Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6

Môn Ngữ văn trong nhà trường là một mụn học cú tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tỡnh cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh (HS). Đồng thời là mụn học thuộc nhúm cụng cụ, môn văn cũn thể hiện quan hệ với cỏc mụn học khỏc. Học tốt môn văn sẽ hỗ trợ cho các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khỏc nhau trong việc dạy và học môn Ngữ Văn; phỏt huy cao nhất tớnh tớch cực của HS từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Kiểu bài mà HS cần tạo lập trong khi học chương trỡnh Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) là khỏ nhiều, trong đú cú kiểu bài miờu tả, đõy là một trong hai kiểu bài HS được học ở lớp 6 (lớp đầu cấp THCS), một kiểu bài khỏ quan trọng. Bởi vỡ khi tạo lập kiểu văn bản này đũi hỏi HS phải cú sự quan sỏt, cú trớ tưởng tượng, liờn tưởng phong phỳ; phải biết thể hiện cảm xỳc, sự đỏnh giỏ của mỡnh đối với sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,. nhằm làm cho những cỏi được miờu tả hiện ra một cỏch cụ thể sống động như vốn cú trong đời sống.

Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tụi nhận thấy kĩ năng làm bài văn của HS cũn hạn chế, bài làm của cỏc em về kiểu bài miờu tả núi chung, miờu tả cảnh núi riờng chưa cú chất lượng cao, thiếu nột riờng, thiếu sự sỏng tạo cần cú. Vỡ vậy, việc rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho HS lớp 6 là rất cần thiết và quan trọng, giúp các em có kĩ năng viết tốt một bài văn theo yờu cầu.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả cảnh mùa xuân: “Cảm ơn mùa xuân! Cảm ơn những điều kì diệu mà đất trời đã ban tặng cho thiên nhiên và con người”
Hay KB bài cho đề miêu tả cảnh mùa thu trên quê hương như sau: “Chiều thu- quê hương ơi! Hồn tôi như hoá thành tiếng sáo trúc nâng trên môi chú bé mục đồng và hình như thu đang dạo lên khúc nhạc đồng quê; những tiếng lao xao rất nhẹ, rất êm. Chiều nay quả là một buổi chiều sâu lắng dìu dịu, nó sẽ in đậm mãi trong ký ức tuổi thơ tôi”.
Trên cơ sở hướng dẫn của tôi, các em đã viết được những phần MB và KB khá ấn tượng. Chẳng hạn với đề bài: “Tả cảnh một buổi sáng mùa đông” em Lê Minh Châu lớp 6A đã viết phần MB như sau: “Khi trời dần bớt nắng vàng, gió thu không còn mơn man nhẹ thổi và mặt trời thường ngủ sau những đám mây sẫm màu, đó là lúc mùa đông vừa gõ cửa. Đông đang về trên quê hương em!”
Theo tôi đó là một cách MB khá ấn tượng, vừa đảm bảo những yêu cầu cần phải có của phần MB, vừa giới thiệu được khoảnh khắc giao mùa với cách dẫn dắt khéo léo đồng thời nêu bật được cảm xúc của người viết.
Hay với đề bài “Tả cảnh dòng sông quê hương” em Vũ Huy Hùng lớp 6C đã viết một KB ngắn gọn nhưng sáng tạo và cảm xúc “Ôi! Dòng sông quê hương! Dòng sông luôn luôn chảy, luôn luôn đầy ắp kỷ niệm và mênh mang trong sâu thẳm nỗi nhớ, trong tâm hồn non trẻ của tôi”.
Sau khi hướng dẫn HS: Cách tìm ý cho bài văn tả cảnh; rèn kỹ năng diễn đạt; rèn kỹ năng dựng đoạn; luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn; luyện viết MB và KB cho bài văn tả cảnh. Tôi yêu cầu HS lập dàn ý, viết bài làm văn tả cảnh hoàn chỉnh. 
2.2.4. Bước 4: Đọc và kiểm tra lại bài viết
Bước này, tôi chú ý rèn luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói cho HS; đồng thời rèn thói quen, tính cẩn thận, không được chủ quan, sau khi viết bài cần đọc lại bài viết, kiểm tra lỗi chính tả, diễn đạt... để sửa lại hoặc chú ý nếu bài làm lạc đề, lạc nội dung. Tôi thường tổ chức cho HS hoạt động nhóm: đọc bài và tự đánh giá nhận xét, bổ sung, nhận ra các lỗi sai trong bài làm của bạn trước khi GV đánh giá nhận xét.
Tôi yêu cầu các em đọc bài thật kỹ, cẩn thận nhằm phát hiện những ưu điểm của bài làm: bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, hình ảnh độc đáo, bố cục chặt chẽ, và chỉ ra những lỗi phổ biến các bạn thường mắc phải: Dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý hoặc thừa thành phần không cần thiết. Tất cả những ưu - khuyết điểm đó cần ghi chép cụ thể để làm cơ sở cho việc chữa bài.
Trên cơ sở đó tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp HS chữa bài.
* Chữa lỗi sai:
Đây là khâu quan trọng hàng đầu, HS có thể nhận được cái sai, cái chưa được, có tìm được cách sửa chữa lỗi hợp lý không chính là ở khâu này.
+ Chữa lỗi về dùng từ: tôi chọn những câu văn HS dùng từ thiếu chính xác. Yêu cầu HS biết phát hiện lỗi, biết nhận xét và sửa lỗi.
VD: Miêu tả cảnh làng quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
Khi viết về cảnh bình minh lên với tiếng gáy báo hiệu của chú gà trống, có HS viết câu: “Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch, cất tiếng gáy vang đón ông mặt trời thức dậy”. Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu văn hoàn toàn đúng, song từ “bạch bạch” là từ tượng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh, nhưng chưa toát lên được vẽ oai vệ của chú gà trống qua đôi cánh. Tôi gợi mở giúp HS tìm được từ thay thế, đó là từ “phành phạch”, không chỉ gợi tả âm thanh mà còn gợi cho ta thấy hình ảnh đôi cánh chú gà trống vừa mạnh vừa khỏe.
+ Chữa lỗi về câu: Lỗi về câu có rất nhiều dạng, song khi chữa tôi không thể chữa dàn trải vì thời gian có hạn. Cần chọn lựa từng loại sai để sửa, lỗi khác dành vào tiết sau, có kế hoạch từng bước chắc chắn.
VD1: “Tả cảnh sân trường em.” có HS viết: “Mùa đông lá bàng đỏ rực cả góc sân trường sưởi ấm chúng em”. Tôi dùng câu hỏi gợi mở giúp HS phát hiện lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin, chưa rõ nghĩa, nếu viết như thế sẽ khiến mọi người hiểu nhầm là lá bàng có tác dụng sưởi ấm cho “chúng em”. Trên cơ sở đó, tôi hướng dẫn HS cách sửa lỗi, các em nêu nhiều ý khác nhau, miễn sao câu phải đúng ngữ pháp; nội dung, ý nghĩa rõ ràng. VD em Ngô Thụy Thanh lớp 6C đã sửa câu này như sau: “Mùa đông lá bàng đỏ rực cả một góc sân trường như một ngọn lửa sưởi ấm trái tim mỗi người học trò”. 
VD2: Tả cảnh bình minh trên quê hương em.
Có HS viết: “Ánh nắng trải dài trên những cánh đồng lúa xanh rờn. Nó chiếu lên những nhành cây, nó dịu dàng tô điểm cho cảnh vật...” Tôi nêu câu hỏi: có thể thay thế từ “nó” ở câu thứ hai bằng từ nào? Nhiều ý kiến của các em đưa ra: có thể thay thế từ “nó” bằng từ “ánh nắng”, từ “nắng”, “giọt nắng”... Khi đó các em sửa được câu đó như sau: “Ánh nắng trải dài trên những cánh đồng lúa xanh rờn. Ánh nắng chiếu lên những nhành cây. Những giọt nắng mai dịu dàng như tô điểm cho cảnh vật càng thêm đẹp đẽ”.
Ngoài ra khi chữa bài, tôi cũng giúp HS biết sửa lỗi liên kết câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài văn trôi chảy. Điều này cũng hết sức quan trọng khi trình bày một bài văn miêu tả.
Bên cạnh đó, tôi còn yêu cầu HS biết phát hiện và chữa lỗi bài làm của mình. Sau đó tôi hướng dẫn các em cách khắc phục, sửa chữa, rèn kĩ năng để làm bài tiếp theo được tốt hơn. Đồng thời tôi chú ý phân loại đối tượng HS để rèn cho phù hợp. Khen chê chính xác. Động viên và khích lệ các em cố gắng làm bài sau hay hơn bài trước. Và sau khi chữa xong, tôi thường chọn ra một số bài làm hay, sáng tạo, độc đáo, tiêu biểu nhất của lớp để đọc cho các em nghe để tham khảo, học tập. 
2.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH CỦA HS.
Theo tôi, sau khi tổ chức HS học và làm bài văn dù ở thể loại nào cũng phải kiểm nghiệm, đánh giá bằng nhiều hình thức như kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết... HS làm bài ở trên lớp, làm ở nhà. Còn GV qua việc kiểm tra, chấm - trả bài đánh giá kết quả đạt được của HS, nhận thấy những ưu nhược điểm trong bài làm, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy- học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, ngoài việc kiểm tra theo đúng phân phối chương trình, tôi tăng cường kiểm tra thêm, nhất là các đợt ôn tập để rèn kĩ năng làm bài cho HS được tốt hơn.
Tôi chú ý ra đề phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với thời gian; khoa học, chính xác. Ngoài các đề trong sách giáo khoa, để đổi mới kiểm tra theo hướng phát triển năng lực của HS tôi cũng cho học sinh làm thêm một số đề ngoài SGK, những dạng đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn) để HS nắm được nhiều dạng bài, dạng đề. Để khi gặp phải đề lạ, các em không lúng túng mà tự tin vận dụng kiến thức và phương pháp làm bài. VD các đề sau:
- Bình minh trên quê hương em.
- Khúc giao mùa của quê hương.
- Biển đẹp.
- Xuân đã về!
Với cách kiểm tra, đánh giá trên, HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; các em nêu được suy nghĩ, quan điểm riêng của mình đồng thời vận dụng được những kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.
2.4. Ưu điểm của giải pháp mới:
Qua những nội dung mà tôi trình bày ở trên, có thể nhận thấy giải pháp cũ chỉ mới là những công thức chung, GV đã hướng dẫn HS có một số kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tả cảnh nhưng chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa chú trọng rèn kĩ năng cho HS. Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa phương pháp cũ, tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp mới như trên. Khi áp dụng các giải pháp này, tôi nhận thấy có những ưu điểm như sau:
* Đối với học sinh:
- HS được “nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” thông qua các hình thức học tập cá nhân, hợp tác thảo luận nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp; chủ động tích cực trong việc xây dựng các bước làm bài.
- Được cung cấp những tri thức, kĩ năng để làm kiểu bài văn miêu tả nói chung, miêu tả cảnh nói riêng một cụ thể, chi tiết, có hiệu quả cao. Nâng cao kĩ năng thực hành; HS chủ động, tích cực phát huy được năng lực của mình. Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt qua các kì thi khảo sát do trường tổ chức khảo nghiệm.
- HS có một hệ thống về phương pháp làm bài cũng như vốn hiểu biết hết sức phong phú về ngôn từ phục vụ cho phân môn tập làm văn, đặc biệt là thể loại văn miêu tả.
- Cách hình thành phương pháp học tập cho các em không chỉ dừng lại ở thể loại văn miêu tả, mà còn được các em vận dụng vào các thể loại tập làm văn khác, các môn học khác.
- Khơi dậy được ở các em tính tò mò, thích khám phá, nhìn thế giới bên ngoài phong phú và đa dạng hơn. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em.
* Đối với giáo viên:
- Có một hệ thống thiết kế bài dạy hết sức cụ thể, chi tiết, có tính hiệu quả trong dạy học. Đảm bảo cân đối mối quan hệ giữa dung lượng kiến thức của bài học với quỹ thời gian cho phép, phương pháp truyền thụ của GV cũng trở nên linh hoạt và có chiều sâu hơn.
- Tổ chức các hoạt động dạy - học chú trọng phát triển năng lực của HS. GV có thể khơi dậy niềm say mê hứng thú, khả năng sáng tạo cho mỗi HS; định hướng tư tưởng tình cảm của HS, giúp các em có những ước mơ hoài bão, tìm tòi khám phá để vươn tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ.
- Tạo nên không khí văn chương trong các giờ học, làm cho giờ dạy mang đậm chất văn. 
3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG.
Khi áp dụng giải pháp mới, tôi đã thu được những kết quả khá phấn khởi. Tôi nhận thấy các em đã nắm vững được lí thuyết và áp dụng thực hành tạo lập văn bản tương đối tốt. Kĩ năng viết văn miêu tả của các em có những tiến bộ rõ rệt qua từng bài viết. HS phát huy được tính sáng tạo, biết tìm và phát hiện ra những “cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái”, các em đã hào hứng hơn khi viết văn.
* Đối với chất lượng đại trà, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học này từ năm 2012 đến nay đối với HS lớp 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Chúng tôi chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm đề tài. Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch và thời khoá biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Đo lường bằng kết quả các bài kiểm tra, các bài thi theo đề thi chung của Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục, chất lượng được nâng dần. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
 Năm học/
 Lớp
Kết quả
Năm học: 2012 - 2013
Năm học: 2013 - 2014
Lớp đối chứng
6E (33 HS)
Lớp thực nghiệm
6C (33 HS)
Lớp đối chứng
6B (32 HS)
Lớp thực nghiệm
6A (32 HS)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trung bình
18
54,5
11
33,3
16
50,0
9
28,1
Khá
10
30,3
14
42,4
11
34,4
15
46,9
Giỏi
5
15,2
8
24,3
5
15,6
8
25,0
Tỉ lệ khá, giỏi
45,5
66,7
50,0
71,9
Độ chênh lệch khá, giỏi
21,2 %
21,9%
Qua bảng số liệu trên đã thấy được sự khác biệt rất rõ rệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm trung bình trở lên khá cao, trong đó điểm khá giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng dù chỉ cùng một giáo viên dạy. Kết quả ấy cho thấy khả năng viết văn của các em ở lớp thực nghiệm được cải thiện đáng kể. Ngoài ra tôi còn khảo sát bằng bài kiểm tra trắc nghiệm về độ say mê yêu thích phân môn Tập làm văn của các em, qua khảo sát cuối năm tôi nhận thấy 80% HS yêu thích phân môn này trong khi đó đầu năm học chỉ là 40%. Điều này chứng tỏ tính khả thi của đề tài mà tôi trình bày ở trên. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng, tôi không còn lo ngại về tình trạng HS chán học văn, ngại viết văn như trước đây nữa.
* Về công tác bồi dưỡng HS giỏi, vận dụng phương pháp rèn kĩ năng này trong quá trình ôn tập, tôi thấy hiệu quả rất rõ rệt. Kết quả đội tuyển Văn 6 của trường luôn xếp thứ nhất toàn Thị xã qua các lần khảo sát, nhiều em trong đội tuyển có điểm thi đứng đầu toàn Thị. Điều phấn khởi hơn là số lượng HS yêu thích môn học ngày càng nhiều.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆMƠ
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra một số kinh nghiệm khi dạy phân môn Tập làm văn nói chung, văn miêu tả nói riêng như sau:
* Về phía Giáo viên:
- Phải nắm vững nội dung phương pháp dạy từng thể loại, dạng bài. Nghiên cứu soạn bài cụ thể, chi tiết; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm đến chất lượng của từng HS.
- Hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ môn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết với thực hành, tăng cường thực hành (phải luyện nói nhiều, luyện viết nhiều).
- Nắm vững đối tượng HS, phải hiểu được khả năng tiếp thu của mỗi em. Tổ chức các hình thức dạy - học phong phú theo sát từng đối tượng HS. Tăng cường hình thức thảo luận theo nhóm nhưng phải phù hợp với bài và đạt hiệu quả cao, tránh hoạt động hình thức mới phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của các em.
- Chú trọng đổi mới kiểm tra đánh giá, nhất là việc ra đề văn theo hướng mở. Khích lệ động viên các em sáng tạo. Khen thưởng kịp thời những bài làm hay, cho cả lớp học tập. Chữa những bài làm yếu, đưa ra hướng khắc phục để các em làm bài tiếp theo được tốt hơn. Mặt khác GV cũng phải kiên trì sưu tầm, chọn lọc tư liệu giá trị để cung cấp cho HS đồng thời hướng dẫn các em cách vận dụng sáng tạo những tư liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mình.
- GV cần thường xuyên trao đổi, dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân nhằm nâng cao tay nghề.
- Phải thực sự tâm huyết với môn mình dạy, với công việc mình làm. Phải có đức tính kiên trì, nhẫn nại, cần cù, chịu khó rèn HS lớp 6 một cách tỉ mỉ, chăm chút. Không quản khó khăn, vất vả dành nhiều thời gian, động viên khích lệ HS thì sẽ đạt được thành công trong quá trình giảng dạy.
* Về phía HS:
- Nắm vững kiến thức bài học từ đó cần tìm tòi, khám phá, suy ngẫm, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập phân môn tập làm văn.
- Tích cực rèn luyện các kĩ năng như quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét; thực hiện làm một bài văn miêu tả đúng quy trình, biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc...
- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm, tương tác trao đổi tích cực, tiếp cận tri thức; gắn lí thuyết với thực tiễn.
5. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI:
Áp dụng sáng tạo phương pháp mới đem lại những hiệu quả nhất định cụ thể như sau:
5.1. Hiệu quả kinh tế: 
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy đây là một giải pháp có khả năng tiết kiệm cao về kinh tế, thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin cho người dạy và người học. Không đòi hỏi nhiều về phương tiện thiết bị dạy học hiện đại đắt tiền.
5.2. Hiệu quả xã hội:
- Với phương pháp này, chúng ta sẽ bồi đắp thêm tình yêu văn chương, giáo dục tình cảm cao đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của HS, giúp các em vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. 
- HS có hứng thú học tập hơn: tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết.
- HS vận dụng tốt các kiến thức liên môn, có những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục,...
- GV chia sẻ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tạo môi trường giáo dục thân thiện, gắn bó, gần gũi giữa thầy và trò.
- Bên cạnh đó, chất lượng môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.
6. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
6.1. Điều kiện cơ sở vật chất: 
Với điều kiện cơ sở vật chất của các trường như hiện nay đều áp dụng được đề tài này bởi nó không đòi hỏi về phương tiện kĩ thuật hiện đại, không yêu cầu quá cao về trang thiết bị máy móc mà chủ yếu phụ thuộc khả năng sư phạm của người thầy.
6.2. Về trình độ giáo viên: 
Hiện nay hầu hết các trường đều có đội ngũ GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiều GV có kinh nghiệm, năng động nhiệt tình, yêu nghề nên đây cũng là điều kiện lí tưởng để chúng ta áp dụng đề tài này.
6.3. Về phía học sinh: 
Đề tài này có thể áp dụng với các đối tượng HS và đặc biệt rất phù hợp đối với HS Giỏi.
PHẦN C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
I. KẾT LUẬN :
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học văn nói riêng hiện nay còn hết sức khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ trong dạy văn, lựa chọn dạy cái gì đã khó, xác định cách dạy như thế nào cho hiệu quả, cho hay còn khó hơn nhiều. Làm được điều đó đòi hỏi mỗi GV phải thực sự đầu tư, tìm tòi, suy nghĩ, tham khảo tài liệu, nắm chắc kiến thức, chủ động trong mọi tình huống, tạo ra tình huống để kích thích tư duy tích cực, năng lực tưởng tượng sáng tạo của HS. Đặc biệt phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy trong mỗi tiết lên lớp.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy vận dụng các phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết và quan trọng giúp các em có kĩ năng viết tốt một bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cảnh nói riêng. Phương pháp dạy học này đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới đem lại hiệu quả rất khả quan, có thể áp dụng để giảng dạy cho nhiều đối tượng HS, nhiều trường học khác nhau. Với phương pháp rèn kĩ năng này, còn đánh thức niềm đam mê văn chương, sự sáng tạo trong mỗi HS, bước đầu tạo cho các em sự yêu thích môn học này, đó là cơ sở giúp các em học tốt hơn ở các lớp trên.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với nhà trường
- Cần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đi sâu vào các hội thảo chuyên đề, dạy thể nghiệm, rút kinh nghiệm cho GV về phương pháp dạy bộ môn. Có nhận xét đánh giá nhân rộng điển hình.
- Tổ chức các buổi ngoại khoá để nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn cho HS, đồng thời giúp các em mở rộng vốn kiến thức, vốn sống...
2. Đối với cấp trên
- Cần tăng cường hội thảo, dạy chuyên đề, dạy thể nghiệm để thống nhất phương pháp dạy cho từng kiểu bài.
- Những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao nên phổ biến rộng rãi cho GV học tập.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ, tôi đưa ra để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của lãnh đạo chuyên môn, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp, để đề tài sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tam Điệp, ngày 10 tháng 04 năm 2015
 NGƯỜI VIẾT 
 Tống Thị Lan Anh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn lớp 6 (NXB Giáo dục).
2. Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 6 (NXB Hà Nội).
3. Hướng dẫn Tập làm văn 6 
 Tác giả : Vũ Nho chủ biên (NXB Giáo dục).
4. Những bài làm văn tự sự và miêu tả
 Tác giả: Nguyễn Quang Minh (NXB Giáo dục)
5. Ngữ văn 6 nâng cao (NXB Giáo dục).
 6. Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6
 Tác giả: Cao Bích Xuân (NXB Giáo dục)
 7. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6
 Tác giả: Huỳnh Thị Thu Ba (NXB Giáo dục)
*XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
TRƯỜNG THCS ĐỒNG GIAO.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Nhất trí xếp loại:............
Đồng Giao , ngày...... ..tháng........năm 20
	 Hiệu trưởng - Chủ tịch hội đồng.
*THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
 PHÒNG GIÁO DỤC TAM ĐIỆP.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Nhất trí xếp loại..........................
Tam Điệp, ngày.........tháng..........năm 20
	 Trưởng phòng - Chủ tịch hội đồng.

File đính kèm:

  • docSKKN VAN Lan Anh DG.doc
Sáng Kiến Liên Quan