SKKN Phương pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động đồng diễn tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Cảnh Chân

Thực trạng của vấn đề

Hiện nay các chương trình đồng diễn được các địa phương, đơn vị lựa

chọn để tổ chức trong các dịp lễ của đơn vị mình để thể hiện mức độ trọng đại của

sự kiện, tuy nhiện việc tổ chức một chương trình đồng diễn thường gặp phải

những khó khăn nhất định như:

- Phải điều động một lực lượng lớn người tham gia và phải luyện tập nhiều

ngày, điều này ảnh hưởng đến các hoạt động học tập của học sinh cũng như hoạt

động sản xuất kinh doanh của các lực lượng khác.

- Kinh phí tổ chức lớn nên các đơn vị phải cân nhắc để phù hợp với quỹ tài

chính của đơn vị mình, và có những giải pháp xã hội hóa phù hợp để có thể tổ

chức chương trình.7

- Hoạt động nghệ thuật ở lĩnh vực này thiếu những người có chuyên môn

được đào tạo, thông thường ở các trường học là các giáo viên làm công tác đoàn,

giáo viên dạy môn thể dục phụ trách hỗ trợ triển khai các màn đồng diễn, vì vây

việc triển khai cũng gặp không ít khó khăn.

- Sơ đồ các màn xếp hình thường được vẽ một cách thủ công làm cho hình

ảnh không chính xác, không sắc nét, làm giảm đi giá trị của màn đồng diễn.

Để khắc phục những khó khăn tồn tại trên, trong khuôn khổ các hoạt động

đồng diễn của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân chúng tôi đã triển khai các giải

pháp phù hợp và đã có hiệu quả nhất định.

- Kịch bản chương trình cụ thể, rõ ràng phù hợp với nội dung của sự kiện,

được truyền tải đến tất cả các thành viên ban tổ chức cũng nhưng các thành viên

tham gia đồng diễn vì vậy tất cả đều có động lực luyện tập, có niềm tin về sự

thành công của chương trình.

- Các bản vẽ về sơ đồ, các hình biểu diễn được thiết kế trên phần mềm đồ

họa CorelDraw, và một số phần mềm giúp tính toán số lượng người tham gia ở

các phần của chương trình một cách chính xác khoa học, có tính thẩm mỹ cao.

-Để tiết kiệm thời gian luyện tập, không ảnh hưởng đến các hoạt động

khác của nhà trường cũng như việc học tập của học sinh thì kịch bản đưa ra phải

sắp xếp một cách khoa học, rút ngắn thời gian luyện tập; tăng cường việc truyền

tải kịch bản cho các thành viên tham gia thông qua tập trung trong lớp học và

qua sơ đồ, hướng dẫn được chuyển cho các thành viên tự nghiên cứu để khi thực

hiện nhanh gọn hơn.

- Hoạt động đồng diễn thường mất nhiều chi phí như chi phí biên đạo,

kịch bản, đạo cụ . Vì vậy phải tính toán một cách chi tiết để giảm tối đa mức

chi phí cho đơn vị tổ chức.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động đồng diễn tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Cảnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười từng khối hình, và cả màn đồng diễn, từ đó chủ động điều 
động người tham gia, và linh động trong việc điều chỉnh số người trong các khối 
15
cho phù hợp với thiết kế.
Hình 9: Màn hình Excel khi thiết kế màn đồng diễn chào mừng ngày thành lập 
Đoàn và hưởng ứng giờ trái đất năm 2019
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Phương pháp thực hiện màn đồng diễn này được xây dựng thông qua kinh 
nghiệm triển khai các hoạt động đồng diễn tại trường và các đơn vị trên địa bàn 
Thanh Chương, được điều chỉnh thay đổi sau nhiều lần triển khai và đã có hiệu 
quả rõ rệt, nhưng lần tổ chức sau thường đẹp hơn, công phu, hoành tráng hơn, 
thời gian luyện tập nhanh hơn so với những lần trước đó.
Việc triển các phương pháp này thành công có vai trò rất lớn của công tác 
quản lý nề nếp học sinh, các nội quy, quy định của Đoàn trường, phong trào thi 
đua của trường lớp, Trong cương vị của bí thư Đoàn trường tôi quan tâm đến 
việc ban hành các quy định đối với học sinh, quy chế thi đua đối với các lớp, các 
hình thức biểu dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân một cách kịp 
thời, nhằm động viên tinh thần đối với các cá nhân và thúc đầy phong trào.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn triển khai, bước đầu đã hình thành 
nên các phương pháp trên, tuy nhiên đây là lĩnh vực khá mới nên cần được 
nghiên cứu điều chỉnh để có thể thực hiện các chương trình sắp tới đạt hiệu quả 
cao hơn, có thể tổ chức được các chương trình đồng diễn quy mô lớn hơn.
16
CHƯƠNG 3:
TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẠI THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN 
VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THANH CHƯƠNG
3.1. Thiết kế chương trình đồng diễn tại lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 
20-11-2016 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
 3.1.1. Ý tưởng kịch bản
Chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và 
đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia gồm 2 phần chính: Các tiết mục 
văn nghệ diễn ra trên sân khấu và màn đồng diễn xếp hình phụ họa trước sân 
khẩu do 176 học sinh thực hiện. Các tiết mục trên sân khấu tương ứng với các 
hình do màn đồng diễn phụ họa. Tất cả được quay lại thành video và chụp ảnh 
từ trên cao để dụng thành phim tài liệu lưu giữ làm truyền thống của nhà trường.
Hình 10: Mẫu thiết kế các màn của khung hình đồng diễn
17
Tiết 
mục
Nội dung bài hát của đội văn 
nghệ trên sân khấu
Hình ảnh mà màn đồng 
diễn xếp hình phụ họa
1. Tốp ca, múa phụ họa: Lá cờ Đảng Lá cờ Đảng
2. Đơn ca, múa phụ họa: Tổ quốc gọi 
tên mình
Bản đồ Việt Nam 
3. Đơn ca, múa phụ họa: Thương về 
xứ nghệ 
Hình ảnh lũy tre làng dưới 
ánh trăng
4. Tam ca: Một vùng trung du yêu 
thương 
Hình ảnh người lái đò trên 
sống
5. Đơn ca: Người thầy Quyển vở cây bút
6. Tốp ca, múa phụ họa: Giai điệu tự 
hào
Cờ tổ quốc
3.1.2. Tổ chức thực hiện
- Lựa chọn lực lượng 176 em tham gia màn ghép hình với kích thước của 
khối hình là 11 hàng x 16 cột.
- Tất cả các em được hướng dẫn về nhà chuẩn bị mỗi em một tấm bìa 
caton kích thước 70x70cm, yêu cầu bìa cứng, phẳng, trường hợp kích thước 
không đủ thì phải ghép các tấm lại với nhau và nẹp bằng thanh tre mỏng, đảm 
bảo tính thẩm mỹ.
- Các hình mẫu của màn đồng diễn được thiết kế và photo chuyên về các 
lớp, yêu cầu các em trang trí các tấm hình của mình theo mẫu đúng với tọa độ 
chỗ ngồi mình phụ trách. Dán các tấm hình lên bìa caton đúng quy cách được 
ban tổ chức hướng dẫn.
3.1.3. Luyện tập và biểu diễn.
Sau khi đã hoàn thành việc rà soát ghép các mảnh để thành khung hình 
lớn, đội xếp hình sẽ luyện tập một số buổi với những thao tác tương đối đơn 
giản: Tất cả đặt ghế ngồi đúng vị trí trên sân, hai tay cầm bảng và đặt dựng phía 
trước, yêu câu bảng thẳng đứng. Toàn đội tập trung cao độ lắng nghe âm nhạc 
để nhận biết hiệu lệnh và thực hiện.
Mỗi tiết mục văn nghệ trên sân khấu tương ứng với hình biểu diễn do màn 
18
đồng diễn tạo ra, hiệu lệnh chính là từ đầu tiên và từ kết thúc của bài hát, phần 
nhạc dạo giữa bài hát thì đội đồng diễn hạ bảng xuống để không mỏi tay.
Kịch bản chi tiết cho buổi biểu diễn đã được triển khai đến các bộ phận 
phụ trách ở từng khu vực. Đặc biệt quan tâm đến việc chụp ảnh, quay phim từ 
trên cao cần được thực hiện bởi đơn vị chuyên nghiệp. Toàn chương trình sẽ 
được ghi lại và dựn thành phim tài liêu lưu giữ truyền thống của đơn vị.
3.1.4. Kết quả thực hiện.
Chương trình đồng diễn chào mừng lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 
và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn năm 2016 là chương trình đầu tiên mà 
chúng tôi triển khai thực hiện theo cách làm này nên có nhiều ý kiến trái chiều 
về sự thành công của chương trình, nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. 
Tuy nhiên chương trình đã thành công nhiều hơn mong đợi. Những hình ảnh đẹp 
của buổi lễ đã được ghi lại và đưa lên các phương tiên truyền thông và nhận 
được nhiều lời khen ngợi, những hình ảnh đó đã trở thành niềm tự hào của giáo 
viên, học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
Hình 11: Toàn cảnh mà đồng diễn nhìn từ Flycam
3.2. Thiết kế chương trình đồng diễn tại lễ kỷ niệm ngay thành lập Đoàn 
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Huyện Thanh Chương năm 2018
 3.2.1. Ý tưởng kịch bản
Chương trình đồng diễn này là sự kết hợp giữa màn dân vũ của gần 700 học sinh 
và màn xếp hình của 140 học sinh chính giữa sân 
19
Tiết 
mục
Nội dung các bài dân 
vũ
Hình ảnh mà màn 
đồng diễn xếp 
hình
Ghi chú
1. Hào khí tuổi trẻ Nghệ 
An
Xếp hình cờ Đảng, 
cờ Đoàn, cờ tổ 
quốc.
Chạy luân phiên theo 
nền nhạc dân vũ.
2. Thanh niên Việt Nam 
tiến bước 
Xếp hình cờ Đảng, 
cờ Đoàn, cờ tổ 
quốc.
Chạy luân phiên theo 
nền nhạc dân vũ.
3. Nhạc nền bài hát 
Việt Nam ơi
( Đội dân vũ di chuyển)
Bản đồ Việt Nam, Toàn đội hình dân vũ 
di chuyển xếp thành 
hình trái tim bao 
quanh bản đồ Việt 
Nam, Đội hồng kỳ di 
chuyển làm đường 
viên xung quanh trái 
tim.
Phần xếp hình được thực hiện bằng phương pháp đồng diễn xếp hình thông 
qua ghép bảng kết hợp với phương pháp di chuyển đội hình để tạo ra một hình 
khối đẹp. 
Khi hai bài dân vũ diễn ra thì đội xếp hình chạy luân phiên hình cờ Đảng, 
cờ Tổ quốc, và bản đồ Việt Nam. 
Sau khi kết thúc phần dân vũ, toàn đội hình dân vũ di chuyển thành hình 
quả tim bao quanh đội xếp hình tạo nên biểu tượng cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Tổ 
quốc và bản đồ Việt Nam nằm trong lòng quả tim được tạo bởi đội hồng kỳ và 
gần 700 ĐVTN.
3.2.2. Tổ chức thực hiện
Tổ chức luyện tập các tiết mục dân vũ: Sau khi được tập huấn tại Huyện 
Đoàn Thanh Chương, Đoàn trường triển khai luyện tập cho các hạt nhân văn 
nghệ của các lớp, phổ biến lời bài hát và đề ra yêu cầu đối với toàn thể học sinh 
trong trường: 100% thuộc lời hai bài hát và có thể múa theo đúng các động tác 
mà biên đạo đã giàn dựng.
Để tăng hiệu quả viêc luyện tập các bài dân vũ Đoàn trường đã lên kế 
hoạch tổ chức cuộc thi dân vũ giữa các chi đoàn. Theo kế hoạch này thì mỗi chi 
đoàn sẽ thực hiện biểu diễn lần lượt 2 bài dẫn vũ đã được tập huấn, ban giám 
20
khảo sẽ chấm điểm và trao giải cho các đội xuất sắc theo các tiêu chí đúng, đều , 
đep.
Sau cuộc thi ban tổ chức lựa chọn những học sinh thực hiện tốt để tham gia 
màn dân vũ, những em yếu hơn có thể luyện tập thêm, Những em kém có thể 
chuyển để tham gia các nội dung khác của buổi lễ. Để đảm bảo màn đồng diễn 
được thực hiện thành công, đẹp mắt.
Đoàn trường lên kế hoạch tập ghép đội hình toàn trường để luyện tập, sơ 
duyệt, tổng duyệt trước khi biểu diễn trong ngày lễ.
3.2.3. Luyện tập và biểu diễn
Về đội hình: Đội dân đứng theo vị trí đã được đánh dấu trên các ô gạch 
giữa sân trường, khoảng cách cố định người trước cách người sau 3 ô gạch, hàng 
cách hàng 3 ô gạch. Đội xếp hình ngồi tại vị trí trung tâm trước sân khấu.
Vị trí của đội hồng kỳ và đội dân vũ khi xếp thành hình trái tim bao quanh 
đội xếp hình cũng được đánh dấu chính xác, các thành viên tham gia đồng diễn 
chỉ cần nhớ vị trí của mình và di chuyển theo đúng cung đường đã chọn, việc di 
chuyển sắp xếp đội hình này được thực hiện trong phần nhạc nền của bài hát 
“Việt Nam ơi”
Về âm nhạc: Các bài hát được chọn trong phần đồng diễn được ghép lại 
với nhau và chạy một cách liên tuc
Về trang phục: 100% học sinh mặc áo thanh niên Việt Nam, quần tối màu, 
đi giầy thể thao. Riêng đội hát mặc áo đỏ sao vàng.
Về hình ảnh: ban tuyên giáo Tỉnh Đoàn Nghệ An lấy hình ảnh của buổi 
tổng duyệt ngày 15/3/2018 để tuyên truyền trên fanpage của Tỉnh Đoàn; toàn bộ 
chương trình chính được Huyện Đoàn Thanh Chương giao cho Studio Phan 
Thành thực hiện quay và dàn dựng.
3.2.4. Đánh giá kết quả
Sau thời gian luyện tập, sơ duyệt tổng duyệt một cách nghiêm túc, buổi 
biểu diễn đã thành công tốt đẹp trước sự chứng kiến của hàng trăm đại biểu đến 
từ tất cả các phòng ban cấp huyện, tất cả các cơ sở Đoàn trên toàn huyện Thanh 
Chương. Điều đó thể hiện niềm tự hào của tuổi trẻ Thanh Chương nói chung và 
tuổi trẻ trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng.
21
Hình 12 : Hình ảnh từ màn đồng diễn được Tỉnh Đoàn Nghệ An về ghi lại trong 
buổi tổng duyệt chương trình 
3.3. Thiết kế chương trình đồng diễn tuyên truyền chào mừng ngày thành 
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hưởng hứng giờ trái đất năm 2019
3.3.1. Ý tưởng kịch bản
Đây là chương trình đồng diễn chào mừng được tổ chức với mục đích 
tuyên truyền cho ngày lễ kỷ niệm, Đoàn trường lên kế hoạch thực hiện trước 1 
tuần diễn ra lễ kỷ niệm và quay phim đăng lên các phương tiên truyền thông để 
tuyên truyền.
Lực lượng được lựa chọn là 140 học sinh lớp 10 sử dụng phương pháp 
đồng diễn ghép bảng kết hợp việc di chuyển đội hình để xếp thành các nội dung: 
Xếp chữ “ THPT NCC”; “26-03-2019”; xếp hình cờ Đoàn và hình ảnh 60+ 
Nhằm tuyên truyền giờ trái đất năm 2019.
Tất cả được Flycam ghi lại và dựng thành video tuyên truyền trước ngày 
lễ kỉ niệm. 
3.3.2. Tổ chức thực hiện
Màn đồng diễn không sử dụng các động tác phức tạp mà chỉ dùng bảng 
22
ghép và di chuyển đội hình nên các bản vẽ được thiết kế chi tiết trên máy tính 
thông qua phần mềm Coreldraw và số người tham gia được tính toán chính xác 
nhờ công cụng Excel, sau khi hoàn thành trên máy tính, sơ đồ đồng diễn được in 
ra và đánh dấu lên sân bằng các vệt sơn màu đỏ, mà xanh tương ứng với các 
dòng chữ và khối hình cần xếp.
Học sinh được điều độngtham gia màn đồng diễn được tập trung để lắng 
nghe ý tưởng kịch bản, và luyện tập một vài buổi trước khi biểu diễn và ghi 
hình.
Đối với màn này chúng tôi không sử dụng nhạc nền mà hiệu lệnh cho học 
sinh di chuyển được chỉ đạo trực tiếp thông qua loa phát thanh, sau khi hoàn 
thành việc ghi hình mới tiến hành dựng thành video có ghép nhạc nền là bài hát 
“ Lên Đàng” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
3.3.3. Luyện tập và biểu diễn
Việc luyện tập được tiến hành vào 2 buổi chiều sau khi học thêm xong, mỗi 
buổi luyện tập khoảng 45 phút, 140 học sinh đã nắm được ý tưởng kịch bản, 
thực hiện các thao tác thành thạo đối với bảng xếp hình, tất cả đã nắm rõ vị trí 
tọa độ của mình và cung đường di chuyển từ khối hình này sang khối hình khác.
Hình 13. Tuyên truyền hưởng ứng giờ trái đất năm 2019
Kết quả của buổi biểu diễn đúng như ý tưởng kịch bản đề ra. Toàn bộ phần 
23
biểu diễn gần 5 phút được dựng thành video được đăng lên các phương tiện 
truyền thông với hàng chục nghìn lượt xem trền các trang fanpage Tỉnh Đoàn 
Nghệ An, fanpage Huyện Đoàn Thanh Chương, group Quê nhà Thanh Chương 
và nhiều trang mạng khác.
3.4. Thiết kế chương trình đồng điễn chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập 
trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
 3.4.1. Ý tưởng kịch bản
Kỷ niệm 20 năm thành lập trường là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với 
đơn vị, vì vậy Đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện các 
nội dung một cách chi tiết công phu, trong đó có nội dung đồng diễn. 
Chúng tôi được giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản và duyệt thông qua trước 
khi triển khai luyện tập như sau:
Màn đồng diễn được dàn dừng và biểu diễn trước 1 tuần diễn ra đại lễ 
nhằm mục đích tuyên truyền chào mừng ngày lễ. Nó phải diễn tả được nội dung 
về ngôi trường 20 năm tuổi đã có những thành tích cống hiến to lớn cho quê 
hương, đất nước, và chủ đề được lựa chọn đó là “ Hai mươi năm, trái tim dâng 
hiến”
Hình 14 : Sơ đồ các khối hình biểu diễn được thiết kết trên phần mềm 
Coreldraw
24
Màn đồng diễn kết hợp giữa dân vũ tập thể và di chuyển sắp xếp đội hình, 
cụ thể gồm các nội dung như sau: 
+ Đội hình 600 học sinh mặc trang phục áo đỏ sao vàng di chuyển ra sân 
tập trung xếp thành chữ “20 NĂM”
+ Di chuyển về đội hình dạng lưới để biểu diễn bài nhảy “vũ điệu cha cha 
cha”
+ Di chuyển đội hình xếp thành quả tim lớn chính giữa sân
+ Chuyển về đội hình lưới và múa bài “ Nối vòng tay lớn”
+ Đội múa di chuyển và xếp thành hình bản đồ Việt Nam, đội hình mặc áo 
đoàn sẽ vào sân lấp đầy những ô trống do đội áo đỏ di chuyển để lại, để tạo 
thành hình bản đồ Việt Nam màu đỏ trên nên xanh, tất cả cùng hát vang bài ca “ 
Việt Nam ơi”
3.4.2. Tổ chức thực hiện
Việc tổ chức luyện tập 2 bài dân vũ được triển khai cho các lớp trong toàn 
trường và tổ chức một cuộc thi để lựa chọn các nhân tố đạt yêu cầu tham gia 
đồng diễn, những em không đạt yêu cầu sẽ chuyển sang tham gia làm nền trong 
phần xếp hình bản đồ tổ quốc.
Các sơ đồ biểu diễn được định vị trên sân cỏ theo một khung hình lưới 
đúng tỷ lệ với sơ đồ trên giấy
Tập trung học sinh toàn khối đồng diễn để hướng dẫn các em cách xác 
định vị trí của mình trên sơ đồ và cách di chuyển từ khối hình này sang khối 
hình khác theo đường đi được cố đinh.
Toàn bộ chương trình được quay phim bởi đơn vị truyền thông 
VinhMedia, làm video tuyên truyền cho ngày lễ và đưa vào phóng sự về ngôi 
trường 20 năm.
3.4.3. Luyện tập và biểu diễn 
Chương trình đồng diễn tổ chức trên sân cỏ của trường nên khó xác định 
vị trí hơn so với trên sân gạch blog, để khắc phục điều này chúng tôi đã tiến 
hành đánh dấu tấc cả các điểm trên sân cỏ thành dạng lưới với kích thước các ô 
vuông là 120x120cm, góc của các ô vuông đó được định vị bằng những chiếc 
đinh cắm vào đất, đầu chiếc định được buộc bằng đoàn dây ngắn màu trắng, 
điều này giúp học sinh nhận ra vị trí đứng của mình khi nhìn thấy sợi dây buộc 
vào đầu đinh. Sau khi diễn xong thì các chiếc đinh này được thu gom lại bằng 
cách cầm vào sợi dây để nhổ đinh lên khỏi sân cỏ. Tương tự để định vị các điểm 
25
cơ bản của các hình khác ta sử dụng những chiếc đinh buộc sợi dây màu vàng, 
màu đỏ, màu tím tương ứng với các hình “20 NĂM”, trái tim, bản đồ Việt Nam.
Quá trình luyện tập phần dân vũ các bài “ vũ điệu Cha cha cha” và “ Nối 
vòng tay lớn” được các lớp tự tổ chức luyện tập, Đoàn trường lấy lực lượng và 
ghép thành đội hình tổng thể để luyện tập sau các buổi học thêm và tiến hành sơ 
duyệt, tổng duyệt trước khi đơn vị truyền thông đến ghi hình.
Sau khi đã tổng duyệt và được góp ý điều chỉnh sửa đổi những sai sót, 
khắc phục những điểm chưa phù hợp chúng tôi tiến hành tổ chức diễn và ghi 
hình. 
Đơn vị thực hiện ghi hình được chỉ đạo thực hiện 3 lần diễn, mỗi lần 3 
máy quay đồng thời sau đó lựa chọn những hình ảnh, những góc quay đẹp nhất, 
để dựng thành video tuyên truyền và lưu truyền thống.
Hình 15. Một khối hình từ màn đồng diễn kỷ niệm
20 năm thành lập trường
3.4.4. Đánh giá. 
Màn đồng diễn được thực hiện một cách công phu hoàn thành được ý 
tưởng kịch bản đã đề ra. Đội hình dân vũ biểu diễn đều đẹp, các khối hình đồng 
diễn được xếp một cách chuẩn xác theo đúng bản vẽ được thiết kế trên máy tính. 
26
Bộ phận quay phim đã ghi lại được những hình ảnh đẹp. Dàn dựng cắt ghép và 
đăng tải kịp thời lên các phương tiên truyền thông, tạo không khí sôi nổi đón 
chào ngày lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường.
C. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận
Qua nhiều năm tham gia công tác đoàn và thực tiễn triển khai các hoạt 
động đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và các đơn vị trên địa 
bàn chúng tôi đã gặp phải nhiều khó khăn để triển khai các chương trình như: 
lựa chọn nhân sự, thời gian luyện tập
 Đề tài đã đem lại những hiệu quả sau: 
 * Đối với công tác giảng dạy, giáo dục: .
1. Thông qua các đợt biểu diễn học sinh có thể tự nhận ra mình có những 
thế mạnh nào: như cách tổ chức hoạt động, khả năng sáng tạo và cần đầu tư bồi 
dưỡng thêm phần nào. Tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng sống, giúp HS 
giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian học tập, lôi kéo các thành viên 
chậm tiến, nghiện game, nghiện mạng xã hội.
2. Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu 
của mình trong công tác hướng dẫn học sinh, tự hoàn thiện mình qua hoạt động 
tập thể, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
3. Tạo được các biểu tượng đặc trưng cho nhà trường, làm hình nền, hình 
đại diện trên facebook, zalo nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, tạo nên thương 
hiệu riêng. Giúp cán bộ, học sinh có thêm niềm tin, tình yêu thương đối với 
trường, với cơ sở, tạo động lực, tạo môi trường thân thiện để: “ Mỗi ngày đến 
trường là một niềm vui”
* Đối với cá nhân:
- Học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động.
- Qua các đợt tổ chức hoạt động này tạo thêm động lực, rèn luyện thêm sức 
khỏe, tăng thêm niềm tự hào về đơn vị của mình và từ đó yêu nghề, có động lực 
phấn đấu đóng góp công lao trong quá trình phát triển chung của đất nước.
 Nghiên cứu về đồng diễn là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức sâu 
rộng về nhiều lĩnh vực. Kinh nghiệm bản thân về lĩnh vực rất mới trong nghiên 
27
cứu này còn chưa nhiều. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản mang 
tính chất tham khảo, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Mong quí thầy cô, bạn bè 
đồng nghiệp góp ý để chúng ta có những cách làm hay hơn, sáng tạo hơn góp 
phần xây dựng phong trào lớn mạnh 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết TW 29 (khoá XI) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào 
tạo 
2. Quyết định số 1501-QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng chính phủ về 
phê duyệt đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho 
thanh niên, thiếu niên nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020.
3. Nghị định 80/2017/NĐ – CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy 
định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo 
lực học đường.
4. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
5. Nghị quyết đại hội Đảng bộ trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nhiệm kỳ 
2020-2025.
6. Nghị quyết đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Nguyễn 
Cảnh Chân các nhiệm kỳ từ năm học 2016-2017 đến nay.
7. Nguồn internet
28
E. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Nhóm hình ảnh dịp lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và đón bằng
 công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2016
29
Nhóm hình ảnh dịp lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và đón bằng 
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2016
30
Nhóm hình ảnh dịp lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và đón bằng 
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2016
31
Nhóm hình ảnh tại lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh- Huyện Thanh Chương năm 2018
32
Nhóm hình ảnh tại lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh- Huyện Thanh Chương năm 2018
33
Nhóm hình ảnh tại lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh- Huyện Thanh Chương năm 2018
34
Nhóm hình ảnh tuyên truyền ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và hưởng ứng giờ trái đất năm 2019
35
Nhóm hình ảnh tuyên truyền ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và hưởng ứng giờ trái đất năm 2019
36
Nhóm hình ảnh chương trình đồng diễn chào mừng lễ kỷ niệm 20 năm 
thành lập trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 
37
Nhóm hình ảnh chương trình đồng diễn chào mừng lễ kỷ niệm 20 năm 
thành lập trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 
38
Những hình ảnh đồng diễn trở thành biểu tượng, niềm tự hào của Học sinh 
Nguyễn Cảnh Chân cũng như người Thanh Chương, được sử dụng tuyên 
truyền trên mạng xã hội. 
Chủ Tịch huyện Thanh Chương, Anh Trình Văn Nhã sử dụng hình ảnh để tuyên 
truyền phòng chống covid 19
Nhiều tập thể, cá nhân sử dụng hình ảnh đồng diễn để làm ảnh bìa facebook với 
số lượng tương tác cao, tạo được hiệu ứng rộng rãi trong cộng đồng

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_to_chuc_hieu_qua_cac_hoat_dong_dong_dien_ta.pdf
Sáng Kiến Liên Quan