SKKN Nghiên cứu diễn biến phát triển sức nhanh và đề xuất giải pháp nâng cao thành tích chạy cử ly ngắn cho học sinh Khối 10 Trung học Phổ thông

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1. Thực trạng của vấn đề

1.1. Thuận lợi:

Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện có thể của đơn vị cho công tác giảng dạy và huấn luyện bộ môn thể dục và giáo dục thể chất trường học.

 Bản thân là giáo viên dạy môn thể dục qua nhiều năm, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn thể dục ở trường là những giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn cũng như trong công tác giáo dục học sinh.

 Học sinh ngoan, có tác phong, ý thức kỷ luật và chấp hành tốt nội qui của nhà trường.

 Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.

 Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của giáo viên trong nhà trường.

1.2. Khó khăn:

Cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho tập luyện và thi đấu môn điền kinh còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư.

Số học sinh tham gia tập luyện và đam mê nội dung điền kinh còn ít, đa số là những em học sinh có năng khiếu.

Học sinh xuống sân còn chưa tự giác tập luyện. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em học sinh xem nhẹ việc học thể dục.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu diễn biến phát triển sức nhanh và đề xuất giải pháp nâng cao thành tích chạy cử ly ngắn cho học sinh Khối 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1. Diễn biến phát triển sức nhanh trong một buổi tập.
2.1.1. Cơ sở lý luận xây dựng cấu trúc giờ tập cho học sinh
Dựa vào các kết quả nghiên cứu sinh lý vận động, các nhà lý luận đã đề xuất cấu trúc một buổi tập. Theo đó, cơ sở khoa học để xác định cấu trúc buổi tập là quy luật biểu diễn khả năng hoạt động trong tập luyện. Nghiên cứu khả năng hoạt động tập luyện trong buổi tập là vấn đề rất quan trọng trong tập luyện. Vì nếu không nắm được trạng thái sinh lý người tập thì không thể điều khiển được sự phát triển của nó một cách hữu hiệu.
Kết quả nghiên cứu việc theo dõi mạch đập của người tập (nhịp tim); nghiên cứu diễn biến tâm lý trong buổi tập (sự chú ý, trạng thái cảm xúc, phản xạ ); kết quả về tiêu hao năng lượng, các chỉ số sinh hóa khác cho phép biểu diễn trực quan diễn biến khả năng hoạt động thể lực theo sơ đồ sau:
Sơ đồ trên cho thấy, vào đầu buổi tập năng lực hoạt động tăng dần, sau đó ổn định tương đối ở mức đã đạt được và vào cuối buổi tập năng lực hoạt động giảm xuống. Khả năng hoạt động thể lực của người tập trong buổi tập chia làm 03 giai đoạn:
	- Giai đoạn 1: Tăng dần (vùng I, vùng II).
	- Giai đoạn 2: Ổn định tương đối (vùng III).
	- Giai đoạn 3: Giảm dần (vùng IV).
	Vào đầu buổi tập thì các chức năng sinh học trong cơ thể tăng dần, hoạt tính các chức năng trong cơ thể tăng lên, cảm giác sẵn sàng tập luyện cũng tăng dần. Mức độ tăng lên của các chỉ số trên phụ thuộc vào ý nghĩa, tầm quan trọng của buổi tập, vào từng loại hình thần kinh và kinh nghiệm tổ chức của người dạy.
	Trong vùng III, sau khi đạt tới mức cần thiết, khả năng hoạt động thể lực được duy trì ở mức tương đối ổn định trong một thời gian nào đó. Tính chất giao động có thể khác nhau và phụ thuộc vào tính chất của hoạt động phải hoàn thành, vào những đặc điểm sinh lý, sinh hóa, tâm lý và vào điều kiện thực hiện hoạt động.
	Trong vùng IV, bắt đầu xuất hiện sự giảm sút khả năng hoạt động thể lực do mệt mõi gây ra. Đó là quy luật tất yếu đòi hỏi phải chuyển dần mức độ hoạt động về trạng thái nghỉ ngơi, tạo điều kiện để hồi phục.
	Trên đây là những nét khái quát về diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong buổi tập TDTT. Những biến đổi như vậy mang tính chất quy luật chung cho mọi hoạt động thể lực, cho tất cả các buổi tập TDTT. Vì vậy cần phải nắm và vận dụng để tổ chức một buổi tập có hiệu quả cao.
2.1.2. Diễn biến phát triển sức nhanh trong buổi tập của nhóm 
Giờ tập cũng như các buổi tập luyện khác đều có cơ sở chung gồm 3 phần: Phần chuẩn bị, phần cơ bản và phần kết thúc. Tùy thuộc vào những nhiệm vụ cụ thể của giờ tập mà lập kế hoạch giờ tập cho phù hợp.
Phần chuẩn bị ngoài việc phải ổn định được việc tổ chức người tập như: Ổn định trật tự, chuẩn bị dụng cụ . phải chuẩn bị về mặt chức năng cơ thể để bước vào hoạt động cơ bản. Để đạt được nhiệm vụ này thì cần thiết phải nhờ vào các bài tập có lượng vận động nhẹ, không đòi hỏi thời gian thực hiện dài.
	Các nhiệm vụ nặng nhất của buổi tập được giải quyết trong phần cơ bản. Về nghuyên tắc, những nhiệm vụ phức tạp nhất liên quan đến việc tiếp thu nội dung mới, đến những động tác phối hợp phức tạp thường được giải quyết ngay ở đầu phần cơ bản của giờ tập.
	Các buổi tập nhằm phát triển thể lực chung thì các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực thường được tiến hành theo trình tự sau: Các bài tập tốc độ, các bài tập sức mạnh, các bài tập sức bền. Trình tự thực hiện các bài tập khác nhau trong giờ học không phải là chuẩn mực mà cần phải thay đổi sao cho người tập thể hiện năng lực hoạt động cao trong các trạng thái cơ thể khác nhau.
	Cơ cấu phần cơ bản của giờ tập khá phức tạp; các bài tập bổ trợ, các bài tập cơ bản và các bài tập khác được luân phiên nhau một số lần. Để nâng cao trạng thái cảm xúc của người tập và kích thích việc biểu hiện các tố chất thể lực, ngoài các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẻ có thể sử dụng phương pháp trò chơi và thi đấu.
	Để nghiên cứu diễn biến sức nhanh trong một buổi tập, chúng tôi tiến hành kiểm tra và lấy số liệu nội dung chạy 60 m của học sinh THPT. Kết quả thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Thành tích chạy 60m (sau khi khởi động xong, phần đầu phần cơ bản) của học sinh THPT
TT
Họ và tên
Ngày sinh
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Lần 6
1
Trần Văn
Hải
12/5/05
6”63
6”57
6”50
6”67
6”57
6”59
2
Nguyễn Đình
Cường
7/10/05
6”86
6”72
6”82
6”91
6”86
6”93
3
Nguyễn Thành
Chung
12/02/04
7”14
6”69
6”78
6”93
6”85
6”93
4
Lê Minh Nhật
2/3/2005
6”64
6”50
6”44
6”50
6”59
6”40
5
Nguyễn Đình Cường
23/02/05
6”88
7”04
6”81
6”99
6”90
6”80
6
Trương Văn
Thành
01/01/05
7”18
6”84
7”05
6”77
6”75
6”75
7
Lê Minh
Nhật
8/10/05
6”87
6”91
6”88
6”76
6”85
6”66
8
Nguyễn Đăng
Trí
25/2/05
6”88
6”78
6”68
6”99
6”65
6”60
9
Phạm Văn
Đồng
15/09/05
6”50
6”79
6”51
6”41
6”40
6”30
10
Nguyễn Trung
Kiên
19/07/05
6”51
6”56
6”71
6”60
6”40
6”40
11
Nguyễn Minh
Thuý
28/04/05
6”43
6”82
6”62
6”51
6”59
6”60
12
Nguyễn Doãn
Văn
10/03/05
6”26
6”65
6”75
6”76
6”50
6”52
13
Hồ Thái
Cảng
22/5/05
7”30
7”43
7”29
6”59
6”21
6”30
14
Đào Đình
Cường
07/07/05
6”73
6”87
6”48
6”39
6”19
6”52
15
Hồ Văn
Đạt
9/4/05
7”05
6”83
6”86
6”98
6”85
6”80
16
Trần Đình
Hùng
23/08/05
7”24
7”01
7”06
6”77
6”58
7”01
17
Trần Văn
Phê
15/10/05
7”24
7”02
6”83
6”81
6”80
6”70
18
Hồ Hữu
Thuần
10/08/05
7”09
7”16
6”71
7”00
7”01
6”78
19
Trần Xuân Trường
6/8/05
7”17
6”69
6”65
6”81
6”80
6”75
20
Nguyễn Minh
Vương
9/4/05
6”89
6”54
6”50
6”60
6”50
6”55
21
Nguyễn Văn
Đông
21/05/05
6”79
6”91
6”81
6”75
6”50
6”97
22
Đinh Thanh
Hiến
10/10/05
7”00
7”13
7”08
6”99
6”80
6”89
23
Đàm Quang
Lập
9/3/05
7”29
7”05
7”28
7”30
7”31
7”30
24
Lê Trọng
Phú
25/02/05
6”97
6”92
6”93
6”53
6”55
6”67
25
Phan Cảnh Sơn
12/4/05
6”81
6”90
6”93
6”42
6”42
6”43
26
Nguyễn Vũ Tiến
1/4/05
6”99
6”69
6”77
6”51
6”52
6”53
27
Hoàng Sỹ
Dũng
10/3/05
6”89
6”70
6”69
6”38
6”39
6”69
28
Phan Văn May
11/1/05
7”19
6”93
6”89
6”75
6”39
6”70
29
Nguyễn Tuấn
Thắng
4/9/05
7”27
7”49
6”91
6”82
6”99
7”34
30
Lê Văn
Tuân
7/6/05
6”70
6”60
6”36
6”19
6”40
6”34
31
Trần Văn
Lợi
2/2/05
6”58
6”34
6”73
6”60
6”60
6”17
32
Hoàng Tấn
Tín
15/10/05
7”59
7”03
7”01
6”94
6”80
6”81
33
Hồ Văn
Dũng
17/12/05
7”08
6”49
6”85
6”52
6”51
6”67
34
Lê Đức
Quang
18/04/05
6”70
6”75
6”75
6”69
6”65
6”51
35
Lê Trung
Tân
20/10/05
6”72
6”63
6”36
6”17
6”22
6”49
36
Hoàng Văn
Thiện
10/7/05
6”41
6”64
6”61
6”39
6”35
6”40
37
Mai Việt
Ty
27/11/05
6”77
6”61
6”23
6”58
6”60
6”65
38
Phạm Xuân Hoàng
Vũ
15/08/05
7”23
7”18
6”61
7”07
7”08
7”08
39
Nguyễn Sỹ Cường
8/1/05
6”91
7”01
6”88
6”92
7”00
6”87
40
Trần Văn
Hải
12/2/05
6”98
6”58
6”61
6”52
6”50
6”39
6
6”74
Thành tích trung bình sau 6 lần chạy 60 m của học sinh THPT (sau khi khởi động xong, bước vào phần đầu phần cơ bản): 6”74
2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn của học sinh khối 10 THPT.
2.2.1. Một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn (sức nhanh) cho học sinh THPT 
Dựa trên cơ sở của đề tài và tình hình thực tế. Tôi đã lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn học sinh THPT. Gồm các bài tập sau:
- Chạy 30m tốc độ cao
Mục đích: Phát triển sức nhanh.
Yêu cầu: Chạy 100% sức tối đa.
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau.
Mục đích: Phát triển sức mạnh chuyên môn.
Yêu cầu: Thực hiện đạp sau bằng nửa bàn chân trước, chân đạp sau phải thẳng.
- Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục.
Mục đích: Phát triển sức mạnh chuyên môn.
Yêu cầu: Hai tay chông hông, bật nhảy tích cực.
- Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống.
Mục đích: Phát triển sức bật.
Yêu cầu: Ngồi xuống từ từ, ngồi ½, đứng lên nhanh và kiễng mũi chân.
- Bật cóc.
Mục đích: Phát triển sức mạnh chuyên môn. 
Yêu cầu: Hai tay chống hông, bật căng cơ lưng.
- Đi chân vịt.
Mục đích: Phát triển sức mạnh chuyên môn.
Yêu cầu: Hai tay chông hông, bước càng dài càng tốt.
- Chạy biến tốc.
Mục đích: Phát triển sức mạnh chuyên môn.
Yêu cầu: Đường thẳng chạy nhanh, đường vòng chạy chậm.
Bảng 2: Kết sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh khối 10 THPT.
TT
Bài tập
Cần thiết
Không cần thiết
Số người đồng ý
%
Số người đồng ý
%
1
Chạy 30 m tốc độ cao
20
100%
0
0%
2
Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau
18
90%
2
10%
3
Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục
16
80%
4
20%
4
Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống
16
80%
4
20%
5
Bật cóc
19
95%
1
5%
6
Đi chân vịt
12
60%
9
40%
7
Chạy biến tốc
17
85%
3
15%
	Qua kết quả ở bảng 02, Tôi thấy:
Chạy 30 m tốc độ cao: 100% số người được hỏi cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này để phát triển sức nhanh; Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau: Đây là một bài tập bổ trợ phát triển sức đạp của chân đạp sau. 90% số người được hỏi cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này để phát triển sức nhanh; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục: Đây là một bài tập nhằm phát triển sức bật của chân. Những người được hỏi cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này để phát triển sức nhanh với tỷ lệ 80%; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống: là bài tập nhằm phát triển cơ đùi. 80% số người được hỏi cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này để phát triển sức nhanh; Bật cóc: bài tập này có tác dụng phát triển sức bật của chân. 95% cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này; Đi chân vịt: 60% cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này; Chạy biến tốc: Những người được phỏng vấn cho rằng cần thiết sử dụng bài tập này với tỷ lệ 85 %.
2.2.2. Đề xuất một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho sinh THPT 
Qua kết quả nghiên cứu ở nhiệm vụ 1, qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn của học sinh Khối 10 THPT. Các bài tập như sau:
- Bài tập 1: Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy biến tốc.
- Bài tập 2: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc.
- Bài tập 3: Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc; Chạy biến tốc.
- Bài tập 4: Chạy 30 m tốc độ cao; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống; Chạy biến tốc.
- Bài tập 5: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục.
- Bài tập 6: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đi chân vịt.
	Để đánh giá tính khả thi của các bài tập đưa ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên (GV) giảng dạy thể dục tại Nghệ An. Kết quả được trình bày ở bảng sau 3:
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn những hệ thống bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT.
TT
Hệ thống 
bài tập
Thang điểm 5
1 điểm
%
2
điểm
%
3
điểm
%
4
điểm
%
5
điểm
%
1
Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy biến tốc
0
0%
0
0%
0
0%
2
10%
18
90%
2
Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc 
0
0%
0
0%
0
0%
18
90%
2
10%
3
Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc; Chạy biến tốc
0
0%
0
0%
0
0%
1
5%
19
95%
4
Chạy 30 m tốc độ cao; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống; Chạy biến tốc
0
0%
0
0%
1
5%
16
80%
3
15%
5
Bật cóc; Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao
17
85%
3
15%
0
0%
0
0%
0
0%
6
Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đi chân vịt
0
0%
0
0%
5
25%
14
70%
1
5%
7
 Chạy biến tốc; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy 30 m tốc độ cao
17
85%
2
10%
1
5%
0
0%
0
0%
8
Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục
0
0%
0
0%
2
10%
15
75%
3
15%
Qua kết quả tôi thấy:
	- Hệ thống bài tập: Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy biến tốc: 02 người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập trên ở thang điểm 4 chiếm tỷ lệ 10%, 18 người đánh giá ở thang điểm 5 đạt tỷ lệ 90%. Như vậy 100% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc: 90% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở mức 4 điểm, 10% cho rằng hệ thống bài tập này ở mức 5 điểm. Như vậy 100% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc; Chạy biến tốc: 01 người được phỏng vấn đánh giá ở thang điểm 4 chiếm tỷ lệ 5%, 19 người đánh giá ở thang điểm 5 đạt tỷ lệ 95%. Như vậy 100% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Chạy 30 m tốc độ cao; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống; Chạy biến tốc: 05% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở mức 3 điểm, 80% cho rằng hệ thống bài tập này ở mức 4 điểm. 15% số người được phỏng vấn đánh giá ở mức 5 điểm. Như vậy 95% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 4 và 5.
- Hệ thống bàn tập: Bật cóc; Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao: 85% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 1, 15% đánh giá ở mức điểm 2. Như vậy 0% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở thang điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục: 05 người được phỏng vấn cho rằng hệ thống bài tập này ở mức 03 điểm chiếm tỷ lệ 25%, 70% cho đánh giá ở thang điểm 04, 05% đánh giá ở thang điểm 5. Như vậy 75% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bầi tập ở mức điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Chạy biến tốc; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy 30 m tốc độ cao: 17 người được hỏi cho rằng hệ thống bài tập này ở thang điểm 01 chiếm tỷ lệ 85%, 02 người đánh giá ở mức 02 điểm chiếm tỷ lệ 10%, 01 người được phỏng vấn đánh giá ở mức 03 điểm chiếm 05%. Như vậy 0% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập ở mức điểm 4 và 5.
- Hệ thống bài tập: Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đi chân vịt: 10% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở mức điểm 3, 75% đánh giá ở mức điểm 04, 15% đánh giá ở mức điểm 5. Như vậy 90% số người được phỏng vấn đánh giá hệ thống bài tập này ở mức điểm 4 và điểm 5.
	Để lựa chọn những hệ thống bài tập phù hợp, trên cơ sở kết quả phỏng vấn ở bảng 3, chúng tôi lựa chọn những hệ thống bài tập có kết quả phỏng vấn ở mức điểm 4 và điểm 5 đạt từ 75% trở lên. Bao gồm những hệ thống bài tập sau:
- Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy biến tốc
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc 
- Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc; Chạy biến tốc
- Chạy 30 m tốc độ cao; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống; Chạy biến tốc
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đi chân vịt
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục
Kết quả kiểm tra thành tích chạy 60m sau khi áp dụng các bài tâp được lựa chọn
TT
Họ và tên
Ngày sinh
Thành tích 
1
Trần Văn Hải
12/5/05
5”64
2
Nguyễn Đình Cường
7/10/05
6”12
3
Nguyễn Thành Chung
12/02/04
6”24
4
Lê Minh Nhật
2/3/2005
6”06
5
Nguyễn Đình Cường
23/02/05
6”10
6
Trương Văn Thành
01/01/05
6”02
7
Lê Minh Nhật
8/10/05
6”05
8
Nguyễn Đăng Trí
25/2/05
5”90
9
Phạm Văn Đồng
15/09/05
5”01
10
Nguyễn Trung Kiên
19/07/05
5”30
11
Nguyễn Minh Thuý
28/04/05
5”70
12
Nguyễn Doãn Văn
10/03/05
5”50
13
Hồ Thái Cảng
22/5/05
5”52
14
Đào Đình Cường
07/07/05
5”56
15
Hồ Văn Đạt
9/4/05
5”90
16
Trần Đình Hùng
23/08/05
6”20
17
Trần Văn Phê
15/10/05
5”33
18
Hồ Hữu Thuần
10/08/05
5”75
19
Trần Xuân Trường
6/8/05
5”85
20
Nguyễn Minh Vương
9/4/05
6”23
21
Nguyễn Văn Đông
21/05/05
6”08
22
Đinh Thanh Hiến
10/10/05
5”81
23
Đàm Quang Lập
9/3/05
6”32
24
Lê Trọng Phú
25/02/05
5”67
25
Phan Cảnh Sơn
12/4/05
6”33
26
Nguyễn Vũ Tiến
1/4/05
6”56
27
Hoàng Sỹ Dũng
10/3/05
5”69
28
Phan Văn May
11/1/05
5”70
29
Nguyễn Tuấn Thắng
4/9/05
6”34
30
Lê Văn Tuân
7/6/05
5”87
31
Trần Văn Lợi
2/2/05
6”12
32
Hoàng Tấn Tín
15/10/05
5”81
33
Hồ Văn Dũng
17/12/05
6”67
34
Lê Đức Quang
18/04/05
5”81
35
Lê Trung Tân
20/10/05
6”48
36
Hoàng Văn Thiện
10/7/05
5”98
37
Mai Việt Ty
27/11/05
6”04
38
Phạm Xuân Hoàng
15/08/05
6”03
39
Nguyễn Sỹ Cường
8/1/05
6”01
 40
Trần Văn Hải
12/2/05
5”89
6”02
Bảng 5. Kết quả kiểm tra thành tích chạy 60m trước và sau thực nghiệm
Trước thực nghiệm
 = 6”74
Sau thực nghiệm
 = 6”02
Sự chệnh lệch thành tích chạy 60m trước và sau thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:
Thành tích (s)
6”74
	7
6”02
	6
	5
	Thành tích sau thực nghiệm
	Thành tích trước thực nghiệm
Như vậy sau khi áp dụng bài tập mới vào giảng dạy, kết quả kiểm tra thành tích chạy 60m của học sinh được tăng lên rỏ rệt, chứng tỏ các bài tập được lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu với những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Giờ tập cũng như các buổi tập luyện khác đều có cơ sở chung gồm 3 phần: Phần chuẩn bị, phần cơ bản và phần kết thúc. Tùy thuộc vào những nhiệm vụ cụ thể của giờ tập mà lập kế hoạch giờ tập cho phù hợp.
	- Trong quá trình tập luyện TDTT, hệ thống các yếu tố thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền  đều được phát triển. Các tố chất thể lực đó đều có nhiều cơ sở sinh lý chung và có mối quan hệ với nhau. Vì vậy hoàn thiện tố chất vận động này cũng kèm theo sự hoàn thiện các tố chất vận động khác.
	- Trong một buổi tập tập luyện nhiều tố chất thể lực, tập luyện tố chất sức nhanh có hiệu quả tốt nhất là vào đầu phần cơ bản, sau khi khởi động xong.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số hệ thống bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn của học sinh khối 10 THPT.
- Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục; Chạy biến tốc
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc 
- Chạy 30 m tốc độ cao; Bật cóc; Chạy biến tốc
- Chạy 30 m tốc độ cao; Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống; Chạy biến tốc
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đi chân vịt
- Gánh tạ trọng lượng nhỏ chạy đạp sau; Chạy 30 m tốc độ cao; Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục
Khuyến ghị
BGH nhà trường thường xuyên quan tâm cung cấp các chỉ thị, công văn, tài liệu của nghành về công tác giảng dạy thể dục và giáo dục thể chất trường học; Mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu môn học; Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên nói chung và giáo viên thể dục nói riêng.
Các bài tập giảng dạy nâng cao năng lực tính toán cho học sinh trường THPT mà quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn cần thiết phải được coi là bài tập chuyên biệt trong giảng dạy nâng cao năng lực cho học sinh trường THPT 
Đối với giáo viên giảng dạy môn thể dục: Để có giờ dạy phong phú, tạo hứng thú cho học sinh trong tập luyện, giáo viên cần cố gắng nghiên cứu sắp xếp các bài tập thật hợp lí, sinh động, để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
- Cần ứng dụng các phương tiện kiểm tra hiện đại hơn để đảm bảo tính khách quan hơn.
- Cần tiếp tục nghiên cứu trên số lượng đối tượng đông hơn.
- Trong mức độ cho phép của đề tài, hệ thống các bài tập được đề xuất chưa đưa vào thực nghiệm được. Để đánh giá xác thực hệ thống các bài tập đưa ra cần thiết phải đưa các bài tập trên vào thực nghiệm.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT - Chương trình Giáo dục Thể chất - NXB TDTT - Hà Nội 1997.
2. Nguyễn Đức Văn - Phương pháp toán thống kê trong thể dục thể thao - NXB TDTT - Hà Nội 1987.
3. Phạm Danh Tốn - Lý luận và phương pháp TDTT - NXB TDTT- 1993.
4. Sinh lý học Thể dục thể thao - NXB TDTT - 1993.
5. Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn dịch - Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất - NXB TDTT - 1998.
6. Nguyễn Toán - Cơ sở lý luận và phát triển đào tạo VĐV - NXB TDTT - 1998.
9. Nguyễn Quang Hương, Nguyễn Đại Cương - Chạy cự ly ngắn - NXB TDTT - 2002.

File đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_dien_bien_phat_trien_suc_nhanh_va_de_xuat_gi.doc
Sáng Kiến Liên Quan