SKKN Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh Lớp 6 qua việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

Nội dung sáng kiến

3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

- Sáng kiến đã tập trung giúp giáo viên và học sinh thấy rõ được tầm quan trọng của năng lực sử dụng từ ngữ trong quá trình dạy học văn bản điều này thường bị coi nhẹ trong cấu trúc chương trình hiện hành ( chương trình thiên về cung cấp lý thuyết hơn là khả năng thực hành vận dụng)

- Nếu trong chương trình hiện hành việc nhận diện và sửa lỗi dùng từ đến lớp 8 mới được quan tâm và dành số tiết ít ỏi thì sáng kiến này cung cấp một cách có hệ thống các lỗi thường gặp trong quá trình tạo lập văn bản miêu tả và qui trình cũng như biện pháp sửa lỗi sử dụng từ ngữ một cách cụ thể cho từng trường hợp, giúp nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ, từ đó nâng cao chất lượng bài văn miêu tả của HS lớp 6.

3.2 Khả năng áp dụng

- Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến có thể được sử dụng linh hoạt ở các khâu, các phần của bài dạy trong các tiết Ngữ văn đặc biệt trong phân môn tập làm văn ( phần kiến thức về văn miêu tả).

- Áp dụng trong dạy học văn miêu tả ngữ văn 6 và một số tiết ở ngữ văn 8,9. Nó được thực hiện ở trong giờ trả bài tập làm văn, và trong phần luyện tập của các tiết tìm hiểu về văn miêu tả, cách làm, luyện nói, phương pháp tả cảnh, tả người

 

doc25 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh Lớp 6 qua việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhiều lỗi trong cùng một câu để có cách sửa lỗi thích hợp. 
4.2.4. Chữa lỗi.
Thao tác cơ bản được sử dụng để chữa lỗi dùng từ là lựa chọn và thay thế. Do đó cần lựa chọn được từ ngữ thích hợp để thay thế vào vị trí của từ dùng không đúng hoặc không hay. Chữa lỗi phải đảm bảo được nội dung của bài làm. Cũng nên tránh cách chữa làm thay đổi quá nhiều làm khác biệt cả nội dung và cách diễn đạt mà học sinh sử dụng. 
Không nên chọn những câu văn chứa quá nhiều lỗi dùng từ, bởi những câu như vậy sẽ làm cho việc chữa lỗi ở lớp rất phức tạp, khiến cho học sinh khó phát hiện ra nguyên nhân mắc lỗi cũng như khó tìm ra cách chữa.
Có thể nói chữa lỗi dùng từ là một trong những biện pháp có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn luyện kĩ năng dùng từ và nâng cao chất lượng bài văn miêu tả cho HS lớp 6. Giáo viên cần căn cứ vào bài văn miêu tả cụ thể của HS để lựa chọn những lỗi dùng từ cần chữa sao cho phù hợp với HS và đạt kết quả cao nhất. Nên để học sinh đưa ra cách khắc phục hợp lí trước khi giáo viên đưa ra quyết định cuối cùng.
4.3. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH.
	Để việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ của HS trong các bài văn miêu tả đạt hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
4.3.1. Các lỗi được phát hiện và sửa chữa phải chính xác và có dẫn chứng cụ thể. 
 Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chỉ chính xác các lỗi sai trong bài làm của HS bằng mực đỏ. Đồng thời cũng yêu cầu HS ghi lại các từ mà các em đã sử dụng sai trong các bài làm của mình, trao đổi với bạn bè. Việc phát hiện và sửa chữa chính xác, sẽ cho các em những kinh nghiệm bổ ích để không mắc lại ở các bài làm khác.
4.3.2. Giáo viên cần khuyến khích để HS tự phát hiện và chữa lỗi dùng từ của mình. 
Giáo viên có thể chấm bài sớm, trả bài trước để học sinh nghiên cứu lại các lỗi giáo viên đã chỉ ra, tự mình tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa hợp lí. Tự tìm ra lỗi sai của mình sẽ giúp HS nhớ lâu hơn, nếu HS chưa tự mình phát hiện được, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi gợi mở để giúp các em tự tìm ra lỗi trong bài làm của mình. Sau đó sẽ hướng dẫn các em cách chữa và khuyến khích HS có thể tìm thêm các từ khác ngoài từ mà cô giáo đã đề xuất bằng cách tra từ điển để biết ý nghĩa thích hợp.
4.3.3.Không dùng biện pháp phủ định, trách phạt. Đánh giá lỗi sai của các em nên coi trọng lời nhận xét mang tính khích lệ, hơn là điểm số. 
GV cần quan sát bầu không khí của lớp trong tiết trả bài và những phản ứng của các em về lỗi dùng từ và các từ được sửa, tạo cho các em có cơ hội được bộc lộ suy nghĩ để biết rõ hơn vì sao các em lại dùng sai, dùng chưa hay. Không nên nhận xét nặng lời, chì chiết làm các em cảm thấy nặng nề, xấu hổ dẫn đến giờ trả bài thành giờ “ tố lỗi”. Nhận xét cụ thể, chi tiết, thấu tình đạt lí, gợi ý cách chữa hợp lí sẽ làm cho các em “ tâm phục, khẩu phục” . 
Lời nhận xét của giáo viên giúp học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu, chỗ sai, nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa chữa từ đó có kế hoạch tự hoàn thiện rèn kĩ năng dùng từ, làm giàu vốn từ của mình để nâng cao chất lượng bài văn miêu tả như là một kĩ năng sống quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Thực tế các bài viết văn của HS hiện nay rất cần những lời phê thấu tình đạt lí. Nhất là đối với HS lớp 6, các em vừa chập chững bước vào trường THCS, giáo viên chúng ta cần thật mềm dẻo và linh hoạt trong những lời phê của mình để khích lệ sự tiến bộ của HS qua từng bài viết.
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG CẦN LÀM HẠN CHẾ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ
Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ cho HS việc rất quan trọng song quan trọng hơn là làm thế nào để học sinh hạn chế nhất việc mắc lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả nói riêng và trong viết văn nói chung, bởi việc phát hiện và chữa lỗi dù sao cũng là giải pháp tình thế. Qua thực tế đứng lớp, nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi có nhận định rằng: Để viết được những câu văn miêu tả có nghĩa chính xác và giàu hình ảnh, giáo viên cần giúp học sinh được làm quen với từ - hiểu từ và sử dụng được từ - biết lựa chọn và sử dụng từ một cách linh hoạt trong mọi văn cảnh” để thực hiện được điều đó tôi thường sử dụng một số giải pháp sau đây:
4.4.1. Tích cực cung cấp vốn từ cho HS.
Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì người viết văn miêu tả trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích lũy vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: thông qua giao tiếp hằng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo. Giáo viên phải chủ động trang bị cho các em một vốn từ phong phú. Muốn cung cấp vốn từ một cách trọn vẹn, chúng ta cần giải quyết những việc cụ thể sau:
- Lựa chọn và phân bố từ cần cung cấp một cách có cơ sở. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải có tri thức tương đối khá về từ ngữ, luôn rèn luyện trình độ ngôn ngữ để lúc cần thiết có thể tự mình xây dựng những chủ đề phù hợp mà dạy cho học sinh về từ vựng.
- Thông qua các hoạt động dạy – học trong phân môn Tiếng Việt, việc cung cấp vốn từ cho học sinh cần phải được thực hiện triệt để giúp các em tích lũy được một số từ ngữ, biết sử dụng một cách hệ thống theo chủ đề.
4.4.2. Tích cực cung cấp nghĩa của từ:
Để giúp HS hiểu nghĩa của từ chính xác, việc đầu tiên giáo viên phải giúp HS nắm chắc kiến thức về giải nghĩa từ, lấy nghĩa của từ trong Từ điển làm kim chỉ nam. Nhưng trong quá trình giải nghĩa từ, giáo viên không thể máy móc đem toàn bộ các nghĩa đó để giải thích cho học sinh một cách ôm đồm mà phải linh động dựa vào văn cảnh để minh họa cho thích hợp.
Tuy nhiên, người giáo viên cũng cần phải sáng tạo trong việc tận dụng tối đa hiệu suất của đồ dùng dạy học như: mô hình, vật thật, tranh ảnh,  là điều kiện giúp học sinh hiểu nghĩa từ đến nơi đến chốn. Từ các sự vật, hiện tượng cụ thể giải nghĩa từ cho học sinh sẽ dễ dàng hơn rồi sau đó mới nâng cao lên ý nghĩa trừu tượng và tinh tế.
4.4.3. Tăng cường các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng từ và kết hợp từ đúng:
Trong việc trau dồi từ ngữ nghệ thuật, cần thấy cách sử dụng từ chịu sự quy định của mục đích, hoàn cảnh nói năng của phong cách ngôn ngữ nhất định. Nói chung trong phong cách này, hoàn cảnh này thì có nghĩa chính xác, giàu hình ảnh gợi cảm và mang tính nghệ thuật cao nhưng ở một văn cảnh khác thì không thích hợp và thiếu tính nghệ thuật đôi khi không chính xác.
Ví dụ: “ Oai hùng” mà đặt vào ngữ cảnh khi học sinh miêu tả: “Vầng trán cao thể hiện sự oai hùng”. Đó là một sự kết hợp thiếu hình ảnh, thiếu chính xác. Trong ngữ cảnh này ta nên dùng từ “thông minh” để thay thế - “Vầng trán cao biểu lộ sự thông minh”.
 Vốn từ được tích lũy là cơ sở quan trọng trong việc trau dồi ngôn ngữ. Nhưng chỉ có vốn từ phong phú thôi thì chưa đủ để trình bày tốt một văn bản mà còn đòi hỏi khả năng tự chọn kết hợp từ ngữ một cách hợp lí, chính xác. Đồng thời phải rèn luyện và xây dựng một kỹ năng thành thạo trong việc sử dụng từ. Muốn xây dựng kỹ năng này, chúng ta cần hướng dẫn học sinh thường xuyên giải quyết các loại bài tập như sau:
- Dùng từ đặt câu: Tạo cho học sinh huy động vốn từ ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa một câu trọn vẹn theo chủ đề nhất định. Ví dụ: Đặt câu với từng cặp từ sau:
a) Rộng lớn / rộng rãi
b) Đen đúa / đen đủi
c) Thanh bình / thanh nhàn
- Điền từ: Dạng bài tập này nhằm rèn kỹ năng kết hợp từ là hình thức tìm và lựa chọn từ thích hợp để đặt vào ngữ cảnh đó sao cho đúng nghĩa. Ví dụ: Tìm từ thích hợp điền vào dấu () :
a) Dữ dội/ dữ dằn : Gió bắt đầu lên, mặt biển nổi sóng ()
b) Hiền hòa / hiền hậu: Dòng sông() chảy
c) Êm đềm / êm ái : Tuổi học trò trôi qua ()
d) Lạnh lùng / lạnh lẽo: Ngôi nhà hoang thật()
- Thay thế từ: Luyện tập thói quen dùng từ chính xác. Việc thay thế từ đúng đem lại cho học sinh sự chú ý đến sắc thái ngữ nghĩa. Ngoài ra, dạng bài tập này giúp cho học sinh phát hiện và sửa lại những lỗi dựng từ sai về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ : Bài tập: Câu văn sau mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho đúng:
- Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt
- Vầng trán ông tôi trông rất vững chãi. 
Giáo viên căn cứ vào vốn từ ngữ và khả năng ngôn ngữ của học sinh mà xác định từ ngữ trọng tâm để tổ chức cho học sinh tiếp xúc với thực tiễn ngôn ngữ như: đọc sách báo, nghe đài phát thanh. Nói chung, con đường làm giàu vốn từ và sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh đòi hỏi tính chủ động của các em. Do vậy, nhu cầu đọc sách báo, tích luỹ sổ tay từ vựng, ngoài chức năng là trau dồi kiến thức cũng có ý nghĩa quan trọng khác là làm phong phú vốn từ và từng bước giúp các em sử dụng từ đúng ngữ cảnh. 
Có thể minh họa một giáo án tiết trả bài làm văn tả cảnh để thể hiện một số hoạt động cụ thể nhằm phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS lớp 6. 
 II. GIÁO ÁN MINH HOẠ
TIẾT 98: 
TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH
 (Bài viết ở nhà)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp h/sinh: 
1. Kiến thức
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm lý thuyết văn miêu tả - tả cảnh.
2. Kĩ năng
- Luyện kỹ năng miêu tả, dùng từ
3. Thái độ
- Biết tự nhận xét, sửa bài làm của mình và của bạn.
B/ CHUẨN BỊ
- GV chấm bài, nhận xét chi tiết 
- HS xem lại đề bài, lập dàn ý chi tiết
C/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: ( Miễn)
* Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
* Gv chấm bài trước một tuần, nhận xét bài làm của học sinh. Hệ thống các ưu điểm, nhược điểm ( đặc biệt chú ý đến lỗi dùng từ)
* Trả bài trước tiết trả bài 3 ngày để HS tiện theo dõi.
* GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động trả bài trên lớp.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại đề bài đã làm ở tiết 88. 
- Gọi 1 HS xung phong lên bảng lập dàn ý. GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có dàn ý chi tiết, hệ thống.
+ Bài làm đã đủ các phần theo bố cục chưa ?
+ Bài làm có đảm bảo được nội dung chính không ?
+ Bài làm đã tập trung miêu tả làm nổi bật hình ảnh chưa ?
+ Bài làm đã biết sử dụng từ ngữ gợi cảm, đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để xây dựng các hình ảnh chưa ?
? Bài làm còn mắc những lỗi gì? Có bao nhiêu từ dùng chưa chuẩn? Vì sao?
* GV gọi 2-3 học sinh trình bày trả lời.
* GV gọi một số HS tự nhận xét ưu, khuyết điểm của bài viết.
* GV nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm với phần thống kê cụ thể. ( Chỉ nêu tên HS ở những ưu điểm, hạn chế nhắc tên cụ thể ở những khuyết điểm)
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
* HS xem xét nội dung nhận xét của giáo viên, hệ thống lỗi sai, xác định nguyên nhân sai và cách sửa lỗi của cá nhân.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
a. Tìm hiểu bài làm.
- Học sinh đọc lại đề.
Đề bài : Tả lại cảnh đẹp trên quê hương em.
- 1 HS lên bảng lập dàn ý
- H/s tự nhớ lại bài làm của mình để tự nhận xét
(Sau đó h/s trao đổi các vấn đề trên theo nhóm).
* G/v nêu đến khuyết điểm nào, h/s tự phát hiện lỗi qua lời cô phê, h/s lên bảng ghi ra lỗi của mình và tự sửa; Lớp cùng sửa
b. Nhận xét ưu, khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
- Đa số h/s biết xác định đúng thể loại: văn tả cảnh.
- Chọn được đối tượng miêu tả thích hợp: cảnh đẹp trên quê hương.
- Ban đầu đã biết sử dụng từ ngữ gợi cảm để miêu tả, biết xây dựng các hình ảnh so sánh, nhân hoá tạo sự sinh động, hấp dẫn.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, bớt lỗi chính tả.
- Lỗi câu đã giảm đáng kể.
- Bố cục bài viết rõ ràng.
2. Khuyết điểm: 
- Dùng từ chưa hợp lý ( đã hệ thống cụ thể trong bài làm của HS) 
- Chưa có sáng tạo, còn cứng nhắc trong trình bày phần thân bài: Đa số các bài làm, phần thân bài chỉ có một bạn duy nhất, không biết triển khai ý lớn thành đoạn để tạo sự cân xứng cho bài làm.
- Các bài viết hầu hết đều tham tả. Mang tâm lý sợ tả ít sẽ thiếu hình ảnh nên cố gắng đưa vào tả hết mà không chọn lọc xem tả những hình ảnh nào, hình ảnh nào chỉ tả qua, hoặc không cần tả hình ảnh nào.
Chính vì vậy bài văn chưa tạo được nét nổi bật, ấn tượng.
- Một số hình ảnh so sánh, nhân hoá còn gượng ép, chưa đạt hiệu quả nghệ thuật.
- Hiện tượng viết ẩu, viết sai chính tả vẫn tồn tại.
- Vẫn còn lỗi câu.
c. Sửa lỗi:
* GV lấy ví dụ cụ thể trong một số bài làm ( không cần nêu tên HS) tổ chức cho HS cùng phát hiện và sửa.
Các lỗi thường gặp
Ví dụ cụ thể
Cách sửa
Lỗi dùng lặp từ
Cánh đồng lúa chín rất đẹp nên em rất thích. 
Cánh đồng lúa chín thật đẹp nên em rất thích. 
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Vào mùa thu dòng sông chảy thật hiền dịu.
Vào mùa thu dòng sông chảy thật hiền hoà.
Lỗi dùng từ không đúng phong cách 
Dòng sông quê em mùa này đẹp dã man.
Dòng sông quê em mùa này đẹp tuyêt vời.
Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc
Mặt sông phẳng, dòng nước trôi từ từ.
Mặt sông phẳng lặng, dòng nước lững lờ trôi.
* GV đọc 2-3 bài làm tốt, có khả năng dùng từ và diễn đạt hay. Đọc những đoạn tiêu biểu nhất về cách dùng từ sáng tạo để tuyên dương trước lớp.
* Kết quả chung:
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm dưới trung bình
0
21
20
0
	* Phấn đấu bài viết sau sẽ nâng tỷ lệ lượng bài khá giỏi lên cao hơn.
	*. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Tự hoàn thiện bài làm của mình. Tiếp tục sửa các lỗi đã mắc bằng nhiều cách khác nhau.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
 	 Sáng kiến có bố cục ba phần rõ ràng. Nội dung sáng kiến tập trung vào hệ thống các biện pháp phát hiện và sửa lỗi sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 6 trong quá trình làm văn miêu tả. Cụ thể:
* Xác định một số lỗi dùng từ cơ bản và cách chữa
- Lỗi về nghĩa của từ
- Lỗi về kết hợp từ
- Lỗi về dùng thừa từ, lặp từ
- Lỗi dùng từ không đúng phong cách
- Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh và cảm xúc
* Qui trình phát hiện và chữa lỗi
- Thống kê phân loại lỗi dùng từ
- Nắm bắt sát nội dung miêu tả của học sinh
- Tìm ra nguyên nhân sai
- Chữa lỗi
* Một số điểm cần lưu ý
- Các lỗi được sửa phải được nêu chính xác và cụ thể
- Giáo viên cần khuyến khích để học sinh tự phát hiện và sửa lỗi
- Không dùng biện pháp phủ định và trách phạt
* Một số giải pháp quan trọng hạn chế lỗi dùng từ của học sinh
- Tích cực cung cấp vốn từ
- Tích cực cung cấp nghĩa từ
- Tăng cường các dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
Sau một thời gian hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh như đã nói ở trên tôi nhận thấy kết quả đã có chuyển biến tích cực.Đa số học sinh sử dụng từ đúng hơn, lỗi dùng từ đã giảm đi đáng kể so với trước khi thực hiện. Đặc biệt là lỗi lặp từ gần như đã hết, nội dung miêu tả được biểu đạt chính xác và sinh động hơn trước khi các biện pháp trên được áp dụng, chất lượng bài văn miêu tả được nâng lên rõ rệt. Tiến hành khảo sát qua hai đợt với đề văn: Hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em, kết quả thu được như sau:
Cụ thể là:
Kết quả thu được
Trước khi thực hiện phương pháp
Sau khi thực hiện phương pháp
SL
%
SL
%
Lỗi dùng lặp từ
30
81
3
8
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa 
20
54
5
13,5
Lỗi lẫn lộn từ gần âm
25
67
7
18
Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc 
27
71
11
23
Lỗi dùng từ không đúng phong cách 
20
54
3
8
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kết quả khảo
sát bài số1
 (tuần 24)
 28
1
3,6
6
21,4
10
35,7
10
35,7
1
3,6
Kết quả khảo
sát bài số 2
( tuần 29)
 28
6
21,4
11
39,3
9
32,1 
2
7.2
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
6.1. Về nhân lực: 
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo, có vốn từ vựng phong phú và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt trong các tình huống cụ thể. 
- Giáo viên nắm vững chương trình bộ môn, có cái nhìn khái quát về chương trình và khả năng tích hợp giữa các phân môn một cách mềm dẻo.
- Luôn có ý thức sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tôn trọng và coi trọng khả năng độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
 - Học sinh luôn có ý thức rrèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ làm giàu vốn từ bản thân để tạo lập văn bản miêu tả một cách chính xác.
6.2. Về trang thiết bị, kĩ thuật.
- Các tiết học có liên quan đến sửa lỗi phải được soạn chi tiết cụ thể. Tốt nhất nên soạn giáo án trình chiếu. 
- Phòng học được bố trí máy chiếu, camera vật thể, và bảng phụ phục vụ cho việc hệ thống và sửa lỗi.
- Thư viện nhà trường trang bị đầy đủ các từ điển Tiếng Việt, từ điển ngữ nghĩa Tiếng Việt phục vụ cho việc tra cứu nghĩa từ của giáo viên và học sinh. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN
Chương trình Ngữ văn 6, thời gian dành cho việc phát triển năng lực dùng từ học sinh rất ít . Các em chưa thực sự có thời gian nhiều cho việc vận dụng từ ngữ trong thực tế làm bài. Hơn nữa ý thức tự giác trong việc thực hành sử dụng từ ngữ ở học sinh chưa cao. Mặt khác một số giáo viên Ngữ Văn thường coi nhẹ, lơ là trong việc uốn nắn lỗi dùng từ ngữ trong bài làm của học sinh, chính vì vậy việc sửa chữa khắc phục những lỗi sai thường ít có kết quả.
Từ ngữ Tiếng Việt là kho tàng ngôn ngữ quí giá của ông cha, biết sử dụng từ ngữ chuẩn xác, tiến đến sử dụng lời hay ý đẹp, lời ít ý nhiều hàm xúc, đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất là mục tiêu hàng đầu của việc dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS . Kĩ năng dùng từ có mối quan hệ mật thiết với kĩ năng miêu tả, đó là một trong những yếu tố quyết định chất lượng bài văn miêu tả của học sinh. Vì vậy học sinh đang học trong nhà trường cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ quí giá này, trau dồi từ chính các bài làm văn trên lớp, ở ngay kĩ năng miêu tả các đối tượng quanh mình. 
Muốn vậy ngoài việc học sinh có ý thức trang bị cho mình vốn từ ngữ cần thiết để sử dụng trong giao tiếp cũng như trong việc tạo lập văn bản, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cần phải định hướng và trang bị cho các em những cách giao tiếp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong việc tiếp thu các kiến thức sách vở để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chính vì vậy việc học tập tìm hiểu từ ngữ Tiếng Việt và hướng dẫn học sinh tìm hiểu tích luỹ vốn từ ngữ là một việc cấp thiết trong việc dạy- học Ngữ văn ở nhà trường nói chung- THCS nói riêng nhất là đối với học sinh lớp 6. 
 	Phát hiện và chữa lỗi dùng từ là công việc cần được giáo viên thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học qua các bài làm văn của học sinh, đặc biệt là bài văn miêu tả. Đó là biện pháp tích cực tạo cho các em có lòng ham mê, thói quen sử dụng và sử dụng tốt từ ngữ Tiếng Việt. Đó cũng là mục tiêu và trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ta trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. KIẾN NGHỊ
 1. Về phía giáo viên
* Để thực hiện việc rèn và chữa lỗi cho học sinh có kết quả mỗi giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng cần phải:
- Phải thực sự hiểu được tầm quan trọng của văn miêu tả và việc sửa chữa lỗi dùng từ cho học sinh.
- Phải có ý thức để hướng dẫn học sinh rèn luyện việc dùng từ. Nên đề xuất với chuyên môn tăng cường thời gian cho các tiết rèn kĩ năng dùng từ để tạo lập văn bản, nhất là văn miêu tả ( tiết tự chọn, hoặc tiết học phụ đạo)
- Bản thân giáo viên phải là tấm gương sáng trong việc dùng từ khi nói và viết.
 2. Về phía học sinh
* Để thực hiện việc rèn và chữa lỗi cho học sinh có kết quả mỗi học sinh lớp 6 nói chung, học sinh THCS nói riêng cần phải: 
- Phải thực sự hiểu được tầm quan trọng của văn miêu tả và mối quan hệ chặt chẽ giữa kĩ năng dùng từ và kĩ năng miêu tả.
- Phải có ý thức để dùng từ cho đúng để miêu tả cho chính xác và sinh động .
- Bản thân tuân thủ những hướng dẫn của thày cô trong việc sử chữa lỗi dùng từ.
	Những điều nêu trên là kết quả nghiên cứu bước đầu của tôi, việc để xuất các biện pháp nhằm phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS lớp 6, cũng như những biện pháp để hạn chế lỗi dùng từ của các em nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS THCS, nâng cao chất lượng bài văn miêu tả từ đó giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; mong tiếp tục sẽ được trao đổi, nghiên cứu cùng các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cám ơn!
 * TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề dạy - học Tiếng Việt trong nhà trường- NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Một số kiến thức và bài tập nâng cao ngữ văn 6 - NXB Giáo dục
3. Dạy học tập tập làm văn ở THCS - NXB Giáo dục.
4.Tạp chí giáo dục số 112 tháng 6/2007
5. Sách giáo viên Ngữ văn 6 - tập 2- NXB Giáo dục.
6. Một số vấn đề đổi mới PPDH - NXB Giáo dục.
7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Bộ Giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_su_dung_tu_ngu_cho_hoc_sinh_lop_6_q.doc
Sáng Kiến Liên Quan