Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả môn Ngữ văn 6

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường THCS đáp ứng yêu cầu cấp học. Vai trò của người thầy trong việc giảng dạy là vô cùng quan trọng, quyết định cho việc tiếp thu nắm vững kiến thức đến từng học sinh, người thầy phải có phương pháp dạy học đúng dắn, phù hợp với từng phân môn, từng bài, từng đối tượng học sinh để đạt được kết quả tốt nhất trong việc dạy và học của thầy và trò.

Ngày nay, nước ta đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà công nghệ thông tin được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, yêu cầu cần phát triển nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế là vấn đề cần thiết. Do đó vấn đề dạy học theo hướng hiện đại đang đòi hỏi người dạy học và người học phải tìm tòi sáng tạo để chiếm lĩnh những tri thức để đáp ứng những nhu cầu phát triển xã hội. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa được đặt ra do yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho đất nước trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lần 1: Quan đố “trâu cày một ngày mấy đường”.
Giải đố là viên quan
Lần 2: Vua ra câu đố “ba con trâu đực nuôi làm sau làm sau đẻ thành 9 con trâu con”
- Giải để vua tự nói ra sự phi lý, vô lý điều mình đố.
- Lần 3: Câu đố của vua “một con chim sẽ nhỏ làm thành 3 mâm cỗ”
Giải: đố lại vua
Lần 4: Câu đố của xứ thần “xâu sợi chỉ mành qua ruột con ốc”
Giải: đáp lại bằng bài đông dao
Dựa vào kiến thức dân gian 
Nhóm 2 trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất.
- Tạo tình huống cốt truyện phát triển
-Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
Đối với bài “ Em bé thông minh” ở tiết 1 giáo viên chỉ hướng dẫn khai thác nội dung như trên:
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hành vận dụng tạo lập một đoạn văn thể hiện những suy nghĩ của cá nhận về giá trị, tác giả của văn bản.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của cá nhân em về những lần giải đố của em bé? Rút ra bài học?
Để hiểu được câu hỏi này buộc các em phải suy nghĩ viết một đoạn khoảng 5 dòng nêu cảm nhận của các em nêu trước lớp, giáo viên nhận xét, khuyến khích, động viên.
Em bé thông minh lỗi lạc, trên đồng ruộng em đã đáp lại sắc sảo làm quan há hốc mồm, giữa sân rồng em lừa vua vào bẫy, tại công quán em làm vua phải phục hẳn, cuối cùng cả triều “lắc đầu bó tay” em ung dung giải cứu ngay cho cả dân tộc trước con mắt thán phục của mọi người. 
Từ đó học sinh sẽ thấy được sự thông minh của em bé không dựa kiến thức sách vỡ mà dựa vào kiến thức đời sống, và có thái độ học tập đúng đắn để có kiến thức vận dụng vào cuộc sống, học sinh sẽ thấy được “Học đi đôi với hành” là quan trọng .
Các em muốn nắm nội dung bài học để kể lại câu truyện một cách đầy đủ thì phải nắm vững ý chính.Vậy đối với bài này các em cần nắm vững nội dung câu đố,cách giải đố để làm văn tự sự.
2.2. Phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật( diễn giảng, bình giảng có thông báo)
Cơ sở của phương pháp dùng lời có nghệ thuật là dựa trên quá trình tri giác, ghi nhớ, tái hiện thông tin từ giáo viên.
a. Bản chất.
Phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật là phương pháp mà người nói hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn sử dụng các hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để chuyển tải những thông tin đã chuẩn bị sẵn, những suy nghĩ, cảm xúc, hiểu biết của cá nhân mình tới người nghe, qua cung cấp kiến thức, giải thích những mối liên hệ nhân – quả, khám phá và sự giảng giải những khái niệm chung, qui luật, qua trình bày bằng phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh, hoặc đọc, bình bài thơ, đoạn vănNgười nghe sẽ tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ người nói qua nghe, nhìn, ghi nhớ và tái hiện thông tin tùy theo yêu cầu của dạy học. 
b. Qui trình thực hiện:
Ví dụ: vận dụng phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật cho bài “ Thầy bói xem voi” 
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thông tin, phương tiện dạy học hỗ trợ.
Đối với phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật đối với bài “ Thầy bói xem voi”. Mặc dù là phương pháp dạy học truyền thống nhưng khi áp dụng phương pháp dạy học này GV có thể cung cấp cho học sinh những tri thức kĩ năng với lời bình giảng gọn gàng, ngắn gọn, gợi cảm, thuyết phục mà bản thân học sinh còn lúng túng chưa cảm thụ thấu đáo, cần chuyển quá trình thuyết giảng của GV kết hợp trao đổi, đàm thoại giữa GV với học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ đối với bước 1: Giáo viên cần chuẩn bị phóng to bức tranh sách giáo khoa, chuẩn bị kĩ nội dung bài học.
Bước 2: Giới thiệu bài một cách hấp dẫn gây sự chú ý cho học sinh, gây hứng thú.
Trong cuộc sống ta thường nghe “ Thầy bói nói mò” , “ thầy bói nói dựa!” vậy cả 5 thầy bói xem voi phản ánh về con voi có chính xác không? Truyện nhằm khuyên nhủ ta điều gì ta tìm hiểu truyện “ Thầy bói xem voi”.
Bước 3: Hướng dẫn gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung truyện.
Hỏi: Kể tên nhân vật trong truyện ?
Học sinh: Năm thầy bói mù.
Hỏi: Các thầy xem voi bằng cách nào?
Học sinh: Dùng tay sờ vào voi.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh trong sách giáo khoa và nêu ba câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm 3 phút, giáo viên hoàn toàn chủ động gọi ý cho học sinh làm việc không nên truyền thụ một chiều.
Câu 1: Hỏi: thầy bói dùng tay sờ voi vậy các thầy miêu tả con voi như thế nào? 
Câu 2: Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì, tác dụng ra sao?
Câu 3: Thái độ các thầy khi xem?
Học sinh sẽ quan sát và suy nghĩ trả lời qua bức tranh.
Đây là bức tranh mô tả thầy sờ tai, sờ chân còn ba ông đã sờ xong đang tranh cãi. Các thầy tranh cải như sau.
Nhóm 1: câu 1 bổ sung, nhận xét, chốt ý:
Sờ vòi nói :“ con voi sun sun như con đỉa”.
 Sờ ngà nói: “ con voi nó trần trẩn như đòn càn”
 Sờ tai nói :“ bè bè như quạt thóc”
 Sờ chân nói: “ sừng sững như cột đình”.
Sờ đuôi nói :“ tun tủn như chổi sể cùn”
Học sinh bổ sung qua bức tranh cho thấy kết qua các thầy ai cũng cho mình đúng, ba thầy đang cải, hai thầy còn sờ voi, nhưng năm thầy ba sẽ tranh cải không ai chịu lắng nghe ý kiến của ai nên đánh nhau toạc đầu.
Nhóm 2: nghệ thuật miêu tả, so sánh.
Nhóm 3: câu 3 Cả năm thầy đều cho mình là đúng, phủ nhận ý kiến người khác. Cho thấy thái độ chủ quan sai lầm .
Giáo Viên khẳng định bằng lời miêu tả và cách so sánh tuyệt đối tương đồng sự so sánh.
Hỏi : sai lầm của họ là ở chổ nào? 
Học sinh: mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận mà phán toàn bộ con voi.
? : Người như thế nào gọi là thầy bói?
Học sinh: Đọc chú thích 1
? : Truyện có tính chất gì?
Học sinh: chế giễu thầy bói và nghề bói toán.
Giáo viên giúp học sinh nhận ra một bài học sờ vào voi mà không nói đúng về voi thì làm sao có thể nói đúng về số phận con người.
Rút ra bài học cho bản thân học sinh: không mê tín “ Bói ra ma quét nhà ra rác”, “Hòn đất mà biết nói năng 
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn”.
Bước 4: Tóm tắt toàn bộ bội dung thông tin 
? : Truyện “ Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì?
Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện,rút ra được câu thành ngữ”Thầy bói xem voi”.
2.3. Phương pháp vấn đáp gợi tìm:
Là phương pháp hình thành trên cơ sở quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua việc giáo viên và học sinh đặt ra những câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
a. Bản chất
Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi cho học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt mục tiêu của bài học. Giáo viên không trực tiếp đua ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để từ đó hình thành kiến thức căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức có thể có các loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, vấn đáp tìm tòi.
b. Quy định thực hiện: 
Ví dụ minh họa:Vận dụng phương pháp vấn đáp gợi tìm khi tìm hiểu văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Bước 1. Giáo viên cần nêu một số câu hỏi cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Đến lớp học sinh tham gia vào hoạt động dạy- học.
Bước 2. Giáo viên là người đưa ra vấn đề vấn đáp, học sinh nêu suy nghĩ, học sinh khác bổ sung.
Hệ thống câu hỏi theo trình tự:
? Truyện ngụ ngôn là gì?
Học sinh nhớ lại bài trước đã nắm định nghĩa ngụ ngôn là gì?
? Truyện có những nhân vật nào?
Cô Mắt, cậu Chân, Cậu Tay, Bác Tai, lão Miệng.
?Theo em tên những nhân vật này ta cần viết như thế nào? Vì sao?
 Học sinh viết hoa chữ cái đầu tiên .Vì là những danh từ riêng
?Người khơi chuyện là ai?
Cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay vì tức tối ghen tị với lão Miệng.Cho rằng lão Miệng là kẻ “ăn không ngồi rồi”
?Theo em tuy khác nhau về cử chỉ, lời nói như các nhân vật này giống nhau ở điểm nào? 
Học sinh: Lòng đố kỵ chỉ biết công của mình, không biết công của người khác.
? Từ suy nghĩ đó họ hành động sai lầm như thế nào?
Học sinh: hành động mù quáng đình công có bàn bạc và thống nhất.
?Bốn nhân vật so bì với lão miệng vì chưa nhìn thấy điều gì? 
? Số phận của những người đính công ra sao? Nghệ thuật đặc sắc? Tác dụng.
Với hai câu hỏi này giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 phút.
Các nhóm đại diện nhận xét, bổ sung, Giáo viên chỉ gợi ý học sinh suy nghĩ.
So bì với lão Miệng vì chỉ mới nhìn thấy vẻ bên ngoài mà chưa nhìn thấy sự thống nhất bên trong, nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được khỏe mạnh.
- Hậu quả: Cả bọn thấy mệt mỏi rã rời.
- Nghệ thuật: Nhân hóa cụ thể cảm giác đói thành dáng vẽ của cơ thể của con người rất phú hợp (“Bủn rủn chân tay” “ù cả tay” “mờ cả hai mắt” “cổ họng khô”)
? Theo em các bộ phận cơ thể con người có biết nói đi,ghen tị giống người không?
 Học sinh: Không
Giáo Viên đây chính` là do tác giả tưởng tượng.Tiết sau chúng ta học bài kể chuyện tưởng tượng sẽ hiểu rõ hơn.
 b? Họ đã nhận ra những sai lầm của mình như thế nào? 
Học sinh: Cả bọn nhận ra sai lầm, bác Tai tỉnh ngộ đầu tiên, họ đã vực lão Miệng dậy tìm thức ăn cho lão.
? Theo em sửa chữa sai lầm của họ đem lại kết quả gì? Vì sao?
- Kết quả: tốt đẹp vì chính sự thương yêu cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau giúp họ sống chan hòa với nhau, mọi người một việc không ai ghen tị ai.
* Bước 3: Hệ thống hóa nội dung vấn đáp:
Giáo viên: Chuyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói truyện người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức cộng đồng mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng.
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa này? Rút ra bài học gì cho bản thân?
Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại, biết hợp tác, quý trọng công sức của nhau thì cộng đồng mới phát triển.
Những phương pháp dạy học này là phương pháp đặc thù trong môn Văn học nhưng theo hướng hiện nay “lý luận luôn gắn liền với thực tiễn” Tức là học sinh qua việc học sẽ biết thực hành vào cuộc sống, biết thôi thì chưa đủ cần phải vận dụng kiến thức đó như thế nào đó mới là mục đích của giáo dục, nên phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp không thể thiếu khi dạy môn Văn.
2.4.. Phương pháp dạy học hợp tác( phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp cùng tham gia)
Phương pháp này giáo viên tiến hành bằng cách chia học sinh trong lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cùng chia sẽ những suy nghĩ, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân về bài học qua trao đổi, thảo luận.
a. Bản chất: 
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác (cùng tham gia) giữa học sinh – học sinh là chính và tương tác giữa giáo viên – học sinh. Là phương pháp dạy học dòi hỏi có sự tham gia hợp tác tích cực của các thành viên để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề được đưa ra, nhằm đạt được mục tiêu học tập. Trong phương pháp này giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và có thể tham gia thảo luận giúp cuộc thảo luận đi đúng hướng.
Học sinh suy nghĩ, cùng hợp tác tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đưa ra các giải pháp, đánh giá và cùng kết luận khái quát về vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm từ sự hợp tác.
b. Quy trình thực hiện:
* Ví dụ minh họa: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung: tìm hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật Gióng, bài 2 “Thánh Gióng” tiết 6
- Bước 1: Hoạt chung cả lớp. Tổ chức các nhóm( chia nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc câu hỏi và thảo luận câu hỏi.
Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, treo bảng phụ.
? có ý kiến cho rằng, hình ảnh Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại rối bay thẳng lên trời là một hình ảnh đẹp. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
? Tố Hữu cũng có những câu thơ nói về ý nghĩa hình tượng nhân vật Gióng:
“ Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dây ngàn cân 
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”
Suy nghĩ của em về hình tượng Thánh Gióng.
- Bước 2: Hoạt động theo nhóm: Học sinh suy nghĩ trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể.
- Bước 3: Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên gọi một đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, học sinh khác quan sát, bổ sung, nhận xét.
* Về cơ bản phải nêu được: 
- Gióng là người anh hùng sinh ra từ sự phi thường
 -Hoàn thành sứ mênh đánh giặc cứu nước, người anh hùng lại trở về cỏi phi thường không cần vinh hoa phú quý. Bay lên trời cũng đồng nghĩa với sự bất tử.
- Gióng là người anh hùng đánh giặc đầu tiên trong văn học Việt Nam. 
- Người anh hùng mang trong mình sức mạnh thần thánh ( sự ra đời kỳ lạ)
+ Sức mạnh cộng đồng (Cà, gạo của nhân dân)
+ Sức mạnh thiên nhiên, hỗ trợ cùng đánh giặc là núi non, tre và sắt)
+ Sự trưởng thành của Gióng thể hiện sức sống quật khởi của dân tộc.
Bước 4: Giáo viên tổ chức chốt lại, nhằm xác nhận kiến thức và đặt vấn đề tiếp theo.
Chốt lại những ý học sinh vừa nêu.
Giáo viên: Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ đã ác liệt, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng.
Người dân thời đại Hùng Vương đã có ý thức kiên quyết bảo vệ địa bàn cư trú, chống lại mọi đạo quân xâm lược.
 Giáo viên nêu vấn đề rút ra kết luận phần ghi nhớ (sách giáo khoa)
- Bước 5: Đánh giá và cho điểm một số cá nhân qua đóng góp trong hoạt động nhóm.
3. Kết quả:
 Khi tôi áp dụng những phương pháp đặc thù trong giờ văn, bản thân tôi nhận thấy rằng đa số các em hiểu bài, mạnh dạng đưa ra ý kiến và quan điểm của mình, biết nêu lên những thắc mắc của bản thân để cùng nhau giải quyết bàn bạc nên các em đã khắc sâu kiến thức, khi hướng dẫn tìm hiểu văn bản các em đã tích cực suy nghĩ chủ động tham gia thảo luận nhóm khi giáo viên yêu cầu. Biết vận dụng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, biết cách đọc diễn cảm, đọc phân vai để khai thác nội dung bài học biết bình giảng ngắn khi giáo viên yêu cầu vận dụng kỹ năng giao tiếp, năng lực lao động hợp tác theo nhóm, hứng thú trong công việc chung, đa số các em có những tình cảm thái độ học tập đúng đắn.
Sau khi tôi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học kết quả cuối năm 2011-2012 đạt được như sau: 
Lớp
TSHS
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
42
4
9.5
10
23.8
22
52.4
6
14.2
6B
41
3
7.3
8
19.5
23
56.1
7
17.0
Qua kết quả đã đạt được như trên tôi nhận thấy rằng các em đã nắm vững kiến thức, rút ra được những bài học sâu sắc cho bản thân để áp dụng vào cuộc sống. Từ đó các em đã có sự yêu thích môn Văn, kết quả cao hơn khi tôi áp dụng phương pháp dạy học trên.
4. Bài học kinh nghiệm:
Khi vận dụng các phương pháp nói trên trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 
* Đối với giáo viên:
Về phương pháp:
+ Biết cách áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đối với từng phân môn, từng lớp học, từng đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu
+ Áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài:
+ Biết thiết kế hệ thống câu hỏi theo một trình tự: Tái hiện, thông hiểu, vận dụng.
+ Biết điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập tự giác, kích thích tư duy trong quá trình học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà.
+ Tạo cơ hội cho các em mạnh dạng phát biểu ý kiến quan điểm của cá nhân.
* Về nội dung: 
 Muốn học sinh nắm vững kiến thức bài học giáo viên cần:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung đối với từng bài, nắm vững nội dung thông qua bài soạn, tài liệu.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
* Đối với học sinh: 
- Tích cực tham gia xây dựng bài, tích cực thảo luận nhóm, tranh luận ở lớp.
- Nắm vững kiến thức của từng bài, học sinh đã biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Tóm lại để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao giáo viên
 phải nắm vững các phương pháp dạy học, nội dung của từng bài, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Còn đối với học sinh cần tích cực tham gia xây dựng bài, chuẩn bị bài ở nhà một cách kỹ lưỡng thì việc dạy – học kết quả mới khả thi.
Như vận muốn có kết quả cao cần có sự nổ lực của giáo viên và sự cố gắng của học sinh.
III. KẾT LUẬN
Nói tóm lại việc tìm hiểu một số phương pháp dạy học đặc thù trong phân môn Văn tôi thấy rằng các em đã biết định hướng khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, thông qua tác phẩm văn học các em đã có một số vốn kiến thức, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lưu loát hơn. Biết áp dụng vào cuộc sống tức là các em đã nắm vững nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành”
Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây;Vì lợi ích trăm năm trồng người” với câu nói của Bác ta hiểu được rằng để các em có sự yêu thích, hứng thú hơn khi học văn thì giáo viên nên là người từng bước hình thành trong các em có sự yêu thích, hứng thú hơn khi học văn, để các em vững tin vào cuộc sống. 
Muốn đạt được kết quả cao trong việc vận dụng phương pháp dạy học đổi mới thì giáo viên luôn tự hoàn thiện mình bằng cách: 
- Học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
-Tham khảo tài liệu, đọc sách báo.
- Học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học.
Như vậy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn 6, giáo viên có thể thấy rằng tùy theo năng lực và trình độ học tập môn học của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp nhằm giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng như trình bày ý kiến của mình một cách chủ động sáng tạo. 
Trên đây là những phương pháp dạy học đặc thù trong môn văn mà bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy. Tôi đã rút ra được những kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học đó đã gây hứng thú đạt kết quả cao rõ rệt nhưng với những ý kiến trên chỉ là một số ý kiến của tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo,cùng đồng nghiệp để kết quả dạy –học môn Ngữ văn ngày càng mang lại hiệu quả cao.
Người viết
Lê Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docskkn_ngu_van_6_dat_giai_A_cap_tinh_2012.doc
Sáng Kiến Liên Quan