SKKN Sân khấu hóa một số nội dung Bài 7 “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy”
Cơ sở thực tiễn
- Việc đưa sân khấu hóa đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều phạm vi,
chương trình cộng đồng như các buổi tuyên truyền về phòng chống bạo lực học
đường, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuyên truyền về
Luật nghĩa vụ quân sự và trên các phương tiện thông tin, cách chương trình ngoài
giời lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể . Việc sân khấu hóa ngày càng được áp
dụng rộng rãi và qua thực tiễn đã thấy được hiệu quả rất cao so với các phương
pháp tuyên truyền khác.
- Trong nhà trường việc Sân khấu hóa đang được áp dụng ở một số nội dung
của môn Văn học, phương pháp này cũng đem lại luồng sinh khí mới, môi trường
học tập hứng khởi, vui vẻ cho học sinh. Ngoài ra trong bộ môn GDCD cũng từng
bước áp dụng phương pháp Sân khấu hóa vào việc giới thiệu một số nội dung như
Luật Hôn nhân gia đình; Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái; phòng chống bạo lực
học đường.8
- Qua tìm hiểu tại trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), việc đưa tác phẩm
văn học lên sân khấu đã được thực hiện có nề nếp, hiệu quả. Hầu hết các tác phẩm
ngữ văn, trích đoạn văn học trong chương trình như Chí Phèo, Vợ Nhặt, Nỗi oan
Thị Mầu, Số Đỏ. đã được sân khấu hóa với những góc nhìn, cách tiếp cận phong
phú, sinh động. Trực tiếp vào vai Thị Mầu trong tiểu phẩm "Thị Mầu ngoại truyện"
bạn Tưởng Thùy Giang, học sinh lớp 12D5, Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ
cảm nhận của mình: “Theo em, sân khấu hóa các tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn
học là một cách học hay, lôi cuốn người học. Bởi khi được hóa thân vào nhân vật
trong tác phẩm văn học, chúng em tự phân tích, đánh giá, suy nghĩ về tâm lý nhân
vật, bối cảnh, diễn biến câu chuyện, qua đó cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn học
nói chung và từng nhân vật nói riêng”.
- Với kinh nghiệm hơn 30 năm giảng dạy môn Ngữ văn, Thạc sỹ Phạm Hà
Thanh, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn nhìn nhận:“Việc sân khấu hóa tác
phẩm văn học có sức hấp dẫn với học sinh bởi phương pháp này đã khơi gợi được
cho các em ý muốn tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; giúp các em
hiểu được các thông điệp mà tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải. Đồng thời, đây
cũng là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tự chủ trong việc học,
không bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của giáo viên. Khi
các em được thể hiện quan điểm của mình và được công nhận sẽ giúp cho các em
thêm tự tin và hứng thú trong các giờ học”.
- Tại trường THPT Thanh Chương 3, việc đưa sân khấu hóa được đưa và các
hoạt động của Câu lạc bộ Văn học; Câu lạc bộ Sức khỏe sinh sản vị thanh niên;
Câu lạc bộ Lịch sử và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua các hoạt động trên, các
em đều rất hứng thú và tiếp nhận các thông tin, kiến thức nhanh chóng và hiệu quả
- Mỗi một tiểu phẩm mang một phong cách riêng, được các em lựa chọn và
tái hiện dưới nhiều hình thức sân khấu khác nhau, mang đến nhiều màu sắc phong
phú cho tiết học. Đặc biệt các em đã nhận thức sâu sắc về vai trò của bản thân đối
với cuộc sống, biết hướng đến những giá trị tốt đẹp, giàu tính nhân văn, bày tỏ và
ngợi ca những quan hệ đạo đức tốt đẹp trong xã hội; biết thông cảm, chia sẻ giúp
đỡ bạn; biết hành động hợp lẽ phải . Đó cũng là thông điệp mà các em gửi gắm
và thể hiện rất xuất sắc qua các tiểu phẩm được trình diễn.
iểu chưa câu được cá mà đòi nấu món chi nà. Khi trưa ngồi ăn cơm, mẹ tau ước có méng dồi chó thì ngon. Rứa là cha tau chửi mẹ tau ngu. Năng không ước cả địa. ước méng mà ăn chắc. Kim: hahahaha. Ngộ hết lộ chộ. Sau đó rồi năng. Chi: thì đó, tự nhiên Nhất dương chỉ với Lăm ba di bộ. Rầm. không biết trước năng mà ra được tau. Hơ hợi.Chán như con gián bị bán vô lầu xanh. Kim: Ừ. Nghe cụng chán hình, mà thôi cố gắng đi nà Chi: cố tau chết lâu rồi, dừ cò taugắng . Mà thôi, Ôi cuộc đời như ngàn bãi Tại bụi cây gần đó, tự nhiên một thanh niên nhảy như lên đồng, hát bài “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay” Chi:ồ. Một thanh niên cứng đang tự hứng với điệu lăm ba đa Kim: Bọn nớ nghiện ma túy phải. Thôi đi nhanh không lắm chuyện Chi:(nói kiểu như hiểu biết rõ) Ồ. Không phải mô nà. Có lẽ là thuốc cỏ thôi, không sao không sao Kim: Năng mi biết, mà không sao Chi: Chơ chi. Tối mai đi nhởi đám cưới thì mi biết. Thằng mô ôm loa nhảy đít cô hát bô le rô là đó. Chộ bựa sau cụng có can chi mô nà. Khỏe như tru Kim: Thôi kệ, về mồ Chi: Coi tí đã nà, nhìn phiêu chưa 25 Kim: mi ở lại với phái phiêu diêu, tau về đây. Về nghỉ tí túi còn đi học tìm kiếm tương lai. Hehe Chi: Hơ hợiHọc lắm ngu nhiều. Chiều rồi sẽ tối. Lo chi, nhìn tương lai mi sẽ cầm đầu thiên hạ. Cắt tóc thôi con ạ Kim: ầy, mi thì thống lĩnh nghìn quân. Đi chăn vịt thuê. Nói rứa chơ tau về trước đây Chi: Ừm Chi đang chăm chú ngắm nhìn anh cuội lên cung trăng thì một thanh niên đập vai hỏi Thanh niên: Ê. Chú em mần chi mà như Thiên bồng nguyên soái muốn lên gặp Hằng Nga rứa Chi:(Giật mình). Dạdạem coi cho vui thôi ạ. Mà các anh nhởi thuốc cỏ à. Nhìn phê hay thật Thanh niên: Chú mi cụng giỏi hịnh. Cỏ Mỹ đó, Phê như con tê tê luôn. Quên hết sự đời, lên trời ngắm hoàng hôn. Chi:Rứa hút hấn không nghiện à anh. Thanh niên: Nghiện thì anh ở đây mà nói chuyện với chú được. Chỉ có phê thôi Chi: Mà có thật là hút vô quên hết sự đời không anh Thanh niên:(làm động tác đưa hai tay và ngửng mặt lên trời).Ôi. Cái cảm giác thoát li trần tục. Thật là phiêu diêu tự tại như Nguyễn Trại làm thơ Chi: Thôi em nỏ dám mô, hại chết i được Thanh niên: Chú mi.. Đúng là xanh như nhái, thiếu thần thái đàn ông, không như siêu anh hùng (vừa nói vừa vỗ vai Chi) Chi:(vung tay, hất hàm)Hừ. Thanh niên A móc chứ cóc mô ra. Đưa đây em thử cho mà coi nà Thanh niên:Ồ. Xin mời chiến hữu của anh. Đúng là Xmen đích thực Chi:(Thử hút một hơi) Đạ thật anh ạ, như biết bay luôn. Lâng cò lệ luôn(Biểu hiện phê, mất kiểm soát, sung sướng) Thanh Niên: Chú em ngồi đó nghỉ tí đi. Thăng thiên mà gặp gái đẹp nhớ ới anh nhé. Thôi. có chi tìm anh chỗ cũ. (Nói xong thì đi vào sau sân khấu) Chi gật gù, ngồi một lúc tỉnh táo thì về nhà Mấy ngày sau, Chi vẫn đi học. Trong lớp học. Chi ngồi không yên, như bị kiến cắn, ngáp dài, gãi, mặt thất thần. Không chịu nổi Kim đành xin cô ra ngoài đi vệ sinh 26 Chi:(biểu hiện nghiện) Thưa cô, cho em ra ngoài đi vệ sinh ạ Cô giáo: em đi đi, rửa mặt cho tỉnh táo luôn. Nãy giờ ngồi ngháp như nghiện Chi: Dạ (lục lấy thứ gì trong cặp rồi chạy ra ngoài) Hai mươi phút sau Chi: Dạ cô cho em vào lớp (đi hơi liêu xiêu, mắt đẫn đờ) Cô giáo: Em vào đi, nãy giờ ngồi ngủ ngoài hả Chi: Kệ em, liên quan đến cuộc đời cô hả(thái độ cáu kỉnh, mất kiểm soát) Cô giáo: Em ra khỏi tiết tôi Chi:Ô..lala. Cảm ơn cô. Khỏi phải đau cái đầu siêu trí tuệ ni. Ha hả (Bước ra về) Từ đó Chi thường xuyên trốn học, đi theo mấy thanh niên hư hỏng. Chập tối Chi đến tại chỗ cũ Thanh niên: Chú mi nợ anh mấy bữa rồi, kiếm tiền trả anh không thì nhịn Chi: Em xin anh, cho em tí thôi. Mai em kiếm tiền trả anh cả nợ lần trước (Cầm tay van xin) Thanh niên: Thôi đi. Mông bóng hơn gương, lấy đâu ra tiền. Nhịn đi con (gạt tay Chi ra) Chi: Có mà anh, nhà em còn con trâu mạ, tí em về dắt đi bán mai là có tiền trả anh. Em van xin anh đó. Cho em tí đi, em chết mất (Chi lăn, quỳ ôm lấy chân Thanh niên) Thanh niên: Mày nhớ đó, mai không có thì tao cho mày thăng thiên lên nóc tủ ăn chuối luôn (Một tay chỉ vào mặt Chi, một tay móc trong thuốc túi quần đưa cho Chi) Chi cầm ngay và làm động tác hít một hơi dài, hít xong ngồi đẫn đờ thưởng thức Tôi hôm đó, Chi dắt trâu nhà mình định đi bán thì bị công an xã bắt lại Tại trụ sở công an. Chi vẫn còn phê thuốc Công an: Anh tên chi Chi: Em tên Chi Công an: Anh đùa với tôi đó hả Chi: Thì em nói em tên Chi. Trần Còn Chi(Vừa nói vừa ngáp) Công an: À. Trần Còn Chi. Anh dắt trâu đi đâu Chi: Dạ. Em dắt trâu đi ăn(ngồi đờ đẫn thất thần) 27 Công an: HảDắt Trâu đi ăn buổi tối hả Chi: À. Tại con trâu cứ nói phải đi chợ gặp chị Hằng Nga. Công an: Hiện chúng tôi thấy anh có biểu hiện đã sử dụng ma túy. Chúng tôi lập biên bản tạm giữ anh và sẽ thông báo cho gia đình đến làm việc Chi: Tùy cán bộ, mình là TềThiên Đại Thánh, tí mình sẽ bay đi thôi(dang hai tay làm động tác bay) Lời dẫn: Thế là cuộc đời của một thanh niên mới lớn chỉ vì sự tò mò, thiếu hiểu biết về ma túy, thể hiện bản lĩnh trước người khác mà đã lầm đường, lạc lối, sống trong hoang tưởng. Đúng là Ma túy và tương lai không cùng tồn tại. Hãy nói không với ma túy 28 6. Một số hình ảnh 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 IV. Đánh giá kết quả thực nghiệm của đề tài 1. Tiêu chẩn đánh giá Dựa trên yêu cầu định rính và định lượng, tôi xây dựng tiêu chí đánh giá như sau: 1.1. Về định tính Thể nghiệm bằng cách kiểm chứng khả năng nhận thức của học sinh về tác hại của ma túy Đánh giá khả năng phân tích – tổng hợp và mức độ hứng thú của học sinh đối với tiết học dựa vào phiếu khảo sát Đánh giá sự phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh trên tinh thần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Để có được nguồn minh chứng, tôi đã tiến hành làm phiếu khảo sát đối với 116 học sinh các lớp TN và 116 học sinh các lớp ĐC theo 3 nội dung sau: 1.1.1. Nhận biết về các dấu hiệu người có khả năng nghiện ma túy (6 dấu hiệu và 1 lựa chọn). Kết quả Bảng 1 1.1.2. Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng, gia đình và xã hội (9 tác hại chính). Kết quả Bảng 2 1.1.3. Nhận thức về biện pháp phòng tránh ma túy (5 biện pháp và 1 lựa chọn khác); Độ hứng thú khi học bài ma túy.Kết quả bảng 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Bảng 1: Nhận biết dấu hiệu những đối tượng có khả năng nghiện TT Nội dung TN (Tỉ lệ %) ĐC (Tỉ lệ %) 1 Lười học, trốn học, nghỉ học 83,1 70,5 2 Bướng bỉnh, xa lánh mọi người 78,3 65,2 3 Đi chơi khuya, ngủ gật, ngáp vặt 87 67,8 4 Thay đổi bạn, thay đổi hành vi 87,2 70,5 5 Có bật lửa, kẹo cao su, kim tiêm 81,9 73,6 6 Trộm tiền gia đình, bạn bè 87,5 69,7 7 Dấu hiệu khác 20,1 11,2 40 Bảng 2: Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng, gia đình, xã hội TT Nội dung TN (Tỉ lệ %) ĐC (Tỉ lệ %) 1 Gây rối loạn sinh lý 78,8 68,5 2 Gây bất ổn tâm lý 89,2 70,4 3 Tai biến, nhiễm khuẩn 77,5 64,2 4 Ảnh hưởng kinh tế gia đình 85,5 71,5 5 Mâu thuẫn về cách sống với người thân trong gia đình, đổ vỡ hạnh phúc 87,6 66,7 6 Lây nhiễm bệnh cho vợ con, người thân 70,1 50,1 7 Tổn thất nền kinh tế đất nước 86,3 46,7 8 Trật tự, an toàn xã hội bị ảnh hưởng 84,7 67,3 9 Nguyên nhân chính gây ra các loại tội phạm khác 80,6 69,5 Bảng 3: Nhận thức về cách biện pháp phòng tránh ma túy; Sự hứng thú của học sinh TT Nội dung TN (Tỉ lệ %) ĐC (Tỉ lệ %) 1 Tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nghiện và tác hại của ma túy 80,1 67,7 2 Chuyên tâm vào việc học tập 76,5 65,4 3 Tham gia hoạt động VHVN – TTTD, hoạt động tập thể 82,9 73,5 4 Từ chối mọi sự rủ rê, lôi kéo, kích động 82,3 70,1 5 Không thử, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy 98,4 76,8 6 Biện pháp khác 23,1 10,6 7 Hứng thú khi học về tác hại ma túy 99,2 65,9 Bảng 1: Lớp TN thì tỉ lệ về nhận biết nội dung “Thay đổi bạn, thay đổi hành vi, trộm tiền, bỏ học, ngủ gật, ngáp” đạt trên 85 %, trong khi bên lớp ĐC tỉ lệ chưa đạt 71%. 41 Bảng 2: Lớp TN thì tỉ lệ các nội dung“ Ảnh hưởng tâm lý, kinh tế gia đình, xã hội” đạt trên 85%, lớp ĐC chỉ đạt cao nhất 71,5%, đặc biệt tại lớp ĐC xem tác động của ma túy đến kinh tế đất nước chưa đạt 50% Bảng 3: Lớp TN cũng có tỉ lệ nhận thức về cách phòng tránh ma túy cao hơn hẳn, “ Tự tìm hiểu tác hại ma túy” đạt 80,1% (ĐC 67,7%); Các em lớp TN, tham gia các hoạt động tập thể, VHVN – TDTT cao hơn, đạt tỉ lệ trên 80% (ĐC chỉ 73,5%). Đặc biệt, nhận thức về nội dung “Không thử, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy” tại lớp TN đạt gần 99%, lớp ĐC chỉ đạt 76.8%. Tỉ lệ học sinh hứng thú với các dạy, cách học mới và truyền thống chênh lệch khá cao (TN 99,2% - ĐC 65,9%). Như vậy qua thống kê kết quả cho thấy, tỉ lệ hiểu biết về ma túy, nhận biết về nguyên nhân gây nghiện và biện pháp phòng tránh tại các lớp TN đạt hiệu quả rất khả quan, các nội dung nhận thức đạt cơ bản trên 80%, thậm chí đạt 99%. 1.2. Về định lượng Đánh giá hiệu quả tiết học thông qua tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để có thêm cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi tiến hành làm bài kiểm tra 15 phút. Sau đây là kết quả bài kiểm tra của các cặp TN và đối chứng KẾT QUẢ KIỂM TRA 15 PHÚT GIỮA CÁC CẶP TN – ĐN Bảng 1: Cặp TN 1 – ĐC 1 lớp 10 A3 (TN) – 10 A2 (ĐC) Lớp Số bài kiểm tra Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 10A3 TN 38 13 34,2 18 47,4 6 15,8 1 2,6 10A2 ĐC 36 8 22,2 13 36,1 11 30,5 4 11,2 Bảng 2: Cặp TN 2 – ĐC 2 lớp 10 B (TN) – 10 D1 (ĐC) Lớp Số bài kiểm tra Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 10B TN 38 2 31,6 17 44,7 7 18,4 2 5,3 10D1 ĐC 39 9 23,1 13 33,3 12 30,8 5 12,8 Bảng 3: Cặp TN 3 – ĐC 3 lớp 10 D5 (TN) – 10 D3 (ĐC) 42 Lớp Số bài kiểm tra Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 10D5 TN 40 11 27,5 22 55,0 6 15,0 1 2,5 10D3 ĐC 41 8 19,5 15 36,6 12 29,3 6 14,6 Bảng 4: Kết quả kiểm tra Tổng số học sinh TN – Tổng học sinh ĐC Lớp Số bài kiểm tra Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % TN 116 36 30,1 57 49,2 19 16,4 4 3,4 ĐC 116 25 21,6 41 35,3 35 30,1 15 13 Qua bảng thống kê kết quả bài kiểm tra 15 phút của học sinh ở 3 lớp TN (10A3, 10B, 10D5) và 3 lớp ĐC (10A2, 10D1, 10D3) chúng ta thấy kết quả của lớp thực hiện cao hơn hẳn kết quả của các lớp đối chứng. Tại các lớp TN kết quả học sinh đạt điểm Giỏi, Khá nhiều hơn, đặc biệt số học sinh bị điểm yếu chỉ 2,6%. (lớp 10 A3), 5,3% (lớp 10B), 2,5% lớp 10D5. Trong khi đó ở 3 lớp đối chứng tỷ lệ các em đạt điểm Giỏi, Khá thấp nhưng tỉ lệ bị điểm yếu cao hơn gấp từ 2,4 lần đến 5,84 lần so với các lớp TN. Cụ thể 11,2% (lớp 10A2), 12,8% (lớp 10D1), 14,6% (lớp 10D3). 2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 2.1. Đánh giá thông qua giáo viên Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy đa số giáo viên hăng say trong giờ dạy,các đồng chí chuẩn bị rất công phu, chu đáo. Từ khi bắt đầu giao nhiệm vụ cho học sinh đến thông qua, chỉnh sử nội dung các kịch bản rất nhanh và cẩn thận. Các thầy cô đã định hướng cho các nhóm có những kịch bản hay nhất đồng thời luôn đôn đốc, theo dõi, chỉnh sửa cho các em khi tập luyện khi các em guier video thông qua Messenger. Tạo ra môi trường dạy học thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Các em hứng thú trong công việc được giao và cũng mạnh dạn trao đổi với giáo 43 viên hơn. Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên còn chủ quan không thông qua, chỉnh sửa kịch bản cho nhóm, trong quá trình các em tập luyện không thực sự sâu sát dẫn đến một số kịch bản không truyền đạt hết nội dung trọng tâm được giao, cách biểu diễn khô, cứng, miễn cưỡng nên hiệu quả của tiết học chưa đạt được hiệu quả như mong đợi 2.2. Đánh giá kết quả thông qua học sinh Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, thông qua quá trình chỉnh sửa chu đáo kịp thời kịch bản nên đa số các kịch bản đều thể hiện được nội dung trọng tâm cần đạt được. Các em được chủ động trong quá trình sáng tạo kịch bản nên nhiều ý mới, sáng tạo được các em thể hiện rất hiệu quả. Mỗi thành viên của nhóm đều thể hiện hết trách nhiệm của mình, ai cũng hăng hái tìm hiểu nội dung cũng như cách biểu diễn hay nhất, mới nhất và lôi cuốn nhất. Các em được thể hiện mình một cách tự nhiên nhất. Các tiết học diễn ra sôi nổi, hào hứng, tràn ngập niềm vui khi các tiểu phẩm không chỉ có nội dung sâu sắc mà có cả những chi tiết gây cười sảng khoái. Sau mỗi tiết học các em ghi nhớ nội dung sâu sắc hơn một cách không gò bó, ép buộc. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện và tác hại của ma túy nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ các em hiểu biết, nhận diện và có biện pháp phòng tránh tại các lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC. Tuy nhiên trong quá trình biểu diễn, có một số em chưa tự tin khi thể hiện trước đông người nên hiểu quả của một số tiểu phẩm vẫn còn chưa đạt hiệu quả như mong đợi 3. Đánh giá chung Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy hiệu quả mang lại rất tích cực cả về phía giáo viên và học sinh. Các đồng chí giáo viên chủ động hơn trong dạy học và cũng tìm tòi nhiều hơn. Các em học sinh rát hứng thú với cách học mới, cách dạy mới của giáo viên. Các em được chủ động trong mọi việc khiến các em thấy mình được tôn trọng, thấy mình quan trọng hơn trong giờ học. Các em được tự do thể hiện mình, được sáng tạo thông qua các cách biểu diễn mới, độc, lạ. Quá trình trao đổi với nhau trong nhóm và tìm kiếm nội dung liên quan trên mạng Internet khiến các em học tập, tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hăng say. Quá trình luyện tập, chỉ tập, sửa tập cũng một lần nữa giúp in sâu hơn nội dung. Quá trình 44 biểu diễn, xem biểu diễn, góp ý, đánh giá lại một cách tự nhiên nhất giúp các em khắc sâu nội dung thêm một lần nữa. Như vậy với một nội dung nhưng thông qua phương pháp dạy học sân khấu hóa sẽ giúp các em tìm hiểu nội dung chủ động, nhẹ nhàng và được ôn lại nhiều lần hơn, các em sẽ thuộc, ghi nhớ sâu sắc nội dung ngay trong tiết học, đặc biệt sẽ vận dụng kiến thức được học khi bước vào thực tiễn cuộc sống. Những tiểu phẩm sau biểu diễn được quay video, ghi lại trên các nhóm, chính vì vậy những học sinh ốm, nghỉ học vẫn có thể tiếp thu kiến thức một cách bình thường. Đây cũng là một nét rất mới, sáng tạo và cũng rất khoa học, giúp các em có thể học, ôn nội dung bất cứ lúc nào. Qua hình ảnh, cách biểu diễn của các bạn, các em sẽ phân biệt, phát hiện, tác hại, cách dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng nghiện ma túy, từ đó phòng tránh ma túy một cách hiệu quả nhất. 4. Kết luận thực nghiệm Qua qua trình thực nghiệm, rút kinh nghiệm và đánh gia kết quả thì bản thân thấy phương pháp dạy học trên đã có hiệu quả khả quan. Nhưng để có được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp này yêu cầu cần đạt được một số vấn đề sau: - Giáo viên phải tích cực, chủ động và tìm hiểu nội dung thật chu đáo, rút ra được trọng tâm bài học nội dung cần đạt để định hướng tốt nhất cho các nhóm khi viết kịch bản - Phải tạo cho các em học sinh hứng thú, đam mê, các em thấy mình quan trọng, là yếu tố tiên quyết cho bài học. - Tạo không khí cởi mở, dân chủ, thân thiện với học sinh, từ đó giúp các em chủ động, tự tin sáng tạo và thể hiện mình. - Qua trình phê duyệt, chỉnh sửa kịch bản phải đứng tiến độ, kỹ lưỡng, chu đáo. Giáo viên phải đặt mình vào vị trí các em để hiểu hơn về các em, cách các em suy nghĩ khi viết kịch bản - Quá trình tập luyện, giáo viên phải động viên, chỉnh sửa kịp thời khi các em gửi hình ảnh về cho giáo viên. PHẦN III: KẾT LUẬN 45 Để thực hiện được đề tài nghiên cứu, bản thân đã nghiêm túc tìm hiểu các nội dung liên quan trên nhiều trang thông tin chính thống, làm việc trực tiếp, gián tiếp với các đồng chí công an xã tại các địa phương 10 xã cụm Cát Ngạn, huyện Thanh Chương; Đồn biên phòng 559, 515; Các trạm biên phòng tại xã Thanh Sơn, Ngọc Lâm huyện Thanh Chương, Đồn biên phòng Tam Hợp huyện Tương Dương, Đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kì Sơn, Đồn biên phòng Thông Thụ huyện Quế Phong để có những thông tin chính xác nhất, cập nhật nhất. 1. Một số điểm mới, sáng tạo, khoa học trong phương pháp dạy học sân khấu hóa - Kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa nhiều phương pháp khác nhau trên cùng một nội dung dạy học - Tạo không khí học tập sôi nổi hăng say và rất hứng thú, các em tiếp thu kiến thức tự nhiên, chủ động không gò bó, ép buộc - Tăng tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, các em thể hiện mình nhiều hơn, quan hệ giữa giáo viên và học sinh thân thiện, gần gũi hơn - Nội dung được ôn luyện nhiều lần thông qua kịch bản, luyện tập, chỉ tập, sửa tập, biểu diễn nhưng không gây nhàm chán - Các hoạt động, trao đổi cơ bản thông qua mạng xã hội nên hiệu quả làm việc nhanh và cao hơn nhiều lại không ảnh hưởng đến các tiết học khác - Sau biểu diễn các tiểu phẩm được quay video và đăng trên nhóm lớp nên các em học sinh ốm, nghỉ học vẫn tìm hiểu được nội dung ngay khi ở nhà. - Nội dung mang tính trực quan, sinh động, gần gũi và sát thực tiễn nên các em nhanh chóng tiếp thu, ghi nhớ được một cách sâu sắc, vui vẻ ngay trong tiết học - Tinh thần làm việc nhóm, tính đoàn kết, thấu hiểu nhau được nâng cao - Nâng cao kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cho học sinh. Giúp các em tự tin trong học tập và cuộc sống - Khả năng áp dụng kiến thức bài học vào thực tiễn rất cao, các em nhanh chóng nhận diện được các đối tượng, các hình thức dụ dỗ, lôi kéo của đối tượng 46 nghiện ma túy, từ đó các em có biện pháp tuyên truyền, phòng tránh ma túy hiệu quả nhất. 2. Những bài học kinh nghiệm - Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú trọng về cách thức truyền đạt nội dung mà cón phải tạo cho học sinh cách tiếp nhận thông tin, để cuối cùng làm cho kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, tích cực, hiệu quả và ghi nhớ sâu sắc nhất - Phương pháp dạy học mới phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động từ học sinh. Phải để các em được thể hiện mình một cách sáng tạo phù hợp đặc điểm từng lớp học và từng đối tượng - Bồi dưỡng được tính tự học cho học sinh, hướng dẫn để các em có tính chủ động, biết cách tìm kiếm nội dung liên quan đến bài học - Sự hứng thú trong học tập là tiêu chí không thể thiếu trong mỗi tiết học, khi hứng thú thì các em mới hăng say, vui vẻ tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả - Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhanh và hiệu quả 3. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài - Không đòi hỏi đầu tư nhiều về kinh phí, trang thiết bị và thời gian - Điều kiện không gian tổ chức rất thuận lợi, có thể trong lớp, ngoài sân hay tại sân khấu nhà trường - Cách thức làm đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao, học sinh hứng thú và tạo được mỗi quan hệ gần gũi, thân thiện giữa học sinh với giáo viên - Có thể áp dụng phương pháp trên nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường khác nhau 4. Những kiến nghị, đề xuất Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tiễn, tôi thấy hiệu quả của việc thực nghiệm đã mang lại. Nhưng để áp dụng có hiệu quả hơn tôi xin kiến nghị, đề xuất: - Ban biên tập sách giáo khoa mới cần có nhiều thông tin, số liệu thực tiễn hơn, nhiều hình ảnh minh họa hơn về tác hại của ma túy. 47 - Cần phối hợp chặt chẽ hơn giữa nhà trường với các cơ quan chức năng, đặc biệt là công an xã tại các địa phương để thông tin về ma túy được trao đổi nhiều hơn cho giáo viên và học sinh. Trên đây là quá trình áp dụng phương pháp Sân khấu hóa nội dung bài học “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy” đối với học sinh lớp 10 tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mặc dù bước đầu đã đem lại hiệu quảtích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung để phương pháp đạt hiệu quả cao nhất. Vậy bản thân rất mong muốn được các đồng chí, đồng nghiệp góp ý cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Thanh chương, ngày 7 tháng 3 năm 2021 NGƯỜI VIẾT Mai Văn Tiến
File đính kèm:
- skkn_san_khau_hoa_mot_so_noi_dung_bai_7_tac_hai_cua_ma_tuy_v.pdf