SKKN Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh Lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online

1.4.2. Nội dung điều tra

 Tiến hành thăm dò, điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong việc phát triển NLTH của HS đối với môn Hóa học.

1.4.3. Đối tượng điều tra

 - HS trường THPT Nguyễn Đức Mậu.

 - Để thuận lợi cho điều tra và thu nhận kết quả, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho HS đồng thời kết hợp với công cụ “Biểu mẫu” của Google Drive để điều tra. Sau đó, sử dụng các hàm thống kê trong Excel để xử lí kết quả.

1.4.4. Phương pháp điều tra

 - Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với HS.

 - Dự giờ thăm lớp một số tiết học.

 - Sử dụng phiếu điều tra đối với HS. Phiếu khảo sát cấu trúc gồm hai phần:

 Phần 1. Thông tin chung

 Phần 2. Các câu hỏi liên quan đến việc ứng dụng CNTT và phát triển NLTH cho HS

1.4.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra

 Để tìm hiểu về thực trạng ứng dụng CNTT trong việc phát triển NLTH của HS hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra 352 HS thuộc khối 10 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua phiếu điều tra và biểu mẫu của Google Drive ở trên các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook trong năm học 2019 - 2020. Phiếu điều tra và kết quả điều tra được trình bày trong Phụ lục 1.1 và Phụ lục 2.1 Qua số liệu thu được đưa ra một số kết quả:

 Tất cả các HS đều có các hệ thống máy tính và điện thoại thông minh có kết nối internet

 

docx41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh Lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung học tập theo nhu cầu của bản thân và định hướng của GV để tiến hành TH và tự đánh giá NL của bản thân.
Hình 2.3. Menu ngang
Hình 2.4. Menu box 
2.2.3. Giao diện theo nội dung bài học
	Tại giao diện này, HS tiến hành lựa chọn các nội dung cần cho quá trình TH. Trong nội dung này, chúng tôi đề xuất xây dựng theo trình tự các chuyên đề học tập trước khi tự đánh giá thông qua trắc nghiệm khách quan.
Hình 2.5. Giao diện theo nội dung bài học
2.2.4. Giao diện phần trắc nghiệm khách quan
	Tại giao diện này, trước khi vào làm trắc nghiệm thì HS cần phải tiến hành khai báo thông tin cá nhân (đăng nhập) trước khi vào làm bài nhằm mục đích tăng tính tương tác và theo dõi sự tiến bộ của HS thông qua điểm số làm bài. Mỗi bước, mỗi nội dung mà HS tự học đó sẽ báo về cho GV để GV nắm bắt quá trình TH của HS và sự tiến bộ đề có định hướng đúng đắn hơn cho HS.
 Hình 2.6. Giao diện khai báo thông tin trước khi làm trắc nghiệm
Hình 2.7. Giao diện làm trắc nghiệm
Hình 2.8. Giao diện kết quả làm trắc nghiệm
2.3. Đề xuất các bước sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm online để phát triển năng lực tự học
	Để có thể rèn luyện và phát triển NLTH cho HS thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online, trước hết cần tạo dựng cho HS nắm chắc các kiến thức cơ bản về nội dung học tập theo chương trình Hóa học THPT, tạo điều kiện cho HS dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt các phương pháp giải toán căn bản trước khi áp dụng vào các bài tập thực nghiệm và từ đó HS có thể tự kiểm tra NL học tập của bản thân thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm, Như vậy việc xây dựng một tài liệu điện tử có nội dung các kiến thức cơ bản, các phương pháp giải toán và đặc biệt HS có thể tự kiểm tra NL học tập thông qua hệ thống câu hỏi liên quan đến các nội dung học tập phù hợp với chương trình hóa học phổ thông là cần thiết.
	Website được xây dựng với trọng tâm là hệ thống bài tập trắc nghiệm có thể được sử dụng ở cả 03 hình thức: trước, trong và sau khi lên lớp.
2.3.1. Sử dụng trước khi lên lớp
	Theo hình thức này, website sẽ hỗ trợ cho HS tiến hành TH bài ở nhà. Hoạt động TH trước khi tiến hành học tập, nghiên cứu bài mới trên lớp sẽ giúp HS:
	- Tự hình thành cho mình những kiến thức cơ bản theo nội dung học tập.
	- Tự nắm bắt được những định hướng và tự rèn kỹ năng về giải toán.
	Với hình thức này, chúng tôi đề xuất 4 bước mà HS có thể tiến hành TH trước khi lên lớp.
	Bước 1. Nghiên cứu nội dung kiến thức cơ bản có trong website
	HS sử dụng website để TH nội dung bài học mới trong thư mục “Kiến thức lí thuyết” để từ đó nắm bắt nội dung bài học chuẩn bị được tiến hành trên lớp. 
Hình 2.9. Giao diện kiến thức lí thuyết bài nitơ
Bước 2. Tự học các bài học thông qua hệ thống các bài giảng, video bài giảng có trong thư mục “Bài giảng điện tử”
Bước 3. Nghiên cứu nội dung các dạng toán thông qua thư mục “Định hướng bài tập”
HS TH nội dung về các dạng toán và định hướng, hướng dẫn giải toán trong “Định hướng bài tập” để từ đó nắm bắt nội dung các dạng toán, phương pháp giải các dạng toán tương ứng với nội dung kiến thức cơ bản mà HS đã tự tiến hành nghiên cứu trước đó. 
Hình 2.10. Giao diện“Định hướng bài tập”
	Bước 4. Tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng TH thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online có trên nền tảng của website trong thư mục “Trắc nghiệm online”. Quá trình này, HS cần phải khai báo thông tin cá nhân cơ bản nhất như “họ và tên, lớp” để lưu trữ và đồng thời kết nối với chính GV, admin. Thông qua đó có sự đối sánh sự tiến bộ của cá nhân mỗi HS và nhóm HS. Quá trình này HS có thể tiến hành làm đi làm lại nhiều lượt nhằm tăng khả năng ghi nhớ và kỹ năng làm trắc nghiệm cho bản thân.
	Trong quá trình làm trắc nghiệm của mỗi nội dung, đồng hồ đếm người sẽ kích hoạt và hiện thỉ nhằm quản lí thời gian làm bài của HS trong giới hạn cho phép của mỗi đề trắc nghiệm.
	Khi kết thúc làm trắc nghiệm, HS sẽ nắm bắt được điểm số và thời gian thực hiện bài trắc nghiệm của mình, đồng thời có thể xem lại các nội dung đã làm - những câu đúng và câu sai, với câu sai thì đáp án nào mới là đáp án đúng - để từ đó tự rút ra bài học cho bản thân cho những lần làm trắc nghiệm tiếp theo.
2.3.2. Sử dụng trong khi lên lớp
	Đây là một trong những ưu điểm nhưng không phải trường phổ thông nào cũng có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng được cho nhu cầu học tập của HS. Theo hình thức này, website sẽ hỗ trợ cho HS:
- Nhanh chóng tra cứu kiến thức cơ bản như là một sách giáo khoa đã được số hoá và nhiều kiến thức lí thuyết khác mà các tài liệu giáo khoa phổ thông hiện nay không thể đáp ứng được;
	- Giảm thiểu thời gian tìm kiếm nội dung học tập ở các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo cũng như phân loại và xác thực tính đúng đắn ở các trang mạng đang có;
	- Rèn kỹ năng giải toán dưới dạng vận dụng sau khi đã nắm bắt được nội dung học tập mà GV đã truyền thụ cho HS.
	Ngoài ra, website còn hỗ trợ cho chính các GV ngoài việc xem website như là một tài liệu tham khảo điện tử thì còn trợ giúp cho GV quản lí NL học tập của HS thông qua kết quả các bài tập trắc nghiệm và đặc biệt là các bài kiểm tra định kì, giảm thiểu thời gian chấm bài kiểm tra của HS.
	Như vậy, ưu điểm lớn nhất của hình thức này thường diễn ra trong các tiết ôn tập, luyện tập và kiểm tra.
	Với hình thức này, chúng tôi đề xuất 4 bước mà GV cũng như HS có thể tiến hành TH trong khi lên lớp ở tiết ôn tập và luyện tập.
	Bước 1. Kiểm tra kiến thức và NLTH của HS ở nhà - kiểm tra bài cũ
	GV có thể sử dụng bộ đề trắc nghiệm mà GV đã chuẩn bị hoặc có trong website cho HS để kiểm tra NLTH trước khi đi vào nội dung bài học mới với trọng tâm nội dung cơ bản của bài học đã học trước đó.
	Bước 2. Giới thiệu các dạng toán định lượng cơ bản
	GV củng cố lại lí thuyết, giới thiệu, hướng dẫn các dạng toán cơ bản và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý cho HS trong các trường hợp giải nhanh vận dụng vào các bài tập trắc nghiệm.
	Bước 3. Thảo luận nhóm để cùng nhau giải các bài toán định lượng trong phần “Bài tập tự luyện” đã chuẩn bị sẵn hoặc có trong website.
Bước 4. Củng cố bài học. GV tiến hành kiểm tra kết quả mà HS lĩnh hội được trong tiết học bằng cách GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm theo nội dung bài học.
	Đối với các tiết kiểm tra, chúng tôi đề xuất 4 bước mà GV có thể tiến hành đánh giá NL học tập của HS
	Bước 1. Chuẩn bị bài kiểm tra của GV
	GV chuẩn bị bài kiểm tra theo ma trận đề của đơn vị mình trên nền tảng của Web Form để nhúng vào website.
	Bước 2. Chuẩn bị trang thiết bị hệ thống máy tính sử dụng phải được kết nối mạng internet. 
	Bước 3. Tiến hành giờ kiểm tra
	GV tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trên hệ thống máy tính đã được chuẩn bị trước đó trong thời gian tiết học.
	Bước 4. Trích xuất điểm kiểm tra
	GV tiến hành trích xuất điểm kiểm tra của HS từ bảng điểm của gsheet được tạo ra tự động từ web form mà mình sử dụng. Với HS, sau khi click vào nút nạp bài thì cũng đã biết được điểm số của mình giống như tự làm trắc nghiệm ở nhà.
2.3.3. Sử dụng sau khi lên lớp
	Quá trình TH sau khi lên lớp là quá trình HS tự ôn tập củng cố và kiểm tra kiến thức, kỹ năng học tập của mình sau khi đã tiếp cận, nắm bắt nội dung bài học ở trên lớp. Quá trình này ở các trường THPT thường diễn ra tại nhà vì sau môn học này lại chuyển tiếp sang môn học tiếp theo, như vậy sẽ không đảm bảo được cho HS cả về thời gian lẫn trí lực để tiến hành TH nội dung vừa mới học xong trong vòng 05 phút nghỉ giải lao.
	Với hình thức này, chúng tôi đề xuất các bước TH như ở hình thức TH trước khi lên lớp, đối với những HS khá giỏi có thể tiến hành thẳng vào các nội dung các bài trắc nghiệm và dùng chính nội dung của các bài trắc nghiệm để tự ôn tập kiến thức trọng tâm cho bản thân.
2.4. Phân loại hệ thống bài tập trắc nghiệm
	Hệ thống bài tập trắc nghiệm được xây dựng theo hệ thống nội dung bài học của từng bài, từng chương của chương trình hoá học hiện hành. Mỗi nội dung bài học được chúng tôi xây dựng từ các câu hỏi định tính đến câu hỏi định lượng với 4 mức độ từ biết cho đến vận dụng cao.
	Hệ thống câu hỏi định lượng được phân loại theo các dạng cơ bản mà HS cần nắm bắt được phát triển NL của bản thân.
Hình 2.11. Phân loại nội dung“trắc nghiệm onlien” chương sự điện li
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
	Trên cơ sở những nội dung đã đề cập ở các chương trước, chúng tôi tiến hành TNSP nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu, cụ thể là:
	- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra trong;
	- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học online cho HS lớp 11 trong việc phát triển NLTH của HS đã được xây dựng trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học các kết quả định tính, định lượng thu được trong quá trình thực nghiệm (TN) và khảo sát. 
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
	Với mục đích TNSP như trên, chúng tôi đã xác định nhiệm vụ TNSP gồm:
	Nhiệm vụ 1. Đánh giá hiệu quả, tính khả thi của hệ thống bài tập trắc nghiệm online;
	Nhiệm vụ 2. Đánh giá tác động của hệ thống bài tập trắc nghiệm online trong việc hỗ trợ phát triển NLTH hóa học cho HS.
3.3. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm
	- Đối với tất cả các HS học theo chương trình hóa học cơ bản mà GV giảng dạy, tự ý thức học tập ôn luyện và rèn kỹ năng thông qua hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập hiện hành. Tùy thuộc trình độ và NLTH của mỗi HS mà có thể tiến hành tham khảo và TH theo các nguồn tham khảo hiện có trên thị trường hoặc trong website được giới thiệu trong đề tài tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và NLTH của mỗi HS.
	- Ngoài ra, ở lớp TN, HS còn được TH và tự đánh giá thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online có trong website ngoài các nguồn tài liệu tham khảo sẵn có của HS.
	- Lựa chọn các lớp TN và lớp đối chứng (ĐC) phải đạt yêu cầu tương đương về các mặt:
	+ Tổng số HS của một lớp, độ tuổi.
	+ Thực hiện khảo sát dựa trên các yếu tố không đổi như: thời lượng dạy học hóa học, mục tiêu, nội dung và GV dạy hóa học. Kiểm tra theo hướng: chung một đề kiểm tra và chung nội dung phiếu tự đánh giá. Nội dung đề kiểm tra là những bài tập hóa học dựa trên thực tế của trường thực nghiệm và được tổ bộ môn xây dựng thông qua ma trận đề kiểm tra phù hợp mức độ nhận thức, có tính chất phát triển tư duy và định hướng phát triển NL HS, rèn luyện các kiến thức kỹ năng thực hành hóa học.
Bảng 3.1. Danh sách lớp, số HS tham gia TNSP 
Loại lớp
Mã loại
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp
số HS
Lớp
số HS
Lớp học có tiết học tự chọn môn hoá
Loại 1
11A3
40
11A1
40
Lớp học không có tiết học tự chọn môn hoá
Loại 2
11A9
40
11A10
44
	- Kết quả TN được đánh giá trên cơ sở về các mặt:
	+ NL học tập trước TN sư phạm được đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra đánh giá chất lượng (Phụ lục 3.1 và ).
	+ NL học tập sau TN sư phạm được đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra NL trước khi kết thúc kết thúc học kì I (Phụ lục 3.2; phụ lục 3.3 và ) của HS.
3.4. Phân tích, xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đánh giá định tính
	Sau khi kết thúc đợt TNSP chúng tôi cho HS nhận xét về website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online đã sử dụng thông qua phiếu khảo sát HS (Phụ lục 1.2). Kết quả đánh giá của HS được tổng hợp và xử lí theo số lượt và phần trăm khảo sát số HS đánh giá cho mỗi mức độ (Phụ lục 2.2).
	Kết quả đánh giá của HS về được thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đánh giá của HS về website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online
TIÊU CHÍ
MỨC ĐỘ (%)
Điểm 
trung bình
1
2
3
4
1. Bố cục của website được sắp xếp hợp lí, khoa học, nhất quán về cách trình bày.
-
-
10.00
90.00
3.90
2. Giao diện website gần gũi, dễ sử dụng.
-
-
-
100.00
4.00
3. Dễ dàng tra cứu các thông tin có trong website
-
2.50
10.00
87.50
3.85
4. Nội dung kiến thức có trong website phù hợp với chương trình hoá học phổ thông
-
15.00
17.50
67.50
3.53
5. Hệ thống bài tập trắc nghiệm hỗ trợ tự học được phân dạng chi tiết
-
-
-
100.00
4.00
6. Thiết bị hỗ trợ sử dụng cho phần trắc nghiệm online đa dạng
-
-
-
100.00
4.00
Phần trăm
-
3.50
7.50
89.00
3.88
(*) Mức độ: [1] Không đồng ý, [2] Không ý kiến, [3] Đồng ý, [4] Rất đồng ý
	Qua Bảng 3.2 cho thấy, hầu hết ý kiến của HS về website và hệ thống bài tập trắc nghiệm đều ở mức đồng ý trở lên, trong đó trung bình các TC có 89,00% đánh giá ở mức độ rất đồng ý chứng tỏ website và hệ thống bài tập trắc nghiệm đã góp phần kích thích hứng thú học tập đối với môn Hoá học. Điểm trung bình các TC đạt 3,88 điểm (tối đa là 4 điểm) đã cho thấy sự ghi nhận rất cao của HS về website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online.
Như vậy, có thể kết luận rằng website TH Hoá học và hệ thống bài tập trắc nghiệm online là đáp ứng tốt yêu cầu theo sự đánh giá của HS. HS đánh giá cao mức độ về TC giao diện phần mềm gần gũi, dể sử dụng, chạy trên mọi máy vi tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng hiện nay.
3.4.2. Đánh giá định lượng 
	- Việc xử lí số liệu TN dựa vào thống kê toán học, thông thường số liệu được trình bày dưới các dạng:
	+ Bảng phân phối tần số, phân phối tần suất;
	+ Dùng đồ thị.
	- Kết quả tổng kết của dạy TN được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo trình tự sau 
	+ Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất tích lũy;
	+ Vẽ biểu đồ tần số, tần suất;
	+ Vẽ đường tích lũy từ bảng phân phối tần suất tích lũy;
	+ Tính các tham số thống kê đặc trưng.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Đánh giá năng lực học tập của học sinh trước thực nghiệm
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra trước TN 
(thống kê từ Phụ lục 4.1)
xi
Số HS đạt điểm xi
% số HS đạt điểm xi
% số HS đạt điểm xi 
trở xuống
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
0-3,5
0
0
0.00
0.00
0.00
0.00
4.0
2
1
2.50
1.19
2.50
1.19
4.5
1
3
1.25
3.57
3.75
4.76
5.0
3
4
3.75
4.76
7.50
9.52
5.5
11
10
13.75
11.90
21.25
21.42
6.0
8
6
10.00
7.14
31.25
28.56
6.5
8
11
10.00
13.10
41.25
41.66
7.0
17
15
21.25
17.86
62.50
59.52
7.5
10
8
12.50
9.52
75.00
69.04
8.0
5
7
6.25
8.33
81.25
77.37
8.5
5
9
6.25
10.71
87.50
88.08
9.0
5
6
6.25
7.14
93.75
95.22
9.5
2
2
2.50
2.38
96.25
97.60
10.0
3
2
3.75
2.38
100.00
100.00
Trung bình 
6.98
7.03
	Rõ ràng ta thấy sự khác nhau về điểm trung bình cộng của hai nhóm ĐC và TN không có ý nghĩa về mặt thống kê, tức là hai nhóm HS được chọn tương đương nhau về mặt học tập trong đó điểm trung bình cộng của lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC.
3.5.2. Kết quả điểm thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC
(Tổng hợp từ Phụ lục 4.2)
xi
Số HS đạt điểm xi
% số HS đạt điểm xi
% số HS đạt điểm xi 
trở xuống
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
0-3,5
0
0
0.00
0.00
0.00
0.00
4.0
0
2
0.00
2.38
0.00
2.38
4.5
0
4
0.00
4.76
0.00
7.14
5.0
2
6
2.50
7.14
2.50
14.28
5.5
9
9
11.25
10.71
13.75
24.99
6.0
4
6
5.00
7.14
18.75
32.13
6.5
8
5
10.00
5.95
28.75
38.08
7.0
4
9
5.00
10.71
33.75
48.79
7.5
11
5
13.75
5.95
47.50
54.74
8.0
7
7
8.75
8.33
56.25
63.07
8.5
0
9
0.00
10.71
56.25
73.78
9.0
11
15
13.75
17.86
70.00
91.64
9.5
9
4
11.25
4.76
81.25
96.40
10.0
15
3
18.75
3.57
100.00
100.00
Trung bình 
7.96
7.26
3.5.3. Phân tích kết quả định lượng thực nghiệm sư phạm
	Từ kết quả xử lí số liệu TNSP (phụ lục 4.1 và 4.1) cho thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp TN cao hơn so với các HS ở các lớp ĐC tương ứng sau khi chịu tác động của đề tài, cụ thể̀:
	- Điểm trung bình chung của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC.
	- Đồ thị đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm cách biệt về bên phải và ở phía dưới so với các lớp ĐC nên có thể khẳng định thành tích học tập của các HS ở các lớp TN cao hơn so với các HS ở các lớp ĐC.
	- Giá trị p giữa lớp TN và lớp ĐC (p < 0,05) cho thấy sự chênh lệch rõ rệt của điểm số sau khi sử dụng website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online của các lớp TN và ĐC không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. 
	- Giá trị ES giữa lớp TN và lớp ĐC khi tra theo bảng Cohen cho thấy quy mô ảnh hưởng của nghiên cứu này ở mức lớn. Trong đó:
	+ Ở nhóm 1, giá trị ES ∈ [0,8;1,00], chứng tỏ sự tác động đã nằm ở ngưỡng lớn.
	+ Ở nhóm 2, giá trị ES ∈ [0,5;0,79], chứng tỏ sự tác động mới nằm ở ngưỡng trung bình.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết luận
	Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm online”, công trình đã có đóng góp về lí luận và thực tiễn trong việc phát triển NLTH hóa học cho HS, đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra và rút ra một số kết luận:
1.1. Về lí luận
	Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về NLTH, làm cơ sở cho việc phát triển NLTH hóa học cho HS ở các trường THPT.
1.2. Về thực tiễn
	- Điều tra thực trạng về ứng dụng CNTT của HS ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu, thông qua phiếu điều tra từ 352 HS. Kết quả điều tra là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp phát triển NLTH hóa học cho HS THPT.
	- Thiết kế website và hệ thống học liệu đặc biệt là hệ thống bài tập trắc nghiệm online nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển NLTH hóa học cho HS lớp 11 trường THPT Nguyễn Đức Mậu (tại địa chỉ sau: https://tracnghiemhoahoconline.blogspot.com/)
	- Đề xuất các bước vận dụng website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online vào quá trình phát triển NLTH hóa học ở cả ba hình thức: trước, trong và sau khi lên lớp.
	- Tiến hành TNSP ở 4 lớp thuộc lớp 11 trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Kết quả đã được xử lí theo phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Từ những kết quả phân tích định tính và định lượng đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng website và hệ thống bài tập trắc nghiệm online vào việc phát triển NLTH hóa học cho HS lớp 11.
2. Khuyến nghị
	Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị:
	- Tiếp tục triển khai nghiên cứu sử dụng website và hệ thống bài tập cho các cấp, bậc học và môn học khác.
	- Các trường THPT cần quan tâm, tạo điều kiện trang bị thêm cơ sở vật chất (hệ thống phòng máy) về các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho quá trình học tập đặc biệt là phát triển NLTH của HS.
3. Hướng phát triển của đề tài sau thực nghiệm
	Sau khi kết thúc TNSP, chúng tôi đã tiếp tục tiến hành phát triển đề tài theo lộ trình:
	- Cập nhật dữ liệu về Hoá học và hệ thống bài tập trắc nghiệm online của học kì 2 lớp 11.
	- Cập nhật dữ liệu về Hoá học và hệ thống bài tập trắc nghiệm online của lớp 10 và lớp 12 (dự kiến vào tháng 5 năm 2021).
	- Phối kết hợp với các môn học khác để tiến hành cập nhật các nội dung tương ứng của các môn ở các khối lớp.
	- Hoàn thiện các nội dung học tập cho các khối lớp trước khi bắt đầu học kì 1 năm học 2021 – 2022.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_mon_hoa_hoc_cho_hoc_sinh_lop.docx
Sáng Kiến Liên Quan