày. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp dạy học, đặc 
biệt chú trọng khâu thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, coi trọng và nêu gương đạo đức tốt cho học sinh noi theo. Bằng các tư liệu thực tế được tích tụ, giáo viên cần khéo léo, tế nhị dẫn dắt các em, đặt các em vào các tình huống đầy gay cấn thuộc phạm trù đạo đức và phạm trù pháp luật mà bài học vừa đặt ra, hướng dẫn các em tự huy động mọi trữ lượng sống, mọi nguồn tri thức từ các môn học, bài học để lý giải một cách thoả đáng các tình huống ấy. Làm được như vậy là ta đã trao được chìa khoá cho các em tự giải mã các tình huống đạo đức, pháp luật mà các em gặp thường ngày trong cuộc sống. Phấn đấu giờ Giáo dục công dân thực sự là giờ học đầy ý nghĩa về đạo đức lối sống, phẩm hạnh với không khí tiết học làm sao thoải mái cởi mở, thân tình, gần gũi. Dạy bằng kiến thức và dạy cả bằng tấm gương sống của chính mình.
Xuất phát từ những yêu cầu đó trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra và đúc kết một số kinh nghiệm của mình, trong việc vận dụng một số phương pháp và kết hợp công nghệ thông tin vào trong bài dạy để đạt hiệu quả cao. 
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Học giáo dục công dân là để làm một công dân, không phải làm một công dân chung chung trừu tượng mà là một công dân cụ thể của đất nước Việt Nam trong thời kì đổi mới. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, những thử thách và cơ hội mới của sự phát tirển dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Và nếu chúng ta không gắn lý luận với thực tiễn cách mạng, thực tiễn của đời sống hiện nay thì chúng ta không thể làm rõ được những nội dung và tính khách quan của chuẩn mực công dân, những chuẩn mực được đề cập trong các bài học trong chương trình. Mỗi giáo viên cần xác định lại vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và đặc trưng môn Giáo dục công dân trong nhà trường.
Người giáo viên phải thấy được đây là môn học tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng phong phú phức tạp, đòi hỏi một trách nhiệm rất cao, một nguồn tri thức rất sâu rộng luôn được cập nhật thường xuyên với sự đa dạng hoá, tổng hợp hoá những kiến thức tự nhiên học, xã hội học như văn học, lịch sử, địa lý, dân tộc, tâm lý, thời sự.. Những kiến thức này không phải giáo viên dễ dàng cập nhật được nó một sớm một chiều. Đó phải là kết quả của một năng lực, một học thức, một quá trình khiêm tốn học hỏi, suy ngẫm, rèn luyện thường xuyên qua nhà trường, qua đồng nghiệp, qua thực tế vốn sống, qua sách báo thường ngày.
Đặc biệt, người giáo viên Giáo dục công dân phải lưu ý tích tụ được cho mình một vốn hiểu biết thực tế thật cụ thể sâu rộng, toàn diện, nhất là thực tế ở lớp mình, trường mình, địa phương mình trực tiếp giảng dạy.
Có thể khẳng định rằng các kiến thức của môn Giáo dục công dân THCS rất gần gũi với cuộc sống học sinh, diễn ra hàng ngày xung quanh các em. Đó là những vấn đề đạo đức và 
pháp luật, những vấn đề về hội nhập quốc tế, về phát triển kinh tế - xã hội, về an ninh quốc phòng, các truyền thống của dân tộc, về hôn nhân và gia đình Trong đó có nhiều mặt tích cực và cũng không thể tránh được những hạn chế vốn có của nó. 
Để thực hiện được bài dạy hay đạt hiệu quả cao, cũng như phát huy được các mặt tích cực trong các phương pháp dạy học trên lớp thì người giáo viên cần phải biết cách vận dụng phương pháp đó vào từng nội dung, hay từng giai đoạn của bài học một cách thích hợp. 
Sử dụng một số phương pháp dạy học để phát huy sự tích cực của học sinh khi học môn GDCD.
 Để thực hiện được bài dạy hay đạt hiệu quả cao, cũng như phát huy được các mặt tích cực trong các phương pháp dạy học trên lớp thì người giáo viên cần phải biết cách vận dụng phương pháp đó vào từng nội dung, hay từng giai đoạn của bài học một cách thích hợp. 
Phương pháp thảo luận nhóm
Ñaây laø phöông phaùp hieän ñaïi ñöôïc söû duïng roäng raõi, nhaèm giuùp HS tham gia moät caùch chuû ñoäng vaøo quaù trình hoïc taäp. HS coù theå chia seû kinh nghieäm, yù kieáùn hay cuûa mình, ñeå giaûi quyeát moät vaán ñeà naøo ñoù veà ñaïo ñöùc hay phaùp luaät. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ có tác dụng phát triển năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin cho học sinh, năng lực sáng tạo, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, cũng cố một chủ đề dã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Được triển khai theo cách sau:
- Học sinh của một lớp học được chia thành cac nhóm nhỏ.
- Giáo viên giao nhiệm vụ và xác đinh nhiện vụ của các nhóm.
- Quy định thời gian cho các nhóm làm việc.
- Mỗi nhóm hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. 
- Trình bày kết quả
Trong quá trình giảng dạy bản thân rút ra được một số phương pháp có thể coi là mang lại kết quả rất cao trong tiết dạy, học sinh nắm được vấn đề nội dung đạt khoảng 85% đến 90%. Đó là phương pháp thảo luận nhóm nhỏ.
Thảo luận theo nhóm nhỏ ( khoảng từ 4- 8 HS) cùng nhau làm việc và thảo luận về một chủ đề, một tình huống học tập nào đó.
Thảo luận theo nhóm nhỏ là một trong các phương pháp mang lại hiệu quả cho học sinh tiếp thu kiến thức.
* Ưu điểm: 
Tăng cường tối đa cơ hội để học sinh trong lớp được làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy cao tinh thần hiểu biết, học hỏi và khả năng hợp tác, thi đua giữa các thành viên trong lớp. Không khí làm việc sôi nổi, giáo viên có cơ hội thu được thông tin phản hồi từ học sinh nhiều hơn. Tăng cường tính tích cực học tập của học sinh nhiều hơn.
* Ví dụ: Bài 4 Giữ chữ tín ( Lớp 8), để các em trao đổi những suy nghĩ của mình, đồng thời khắc sâu kiến thức cho bản thân, giáo viên có thể cho các em thảo luận nội dung câu hỏi. Giáo viên sử dụng máy chiếu, đưa lên nội dung câu hỏi để các em hiểu nội dung mà mình thảo luận. (Theo em, muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải làm gì?), có thể mời bất kỳ em nào trong nhóm để trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên chốt lại nội dung thảo luận và có thể kết hợp với công nghệ thông tin cho các em quan xác trực quan bằng tranh ảnh cụ thể của những tấm
guơng biết giữ chữ tín trong trường, lớp, địa phương hoặc trong xã hội. Hay giáo viên nêu lên một vấn đề có thực trong cuộc sống để các em suy nghĩ, thảo luận tìm cách giải quyết.
Thông qua đó giáo dục các em về tấm gương của Hồ Chí Minh. Để các em học và noi theo Bác. 
Hay ví dụ: Dạy bài 14 “ Phòng chống HIV/AIDS” (lớp 8), giáo viên có thể nêu tình huống để học sinh xử lý: Giả sử em có người thân bị nhiễm HIV/AIDS, em sẽ làm gì? Yêu cầu học sinh phân tích, tìm cách ứng xử trong tình huống đó, lựa chọn cách ứng xử tối ưu. Sau đó, giáo viên giới thiệu những quy định của pháp luật, hướng dẫn học sinh tìm ra những điều phù hợp giữa cách ứng xử được lựa chọn và quy định của pháp luật.
Hoặc ví dụ: Bài 6 “ Biết ơn” (Lớp 6), giáo viên có thể cho học sinh thảo luận câu hỏi thực tế trong đời sống: Theo em, để thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, thầy cô giáo, mỗi học sinh phải có những việc làm cụ thể như thế nào? 
Tuy nhiên, nó cũng còn có những hạn chế nếu giáo viên không làm tốt. Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu, tốn nhiều thời gian hơn.
Hiệu quả thảo luận nhóm nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, trong khi đó thì cơ hội để học sinh trở thành “ người ngoài cuộc” cũng nhiều hơn. Làm việc theo nhóm nhỏ gây hưng phấn hoạt động rất cao cho các thành viên trong nhóm tuy nhiên nó cũng dễ tạo ra tình trạng mệt mỏi, trì trệ.
Chính vì vậy để thảo luận nhóm nhỏ mang lại hiệu quả cao, trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra được kinh nghiệm.
 Có thể nói việc tổ chức thảo luận có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người điều khiển, người điều khiển có thể là trọng tài phân xử ý kiến của các học sinh, cũng có thể là người định hướng, dẫn dắt học sinh khám phá và phát hiện những điều mới trong các ý kiến khác với mình. Sự thành công của cuộc thảo luận phụ thuộc rất 
nhiều vào thái độ và nghệ thuật dẫn dắt của người điều khiển. Trong đó câu hỏi được coi là phương tiện trong việc điều khiển thảo luận, các câu hỏi nên dựa vào thực tế, vốn kinh nghiệm đã có của học sinh, tránh sử dụng các câu hỏi hàm ý, mỉa mai, xúc phạm người trả lời khi các em có câu trả lời chưa đúng. Để khuyến kích học sinh tham gia thảo luận, xoá bỏ những cản trở về tâm lý của học sinh, người điều khiển nên biết thể hiện thái độ của mình chẳng hạn mặt thân thiện, gật đầu tán thưởng, đến gần các em trả lời và sử dụng nhiều câu khích lệ, động viên. Lời nói mạnh mẽ, hùng hồn thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình trao đổi.vv.
Để năng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần có khả năng hiểu biết về phương diện của kiến thức, phải có khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả, phải trao dồi kiến thức thường xuyên phải biết chuyển tiếp những kiến thức sư phạm thành những ví dụ thực tế là nhà giáo thì phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi hiện nay, nếu làm được như thế thì phương pháp thảo luận nhóm nhỏ nó sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong tiết dạy của mình. 
Phương pháp đóng vai.
Ngoài phương pháp thảo luận nhóm thì cũng còn rất nhiều phương pháp mang lại hiệu quả tốt trong giảng dạy đối với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân mà những môn khác không áp dụng đó là phương pháp sắm vai.
Phương pháp này nhằm giúp học sinh phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp và năng lực tư duy sâu sắc bằng cách tập trung vào một việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được
Giáo viên có thể cho học sinh triển khai:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Chia nhóm, quy định thời gian và giao tình huống cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ, viết lơì thoại, thảo luận cách giải quyết tình huống và đóng vai giải quyết tình huống.
- Các nhóm thể hiện tình huống, giáo viên và các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Đặc điểm đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định.
Cách sử dụng, giáo viên giới thiệu tình huống, các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công sắm vai, các nhóm lên đóng vai, lớp nhận xét, đánh giá, giáo viên chốt lại nội dung.
*Ưu điểm: Giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực, gây ứng thú và chú ý đối với người học. Tạo 
điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Học sinh chơi đóng vai trong những tình huống có liên quan đến chủ đề bài học, thể hiện một cách sáng tạo các cách ứng xử khác nhau. Giáo viên có thể nêu tình huống cụ thể để các nhóm học sinh thảo luận xây dựng kịch bản, phân vai và thể hiện cách ứng xử tình huống một cách linh hoạt.
Ví dụ: Dạy bài “ Tôn trọng người khác”(lớp 8), giáo viên có thể đưa ra tình huống để học sinh xây dựng tình huống sắm vai. “ Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đến làm hộ và đưa cho Quang chép”.
Qua đó các em thảo luận xây dựng kịch bản cụ thể cho nhóm mình và tự phân vai để trình bày. 
Hoặc ví dụ: Dạy bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” (lớp 9), bài 14 “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”. (Lớp 6), hay là bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. (Lớp 7).vv. 
Hoặc có thể chỉ nêu yêu cầu chung, học sinh tự xây dựng tình huống và kịch bản, thể hiện vai diễn. Qua đó các em khắc sâu về kiến thức và biết cách xử lý các tình huống một cách linh hoạt và nhạy bén, và điều đặc biệt trong phương pháp sắm vai nó còn đem đến cho các em tiết học thoải mái và tạo không khi lớp học sôi nổi và hứng thú, và rèn luyện cho các em tính mạnh dạng, rèn ngôn ngữ và những cử chỉ, cách xử lý tình huống khi đứng trước đám đông.
Bên cạnh đó để sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả cao thì trong qúa trình sử dụng người giáo viên phải chú ý khi đưa ra tình huống phải thật rõ ràng, tình huống phải dễ đóng vai, không nên quá phức tạp. mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong 
nhóm. Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia. Trong khi các nhóm thảo luận. Giáo viên phải đến từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn và những lúng túng của học sinh để có sự hỗ trợ giúp đỡ điều chỉnh kịp thời.
II. Vận dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GCCD	
Như chúng ta biết ngày nay công nghệ thông tin là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong trường học và đặc biệt công nghệ thông tin phục vụ trong việc giảng dạy. Theo quan sát và theo dõi trong quá trình bản thân ứng dụng vào trong những tiết giảng dạy bằng máy chiếu, học sinh học rất tích cực và hăng say, điều đặc biệt là trong sử dụng máy chiếu phương pháp mang lại bài dạy hay và có sự lôi cuốn học sinh học tích cực không thể nói đến phưong pháp sử dụng đồ dụng trực quan (quan sát tranh ảnh cụ thể trong thực tế), và đây cùng là phương pháp không thể thiếu trong bộ môn Giáo dục công dân. 
Ví dụ: Dạy bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”. (lớp 9)
Ở bài này thì giáo viên có thể vào bài bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh cụ thể), để truyền thụ, Một số chiến sỹ đã tình nguyện tham gia vào quân đội để bảo vệ tổ quốc..vv
Sau đó, hỏi học sinh cả lớp, hình ảnh mà các em vừa xem nói về vấn đề gì? Vấn đề đó quan trọng như thế nào đối với mỗi quốc gia dân tộc? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét, rút ra kết luận để vào bài.
	Hình ảnh mà các em vừa xem thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc gữi gìn và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,. Vậy bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? Bao gồm những nội dung nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hay ví dụ: Dạy bài 10 “Tự Lập” (lớp 8).
Có thể giáo viên kết hợp với công nghệ thông tin cho các em xem những tấm gương có tinh thần vượt khó, có bản lĩnh giám đương đều với những khó khăn thử thách của cuộc 
sống nên luôn thành công trong cuộc sống cụ thể giáo viên có thể lấy những tấm gương tiêu biểu nhất. 
Cho các em quan sát hình ảnh của Bác, từ đó giáo viên giáo dục các em và liên hệ thực tế để các em thấy được chúng ta có cuộc sống như ngày hôm hay là có sư đóng góp và công lao rất lớn của Người. Bác,“ Chỉ biết quên mình cho tất cả”, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà 
giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. 
Qua đó để giáo dục các em phải biết có tính tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày, hoặc giáo viên có thể lấy một hình ảnh mang lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam nhờ có tinh thần tự lập rất cao.
Hoặc những hình ảnh tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống đã mang lại thành quả cho chính bản thân mình, gia đình và đem lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam.
 Thầy Nguyễn Ngọc ký – Nhà giáo Ưu tú – Nhà văn đầu tiên viết bằng chân.
Qua đó sẽ đập vào mắt các em những kiến thức và học sinh sẽ hiểu được giá trị của tính tự lập trong cuộc sống như thế nào. Và các em sẽ hiểu được mình nên làm gì. Hay ở chương trình lớp 6 và lớp 7 có tiết ngoại khoá về chủ đề bảo vệ môi trường.
Giáo viên có thể lấy những hình ảnh thực tế của đia phương về vấn đề ô nhiễm môi trường.
31
Qua đó giáo dục các em phải ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học và địa phươngvv
	C. KẾT LUẬN	
 Để một tiết học có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song một trong những yếu tố có tính chất quyết định là kết hợp các phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy hợp lý, nhịp độ của giờ dạy phải nhịp nhàng có sự tương tác hài hoà giữa thầy và trò. Cách hướng dẫn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên phải phù hợp với từng bài học. 
Không nên lạm dụng quá nhiều tranh ảnh, hình ảnh thiếu tính giáo dục cao. Hay sử dụng quá nhiều các phương pháp thảo luận nhóm hoặc phương pháp sắm vai.vv
Theo tôi nghĩ không có một phương pháp nào là vạn năng. Mà muốn có được tiết học thành công, đặc biệt là với môn Giáo dục , người giáo viên phải tạo được hứng thú, sự chú ý cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài học. Để làm tốt việc này thì yêu cầu người giáo viên phải luôn luôn biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy, phù hợp với từng nội dụng bài học, đặc biệt đối với môn Giáo dục công dân, phương pháp liên hệ thực tế được xem như một phương pháp đặc thù, nếu không vận dụng kết hợp phương pháp này chắc chắn giờ học sẽ trở nên khô khan, thiếu tính giáo dục. Có như thế giờ dạy môn Giáo dục công dân mới thật sự mang lại hiệu quả cao. Và sẽ xoá tan trong ký ức của học sinh, để các em không xem là môn học phụ. Có thể nói những công dân tương lai của đất nước khi bước sang thế kỷ XXI trong sự hoà đồng sánh vai với các dân tộc khác có còn giữ được bản sắc Việt Nam hay không, có khỏi đánh mất mình hay không, có còn tiếp tục thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trên hành trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, phần quan trọng không nhỏ là ở những giờ Giáo dục công dân mà chúng ta vinh dự đang được dạy các em nơi mái trường trung học cơ sở hôm nay. Niềm tự hào của chúng ta thật lớn, trách nhiệm của chúng ta thật lớn, thật nặng. Và bản thân tin rằng nếu trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên luôn dạy bằng chính cái tâm của mình và làm hết khả năng thì chắc chắn tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ket_hop.doc
Sáng Kiến Liên Quan