SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh Lớp 10 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đức Mậu

Cơ sở lí luận

1.1.1. Ý nghĩa và vị trí điền kinh trong giáo dục Việt Nam

Điền kinh là một trong những môn hoạt động vận động cơ bản của học sinh; điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lương vũ trang nhân dân và trong chương trình thể thao sức khỏe cho mọi người. Là một trong những môn thi chính trong các kỳ đại hội thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng các cấp. Các bài tập điền kinh có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập đi bộ hoặc tập chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch máu co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập luyện một cách rõ rệt. Các bài tập điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.

Động tác chạy là hoạt động tự nhiên có chu kỳ, là kỹ thuật không thể thiếu của vận động viên khi luyện tập các môn thể thao, là môn học có sức hấp dẫn mạnh mẽ để phát triển sức mạnh, sức nhanh. Khi thực hiện động tác chạy thì tất cả các nhóm cơ đều tham gia, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khả năng phối hợp, là biện pháp tốt nhất để nâng cao sức khỏe, giúp cho học sinh tu dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo vận động nâng cao tác dụng và hiệu quả môn học. Điền kinh được mệnh danh là nữ hoàng của sắc đẹp, chạy ngắn là một trong nội dung cơ bản của điền kinh.

1.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của chạy cự ly ngắn

Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có chu kỳ, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực của các môn thể thao. Chạy tốc độ được áp dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại dùng để huấn luyện binh sĩ năm 776 trước công nguyên. Chạy ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vận động, mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, đây là một nội dung để phát triển thể lực rất cần thiết cho các môn thể thao khác. Tập luyện chạy ngắn giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đặc biệt giúp cơ thể con người thêm săn chắc phát triển cân đối toàn diện.

Đặc điểm của chạy ngắn là chạy với tốc độ cao và cường độ lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích cao trong chạy ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như sức nhanh hay tần số bước chạy, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ cho nên phải có những bài tập thích hợp, phối hợp tốt về sức mạnh, sức nhanh, những bài tập phù hợp giới tính, độ tuổi giúp học sinh phát triển toàn diện các tố chất, rèn luyện đạo đức tác phong, ý thức tự giác, kỷ luật để thực hiện tốt nội dung học, nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao. Đồng thời có thể thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân người học.

 

docx37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn Chạy ngắn cho học sinh Lớp 10 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đức Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch. Chạy tốc độ cao cự ly 20 - 30m (thực hiện 2 - 4 lần). Chạy tốc độ tối đa cự ly 50 - 80m (thực hiện 2 - 3 lần, có tính thời gian).
 4. 3. Giải pháp 3: Bài tập kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
- Mục đích: Giúp học sinh biết cách đóng bàn đạp và hoàn thiện được kỹ thuật xuất phát thấp với bàn đạp thông qua các biện pháp sau:
+ Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.
+ Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”.
+ Tự xuất phát không có khẩu lệnh.
+ Xuất phát thấp với các tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, tiếng còi).
+ Xuất phát thấp và chạy lao 30 - 40m. 
 Hình 5: “Vào chỗ” Hình 6: “Sẵn sàng”
 Hình ảnh 7 Hình ảnh 8
Nhấn mạnh một số sai lầm thường mắc:
- Sai: Xuất phát sớm (khi chưa có hiệu lệnh “Chạy!”)
- Cách sửa: Tùy nguyên nhân cụ thể để sửa cho đúng. Phải tập thuần thục kỹ thuật sau mỗi lệnh. Động tác chính xác không vội vàng. Không đoán lệnh vì xuất phát cùng với tiếng súng lệnh vẫn là phạm quy. Nếu tay yếu thì thu hẹp khoảng cách của 2 tay và không nhô vai về trước vạch xuất phát nhiều; phải chú ý tập phát triển sức mạnh của hai tay.
- Sai: Bị động sau xuất phát. Do xuất phát sớm và do hai chân cùng rời khỏi bàn đạp (nhảy ra khỏi bàn đạp).
- Cách sửa: Tập nhiều để hình thành thói quen chạy lao sau xuất phát nếu không có lệnh dừng chạy. Đánh tay so le với chân, thực hiện đạp duỗi thẳng chân ở bàn đạp trước rồi mới rời khỏi bàn đạp. Đánh dấu các điểm đặt của từng chân sau xuất phát thấp để đặt chân đúng vị trí.
- Sai: Sau xuất phát thân trên lên cao sớm
- Cách sửa: Tăng cường kỹ thuật chạy lao; đồng thời tập phát triển sức mạnh thân trên và hai chân.
- Yêu cầu xuất phát nhanh, đúng kỹ thuật, chạy tốc độ cao,đúng hiệu lệnh (còi) của GV.
4.4. Giải pháp 4: Bài tập kỹ thuật chuyển từ chạy lao sang chạy giữa quãng 
- Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính (50 - 60m), thực hiện 3 lần.
- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính (20 - 30m), thực hiện 4 lần.
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50 - 60m), thực hiện 3 lần.
- Chạy 60m xuất phát thấp, thực hiện 3 lần.
 Hình ảnh 9 Hình ảnh10
 Hình ảnh 11 Hình ảnh 12
4.5. Giải pháp 5: Bài tập kỹ thuật chạy về đích
-Mục đích: Học kỹ thuật đánh đích và được thông qua các biện pháp sau:
+ Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.
+ Chạy chậm 6 - 10m làm động tác đánh đích.
+ Chạy tăng tốc độ 15 - 20m làm động tác đánh đích.
+ Chạy 50m làm động tác đánh đích.
 Hình ảnh 13 Hình ảnh 14
Sai lầm thường mắc:
- Sai: Dừng đột ngột sau khi về đích.
- Cách sửa: Làm cho học sinh phải thấy được tác hại của hành động đó và tập để có thói quen, sau khi qua đích vẫn chạy tiếp với tốc độ giảm dần và trách va chạm với những người xung quanh.
* Giáo viên chú ý nhắc học sinh không được dừng đột ngột sau khi đánh đích. 
4.6. Giải pháp 6: Bài tập phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật 
- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m. Giúp học sinh nâng cao khả năng tăng tốc, duy trì tốc độ chạy giữa quãng để về đích, thực hiện hoàn thiện về kỹ thuật và thể lực, chuẩn bị kiểm tra và thi đấu. 
- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp, xác định các cự ly 60m, 70m và 80m. Có sử dụng dây đích.
Động tác: Bài tập này chủ yếu hoàn thiện chạy lao sau xuất phát, nâng cao tốc độ chạy, phối hợp tốt giữa khối lượng và cường độ vận động, chạy đủ các cự ly với tốc độ tối đa có tính thời gian để xác định thành tích chạy.
- Xuất phát thấp - chạy lao cự ly 20 - 25m.
- Chạy tốc độ cao 40 - 50m. 
- Xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng cự ly 60 - 80m. 
- Thực hiện phối hợp cả 4 giai đoạn có tính thành tích (kiểm tra thử).
 4.7. Giải pháp 7: Trò chơi trong chạy ngắn
Dùng hình thức trò chơi và thi đấu để luyện tập mục đích là tránh cho các em sự nhàm chán, gây hào hứng, sôi nổi, động viên được tinh thần tích cực hăng say luyện tập của học sinh. Nội dung trò chơi phải thật thích hợp, có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp tâm lý lứa tuổi, phải liên quan đến nội dung bài học, nên thay đổi tránh lặp lại trò chơi nếu không trò chơi sẽ không phát huy được tác dụng của nó, ngược lại làm loãng mất nội dung tập. Hình thức trò chơi làm cho học sinh phấn khởi, quên đi sự mệt nhọc, dùng trò chơi để tăng thêm lượng vận động nhưng phải tổ chức lớp thật khoa học, giảng giải phân tích qui tắc chơi ngắn gọn, dành nhiều thời gian để luyện tập kỹ thuật. Thực hiện giảng dạy bằng các giải pháp trên giáo viên phải chú ý đảm bảo khối lượng vận động chính xác, thích hợp lứa tuổi, giới tính, tố chất cơ thể, trình độ vận động để học sinh có thể học tập, tiếp thu, nâng cao kỹ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe. Nếu cần phải tăng khối lượng vận động trong quá trình giảng dạy phải tùy thuộc vào đối tượng, trình độ vận động và tình hình cụ thể , chỉ tăng khối lượng vận động trên cơ sở cơ thể đã thích ứng với khối lượng vận động hiện tại, làm cho cơ thể thích ứng với khối lượng vận động mới ở mức độ cao hơn. Trong khi tăng khối lượng vận động giáo viên phải theo dõi quan sát phản ứng cơ thể của học sinh, nắm vững qui luật hồi phục mà bố trí, điều chỉnh khối lượng vận động thích hợp. Và sau đây là một số trò chơi phát triển tốc độ phản xạ và phát triển tốc độ chạy:
Trò chơi 1: “Ai nhanh tay hơn”
Chuẩn bị: Từng đôi, đối diện, ở tư thế nằm sấp chống tay cao (hoặc quỳ chống hai tay) sau hai vạch giới hạn cách nhau 60 - 80cm; giữa hai vạch, trước mặt hai người để một vật nhỏ.
- Cách chơi: khi có tín hiệu (tiếng còi hoặc lời hô) lập tức dùng một tay đoạt lấy.GVquy định bên tay được dùng lấy vật, số lần chơi và hình thức thưởng phạt. có thể tiến hành thi tìm nhà vô địch của lớp (nam riêng, nữ riêng) theo hình thức loại trực tiếp, sau mỗi lần phân định được người thắng, chỉ được người thắng mới được đi tiếp.
Trò chơi 2: Xuất phát nhanh
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch đích song song và cách vạch xuất phát 3 - 5 m. chia số học sinh trong lớp thành các đội có số người đều nhau (nên chia chẵn đội để hai đội thi với nhau), mỗi đội xuất phát có một người của mỗi đội. Mỗi đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
- Cách chơi: Giáo viên cho từng đợt xuất phát, mỗi đợt đều có đại diện của từng đội. Người thắng là người vượt vạch giới hạn trước. Tư thế ban đầu có thể là ngồi, nằm,khác hướng với hướng chạy do giáo viên quy định.
Chú ý: Nên dùng 3 lệnh cho mỗi đợt, bố trí đội hình để học sinh không xô vào nhau hoặc các chướng ngại nguy hiểm.
Trò chơi 3: Chạy tiếp sức
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10 - 15m. Có thể thay vạch đích bằng 2 - 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ học sinh trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1 - 2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
* Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
+ Không chạy vòng qua cờ.
Trò chơi 4: Cướp cờ
Mục đích: Nhằm phát triển tốc độ chạy.
- Chuẩn bị: Mỗi lớp quy định theo số: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 (Tổ cướp cờ chuẩn bị số đeo).
- Cách chơi: 2 đội chơi đứng 2 đầu vạch xuất phát, ở giữa có 1 vòng tròn đặt 1 lá cờ, khi trọng tài hô số nào lên thì các số tương ứng 2 bên lên tranh cờ với nhau, trong quá trình tranh cờ, người nào cướp cờ được nhưng không bị đối phương đập trúng người thì người đó thắng cuộc và ngược lại.
Trò chơi 5: Bám đuổi
- Chuẩn bị: Từng đôi (tương đương về sức nhanh), chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc, cách nhau 1,5 - 2m.
- Động tác: Khi nghe lệnh (nên dùng tiếng còi), cả hai người lập tức tăng tốc, người phía sau cố gắng đuổi kịp người phía trước, người phía trước cố không cho người phía sau đuổi kịp. Chỉ chạy tăng tốc khoảng 10m, sau đó lại chạy nhẹ nhàng chờ lệnh tiếp (nếu đuổi kịp sớm thì chuyển sang chạy nhẹ nhàng ngay).Cũng có thể quy định số cho mỗi người (chỉ có số 1 và 2). Không cần biết đang ở vị trí nào trước hay sau, khi giáo viên hô số nào thì số đó lập tức tăng tốc để đuổi (hoặc quay lại đuổi nếu đang chạy ở phía trước) còn số kia cố chạy để không bị đuổi kịp.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được của đề tài
Với thời gian nghiên cứu và áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích môn chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Loại tốt tăng 9 em (4,28%) so với nhóm đối chứng, loại đạt giảm 3 em (7,14%), loại chưa đạt còn 0 em. Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao thành tích Chạy ngắn ở lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực.
Kế hoạch giảng dạy nội dung chi tiết được hoạch định như sau:
STT
Nội dung giảng dạy
Số lượng
Học ở tiết
Ghi chú
1
Bổ trợ
7
1, 2, 3, 4, 6, 7, 8
2
Xuất phát, chạy lao
2 
2, 3
3
Chạy giữa quãng
4
4, 5, 6, 7
4
Hoàn thiện 3 giai đoạn đầu
4
5, 6, 7, 9
5
Đánh đích
1
8, 9
6
Hoàn thiện 4 giai đoạn
3
8, 9, 10
7
Trò chơi
3
2, 3, 5
BẢNG THÀNH TÍCH CHẠY 100M LỚP 10A9 NĂM HỌC 2019 - 2020
Kết quả thực nghiệm sư phạm
STT
Họ và tên
Nữ
Lớp
Thành tích(s)
1
Nguyễn Quốc Anh
10A9
13,80
2
Nguyễn Khánh Trung
10A9
16,18
3
Mai Chí Cường
10A9
14,48
4
NguyễnVăn Duy
10A9
14,19
5
Dương Duy Khang
10A9
16,00
6
Lê Trần Đình Khang
10A9
15,05
7
Trần Trí Luân
10A9
14,19
8
Nguyễn Phương Nam
10A9
16,20
9
Nguyễn Thanh Nhật
10A9
14,39
10
Nguyễn Văn Ninh
10A9
16,19
11
Bùi Hoài Phong
10A9
16,00
12
Dương Văn Phước
10A9
14,15
13
Cao Tiến Trung
10A9
15,13
14
Trần Nhật Trung
10A9
14,40
15
Chu Đa Vũ
10A9
15,71
16
Cao Đức Thông
10A9
15,00
17
Cao Văn Trường Kỳ
10A9
15,12
18
Trần Văn Cảm
10A9
14,38
19
Nguyễn Như Hạnh
x
10A9
17,12
20
Lê Thị Mỹ Hiền
x
10A9
16,25
21
Hồ Ngọc Hà
x
10A9
17,52
22
Nguyễn Thị Ngọc Kiều
x
10A9
17,68
23
Nguyễn Hoàng Giang
x
10A9
18,20
24
Chu Kim Liền
x
10A9
18,06
25
Hà Thị Tuyết Ngân
x
10A9
17,25
26
Nguyễn Hồ Thu Nhi
x
10A9
17,40
27
Trần Thị Tuyết Nhi
x
10A9
17,98
28
Phạm Thị Mỹ Phương
x
10A9
16,10
29
Nguyễn Thị Hà Tiên
x
10A9
16,40
30
Nguyễn Kim Tiến
x
10A9
17,95
31
Trần Thị Thùy Trang
x
10A9
17,10
32
Trương Thị Diễm Trinh
x
10A9
16,26
33
Đinh Thị Cẩm Tú
x
10A9
16,68
34
Phạm Kim Xuyên
x
10A9
16,22
35
Đinh Thị Thủy Tiên
x
10A9
17,91
BẢNG THÀNH TÍCH CHẠY 100M LỚP 10A10 (nhóm đối chứng 2019-2020)
STT
Họ và Tên
Nữ
Lớp
Thành tích(s)
1
Châu Hữu Bằng
10A10
14,40
2
Trịnh Tấn Dư
10A10
16,18
3
Võ Phước Đạt
10A10
16,00
4
Lê Minh Đăng
10A10
15,19
5
Lê Duy Khánh
10A10
16,00
6
Phạm Đình Khôi
10A10
16,05
7
Trần Vĩnh Kỳ
10A10
16,40
8
Trần Nguyễn Phú Lộc
10A10
16,20
9
Nguyễn Quốc Toàn
10A10
15,39
10
Lâm Bảo Nguyên
10A10
16,42
11
Trần Đăng Thịnh
10A10
16,00
12
Đặng Quốc Tuấn
10A10
15,20
13
Cao Hoàng Quốc Việt
10A10
15,13
14
Đinh Bạt Hải
10A10
14,30
15
Hồ Hải Vân
10A10
16,71
16
Huỳnh Ngọc Ái
10A10
18,00
17
Hồng Mỹ Châu
X
10A10
16,12
18
Trần Hiếu Hương Duyên
X
10A10
17,38
19
Nguyễn Mỹ Hà
X
10A10
18,12
20
Nguyễn Thị Kim Hoa
X
10A10
18,45
21
Nguyễn Thị Ngân Huệ
X
10A10
17,52
22
Mai Thị Liếu
X
10A10
18,68
23
Vũ Thị Tuyết Mai
X
10A10
18,20
24
Vũ Thị Diễm My
X
10A10
18,06
25
Nguyễn Toàn Mỹ
X
10A10
18,35
26
Nguyễn Thị Kim Ngân
X
10A10
17,40
27
Lê Thị Tuyết Nhi
X
10A10
17,98
28
Lê Uyển Nhi
X
10A10
16,10
29
Lâm Thị Nữ
X
10A10
16,40
30
Trần Thị Hồng Thắm
X
10A10
17,95
31
Dương Thị Bích Trâm
X
10A10
17,10
32
Nguyễn Thị Diễm Trinh
X
10A10
16,26
33
Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền
X
10A10
16,68
34
Nguyễn Ngọc Tuyền
X
10A10
17,20
35
Võ Tường Vi
X
10A10
17,91
	Qua thời gian 1 tháng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc ta thu được kết quả của bài kiểm tra như sau:
Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2017 - 2018 
Nhóm
Xếp
loại
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Lớp 10C6 (40 HS)
Lớp 10C7 (40 HS)
Lớp 10C9 (38 HS)
Lớp 10C10 (40 HS)
Tốt
5 HS (12,5%)
6 HS (15%)
8 HS (21,05%)
10 HS (25%)
Đạt
29 HS (72,5%)
27 HS (67,5%)
28 HS(73,69%)
27 HS(67,5%)
Chưa đạt
6 HS (15%)
7 HS (17,5%)
2 HS (5,26%)
3 HS(7,5%)
Năm học 2018 - 2019
Nhóm
Xếp
loại
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Lớp 10A10 (42 HS)
Lớp 10A3 (40 HS)
Lớp 10A4 (40 HS)
Lớp 10A12 (39 HS)
Tốt
7 HS (16,7%)
6 HS (15%)
9 HS (22,5%)
9 HS (23,1%)
Đạt
29 HS (69%)
29 HS (72,5%)
30 HS (75%)
29 HS (74,4%)
Chưa đạt
6 HS (14,3%)
5 HS (12,5%)
1 HS (2,5%)
1 HS (2,5%)
Năm học 2019 - 2020
Nhóm
Xếp
loại
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Lớp 10A10
Lớp 10A4
Lớp 10A9
Lớp 10A3
Tốt
5 HS (14,3%)
5 HS (12,5%)
13 HS (37,1%)
11 HS (28,2%)
Đạt
26 HS (74,3%)
30 HS (75,0%)
22 HS (62,9%)
28 HS (71,8%)
Chưa đạt
4 HS (11,4%)
5 HS (12,5%)
0 HS (0%)
0 HS (0%)
* Kết quả đạt được:
+ Trong khi triển khai thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy tinh thần giờ học môn chạy ngắn học sinh tham gia học không còn e ngại, rụt rè nữa; mà các em học rất hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng ngày ở nhà, mỗi tiết lên lớp lại được các em hỏi về những bài tập mới, mỗi tiết chạy ngắn trong giờ thể dục chính khoá là thêm một lần tôi thấy được sự tiến bộ của các em về thành tích cũng như kỹ thuật của từng bước chạy.
 + Các em học sinh của nhà trường qua luyện tập kỹ thuật và thành tích đã được nâng cao. Điều đáng nói là những em chạy ngắn thành tích tốt đã tạo tiền đề cho các môn thể thao khác.
+ Chất lượng giảng dạy môn chạy ngắn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu với kết quả như sau: 100% học sinh đều đạt.
+ Trước đây cũng áp dụng phương pháp trên tôi có bồi dưỡng học sinh đi thi hội khỏe phù động cấp tỉnh đã đạt được 2 giải với nội dụng 100m, 200m.
Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng đề tài
Nội dung
Kết quả chưa áp dụng đề tài
Kết quả đã áp dụng đề tài
Ghi chú
HS Yêu thích môn chạy ngắn
30/100 HS
60/100 HS
HS ngại học môn chạy ngắn
55/100 HS
17/100 HS
Loại Tốt
5 học sinh (14,3%)
13 học sinh (37,14%)
- Lớp 10A10 chưa áp dụng đề tài.
- Lớp 10A9 đã áp dụng đề tài.
Đạt
26 học sinh (74,3%)
22 học sinh (62,86%)
Chưa đạt
4học sinh (11,4%)
0 (0%)
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Quá trình nghiên cứu:
Môn GDTC được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là có sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự luyện tập hợp lý và thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch tập luyện hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả sẽ ngược lại. Mặc dù thời gian nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn chưa dài nhưng với lớp được áp dụng các bài tập này. Tôi thấy kết quả rất tốt đối với các em được thực nghiệm, các em có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn. Kết quả khảo sát đánh giá về áp dụng bài tập bổ trợ chạy cự ly ngắn mỗi tiết luyện tập được giáo viên lựa chọn rất phù hợp với học sinh, cũng như thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Đồng thời bản thân tôi nhận thấy sau quá trình áp dụng sáng kiến này hiệu quả mang lại rõ rệt trong việc phát triển thể lực và thành tích, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như tập luyện. Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn hơn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi, hồi phục tốt hơn sau một giờ tập luyện làm cho các em tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của mỗi giờ học, mỗi buổi tập. Nâng cao phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ trong nhà trường phổ thông, theo đúng chủ trương đường lối của nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Hơn hết mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giáo án, tập luyện phù hợp khắc phục khó khăn để đưa chất lượng GDTC và thể thao thành tích cao ngày càng phát triển hơn nữa. Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút được sự thích thú của học sinh đối với môn học, bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không ngừng học hỏi trang bị thêm kiến thức, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho vững vàng, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, phải rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để tìm ra những phương pháp cải tiến, phù hợp với yêu cầu giảng dạy.Tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa sức, phù hợp với sức khỏe, trình độ thể lực, tâm sinh lý, giới tính của học sinh, tránh các em có sự lo ngại, nhàm chán, tạo tâm lý tốt cho các em đối với môn học.
Trên đây là một số giải pháp dựa trên thực tế của nhiều năm công tác, được kiểm nghiệm trong nhiều năm, đặc biệt là trong năm gần đây nhất, tôi hi vọng rằng sẽ góp phần giải quyết, cải thiện những vướng mắc cho đồng nghiệp khi dạy học nội dung chạy ngắn này.
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Giải pháp đưa một số bài tập mới vào bổ trợ trong phần khởi động và trong tập luyện để nâng cao thể lực, kỹ thuật và đặc biệt là thành tích trong chạy ngắn đã áp dụng cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Mậu; có thể áp dụng cho lớp 10 các trường THPT toàn tỉnh. 
3. Kiến nghị 
- Đối với giáo viên bộ môn
+ Bản thân mỗi giáo viên cần có kế hoạch giảng dạy rõ ràng, coi trọng vai trò ý nghĩa chủ đề chạy ngắn là vị trí quan trọng, là nền tảng thể lực tốt cho các môn khác.
+ Có thể vận dụng các giải pháp trên một cách linh hoạt; tăng cường tham mưu với Ban giám hiệu (BGH) về công tác cơ sở vật chất dạy học như bàn đạp, đường chạy, hội khỏe hàng năm.
+ Yêu cầu học sinh học tập nghiêm túc, giáo viên đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên và điểm giữa kì thật chính xác. Nên tuyên dương kịp thời các em có cố gắng, có tiến bộ trong tập luyện. Đồng thời cũng khích lệ các em còn yếu để các em có tinh thần cố gắng tốt hơn.
- Đối với ban giám hiệu nhà trường
Cần quan tâm hơn nữa đến thể thao và thành tích, tạo điều kiện cho các giáo viên làm công tác bồi dưỡng đội tuyển cả về cơ sở vật chất và kinh phí tập luyện.
- Đối với sở GD - ĐT
	Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao như những năm qua và nếu có thể thì sở GD - ĐT nên tổ chức gặp mặt những giáo viên, huấn luyện viên, những học sinh có thành tích cao trong hoạt động thể dục thể thao của tỉnh nhà để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Trong chương trình phổ thông mới là ưu tiên phát triển thể thao, nhưng theo tôi thì Bộ và Sở cũng cần coi trọng điền kinh vì nó là môn vận động cơ bản, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất đang còn eo hẹp từ nhiều trường phổ thông hiện nay.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài trong 5 năm và đặc biệt là 2 năm gần đây; trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp quản lí để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai con em chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện; góp phần phát triển những phẩm chất, năng lực cho học sinh trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, tôi mạnh dạn bày tỏ những giải pháp này để góp phần chung vào việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. 
Xin chân thành cảm ơn, mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình,chạy tiếp sức.
- Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội.
- Luật điền kinh, NXB TDTT Hà Nội 2009.
- Nguyễn Kim Minh - Nguyễn Trọng Hải - Trần Đồng Lâm - Đặng Ngọc Quang giáo trình điền kinh, NXB ĐHSP, 12/2003
- Trịnh Trung Hiếu, lý luận và phương pháp TDTT, NXBTDTT 1997
- Sách giáo viên lớp 10 NXB Giáo Dục.
- Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (tác giả: Nguyễn Toàn, phạm Danh Tốn, NXB TDTT Hà Nội năm 1993)
- Uỷ ban TDTT, Luật điền kinh, NXB TDTT Hà Nội năm 2000, 2005.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich_mon_chay.docx
Sáng Kiến Liên Quan