SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học Phổ thông
* Trong chương trình học
Nội dung sách giáo khoa hiện nay được viết theo hướng mở với nhiều câu
hỏi liên hệ và đào sâu kiến thức của mỗi phần nội dung bài học. Bên cạnh đó, các
bộ công cụ hỗ trợ như sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng ban hành kèm
theo phần lớn mang tính định hướng nên với nhiều nội dung giáo viên phải tự tìm
hiểu và lựa chọn kiến thức nhằm làm rõ nội dung bài học. Mặt khác, có không ít
kiến thức thuộc các bộ môn khác nhau có thể được sử dụng rất hữu ích, linh họat
và hiệu quả vào tiết học môn Địa lí. Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần làm cho môn học gần với cuộc sống và
nhận thức của học sinh hơn là rất cần thiết.
* Đối với người dạy
Trong những năm học vừa qua, đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi
mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong
muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Đối
với môn Địa lí nói riêng và các môn học khác ở các trường trung học phổ thông
việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh
đã và đang được quan tâm nhiều hơn. Việc áp dụng những phương pháp dạy học
tích cực vào các tiết dạy học được sử dụng nhiều hơn và đã bước đầu có những kết
quả khả quan. Học sinh tỏ ra quan tâm, hứng thú hơn đối với môn học, kết quả học
tập cao hơn. Nhiều giáo viên đã thật sự đầu tư, nghiên cứu đổi mới phương pháp
dạy cũ, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để kích thích hứng thú học tập,
phát triển các kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Trong thực tiễn giảng dạy nhằm phục vụ cho việc truyền tải nội dung bài học, các
kiến thức liên môn cũng được thường xuyên vận dụng. Mặt khác, mức độ và khả
năng vận dụng chưa có hệ thống và thiếu linh hoạt do phụ thuộc vào khả năng của
từng đối tượng học sinh, nội dung bài học. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho
dạy học liên môn trong môn Địa lí là cần thiết.
* Đối với người học
Do thiếu định hướng nên có quan niệm tách biệt rạch ròi giữa các môn học, dẫn
đến việc học sinh chưa chủ động sử dụng kiến thức của các môn khác dù có liên
quan vào việc học tập và trong quá trình kiểm tra đánh giá. Mặt khác, khả năng
ứng dụng các phương tiện truyền thông trong học tập chưa được thường xuyên và
chủ động dù rất nhiều học sinh có điện thoại thông minh có thể tiến hành truy cập
Internet để cập nhật và kiểm tra kiến thức nhanh chóng. Nếu được tổ chức bài bản
khả năng tự học và tư duy độc lập của các em sẽ có nhiều thay đổi.
ực tiếp phụ trách với học sinh và lực lượng tham gia hỗ trợ (ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến cán bộ quản lí di tích). Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách hoàn thành nhiệm vụ theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước. - Bước 4: Đánh giá hoạt động trải nghiệm. Đây làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn. 4.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên Trong hoạt động này, vai trò của giáo viên và học sinh được thể hiện rõ ràng. Cụ thể giáo viên là người khởi xướng cũng là người kết thúc hoạt động, có nghĩa giáo viên là người đề xuất nhiệm vụ dựa trên mục tiêu và thực tiễn đối 25 tượng học sinh cũng là người sẽ đánh giá về các mặt kiến thức, năng lực, kĩ năng mà người học đạt được thông qua hoạt động. Với chủ đề ‘‘nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS THPT ”, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh, giới thiệu về các di tích, danh thắng, vườn trại .Để thực hiện nhiệm vụ đó, giáo viên lập kế hoạch cụ thể như sau: - Trước buổi trải nghiệm một tuần, giáo viên liên hệ với lãnh đạo địa phương, trình bày mục đích dạy học của mình, đề xuất được tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo như mở cửa các di tích lịch sử, cử người thuyết minh về di tích, danh thắng... Đồng thời, giới thiệu một số bậc cao niên có thời gian sinh sống ở gần với di tích và có nhiều kỷ niệm gắn với địa danh đó của địa phương để các em gặp gỡ; giới thiệu nguồn tài liệu về di tích, danh thắng, vườn trại - Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ, phân nhóm thực hiện. Thường sĩ số lớp học 37 đến 43 học sinh, giáo viên chia làm ba nhóm, đặt tên nhóm, chú ý sự cân bằng giữa các nhóm về giới tính, năng lực, đặc biệt là những hạt nhân văn nghệ nổi bật. Cùng với điều đó, giáo viên yêu cầu thời gian hoàn thành (sau 2 tuần trải nghiệm), công bố địa điểm, thời gian dự kiến báo cáo sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giáo viên cũng đề ra những phương tiện mà các em cần chuẩn bị. Về phần mình, giáo viên chuẩn bị mẫu phiếu thu thập thông tin và bài tập thu hoạch sau khi kết thúc hoạt động. Bài tập thu hoạch: cảm nhận của em về chuyến trải nghiệm ? - Hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ học tập: Theo dõi các em trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm điều chỉnh kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, xây dựng đề cương để thực hiện sản phẩm. Đặc biệt, trước khi các em báo cáo sản phẩm trước tập thể, giáo viên xem xét, có thể giúp các em chỉnh sửa để sản phẩm có chất lượng hoàn thiện hơn. - Thực hiện nhiệm vụ đánh giá: Đây là khâu thẩm định sản phẩm của các em. Từ đó, giáo viên đưa ta những nhận xét về các phương diện kiến thức, kĩ năng và năng lực các em thu nhận được trong quá trình trải nghiệm. Giáo viên cần có tiêu chí rõ ràng phù hợp. Với chủ đề này, bài thuyết trình cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, có sơ đồ tư duy kèm theo, phong thái của người thuyết trình lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Khi đánh giá cần chú ý đánh giá cả quá trình học sinh tham gia hoạt động. 4.2. Vai trò, nhiệm vụ của học sinh Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Các em phải tự trải nghiệm trong thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau (khám phá các di tích, thắng cảnh, gặp gỡ với các cán bộ quản lí, người quản lí di tích, danh thắng...) thu thập thông tin từ nhiều kênh (từ đời sống, sách vở, báo chí, mạng internet...) kết hợp với kinh 26 nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ được giao. Mỗi học sinh (nhóm) cần hoàn thành phiếu thu thập thông tin nhanh chóng kịp thời. Trong quá trình hoạt động, các em rèn luyện nhiều những kĩ năng cơ bản, như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình và giải quyết nhiệm vụ học tập. Chính các em cũng sẽ là người báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc trước tập thể các bạn. Đồng thời hoạt động dạy học này coi trọng tính trải nghiệm nên sự đánh giá có ý nghĩa nhất không phải là điểm số của thầy cô mà chính các em học sinh sẽ tự đánh giá được các năng lực, kiến thức của bản thân và của bạn mình thu nhận được sau khi kết thúc hoạt động. 4.3.Các nội dung của hoạt động trải nghiệm. 4.3.1.Chuẩn bị cho hoạt động tham quan Đây là bước quan trọng và cần thiết để hoạt động tham quan diễn ra một cách thuận lợi. Sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm tổ chuyên môn, được sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm cụ thể : chùa bùi ngọa , vườn cam xã đoài , lăng mộ nhà canh tân yêu nước nguyễn trường tộ. - Xác định mục tiêu của buổi tham quan: + Về kiến thức: Học sinh có điều kiện quan sát trực quan sinh động các hiện vật, tài liệu liên quan đến giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị kinh tế, du lịch của địa phương. + Về kĩ năng: Rèn luyện cho các em một số kĩ năng học tập như kĩ năng quan sát; kĩ năng thu thập, xử lí thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với các di tích, danh thắng, vườn trại ; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí có trong di tích, danh thắng, mô hình vườn cam xã đoài. - Liên hệ trước với ban quản lí di tích, mời người thuyết minh, người hướng dẫn tham quan trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho kế hoạch đạt kết quả cao. Trong kế hoạch tham quan trải nghiệm, giáo viên cần xác định rõ những tài liệu nên hướng dẫn học sinh tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra. - Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi tham quan Để thu được kết quả cao, trước khi học sinh tiến hành tham quan, giáo viên phổ biến rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu của buổi tham quan. Những yêu cầu quan trọng của học sinh trong buổi tham quan là: 27 + Phải có ý thức giữ trật tự, giữ gìn, bảo vệ các hiện vật trong các di tích, danh thắng + Không được tự ý bỏ đoàn, bỏ nhóm đi nơi khác + Mọi việc nảy sinh phải thông qua người điều hành và được người điều hành đồng ý mới thực hiện + Cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh, người quản lí cung cấp, hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày khi tự tìm hiểu + Phải có bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm + Những cá nhân tự ý làm trái các quy định phỉ tự chịu trách nhiệm và hình phạt của giáo viên, của nhà trường. - Dự kiến thời gian tham quan: một ngày cho cả 4 địa điểm: chùa bùi ngọa, lăng mộ nhà canh tân đất nước nguyễn trường tộ , mô hình vườn cam xã đoài. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị: + Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm + Tìm hiểu một số thông tin về di tích, danh thắng , thương hiệu cam xã đoài , ,trên Internet hoặc tài liệu tham khảo + Tự túc về nước uống, tư trang 4.3.2. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm . Với 3 địa điểm cụ thể :Lăng mộ Nguyễn Trường Tộ , đập Thạch Tiền, mô hình vườn cam Xã Đoài. Trong quá trình tham quan trải nghiệm tại mỗi di tích, học sinh được tập trung nghe giới thiệu và tự tham quan, chụp ảnh, quay video, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm. * Trải nghiệm tại Lăng mộ Nguyễn Trường Tộ (Thời gian từ 7h30 phút đế 8h30 phút) Tất cả học sinh các nhóm tập trung tại lăng mộ Nguyễn Trường Tộ và thực hiện các hoạt động: Tham quan khuôn viên toàn bộ lăng mộ Nghe người quản lí giới thiệu về lịch sử nhà canh tân yêu nước nguyễn trường tộ , ghi chép thông tin chuẩn bị cho bài thu hoạch Một số hình ảnh ghi lại 28 Hình ảnh học sinh tham quan tại lăng mộ Nguyễn Trường Tộ * Trải nghiệm tại mô hình trang trại vườn cam xã đoài (thời gian từ 8h 35h đến 9h 30p). Đúng 8h 35 học sinh tập trung đầy đủ tại vườn xã đoài . Đại diện chủ vườn cam ông Hoàng Nghĩa Thọ ra tiếp đón rất nhiệt tình và giới thiệu về vườn cam. Các em được tận mắt chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của vườn cam và không khí trong lành nơi đây, đồng thời được chủ vườn cam mời thử đặc sản cam tiến vua để biết được vị cam có một không hai này. Các nhóm học sinh được hỏi thêm những điều chưa biết và người hướng dẫn giải đáp rất tỉ mỉ, tận tình. Sau đó các em được tham quan tự do, chụp ảnh quay video. Một nhóm đại diện được cử làm người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thắng cảnh này. Hình ảnh học sinh tham quan . 29 Hình ảnh trải nghiệm tại mô hình vườn cam Xã Đoài * Trải nghiệm tại đập thạch tiền (thời gian từ 9h 35h đến 10h 30p). Đúng 9h 35 học sinh tập trung đầy đủ tại vườn xã đoài . Đại diện chủ vườn cam ông Hoàng Nghĩa Thọ ra tiếp đón rất nhiệt tình và giới thiệu về vườn cam. Các em được tận mắt chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của vườn cam và không khí trong lành nơi đây, đồng thời được chủ vườn cam mời thử đặc sản cam tiến vua để biết được vị cam có một không hai này. Các nhóm học sinh được hỏi thêm những điều chưa biết và người hướng dẫn giải đáp rất tỉ mỉ, tận tình. Sau đó các em được tham quan tự do, chụp ảnh quay video. Một nhóm đại diện được cử làm người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thắng cảnh này. Hình ảnh học sinh tham quan . Hình ảnh học sinh tham quan tại đập Thạch Tiền 5. Viết thu hoạch. 30 5.1.Viết thu hoạch cá nhân Đây là nội dung cuối cùng của hoạt động trải nghiệm với mục đích: - Nhằm ghi chép lại những kinh nghiệm, ấn tượng của con người được rút ra từ thực tiễn. Bởi vì hoạt động trải nghiệm thực tế là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm, sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm được học trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy và dần chuyển hóa thành năng lực. - Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của tất cả học sinh vào các hoạt động của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày, lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định. Chính vì thế, viết thu hoạch chính là nội dung quan trọng giúp học sinh tự chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, đánh giá những gì bản thân thu nhận được trong quá tŕnh học tập đồng thời làm cơ sở định hướng cho vấn đề dạy học theo tích hợp liên môn sau này. Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy viết thu hoạch là nội dung có vai rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Về cách thức thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh triển khai sau khi đã báo cáo xong các sản phẩm hoạt động. Cụ thể với chủ đề: cảm nhận của em sau chuyến trải nghiệm thực tế tại di tích lịch sử ,mô hình kinh tế vườn cam xã đoài , từ chuyến thực tế em tích hợp được kiến thức liên môn như thế nào ? Nhìn chung, các em học sinh làm bài thu hoạch khá tốt, các em chia sẻ rất thật suy nghĩ của mình, với đề tài này các em rất hứng thú. “Qua chuyến đi trải nghiệm lần này, em cảm thấy rất thích thú. Chúng em tìm hiểu và có thêm những thông tin quý giá về các di sản , mô hình kinh tế bằng trải nghiệm thực tế. Học sinh chúng em ai ai cũng cảm thấy rất vui và tự hào về quê hương mình Qua đây kiến thức liên môn như văn học, lịch sử, giáo dục công dân cũng được khắc ghi một cách dễ dàng và đỡ khô khan nhàm chán hơn”. (Bài của em Nguyễn Thị Phương Thanh lớp 12 B4). Hầu hết học sinh biểu hiện sự hào hứng khi học theo hình thức tham quan trải nghiệm. Em Nguyễn Trọng Anh 12B4 cho rằng: “Em nghĩ phương pháp học này rất thú vị và thực tế, vì vậy ta nên ứng dụng vào học tập đặc biệt là trong môn Địa lí. Vì khi tìm hiểu thực tế như thế sẽ không nhàm chán, giúp chúng em có hứng thú với môn học, tìm hiểu được kĩ hơn và sâu hơn. Từ đó nhớ lâu hơn và có thể ứng dụng kiến thức trong đời sống.” Trong bài thu hoạch của em Nguyễn Thị Thảo, lớp 12B4 cho rằng : ” tích hợp liên môn vào môn học là việc làm cần thiết , có hiệu quả rõ rệt với học sinh , khi kiến thức liên môn được tích hợp giúp các em không chỉ giỏi một môn mà còn biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để có cái nhìn thấu đáo hơn , trở thành 1 con người phát triển toàn diện ” 31 Bài thu hoạch của các em không chỉ được thể hiện trên giấy mà các nhóm còn xây dựng một video theo nhiệm vụ đã trải nghiệm, quảng bá, giới thiệu về di tích chùa bùi ngọa , về lăng mộ Nguyễn Trường Tộ , mô hình kinh tế cam xã đoài . Video khá chất lượng, có thời lượng gần 3-10 phút, có thuyết trình , hình ảnh đẹp thể hiện sự sáng tạo và tài năng của các em về công nghệ thông tin. Có thể nói, mỗi bài thu hoạch là một trải nghiệm riêng của chính các em. Nhìn chung các em đã thể hiện những thay đổi trong nhận thức, tình cảm đối với bộ môn nói chung và nắm vững được kiến thức liên môn đặc biệt là ban khoa học xã hội. Mọi sự thay đổi tốt đẹp trong hành vi của con người đều bắt nguồn từ gốc rễ của nhận thức, nên qua đây chúng tôi có thể hi vọng rồi đây các em sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa đối với quê hương, đối với các môn học và hiệu quả , chất lượng giảng dạy sẽ ngày càng được nâng cao hơn. 32 Bài thu hoạch bạn Ngọc Khánh lớp 12B4 33 Bài thu hoạch bạn Hải Yến Lớp 12B4 34 Bài thu hoạch của một số học sinh lớp 12B4 5.2. Bài thu hoạch nhóm bằng hình thức video thuyết trình ( có link kèm theo) https://youtu.be/XPHzr6iT9Yc nhóm 1 https://youtu.be/A-qBdAaabxQ nhóm 2 35 6.Hiệu quả của đề tài Qua thời gian vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào một số nội dung dạy liên môn trong chương trình Địa lí 12, mà cụ thể là các môn khoa học xã hội ở trường, tôi nhận thấy các nội dung kiến thức có tiềm năng dạy học liên môn mà thực hiện dạy học liên môn một cách hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy – học rõ rệt. Cụ thể: 6.1. Về phía giáo viên năng lực dạy học vận dụng kiến thức liên môn được nâng cao - Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học liên môn. - Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu. - Giáo viên biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng lặp, nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; nhưng cũng không biến giờ học môn Địa lí thành các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD hay ngược lại. 6.2. Về phía học sinh có sự chuyển biến tích cực về kết quả học tập Kết quả về mặt định tính - Tôi thấy ở các tiết dạy có sử dụng kiến thức liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm. - Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức. Từ đó, các em hiểu bản chất vấn đề, dễ nhớ và nhớ lâu. - Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể làm tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học nên tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em. - Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo Kết quả về mặt định lượng Cụ thể: Qua việc thực hiện dạy học có sử dụng kiến thức liên môn và sau tiết dạy (ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng) tôi nhận thấy kết quả bài kiểm tra 15 phút học kì 2 giữa các lớp có sự khác nhau và đã thống kê kết quả của các lớp như sau: 36 + Nhóm 1: Lớp thực nghiệm (lớp 12 b4) và lớp đối chứng (lớp 12 b2) (đây là hai lớp theo tổ hợp xã hội của trường, học sinh tại hai lớp này có khả năng tiếp thu và ý thức học tập tương đương nhau). Bảng: Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra 15 phút Điểm Lớp 12 B2 (Lớp đối chứng) Lớp 12 B4 (Lớp thực nghiệm) Số lượng (em) Tỉ lệ % Số lượng (em) Tỉ lệ % 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 5 12,5 0 0 5 5 12,5 1 2,5 6 12 30,0 4 10,0 7 9 22,5 13 32,5 8 7 17,5 12 30,0 9 2 5,0 8 20,0 10 0 0 2 5,0 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1.1 Kết quả đạt được Đề tài đã tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích hợp trong môn Địa lí. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp dạy học tích hợp trong chương trình Địa Lý 12 cơ bản. 1.2. Ý nghĩa của đề tài Việc dạy học tích hợp ở trường THPT nói chung và dạy học tích hợp trong chương trình Địa Lý 12 nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn. Đây là một hướng đi đúng đắn, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn Địa lí. Trong đề tài của mình, tôi đã nêu ra ý tưởng và cách thiết kế các hoạt động dạy học một số bài trong chương trình Địa Lý 12 theo hướng sử dụng kiến thức liên môn Khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa Lý, đã chuyển trọng tâm của 37 hoạt động dạy học từ chổ dựa vào vai trò hoạt động của GV, sang tập trung vào vai trò hoạt động của HS, coi HS là trung tâm của hoạt động dạy học. Đây là nguồn tư liệu quý giúp GV tham khảo trong quá trình dạy học của mình. 1.3. Hạn chế của đề tài Đề tài được thực hiện theo ý tưởng chủ quan của cá nhân nên phần nào đó không tránh khỏi những hạn chế nhất định: - Phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chỉ tập trung nghiên cứu một số bài cụ thể, một số bộ môn xã hội. - Trong dạy học tích hợp có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ sử dụng một số ít như phương pháp dạy học theo góc, dạy học trải nghiệm, kỹ thuật mảnh ghép. II. Kiến nghị * Đối với nhà trường - Thường xuyên tổ chức các hoạt động giữa các tổ chuyên môn để giáo viên, có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kiến thức và phương pháp nhằm hỗ trợ cho việc dạy liên môn. - Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện mua sắm thiết bị dạy học, tài liệu phục vụ cho việc tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. * Đối với Sở GD&ĐT - Thường xuyên giới thiệu các tài liệu mới liên quan và tập huấn cho giáo viên tích hợp liên môn trong giảng dạy. - Mở các cuộc thi dạy học theo hướng tích hợp liên môn, để giáo viên có cơ hội tham gia. * Đối với giáo viên + Thiết kế và xây dựng giáo án dạy học cần lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp, chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu phục vụ bài giảng, tãng cýờng giáo dục kĩ nãng sống thông qua môn học, ðịnh hýớng phát triển nãng lực, phẩm chất ngýời học. + Thýờng xuyên trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin, thực hiện bồi dýỡng theo kế hoạch của ngành và bồi dýỡng thýờng xuyên ðể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đề tài mà tôi nghiên cứu là sự vận dụng kiến thức liên môn ở cấp độ thấp. Do khả năng của bản thân còn hạn chế, hơn nữa đây là một trong những vấn đề mới nên chưa có điều kiện để vận dụng kiến thức liên môn ở mức độ cao. Nhưng trong thời gian tới, tôi sẽ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để vận dụng ở mức độ cao hơn. Do khả năng của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh những sai sót. 38 Rất mong sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để cho sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT 3. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 4. Tài liệu Định hướng giáo dục STEM trong trường học, Vụ Giáo dục trung học, 2018. 5. 6. - noi-bat/Ban-hanh-Nghi-quyet-ve-doi-moi- can-ban-toan-dien-giao-duc/184826.vgp 39
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tich_hop_thong_qua_hoat_dong.pdf