Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 9

Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người cần phải có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như : năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng. Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và của cá nhân để đáp ứng với những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu và thực hiện ít nhất trong vài chục năm nay ở mỗi trường phổ thông trên cả nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được bắt đầu thực hiện từ sau Đại Hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp đó, Nghị quyết về giáo dục và khoa học công nghệ của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tiếp tục nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI lần này lại đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ hết sức lớn lao cho toàn ngành giáo dục nước ta, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường là một trong những yêu cầu đầu tiên được quan tâm nhằm phát huy tính tích, chủ động, sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi một phương pháp dạy học đều nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy. Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã phát huy được tính tích cực của học sinh, áp dụng phương pháp này giáo dục cho học sinh tinh thần hợp tác cùng giải quyết, được bàn bạc, thống nhất trước khi có ý kiến.

doc18 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trình bày, yêu cầu hai nhóm nhận xét chéo. Giáo viên chốt lại từng nội dung .
(2) Khi dạy Bài 2- tiết 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 “Tự chủ”.
+ Để đạt mục tiêu nội dung bài học 2 : Biểu hiện của đức tính tự chủ. Mục tiêu này, câu hỏi nhiệm vụ hoạt động nhóm giống nhau.
+ Câu hỏi thảo luận nhóm như sau : Nêu biểu hiện của đức tính tự chủ và trái với tự chủ.
+ Giáo viên chia lớp hoạt động thành 3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ trên. Sau đó các em cử đại diện mỗi nhóm từ 3 -> 5 bạn tham gia trò chơi tiếp sức trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. Yêu cầu các biểu hiện không được lặp lại
+ Sau đó cho học sinh 3 nhóm nhận xét chéo. Cuối cùng giáo viên đánh giá, chấm cho điểm từng đội, chốt nội dung.
b- Thời gian quy định cho thảo luận nhóm dài ngắn khác nhau có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm của lớp học.
* Với yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải xác định mục tiêu nội dung, dự kiến phương pháp thực hiện cho từng phần mục tiêu bài học.
 Tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm / 1 tiết hoặc quy định thời gian dài cho hoạt động nhóm dẫn tới hoạt động không đạt được mục tiêu bài học.
* Ví dụ:
(1)Khi dạy Bài 1- tiết 1 môn Giáo dục công dân 9 “Chí công vô tư”
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 1: Nêu được thế nào là chí công vô tư
Nếu quy định ta cho mục tiêu bài học này là 15 phút thì giáo viên tổ chức cho học sinh:+ Đọc (3 phút)
 + Chia lớp 3 nhóm, thảo luận nhóm (5 phút) theo nội dung câu hỏi:
? Nhóm 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nhà? Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện của những đức tính gì?
? Nhóm 2: Mong muốn của Bác Hồ là gì? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em?
? Nhóm 3: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì? Qua 2 câu chuyện về Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
+ Học sinh các nhóm trình bày(bằng miệng hoặc trình bày ra giấy A4).
+ Thời gian: 7 phút giáo viên học sinh trình bày, củng cố và hoàn thành khái niệm.
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 2: Nêu biểu hiện của Chí công vô tư.
Nếu quy định thời gian cho phần này là 10 phút, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 2 nhóm, thời gian thảo luận 3 phút.
+ Học sinh trình bày(trò chơi tiếp sức) .
+ Thời gian 7 phút, học sinh trình bày, giáo viên củng cố và rút ra đơn vị kiến thức.
Với mục tiêu yêu cầu/ hoạt đông 3 phút. Tại sao lại quy định thời gian như vậy? Vì theo tôi, phần trước học sinh đã được hình thành khái niện và các em đã nắm được đặc điểm cơ bản của chủ điểm đạo đức này rồi nên phần biểu hiện chỉ cho học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức nên thời gian ít hơn.
Nói tóm lại, tuỳ thuộc vào từng nội dung, từng mục tiêu của bài học mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đảm bảo để thực hiện yêu cầu bài học.
2.3- Tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của giáo viên:
- Khi chia học sinh thảo luận nhóm tuỳ thuộc vào từng khối lớp, đặc điểm học sinh mà giáo viên có cách chia nhóm cho hợp lí. Giáo viên có thể chia nhóm nhỏ, nhóm lớn tuỳ thuộc vài nội dung bài học. 
 Ví dụ giáo viên có thể phân hai học sinh ngồi một bàn tạo thành một nhóm học tập. Với nhóm học tập này giáo viên thường cho học sinh quan sát hình ảnh, thông tin và rút ra nhận xét, đánh giá bản thân. Trường hợp thảo luận nhóm nhỏ như thế này giáo viên cho một hoặc hai nhóm, ba nhóm lên trình bày sau đó giáo viên thu sắc xuất hoặc cho học sinh tự đối chiếu kết quả. 
 Còn đối với nhóm học tập với số lượng thành viên lớn có thể từ 10 đến 12 học sinh thì giáo viên có thể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập.
Trong trường hợp này yêu cầu nhọc sinh trình bày ra phiếu học tập và lên bảng trình bày. Các nhóm nhận xét chéo, giáo viên bổ sung. Ví dụ khi dạy bài ”Năng đông, sáng tạo”giáo viên cho học sinh tìm biểu hiện của năng động, sáng tạo và trái với ngăng đông, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Giáo viên chia học sinh làm 3 nhóm học tập. Trong trường hợp này giáo viên có thể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập. 
- Khi phân nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm thì giáo viên phải giáo nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh.
 Ví dụ : Khi nội dung thảo luận có nhiều câu hỏi, giáo viên phải dùng bảng phụ, máy chiếu hoặc ghi ra giấy học tập cho từng nhóm. Đồng thời có cách thể hiện cho các nhóm khác biết nội dung thảo luận của nhóm bạn để tiện theo dõi, đánh giá, góp ý và bổ sung.
- Nội dung câu hỏi nếu mang tính chất gợi tìm nhiều thì giao cho nhóm có đối tượng học sinh trung bình – khá. Nếu câu hỏi mang suy luận đánh giá thì giao cho nhóm học sinh có đối tượng khá - giỏi.
- Trong suốt quá trình học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần đi xuống lớp vòng qua các nhóm, quan sát và lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi ý, giúp đỡ, học sinh khi cần thiết:
+ Người giáo viên phải là người điều khiển, theo dõi, quản lí các nhóm nhỏ làm việc.
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất.
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải biết phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối phần thảo luận giáo viên có nhận xét, góp ý.
+ Ngoài các vấn đề mà các thành viên thảo luận nhóm tổng hợp để trình bày thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực của hoạt động nhóm.
+ Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà các nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học.
+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học.
+ Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận.
- Trong quá trình tổ chức học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chọn một trong những thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm. Đồng thời trong nhóm phải có người ghi biên bản (thư kí) để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận, sau đó trình bày trước cả lớp. Học sinh cần luân phiên nhau làm thư kí, nhóm trưởng, luân phiên nhau đại diện nhóm trình bày kết quả. Tránh trường hợp tạo điều kiện cho một số học sinh cho mình có cơ hội đứng ngoài cuộc, không tham gia hoạt động học tập.
2.4- Xác lập vai trò của nhóm trưởng :
 Nhóm trưởng phải là người triển khai nội dung : Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng người, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi cho các nhóm viên cho hợp lí để các nhóm viên trình bày nội dung của mình.
 Trong buổi thảo luận : Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các thành viên còn rụt rè tham gia, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận . Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận.
Nói tóm lại, nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng, để lựa chọn một học sinh làm nhóm trưởng thì người giáo viên phải biết quan sát, theo dõi thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Như vậy nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng cho buổi thảo luận của nhóm, họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các thành viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm.
 Trong nhiều trường hợp, nếu giáo viên không cử thư kí để ghi lại biên bản thì nhóm trưởng sẽ cử một thư kí để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước lớp.
 Khi trình bày kết quả thảo luận, nhóm trưởng có thể là người đại diện nhóm trình bày kết quả. Hoặc có thể nhóm trưởng cử đại diện của nhóm trình bày. Trong bất kì yêu cầu nào của giáo viên thì nhóm trưởng cần điều khiển tất cả các thành viên trong nhóm tham gia để khi trình bày kết quả ai cũng trình bày được tránh trường hợp chỉ có nhóm trưởng và thư kí mới được trình bày kết quả.
2.5 Trình bày kết quả thảo luận :
 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức : Bằng lời, đóng vai, trò chơi tiếp sức, viết hoặc vẽ cây lên giấy khổ to.....có thể cho một người hoặc nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn (biểu hiện) nối tiếp nhau.
3- Giáo án thực nghiệm : 
 Bài 4 - tiết 5 : Bảo vệ hoà bình.
A- Mục tiêu :
1- Về kiến thức :
- Hiểu thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
2- Kĩ năng :
Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.
3- Về thái độ :
Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
B- Phương pháp, phương tiện và tài liệu học tập:
1- Phương pháp : Sử dụng kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, .....
2- Tài liệu và phương tiện :
- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.
- Phương tiện : Máy chiểu, giấy Ao, bút màu....
C- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định và kiểm tra bài cũ :
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới :
- Giáo viên cho tập thể lớp hát tập thể bài hát “Trái đất màu xanh”.
- Thảo luận lớp : Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Giáo viên giới thiệu: Vậy thế nào là hoà bình? Vì sao phải bảo vệ hoà bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hoà bình? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề đó.
Hoạt động 2 : Thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành :
- Học sinh đọc thông tin và xem ảnh ở mục đặt vấn đề. Giáo viên cung cấp thêm một số kênh hình .
? Em có suy nghĩ gì khi xem ảnh và đọc thông tin trên.
? Chiến tranh đã gây ra những hậu quả gì cho con người, nhất là đối với trẻ em.
? Cần phải làm gì để ngăn chăn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam.
- Học sinh nêu suy nghĩ.
? Qua thông tin, tranh ảnh em có suy nghĩ gì.
? Trái với chiến tranh là hoà bình. Giáo viên viết to từ “Hoà Bình ” trên bảng và nêu câu hỏi động não : Thế nào là hoà bình.
- Phát cho học sinh phiếu học tập là một mảnh giấy nhỏ và yêu cầu các em viết ý kiến lên giấy sau đó mang dán lên bảng, xung quanh chữ “Hoà Bình”.
? Em hiếu hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì ?
* Giáo viên kết luận, rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : Vì sao phải bảo vệ hoà bình, trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
* Mục tiêu :
- Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
- Trách nhiệm của nhân loại nói chung và học sinh nói riêng trong việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành :
-Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và gia nghiệm vụ cho nhóm trưởng, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
_ Nhóm 1- câu 1 : Vì sao phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh ?
- Nhóm 2- câu 2 : Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?
- Nhóm 3 : Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh ?
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, cácc nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên kết luận, chốt vấn đề.
Hoạt động 4 : Vẽ Cây Hòa Bình
* Mục tiêu :
- Củng cố bài học, liên hệ 
* Cách tiến hành :
- Chia lớp làm 2 nhóm học tập.
- Nội dung vẽ cây hoà bình.
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh vẽ một “Cây Hoà Bình” và hướng dẫn học sinh cách vẽ như sau:
+ Trước hết vẽ một cây với các bộ phận : rễ, thân, cành, lá, hoa. Trên thân cây đề chữ “Hoà Bình”.
+ Sau đó hãy ghi những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho cuộc sống của con người lên các hoa và lá cây.
+ Ở mỗi rễ cây và cành hãy ghi những hoạt động bảo vệ hoà bình cần làm, hoặc một hành vi giao tiếp, ứng xử hàng ngày cần được thực hiện để bảo vệ hoà bình.
- Các nhóm vẽ Cây Hoà Bình.
- Từng nhóm lên giới thiệu “Cây Hoà Bình” của nhóm mình.
- Cả lớp bình luận và tự liên hệ.
* Giáo viên kết luận :
Khen những học sinh đã biết thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở học sinh hãy luôn sống hoà bình thân thiện với mọi người xung quanh.
=> Giáo viên kết luận : Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình cho mọi ngưòi. Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ hoà bình,chống chiến tranh.
? Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần nội dung bài học.
Hoạt động 5 : Bài tập
* Mục tiêu :
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
- Củng côc kiến thức và khắc sâu nội dung bài học.
* Cách tiến hành :
- Học sinh làm việc độc lập.
- Học sinh trình bày kết quả.
* Giáo viên kết luận từng bài tập.
? Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1.
? Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 2.
1- Thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình?
* Đặt vấn đề :
- Các tranh ảnh và thông tin :
+Sự tàn khốc của chiến tranh .
+ Giá trị của hoà bình.
+ Sự ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
- Hậu quả :
+ Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho 10 triệu người chết.
+Chiến tranh thế giới lần thứ hai 60 triệu người chết.
+ Từ năm 1900 – 2000, chiến tranh đã làm 2 triệu trẻ em bị chết, 6 triệu trẻ thương tích tàn phế, 20 triệu trẻ em sống bơ vơ, 300000 trẻ em tuổi thiếu niên buộc đi lính, cầm súng giết người.
- Chiến tranh đem lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán; huỷ hoại thành phố làng mạc, nhà cửa, xí nghiệp; là thảm hoạ của toàn nhân loại.
=> Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người; là khát vọng của toàn nhân loại.
Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột.
2- Vì sao phải bảo vệ hoà bình và trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
- Cần phải bảo vệ hoà bình , vì :
+ Chiến tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói khát, thất học, là thảm hoạ cho loài người. Còn hoà bình mang lại cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, ấn no, trẻ em được học tập, được vui chơi.......
+ Ngày nay, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới.
- Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại.
- Để bảo vệ hoà bình chúng ta phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong cuộc sống hằng ngày; thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
* Củng cố bài học.
4- Bài tập :
Bài tập 1 :
- Những hành vi thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày : a,b,d,e,h,i.
Bài tập 2 :
- Tán thành : a,c
- Không tán thành : b
-Giải thích cụ thể.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học tập :
1- Học tập :
- Học bài và hoàn thiện bài tập.
- Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động vì hoà bình theo mẫu : + Tên hoạt động
+ Thời gian
+ Địa điểm
+ Người tham gia
+ Nội dung, hình thức hoạt động
+ Công việc chuẩn bị.
2- Chuẩn bị : bài Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D- Rút kinh nghiệm giờ dạy :
IV- Kiểm nghiệm :
 Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bộ môn Giáo dục công dân nói riêng và các bộ môn nói chung trong khối Trung học cơ sở nói chung có tác động lớn tới hoạt động dạy học, phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo, gây hứng thú, đam mê cho người học. Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả bởi qua phương pháp này khơi dậy được sự nhiệt tình của học sinh, khuyến khích tham gia vào quá trình học tập tốt. Đồng thời qua đó, học sinh cũng tập phản ứng với những môi trường phức tạp và có thật sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Qua phương pháp thảo luận nhóm học sinh xây dựng được tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ. Cân bằng tâm lí, khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn. Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp học sinh thấy thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. Nhất là qua áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kiến thức học sinh tiếp thu được trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Có thể nói việc đổi mới và sử dụng phương pháp dạy học mới kích thích sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và phương pháp dạy học thảo luận nhóm là một trong những phương pháp như thế. Từ đó, chất lượng môn học cũng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Cụ thể sau một thời gian áp dụng, kết quả đạt được cụ thể như sau:
 a- Nhóm lớp giáo viên thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm :
Lớp
Điểm
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
35
13
37,1
21
60
1
2,9
0
0
b- Nhóm lớp giáo viên không thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm :
Lớp
Điểm
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
31
1
3,2
5
16,1
22
71,0
3
9,7
C- KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT:
1, Kết luận:
 Có thể nói dạy bộ môn Giáo dục công dân là khó và nếu giáo viên không có sự đầu tư cho bài dạy nó sẽ khô khan gây cho học sinh tâm lí không yêu thích môn học. Nhưng nếu giáo viên biết áp dụng, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp kiểu bài thì sẽ biến giờ học Giáo dục công dân khó, khô khan đó thành một tác phẩm nghệ thuật để học sinh thưởng thức và tiếp nhận. Vì vậy để đạt được kết quả như mong muốn, khi sử dụng phương pháp này thì khâu chuẩn bị của giáo viên và yêu cầu đối với người học là rất quan trọng. Người giáo viên cần phải tìm tòi nghiên cứu tài liệu liên quan, phải có kĩ năng tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, biết tổ chức điều khiển, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, ...Từ đó, hình thành cho học sinh phương pháp học theo kiểu thảo luận nhóm một cách thành thạo. Tuy nhiên, khi tổ chức phương pháp thảo luận nhóm, học sinh và giáo viên đều gặp khó khăn nhất định, để dung hoà giáo viên có thể thảo luận với nhóm chuyên môn để làm ra cách làm việc tốt nhất.
 Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân rút ra từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua. Hy vọng có thể gợi thêm một cách dạy mới trong môn GDCD nhằm nâng cao chất lượng dạy học và gây hứng thú học tập bộ môn của các em.
 Đề tài này do bản thân tôi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được hội đồng khoa học, các đồng nghiệp tham khảo và góp ý chân thành để bản thân tôi được học tập và tiếp thu với mục đích vận dụng phương pháp này nói riêng và các phương pháp dạy học khác trong bộ môn Giáo dục công dân nói chung đạt hiệu quả và kết quả cao hơn.
2, Đề xuất:
 Qua thực hiện, giảng dạy bộ môn tôi thấy phương tiện dạy học phục vụ bộ môn còn ít. Vì vậy, tôi rất mong rằng ngành cần có chỉ đạo, cung cấp thêm phương tiện dạy học để chúng tôi có thể tham khảo, sử dụng trong dạy học bộ môn tốt hơn ở các chủ điểm đạo đức và pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh hóa, ngày 2 tháng 3 năm 2014
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Chu Thị Tươi
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
A
Đặt vấn đề
1
B
Giải quyết vấn đề
2
I-Cơ sở lí luận
2->3
II- Thực trạng
3->5
III- Giải pháp và biện pháp thực hiện
5->14
IV-Kiểm nghiệm
14->15
C
Kết luận, đề xuất
15->16
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HOÁ
TRƯỜNG THCS THIỆU THÀNH
ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9.
 Giáo viên : Chu Thị Tươi
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THCS Thiệu Thành
 ĐTKN thuộc môn: Giáo dục công dân 9.
Năm học 2013 - 2014

File đính kèm:

  • docSKKN_GDCD_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan