SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly Lớp 11 Trung học Phổ thông

Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm

- Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung thí nghiệm được sử dụng.

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu dạy học. Lưu ý mục

tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh

giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghĩa là cần chỉ rõ các

kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng,. Mục

tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt động dạy học.

- Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà học sinh đã có.

Giáo viên cần xác định ở các lớp trước, các bài trước học sinh đã được học

kiến thức cần lĩnh hội chưa (có thể được học rồi nhưng chỉ ở mức độ biết hoặc được

giới thiệu) hay đã được học các kiến thức tương tự chưa, cách tiến hành thí nghiệm

có tương tự thí nghiệm nào mà học sinh đã biết không, hay đã được học lí thuyết

chung nào liên quan đến kiến thức cần lĩnh hội,

- Bước 3: Lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung thí nghiệm và kiến thức, kĩ năng đã có

của học sinh, so với bản chất, nét đặc trưng của mỗi phương pháp sử dụng thí

nghiệm ở trên mà giáo viên có sự lựa chọn phù hợp.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly Lớp 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ 
(Thời lượng: 2 tiết, lớp 11) 
31 
I. MỤC TIÊU 
Sau học bài này HS có thể: 
Năng lực hóa học 
Nhận thức hóa học 1. Giải thích được sự đổi màu của axit, 
bazơ theo chỉ thị như quỳ tím, chỉ thị 
vạn năng 
2. Nhận dạng được môi trường của các 
chất 
3. Nêu được một số chất có thể đổi màu 
theo môi trường quen thuộc trong cuộc 
sống: bắp cải tím, củ dền, hoa hồng 
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ 
hóa học 
3. Thực hiện được các thí nghiệm 
chứng minh sự đổi màu các chất theo 
chỉ thị. 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 4. Vận dụng: 
- Kiến thức để giải thích hiện tượng 1 
số chất đổi màu trong tự nhiên. 
 - Thử tính chất và giải thích môi trường 
các chất quen thuộc hàng ngày như: bột 
giặt, xà phòng, nước rửa chénbằng 
vật liệu có sẵn trong tự nhiên như nước 
bắp cải tím, hoa hồng 
- Tạo nhiều màu sử dụng trong ẩm thực 
từ những nguyên liệu có sẵn, an toàn 
Phẩm chất chủ yếu 
Trung thực 5. Tiến hành các thí nghiệm an toàn, 
nêu đúng hiện tượng xảy ra 
Trách nhiệm 6. Có trách nhiệm trong việc đảm bảo 
an toàn cho bản thân và cho người khác, 
bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất 
và dụng cụ. 
Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác 7. Tham gia và đóng góp ý kiến trong 
nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của 
các thành viên trong nhóm. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo 8. Ý thức an toàn trong quá trình làm thí 
nghiệm với các axit, bazơ 
9. Đề xuất biện pháp tạo ra nhiều màu 
sắc khác nhau từ sự đổi màu của các 
32 
chất trong tự nhiên theo môi trường sử 
dụng an toàn, hiệu quả trong vấn đề 
thực phẩm. 
10. Giải được các bài tập mở rộng về sự 
điện li, chỉ thị axit – bazơ. 
11. Giải thích cơ chế đổi màu của các 
chỉ thị có sẵn trong tự nhiên 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Học liệu: Phiếu học tập về chất chỉ thị, Phiếu bài tập luyện tập, phiếu đánh 
giá. Các phiếu đặt ở phần mục lục. 
- Dụng cụ, hóa chất: 
Hóa chất Dụng cụ 
- HCl, NaOH 
- Nước bắp cải tím 
- Nước bột giặt 
- Nước rửa chén 
- Giấm 
- Dầu gội đầu 
- Nước tẩy bồn cầu 
- Quỳ tím 
- Chỉ thị vạn năng 
- Cốc nhựa (các loại cốc trà sửa đã qua 
sử dụng rửa sạch) 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Mô tả chung các hoạt động học 
Hoạt động 
học (Thời 
gian) 
Đáp ứng 
mục tiêu 
Nội dung 
dạy học 
trọng tâm 
PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh 
giá 
Hoạt động 1. 
Đặt vấn đề 
 - Dạy học 
khám phá 
kết hợp với 
dạy học hợp 
tác, đàm 
Hợp tác, đàm thoại Phiếu học tập số 1 
Hoạt động 2. 
Sự điện li của 
nước 
1, 2 Đàm thoại, gợi mở Phiếu học tập số 2 
33 
Hoạt động 3. 
Chỉ thị axit – 
bazơ 
8, 9 thoại, gợi 
mở 
- Dạy học 
trải nghiệm 
kết nối thực 
tiễn 
Hợp tác, trải 
nghiệm kết nối 
Phiếu học tập số 3 
Hoạt động 4. 
Bài tập củng 
cố, vận dụng 
1, 2, 3, 4, 
10, 11 
Vấn đáp, quan sát Câu hỏi 
Rubic đánh giá, 
bảng đánh giá 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối 
 Để xác định môi trường các chất chúng ta có thể dùng chỉ thị. Có khi nào 
bạn tự nghĩ một số chất quen thuộc trong cuộc sống cũng là một chỉ thị đổi màu 
theo môi trường không? Bạn có biết các sản phẩm được sử dụng trong đời sống 
hàng ngày như: Xà phòng, bột giặt, kem đánh răng, sữa tắm... có môi trường gì? 
Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào? Có cách nào chúng ta có thể 
kiểm chứng được? Thông qua bài học “Sự điện li của nước, chỉ thị axit – bazơ” 
chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi trên. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành đánh giá các nhóm trong suốt quá 
trình thực hiện chủ đề 
- Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và thống nhất quy trình làm việc 
Hoạt động 1:Sự điện li của nước 
- Mục đích: Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề 
- Nội dung: Tìm hiểu về phương trình điện li của nước, biết nước là 1 chất 
điện li yếu 
- Kỹ thuật tổ chức 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Phát phiếu học tập cho 4 nhóm yêu cầu hoàn 
thành nội dung trong phiếu học tập 
Phiếu số 1: Sự điện li của nước 
1. Nội dung thảo luận: 
1. Phương trình điện li của nước:........... 
2. Nồng độ các ion [H+] và [OH-] ......... và rất 
.... 
3.Nhúng quỳ tím vào cốc nước cất, quỳ tím... 
Nước có môi trường............................... 
- HS hoàn thành các nội dung 
trong phiếu học tập theo nhóm. 
- GV hỗ trợ, bổ sung nếu có 
34 
4. Tích số ion của nước là: T = [H+] [OH-] = 
.... 
5. Trong môi trường axit : [H+] ..... [OH-] hay 
[H+] ...................10-7 
6. Trong môi trường bazơ : [H+] ..... [OH-] hay 
[OH-]...................10-7 
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh 
ghép: 
Các nhóm trình bày kết luận về sự điện li của 
nước 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- GV đánh giá, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: pH 
- Mục đích: Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề và giải 1 số bài tập về pH 
- Nội dung: pH là gì? Mối liên hệ giữa pH và chỉ thị axit – bazơ? 
- Kỹ thuật tổ chức 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Phát phiếu học tập cho 4 nhóm yêu cầu hoàn 
thành nội dung trong phiếu học tập 
Phiếu số 2: pH 
1. Nội dung thảo luận: 
1. pH là đại lượng đặc trưng cho độ ................. 
của dung dịch 
2. Nếu [H+] = 1,0.10-a thì pH = .................... 
hay pH = ..................... 
3. Nếu pH < 7: Môi trường ............................. 
Nếu pH = 7: Môi trường ................................. 
Nếu pH > 7: Môi trường ................................. 
4. Ý nghĩa của pH:............................................ 
5. Tính pH của: HCl 0,01M; H2SO4 0,05M; 
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,005M? 
- HS hoàn thành các nội dung 
trong phiếu học tập theo nhóm. 
- GV hỗ trợ, bổ sung nếu có 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- GV đánh giá, chốt kiến thực 
Hoạt động 3: Chỉ thị axit – bazơ 
- Mục đích: Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề ngoài chỉ thị vạn năng, quỳ 
tím còn có 1 số chất trong tự nhiên như bắp cải tím, hoa hồng là chỉ thị 
- Nội dung: Làm thí nghiệm chứng minh 1 số chất trong tự nhiên là chất chỉ thị 
- Kỹ thuật tổ chức 
35 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Phát phiếu học tập cho 4 nhóm yêu cầu 
hoàn thành nội dung trong phiếu học tập 
Phiếu số 3: Chỉ thị axit – bazơ 
1. Nội dung thảo luận: 
1.Tiến hành thí nghiệm và điền vào 
phiếu sau 
Các chất Bắp 
cải 
tím 
Quỳ 
tím 
Chỉ thị 
vạn 
năng 
Màu sắc 
ban đầu 
Nhỏ 1 
giọt HCl 
Nhỏ 1 
giọt 
NaOH 
2. Có thể xem nước bắp cải tím là một 
loại chỉ thị để nhận biết môi trường axit, 
bazơ được không? Vì sao? 
3. Ngoài bắp cải tím còn có 1 số chất có 
thể xem là chỉ thị axit – bazơ như: 
- HS hoàn thành các nội dung trong 
phiếu học tập theo nhóm. 
- GV hỗ trợ, bổ sung nếu có 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- GV đánh giá, chốt kiến thực 
- Sản phẩm: 
36 
3. Hoạt động vận dụng 
Hoạt động 4: Sử dụng bắp cải tím để xác định môi trường của các chất trong 
đời sống 
- Mục đích: 
+ Giúp HS thấy được có thể sử dụng bắp cải tím hoặc chất quen thuộc trong 
tự nhiên để nhận biết môi trường các vật dụng hàng ngày như xà phòng, nước rửa 
chén 
+ Đánh giá được sản phẩm nào là an toàn, không an toàn từ đó có biện pháp 
sử dụng hợp lý. 
- Nội dung: Làm thí nghiệm chứng minh sự đổi màu của các chất như xà 
phòng, giấm, nước rửa bát 
- Kỹ thuật tổ chức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Phát phiếu học tập cho 4 nhóm yêu cầu 
hoàn thành nội dung trong phiếu học 
tập 
Phiếu số 4: 
Cho nước bắp cải tím lần lượt vào các 
mẫu nước như: nước rửa chén, xà 
phòng (sữa tắm), bột giặt, nước tẩy bồn 
cầu, dầu gội đầu... 
1. Quan sát sự đổi màu các chất? 
2. Nhận xét môi trường các chất trên? 
Phân loại chất nào có môi trường axit, 
bazơ, trung tính? 
3. Những sản phẩm nào được xem là an 
toàn với da tay người sử dụng? 
- HS hoàn thành các nội dung trong 
phiếu học tập theo nhóm. 
- GV hỗ trợ, bổ sung nếu có 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- GV đánh giá, chốt kiến thực 
Sản phẩm: 
37 
4. Hoạt động mở rộng, liên hệ thực tiễn (Thực hiện ở nhà và nạp sản phẩm sau 
1 tuần) 
- Mục đích: 
+ HS có thể tạo ra nhiều màu khác nhau từ bắp cải tím và sử dụng an toàn 
- Nội dung: HS có thể tạo ra 1 món ăn có nhiều màu sắc khác nhau từ bắp 
cải tím 
- Kỹ thuật tổ chức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Phát phiếu học tập cho 4 nhóm yêu cầu 
hoàn thành nội dung trong phiếu học tập 
Phiếu số 5: Trải nghiệm 
1. Từ bắp cải tím và các chất như chanh 
(giấm), lòng trắng trứng gà, bột nở, 
nước đường hãy tạo ra các dung dịch có 
màu sắc khác nhau. 
2. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích 
tại sao nước bắp cải tím lại đổi màu khi 
cho vào các chất trên? 
3. Nhóm em hãy tạo ra 1 món ăn có 
nhiều màu sắc từ các chất trên. 
- HS hoàn thành các nội dung trong 
phiếu học tập theo nhóm. 
- GV hỗ trợ, bổ sung nếu có 
- HS nạp bài và báo cáo sản phẩm sau 1 
tuần 
38 
* Lưu ý: 
- Nếu có thắc mắc liên hệ giáo viên 
- Nạp sản phẩm sau 1 tuần 
- Tất cả quy trình quay phim, chụp ảnh 
và gửi lại vào nhóm Zalo đã lập. 
Hoạt động 5: Nghiệm thu sản phẩm 
- Ổn định lớp 
- Bài mới. 
GV: Sau 1 tuần thực hiện dự án. Hôm nay 4 nhóm sẽ báo cáo dự án của 
nhóm mình. Các em theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm mình và các nhóm khác 
vào phiếu đánh giá. 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Các nhóm lần lượt báo cáo 
sản phẩm 
+ Nhóm 1 
Mời đại diện nhóm 1 lên báo cáo dự án. 
- HS: Nhóm 1 báo cáo sản phẩm dự 
án 1 
- HS: Các bạn trong 3 nhóm còn lại 
đặt câu hỏi. 
* Sản phẩm nhóm 1: 
+ Nhóm 2 báo cáo 
GV: Mời nhóm 2 lên báo cáo dự án. 
- HS: Nhóm 2 báo cáo sản phẩm dự 
án 2. 
* Sản phẩm nhóm 2: 
+ Nhóm 3 báo cáo 
GV: Mời nhóm 3 lên báo cáo dự án. 
- HS: Nhóm 3 báo cáo sản phẩm dự 
án 3. Mời cô và các bạn theo dõi và 
đóng góp ý kiến. 
* Sản phẩm nhóm 3: 
+ Nhóm 4 báo cáo 
GV: Mời nhóm 4 lên báo cáo dự án. 
- HS: Nhóm 4 báo cáo sản phẩm dự 
án 4. Mời cô và các bạn theo dõi và 
đóng góp ý kiến. 
* Sản phẩm nhóm 4: 
Hoạt động 2: Thảo luận, đánh giá các dự 
án của các nhóm. 
GV: Theo dõi,nhận xét đánh giá tổng 
hợp kiến thức 
HS: Học sinh các nhóm lần lượt 
đặtcâu hỏi, đồng thời đóng góp ý 
kiến. 
HS: Đại diện 4 nhóm trả lời. 
Sản phẩm các nhóm: 
39 
* Nhóm 1: Xôi ngũ sắc 
40 
* Nhóm 2: Thạch rau câu 
* Nhóm 3: Bánh trôi nước 
41 
* Nhóm 4: Bánh bao nhiều màu 
- Kiểm tra kiến thức vận dụng 15 phút cuối giờ bằng câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh nước bắp cải tím? 
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D.KCl. 
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm nước bắp cải tím hóa đỏ? 
A. HCl. B. K2SO4. 
C. KOH. D.NaCl. 
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu nước bắp cải tím? 
A. HCl. B. Na2SO4. C. Ba(OH)2. D.HClO4. 
Câu 4: Làm thí nghiệm với bộ dụng cụ như hình. Nếu cốc có chứa 1 trong những 
chất sau đây, thì trường hợp nào đèn sáng? 
A. Nước nguyên chất 
B. NaCl rắn khan 
C. Dung dịch NaCl 
D. Dung dịch saccarozơ trong nước 
42 
Câu 5 : Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 chất khí khác nhau trong số các chất khí HCl, 
NH3, N2 và SO2. Các ống nghiệm được úp ngược trên các chậu đựng nước như hình bên. 
Chất A, B, C, D lần lượt là? 
A. HCl, NH3, N2 và SO2 
B. NH3, N2, SO2 và HCl 
C. N2, SO2, HCl và NH3 
D. N2, SO2, NH3 và HCl 
Câu 6: Dung dịch KOH 10-3 có pH bằng(bỏ qua sự điện li của H2O) là 
A. 3 B. 10 
C. 4 D. 11. 
Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là 
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. 
C. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ. 
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. 
D. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. 
Câu 8: Theo thuyết A-re-ni-ut chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính 
A. Fe(OH)2. B. Al(OH)3. C. Ba(OH)2. D. KOH. 
Câu 9: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước 
thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? 
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-]. 
C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M. 
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4 M và HNO3 0,6M vào 
800 ml dd Ba(OH)2 0,125M. Tính pH của dd sau phản ứng. 
A. 7. B. 6. C.10 D. 12 
3.4. Đánh giá kết quả dạy học 
3.4.1. Đánh giá chung 
Sau quá trình áp dụng đề tài “Phát tiển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng 
cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly lớp 11 THPT” đã mang 
lại những kết quả nhất định. Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với các đồng nghiệp 
ở các trường như THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu – Hoàng Mai chúng tôi nhận thấy 
quá trình dạy học chương này chỉ dành một lượng thời gian ngắn dạy lí thuyết còn 
lại dành thời gian chủ yếu vào các thí nghiệm. Với các thí nghiệm dễ làm, dễ quan 
sát hiện tượng đặc biệt gần gũi với thực tiễngiúp các em tự tin hơn trong việc tiếp 
nhận tri thức, thích thú và đam mê hơn với môn học. Cụ thể: 
43 
- Tính mới, sáng tạo: Thí nghiệm thực tiễn là thí nghiệm hóa học có sử dụng 
dụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày của con người và thiết lập được mối 
liên hệ giữa kiến thức khoa học hóa học với thực tiễn cuộc sống. Đề tài đã thực hiện 
nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền 
với gia đình và xã hội”, đề tài đã tìm ra một hướng đi mới trong chương trình giảng 
dạy THPT phù hợp với sự đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong thời gian tới. 
- Về hiệu quả kinh tế: Đề tài có giá trị lớn (không thể tính được bằng tiền) 
trong chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy 
học, đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn 
cuộc sống, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào 
giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học với thực 
tiễn cuộc sống; góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh. 
- Về hiệu quả xã hội: Đề tài đã tạo hiệu ứng tốt cho việc dạy của giáo viên 
và việc học của học sinh. Đã tạo hứng thú, kích thích tinh thần tìm tòi, học hỏi, 
sáng tạo trong dạy, học Hoá học, đồng thời tạo điều kiện học sinh vận dụng kiến 
thức, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành phẩm chất, 
phát huy tính chủ động, sáng tạo. 
Đề tài áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh THPT. Học sinh có thể dựa 
vào kết quả của đề tài để tìm hiểu tự học, tự sáng tạo để phục vụ cho nhu cầu của 
mình. 
3.4.2. Kết quả đánh giá cụ thể từng HS 
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng 
được phân tích theo điểm số như sau: 
 Lớp TN(11A1) 
(Sĩ số: 42) 
ĐC(11A2) 
(Sĩ số: 40) Phân loại theo điểm 
Điểm trung bình 7,22 điểm 6,05 điểm 
Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 95,24% 80,63% 
Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 7 (37,5%) 6 (31,48%) 
Tỷ lệ điểm dưới trung bình (<5 điểm) 4,76% 20,00% 
Tỷ lệ điểm trung bình (5; 6 điểm) 21,43% 47,50% 
Tỷ lệ điểm khá (7; 8 điểm) 54,76% 30,00% 
Tỷ lệ điểm giỏi (9, 10 điểm) 19,05% 2,50% 
Sự chênh lệch ở HS đạt điểm trên 8 ở các lớp bằng hoạt động dạy học thực 
hành và các lớp dạy bằng phương pháp dạy học khác, cho thấy các lớp bằng thí 
nghiệm thực tiễn có tỷ lệ cao hơn hẳn. Với phương pháp dạy học gắn với các thí 
44 
nghiệm thực tiễn, Học sinh đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối 
hợp với nhau trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ 
được ghi nhớ tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn 
các nguồn thông tin, sự hiểu biết Học sinh không chỉ giới hạn SGK mà nắm bắt kịp 
thời các kiến thức thực tiễn mới. Điều này chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp 
dụng phương pháp này vào thực tế dạy học. 
3.5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. 
Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành 
giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy theo nguyên lí: Học đi đôi với 
hành, gắn lí thuyết với thực tiễn. 
Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả với môn Hóa học ở các trường THPT 
trên địa bàn Quỳnh Lưu, Nghệ An: Tôi áp dụng ở lớp 11A2, đồng chí Hồ Thị Lê 
áp dụng lớp 11A1. Ngoài ra sáng kiến còn được cô Ngô Thị Hoan áp dụng tại lớp 
11A1, trường THPT Hoàng Mai 2; thầy Phan Hoài Thanh áp dụng tại lớp 11A2, 
trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Sáng kiến hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều 
trường học phổ thông khác. Tuy nhiên GV cần quan tâm, động viên, giúp đỡ HS 
trong quá trình thực hiện dự án, để đảm bảo các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao. 
45 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã chứng minh được 
tính khả thi và hiệu quả của dạy học môn Hóa học bằng hình thức tổ chức các thí 
nghiệm liên quan đến thực tiễn. Nâng cao được chất lượng dạy học, nâng cao hứng 
thú học tập, bồi dưỡng năng lực vận dụng thực tiễn cho học sinh, góp phần đổi mới 
giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học và phân luồng 
định hướng nghề nghiệp. 
Qua sáng kiến, tôi đã giúp HS hiểu biết được một số vấn đề liên quan đến 
thực tế cuộc sống: Vấn đề xác định môi trường của các chất bằng những vật liệu 
đơn giản, dễ kiếm. Giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức hóa học, 
biết sử dụng các sản phẩm an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, vận dụng các kiến thức đã 
học để tạo ra sản phẩm có nhiều ứng dụng trong thực tế. 
Tuy nhiên, khi thực hiện dự án tôi nhận thấy bên cạnh những ưu điểm trên 
cũng gặp những khó khăn: Tốn nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp vì học sinh còn 
phải học nhiều môn khác. Do đó, tôi đề xuất chỉ nên chọn những nội dung mang 
tính thực tế gần gũi và nổi bật để tổ chức, phải vừa sức và phù hợp với thời gian 
học tập của HS, tránh được sự nhàm chán khi thực hiện dự án. 
Hướng phát triển của đề tài: Có thể áp dụng cơ sở lý luận để triển khai cho 
các nội dung khác như: Hợp chất của cacbon (Tạo CO2 từ giấm ăn và soda, tạo 
CO2 từ vỏ trứng và giấm ăn, tạo bình chữa cháy mini), bài Clo ở lớp 10 (Điều 
chế nước javen bằng bình điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn), 
Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng 
lực bản thân có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được 
đón nhận những góp ý bổ ích của giám khảo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài càng 
có ý nghĩa thiết thực hơn. 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ 
thông, Môn Hóa Học, Tài liệu tập huấn. 
2. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học tích cực. NXB Giáo dục. 
3. Trần Văn Thành (2011), “Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học 
dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 261. 
4. Sách Hoá học Lớp 11 (2000), NXB GD HN 
5. Sách Bài tập Hoá học Lớp 11 (2000), NXB GD HN 
4. Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, Báo giáo dục thời 
đại. 
5. Thí nghiệm gắn với thực tiễn, mạng internet 
6. Mạng internet. 
47 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do lựa chọn đề tài 
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
III. Mục đích nghiên cứu 
IV. Những đóng góp của đề tài 
1 
2 
2 
2 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 
1.1. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống 
1.2. Vai trò của thực hành thí nghiệm 
1.3. Rèn luyện kĩ năng cho giáo viên và học sinh qua thực 
hành thí nghiệm 
1.4. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm 
1.5. Nội dung thực hành gắn với thực tiễn 
1.6. Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 
2.1. Về thực trạng dạy và học sử dụng thí nghiệm gắn với 
thực tiễn cuộc sống 
2. 2. Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
3.1. Đề xuất giải pháp 
3.2. Tổ chức thực hiện 
3.3. Thiết kế giáo án có sử dụng thí nghiệm thực tiễn 
3.4. Đánh giá kết quả dạy học 
3.5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh 
nghiệm. 
3 
3 
3 
4 
5 
5 
6 
7 
7 
11 
12 
12 
13 
28 
39 
41 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 42 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_ki_nang_cho_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan