SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với toàn thế giới thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, toàn diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em - “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”- Đây là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều đã thấm nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : đức, trí, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải quan tâm, chú trọng nhiều. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn Toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển chưa trọn vẹn, ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là bồi dưỡng tư duy cho các em một cách có hệ thống và kế hoạch ngay từ đầu năm học.
Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là một trường thuộc vùng nông thôn, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên đa số phụ huynh học sinh của trường lơ là, thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó chất lượng học tập của học sinh thường ở mức độ thấp để có được đội ngũ học sinh tham gia olympic môn học quả thật rất hiếm. và kết quả là qua nhiều năm tham gia Thi học sinh giỏi hoặc olympic môn học chưa có học sinh đạt giải dù các thầy cô giáo cũng rất cố gắng để bồi dưỡng.
dài của hình chữ nhật, sau đó áp dụng quy tắc đã biết. - Có thái độ hoài nghi khoa học, có óc tò mò, thích khám phá, không thõa mãn dừng lại ở việc làm theo mẫu có sẵn. Đứng trước một vấn đề thường đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?... Sau khảo sát và tìm hiểu, tôi quyết định chọn 6 học sinh sau vào đội tuyển tham gia Olympic môn Toán: DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA OLYMPIC TOÁN CẤP HUYỆN STT Họ và tên Điểm khảo sát lần đầu Ghi chú 1 Nguyễn Cao Minh 9 2 Lê Thanh Trí 10 3 Võ Tấn Huy 8 4 Huỳnh Trọng Hiếu 9 5 Bùi Minh Hải 10 6 Huỳnh Minh Quốc 7 Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh Phụ huynh học sinh là một mắc xích quan trọng trong quá trình học tập nói chung và bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán nói riêng. Bởi một người thầy giỏi, tâm huyết, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng đúng, một học sinh có tư duy toán học tốt, ngoan hiền vẫn chưa đủ, phải có một phụ huynh luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con học tập. Vì vậy, tôi đã liên hệ phụ huynh để nắm được hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh cũng như thống nhất và hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh ôn luyện – học tập ở nhà. Biên soạn nội dung bồi dưỡng Để soạn tài liệu bồi dưỡng cho các em, trước tiên tôi nghiên cứu ở Sách giáo khoa (lớp 4 - lớp 5) về các dạng bài tập và cũng tự suy nghĩ về yêu cầu hệ thống các mảng kiến thức trong từng chương, từng nhóm bài được trình bày qua các dạng bài luyện tập trong Sách giáo khoa. Ngoài ra, bản thân còn tham khảo thêm nhiều tài liệu khác, cũng như những bộ đề thi Học sinh Giỏi hoặc Olympic môn học của những năm trước đây. Với những tài liệu tham khảo này, tôi phải chọn lọc những bài tập thích hợp với các em. Không phải chọn những bài tập quá khó, vì với những bài tập quá khó không giúp ích gì được cho các em, mà trái lại làm cho các em ngán ngại thêm hơn. Tôi soạn tài liệu để bồi dưỡng cho các em, theo phương châm: “Biết đến đâu học đến đấy. Học đến đâu hiểu đến đấy”, không thể bắt ép các em dồn vào đầu óc mình những điều mà mình không hiểu được gì cả. Thà rằng chậm, từng bước tạo cho các em có được những hành trang kiến thức thật sự của mình và biết được trong gói hành trang đó có được những gì, nắm được tác dụng của từng loại hành trang có được. Tôi nghĩ như thế những kiến thức các em có được sẽ luôn ở bên mình trong suốt cuộc hành trình vươn tới tương lai. 4. Ôn tập những kiến thức cơ bản cho học sinh Để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em, điều trước tiên các em phải nắm được những kiến thức cơ bản đã học. Thật ra, có một số em vào học bồi dưỡng mà kiến thức cơ bản, thậm chí tôi cho là sơ đẳng các em còn không nhớ được. Ví dụ như: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm X), nêu quy tắc tìm số Trung bình cộng của nhiều số, các em cũng không phát biểu được. Có em hiểu được vấn đề nhưng nói chẳng thành câu. Cho nên, trong thời gian các em học ở những tuần đầu, tôi cố gắng tái hiện lại cho các em những điều gì đã học được ở lớp 4. Có thể nói giống như dạy lại những bài luyện tập ở lớp 4, nên ở từng mảng kiến thức tôi vừa ôn tập lại cho các em, đến khi các em nhớ lại chính xác vấn đề, tôi lại có một số bài tập nâng dần một cách nhẹ nhàng, đủ sức để các em hiểu được vấn dề một cách mạch lạc, vững chắc. Ví dụ: Ôn tập về phép nhân. Các em có hiểu phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau không? Trên cơ sở này, tôi cho các em thực hiện phép so sánh giá trị 3 biểu thức như: +6+6+6+6) + (6+6+6) + (6+6) 5 + 6 3 + 6 2 6 (5 + 3 + 2) ... Từ đó, các em sẽ hiểu phép cộng các số hạng bằng nhau chính là phép nhân và hướng các em đến dạng bài tập một số nhân với một tổng (hiệu). Ngoài việc tái hiện cho các em các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 4 và đồng hành cùng các em với chương trình lớp 5 đang học ở lớp. Tôi mở rộng thêm nhiều dạng bài tập khác để các em được làm quen. Ngoài những dạng toán điển hình, tôi còn tham khảo, nghiên cứu và suy nghĩ thêm nhiều dạng đề bài khác và từng loại bài tôi nâng dần vừa sức với các em. Chẳng hạn, về số tự nhiên, tôi hướng dẫn các em rõ thêm về cấu tạo thập phân của số (phân tích số thành tổng tròn trăm, tròn chục và đơn vị), biết thành lập số bằng những chữ số cho trước (Viết số có 3 chữ số khác nhau với các chữ số: 1; 2; 3 hay Với 3 chữ số: 0; 1; 2, em hãy viết các số có 3 chữ số khác nhau vv). Dạng khác, khi ta thêm vào bên phải một số tự nhiên, 1-2 chữ số nào đó thì số tự nhiên đó nó sẽ thay đổi như thế nào? Hay khi thêm vào bên trái số tự nhiên có 2 chữ số một chữ số nào đó thì số tự nhiên đó biến đổi ra sao? Để nâng dần mức độ từ dễ đến khó, tôi xin điển hình về dạng bài tính nhanh, như sau: - Đối với biểu thức có nhiều phép cộng, các em chú ý đến tổng các cặp số tròn chục, tròn trăm. 24 + 47 + 76 + 53 = (24 + 76) + (47 + 53) = 100 + 100 = 200 - Biểu thức có cả cộng lẫn trừ, ta hiểu theo ý nghĩa: cộng là thêm vào, trừ là bớt ra, để chúng ta có thể sắp xếp một các hợp lí. 799 + 435 - 299 - 335 = (799 - 299) + (435 - 335) = 500 + 100 = 600 hoặc: 11 – 12 + 13 – 14 + 15 = 11 +(15 -14) + (13 - 12) = 11 + 1 + 1 = 13 ) - Biểu thức toàn là phép nhân, chú ý những cặp số có tích tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Cung cấp cho các em những cặp số, như: 2 5=10; 502=100; 205=100; 254=100; 1258=1000. Ngoài ra, các em cần chú ý thêm nếu chỉ cần có 01 thừa số bằng 0 thì tích sẽ bằng 0, . Ví dụ: 125 4 8 25 = (125 8) (25 4) = 1000 100 = 100 000 hay nâng thêm mực độ khó hơn, yêu cầu các em biết phân tích một thừa số thành 2 thừa số thích hợp, như bài: 25 50 8 = 25 50 4 2 = (25 4) ( 50 2) = 100 100 = 10000 - Biểu thức là một phép chia, có số bị chia và số chia phức tạp. Các em lưu ý 2 trường hợp sau: Nếu số bị chia bằng 0 thì thương sẽ bằng 0. (218 2 - 436) : (2345 5 103) = (436 - 436) : (2345 5 103) = 0 : (2345 5 103) = 0 Nếu số bị chia bằng số chia thì thương bằng 1. (18 4 + 6) : (18 5 – 12) = (18 4 + 6) : (18 4 + 18 -12) = (18 4 + 6) : (18 4 + 6) = 1 Cách tính tổng dãy số cách đều. Ngoài ra, tôi còn soạn thêm cho các em một số dạng bài tập ít gặp trong chương trình Sách Giáo Khoa, có nội dung yêu cầu các em biết suy luận một cách logic để giải nhằm phát triển tư duy cho các em trong giải toán. Chẳng hạn như: Tìm 3 số có tích là 3600. Biết tích của số thứ nhất và số thứ hai là 240 và tích của số thứ hai và số thứ ba là 180. Ở bài này các em biết lấy tích chung chia cho tích của số thứ nhất và số thứ hai để tìm được số thứ ba (3600 : 240 = 15), dần các em sẽ tìm được các số còn lại. Bài này có nhiều cách để các em thực hiện. Hoặc: Trong lọ có 4 viên bi màu xanh và 7 viên bi màu đỏ. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để có đủ cả hai màu xanh và đỏ? Bài này hơi khó, ít gặp không yêu cầu các em phải giải bài trọn vẹn chỉ cho các em trong thảo luận nhóm để nêu ra được kết quả và giải thích bằng văn miệng là phải lấy ít nhất là 8 viên bi. Các em có tranh luận để đưa ra đúng kết quả, như thế đã kích thích để phát triển tư duy ở các em Xây dựng các bước để giải toán Trước khi đi vào giải bài tập toán, tôi tập cho các em có được thói quen thực hiện theo từng bước cụ thể để tìm hiểu đề bài thật chính xác rồi giải bài tập một cách có hiệu quả. Tôi yêu cầu các em phải thực hiện qua các bước như sau: - Đọc kĩ đề bài (2 – 3 lần) - Phân tích đề bài tìm cách giải. - Tóm tắt đề toán (nếu cần). - Giải bài toán - Trình bày bài giải. - Kiểm tra kết quả. Qua quá trình bồi dưỡng, tôi thường theo dõi cách trình bày của các em để có hướng nhắc nhở, giúp các em khắc phục được những hạn chế mà thể hiện bài làm một cách rõ ràng, sạch sẽ, đúng quy định. Đọc kĩ đề bài (2 – 3 lần) -Tìm xem đề bài cho biết gì? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào? - Bài toán hỏi gì? (Quan trọng) Phân tích đề bài tìm cách giải - Dựa vào câu hỏi của bài toán, đi tìm những điều cần thiết để tính. - Căn cứ vào những điều đã cho để tìm cách giải. - Dự đoán bài toán thuộc dạng bài toán gì? Tóm tắt đề toán (nếu cần) Ở bước này, nếu thuộc những dạng toán điển hình (tìm 2 số khi biết: Tổng và Tỉ, Hiệu và Tỉ, Tổng và Hiệu) khi xác định được đầy đủ 2 yếu tố thì bắt buộc các em phải biết tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng. Còn thuộc những dạng khác, tùy từng bài, nếu có thấy cần thiết phải tóm tắt thì tóm tắt hoặc những bài hình học, khi cần thiết phải biết vẽ hình cho rõ ràng chính xác để những dữ kiện có liên quan được thể hiện một cách rõ hơn thì phải vẽ hình. Giải bài toán (nháp) Bước này tập cho các em rèn tính cẩn thận khi làm bài. Sau khi tìm hiểu đề bài và đã thấy được hướng giải bài tập, các em liền ghi suy nghĩ của mình ra nháp, kể cả việc thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) và xem lại thật chính xác trước khi ghi vào bài giải chính thức. Trình bày bài giải Việc trình bày bài làm tuy các em đã được các thầy cô chủ nhiệm đã hướng dẫn ở từng năm một trong quá trình học tập nhưng mỗi em có một tính nết riêng. Có em kĩ lưỡng, có em cẩu thả, có em thì quá tiết kiệm giấy, nên mỗi em có thể có một biểu hiện riêng trong cách trình bày bài làm của mình. Qua quá trình bồi dưỡng, tôi thường theo dõi cách trình bày của các em để có hướng nhắc nhở, giúp các em khắc phục được những hạn chế mà thể hiện bài làm một cách rõ ràng, sạch sẽ, đúng quy định. Tuy là môn Toán nhưng tôi vẫn luôn để ý và sửa chữa các em về những lỗi chính tả thường gặp khi trình bày bài giải một bài toán. Kiểm tra kết quả Tôi nghĩ, đây là một bước rất cần thiết để các em tự kiểm tra và đánh giá lại kết quả bài làm của mình. Với các em bước kiểm tra kết quả bài làm, thường thì các em ít quan tâm đến. Cho nên việc làm bài sai mà không hay, không biết là chuyện thường gặp ở các em. Qua nhận định này, tôi luôn xây dựng cho các em một thói quen không thể thiếu là biết kiểm tra lại kết quả khi đã giải xong bài tập. Giúp các em xác định được bước đầu kết quả bài giải của mình có đúng hay chưa? Khi cần thiết, các em biết kiểm tra lại quá trình giải bài của mình, để chỉnh sửa lại cho chính xác, phù hợp với yêu cầu bài toán. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Việc bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán thực chất là bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh qua môn Toán. Đó chính là: - Bồi dưỡng cho học sinh hứng thú và nhu cầu học toán để sao cho học sinh coi việc học toán và làm toán như là niềm vui, là nhu cầu của chính bản thân mình. - Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải toán, nhất là các bài toán có nội dung thực tế. - Rèn luyện cho học sinh cách phân tích các yếu tố của bài toán để tìm ra cách giải độc đáo, sáng tạo đối với bài toán đó. Ví dụ: Trong các số 57 234, 64 620, 5 270, 77 285 số nào chia hết cho cả 2,3,5,9 Đối với bài toán này, học sinh sẽ giải theo cách đơn giản đó là tìm lần lượt những số chia hết cho 2,3,5,9 từ những số vừa tìm được để chọn ra số chia hết cho cả 2,3,5,9. Tuy nhiên với nhóm học sinh này tôi hướng dẫn học sinh tìm mối liên hệ giữa các yếu tố của bài toán để đưa ra cách giải nhanh và gọn hơn: + Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 là gì? ( Số chia hết cho cả 2 và 5 có tận cùng là số 0.) + Dấu hiệu chia hết cho cả 3 và 9 là gì? ( Số chia hết cho cả 3 và 9 có tổng các chữ số chia hết cho 9.) Vậy số chia hết cho cả 2,3,5,9 là số có đặc điểm gì? ( có tận cùng là 0 và tổng các chữ số là số chia hết cho 9 đó chính là số 64 620) - Hướng dẫn học sinh phân tích, khai thác nội dung bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau để từ đó đưa ra nhiều cách giải cho một bài toán. Một trong những biểu hiện thường thấy của tư duy sáng tạo ở học sinh đó là có khả năng tìm tòi, khám phá và tìm được nhiều cách giải khác nhau đối vơí bài toán đã cho. Mỗi bài toán có thể có nhiều hướng giải quyết, vì vậy trong dạy học toán để hình thành và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích, khai thác nội dung bài học dưới nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra các phương pháp giải khác nhau Ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có tổng độ dài hai cạnh gấp 5 lần hiệu độ dài của hai cạnh đó. Biết diện tích mảnh vườn này là 600 m2. Tính chu vi mảnh vườn đó. Cách 1: (Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng) Cho Hiệu hai cạnh là 1 đoạn thẳng thì tổng hai cạnh là 5 đoạn thẳng như thế Tỉ số chiều rộng và chiều dài là Khi đó mảnh vườn được chia thành 6 hình vuông bằng nhau, mỗi hình vuông có diện tích là 100m2, nên cạnh hình vuông là 10m. Do đó : Chiều rộng mảnh vườn là: 10x2 = 20 (m) Chiều dài mảnh vườn là: 10 x 3 = 30 (m) Chu vi mảnh vườn là: (20 + 30) x 2 = 100 (m) Đáp số: 100m Cách 2: (Phương pháp thêm bớt diện tích) Do tỉ số chiều rộng và chiều dài của mảnh vườn là Ta chia mảnh vườn thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có diện tích 300m2. Ta thêm một phần như thế vào mảnh vườn. Mảnh vườn trở thành hinhf vuông có diện tích 900 m2. Do đó cạnh hình vuông (chính là chiều dài mảnh vườn) sẽ là 30m, suy ra chiều rộng mảnh vườn là 20m Chu vi mảnh vườn là: (20 + 30) x 2 = 100 (m) Đáp số: 100m Ví dụ 2: Một cửa hàng có 324 mét vải. Ngày đầu bán được số vải, ngày thứ hai bán được thêm số vải. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu mét vải? Các em đã biết tính giá trị phân số của một số, các em có thể tính: Cách 1: (Thường gặp) Giải Số mét vải ngày đầu bán được là: 324 = 72 (m) Số mét vải bán ngày thứ hai là: 324 = 108 (m) Tổng số vải bán cả 2 ngày là: 72 + 108 = 180 (m) Số mét vải của cửa hàng còn lại là: 324 - 180 = 144 (m) Đáp số: 144 mét. Và các em cũng đã học các phép tính về phân số, hướng dẫn các em suy nghĩ, vận dụng các phép tính về phân số tìm cách giải khác, chẳng hạn như: Cách 2: Giải Phân số chỉ số vải bán được cả 2 ngày là: (số vải) Phân số chỉ số vải còn lại là: (số vải) Số mét vải cửa hàng còn lại là: 324 = 144 (mét) Đáp số: 144 mét Ví dụ 3: Sơ kết học kì 1, 180 học sinh khối lớp sáu được xếp thành bốn loại: giỏi, khá, trung bình, yếu. So với học sinh cả khối, số học sinh xếp loại giỏi bằng , loại khá bằng , loại trung bình bằng . a-.Tính số học sinh được xếp loại giỏi. b-.Tỉ số phần trăm của mỗi loại so với số học sinh cả khối? Cách 1: Giải Số học sinh được xếp loại giỏi là: 180 = 18 (học sinh) Số học sinh được xếp loại khá là: 180 = 72 (học sinh) Số học sinh được xếp loại Trung bình là: 180 = 81 (học sinh) Số học sinh xếp loại Yếu là : 180 - (18 + 72 + 81) = 9 (học sinh). Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 18 : 180 = 0,1 = 10% Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 72 : 180 = 0,4 = 40% Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 81 : 180 = 0,45 = 45% Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 9 : 180 = 0,05 = 5% Đáp số: a) 18 học sinh b) Giỏi 10% ; Khá 40% ; TB 45% ; Yếu 5% Nhưng với đề bài này, tôi gợi ý cho học sinh tính tỉ số phần trăm bằng cách khác, vì vậy các em biết tính tỉ số phần trăm mỗi loại như sau: Cách 2: Tỉ số phần trăm của loại giỏi là: (nhân tử, mẫu với 10) Tỉ số phần trăm của loại khá là: (tương tự) Tỉ số phần trăm của loại trung bình là: (nhân tử, mẫu với 5) Tỉ số phần trăm của loại yếu là: 100% - (10% + 40% + 45%) = 5% Đáp số: a) 18 học sinh b) Giỏi 10% ; Khá 40% ; TB 45% ; Yếu 5% Qua ví dụ 3 này, giáo viên giúp cho học sinh hiểu thêm Tỉ số phần trăm chính là tỉ số của 2 số nhưng chúng được viết dưới dạng tỉ số có mẫu số bằng 100, bằng cách biến đổi như ta đã học. (Thành phân số thập phân có mẫu số bằng 100) Qua 3 ví dụ trên tôi cho các em so sánh 2 cách giải và cho biết cách giải nào nhanh và gọn hơn? Các em sẽ thích thú hơn, tư duy sáng tạo hơn qua nhiều cách giải như thế. Chương 4: Hiệu quả sáng kiến Hiệu quả của sáng kiến Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 5A được nâng cao, có học sinh đạt giải khi tham gia Olympic môn Toán cấp huyện. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến Sau một thời gian tích cực nghiên cứu và thực nghiệm đề tài theo các giải pháp nêu như trên đến tháng 3 năm 2018 học sinh đã tham gia Olympic môn học cấp huyện tuy không đạt kết quả cao nhưng là ngoài sức mong đợi của bản thân tôi và tập thể giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường. Bởi chọn lựa được một đội tuyển 12 học sinh tham gia Olympic môn học trong tổng số 35 em mà có giải quả thật rất hiếm và cũng đã rất lâu Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chúng tôi mới có học sinh đạt giải trong một cuộc thi kiến thức như thế này. Ngoài 2 học sinh đạt giải Khuyến khích môn Tiếng Việt, 1 giải Khuyến khích tiếp sức đồng đội môn tiếng Anh thì có 1 học sinh đạt giải Nhì môn Toán – Đó là em Huỳnh Trọng Hiếu. GIẤY KHEN CỦA EM HUỲNH TRỌNG HIẾU (Thầy Nguyễn Từng phát giấy khen cho Hiếu và các bạn đạt giải Nhì môn Toán) (Hiếu và hai bạn cùng lớp chụp hình kỉ niệm tại Lễ tổng kết Olympic môn học cấp huyện) Năm học 2019 – 2020, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 có 2 lớp 5 và tôi tiếp tục được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán. Để kiểm nghiệm một lần nữa kết quả của đề tài, tôi đang tiếp tục áp dụng sáng kiến này vào việc bồi dưỡng. Và mong rằng với các giải pháp đang thực hiện sẽ mang lại kết quả như mong muốn vào thời gian sắp tới. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc sử dụng sáu giải pháp trên đã giúp học sinh có tư duy toán học tốt, chất lượng môn toán của lớp được nâng cao và đặc biệt có học sinh đạt giải khi tham gia olympic môn Toán cấp huyện. Bên cạnh đó khi bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán giáo viên cần chú ý: - Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh là công việc thường xuyên, giáo viên cần phải chú ý kết hợp trong mỗi tiết dạy. Có thể tận dụng ngay các bài toán ở sách giáo khoa rồi mở rộng chúng để phát triển tư duy của các em. - Khi dạy bồi dưỡng cần giúp học sinh biết nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải thích hợp. - Trước khi cung cấp cho học sinh các dạng toán nâng cao, giáo viên nên hệ thống hóa những kiến thức cơ bản có liên quan và bổ sung những kiến thức nâng cao (Nếu có). - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên không nên dùng phương pháp luyện theo mẫu mà nên khuyến khích các em tìm tòi, tự trình bày suy nghĩ và cách giải quyết của mình, qua đó giúp các em tự hoàn chỉnh cách giải và lựa chọn cách giải hay, phù hợp. Khuyến nghị: Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin có một số khuyến nghị sau: - Về phía phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa giáo viên các trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học. - Về phía nhà trường: Cần có sự phân công chuyên môn một cách hợp lý như chọn lựa giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm tâm huyết với việc bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học, phân công theo hướng ổn định để phát huy được kinh nghiệm của giáo viên. Khuyến khích, động viên, khen thưởng những giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng học sinh tham gia Olympic môn học. - Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luôn yêu nghề, mến trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong một năm qua và nó đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp, thời gian chưa dài vì thế chưa có thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của nó. Rất mong nhận được sự động viên cổ vũ cùng những lời góp ý chân thành từ Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn! Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Người viết Nguyễn Thị Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ GD&ĐT (2014), Sách hướng dẫn học Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục. - Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương thụy ( 2001), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục. - Đỗ Tiến Đạt – Vũ Văn Dương – Hoàng Mai Lê (2011), Bài tập trắc nghiệm và tự luận, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. - Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương thụy – Vũ Quốc Chung ( 2004), Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. - Nguyễn Tấn Đức – Lưu Hoàng Bảo (2014), 99 bộ đề toán lớp 5 bồi dưỡng học sinh Giỏi, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
File đính kèm:
- skkn_sau_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tham_gia_olympic_mon_to.doc