SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Không biết mọi người có cảm giác thế nào, riêng tôi mỗi khi được thấy ai đó là người ngoại quốc nói hoặc hát được những bài hát tiếng Việt, một cảm xúc thán phục xen lẫn xúc động và niềm tự hào về tiếng Việt lại trào dâng trong lòng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam chúng ta đang mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam, biết nói, hát và giao tiếp bằng tiếng Việt cũng là điều bình thường . Nhưng sự thán phục của tôi đối với họ là bởi một lẽ đi sâu vào ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, đôi khi chính chúng ta cũng còn có sự nhầm lẫn. Một trong những nội dung khó của tiếng Việt là phần nghĩa của từ.

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả. Tuy nhiên, khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được như mong đợi của cô giáo. Kể cả một số học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt cũng làm thiếu chính xác.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho phát ra âm thanh) thì nghĩa của chúng có liên qua đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm cho sự vật đó có sự thay đổi. Vì vậy, các từ “đánh” ở nhóm a có quan hệ nhiều nghĩa.
+ Ở nhóm b, các từ “trong” cũng là các từ có cùng từ loại (tính từ). Song chúng lại có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
+ Ở nhóm c, các từ “đậu” có quan hệ đồng nghĩa với nhau vì “đậu” trong “thi đậu” là tính từ (đổ,trúng tuyển), “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ (gạo nếp trộn với đậu ngâm muối để ráo rồi đồ lên), “đậu” trong “chim đậu trên cành” là động từ (nghĩ tạm dừng lại). 
Trong quá trình dạy, để giúp học sinh làm tốt các bài tập như trên, giáo viên yêu cầu các em luôn nắm chắc nghĩa của từ và suy xét kĩ lưỡng nghĩa của các từ đó, không vội kết luận mối quan hệ giữa các từ đã cho.
3.2.4. Dùng sơ đồ:
Dạy theo cách vẽ sơ đồ thì học sinh nhớ kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhiều hơn, nhanh hơn đặc biệt là những học sinh học chậm. Thông thường khi dạy đến bài tập về từ đồng âm, tôi vừa hướng dẫn vừa giúp học sinh nhớ lại kiến thức bằng việc vẽ hai hình tròn ngang nhau nhưng rời nhau như sau:
Khi ấy học sinh hiểu rằng mỗi hình tròn biểu thị cho nghĩa của một từ và các nghĩa ấy hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau, không có mối quan hệ gì. 
Ví dụ: “bức tranh
” và “tranh giành”.
Còn khi hướng dẫn học sinh các bài tập về từ nhiều nghĩa tôi cũng vừa hướng dẫn vừa vẽ hai hình tròn nhưng hai hình tròn lại có chỗ giao thoa với nhau như sau:
Khi ấy, học sinh hiểu rằng chỗ giao thoa giữa hai hình tròn là biểu thị mối quan hệ với nhau về nghĩa, phần không giao thoa giúp các em hiểu giữa các từ ấy có những điểm không hoàn toàn giống nhau về nghĩa.
Ví dụ: Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).
- “xuân” (1) chỉ mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba.
- “xuân” (2) chỉ tuổi trẻ, sức trẻ. 
Nghĩa của hai từ “xuân” trên đây tuy có những điểm khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ với nhau là cùng nói tới sự tươi trẻ đầy sức sống và đây chính là phần giao nhau trên sơ đồ.
Tuy nhiên khi dùng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không phải bài tập nào tôi cũng đưa sơ đồ trên ra để dạy mà chỉ trong quá trình học sinh vận dụng làm bài tập gặp lúng túng về kiến thức, tôi mới đưa ra sơ đồ để các em nhanh chóng nhớ lại kiến thức về khái niệm đã học.
3.3. Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức:
Trong chương trình , bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy, để phòng sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm. Ngoài ví dụ đúng về các trường hợp đồng âm tôi có đưa thêm một số ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.
Ví dụ : Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?
- Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo.
- Bố mới đi Hà Nội về.
- Hè này, cả nhà em đi du lịch.
- Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.
- Anh đi con mã, tôi đi con tốt.
- Thằng bé đã đến tuổi đi học.
Bài tập này tôi chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các em giải thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/ không đồng âm. Đến đây giáo viên gợi mở: để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ đồng âm hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu tiết sau cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp.
Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó, tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây. Đồng thời, tôi kích thích được tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, tôi cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ “đi” trong các câu văn đã cho.
Trong dạy bài “từ nhiều nghĩa” tôi cũng nên đưa thêm một ví dụ về từ đồng âm để học sinh phân biệt, rèn được kĩ năng nhận diện từ.
Sau phần ghi nhớ của bài học “từ nhiều nghĩa” tôi có thể lấy thêm một hai trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ.
Ví dụ: từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao? Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng.
Ở câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau.
Nội dung trên, tôi cũng tiến hành trong khoảng 2 - 3 phút, dành thời gian cho các em làm bài tập phần luyện tập. Cuối tiết học tôi nhấn mạnh: các em cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này.
3.4. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ:
* Đối với từ đồng âm:
Bài tập: Nối từ đồng âm được in đậm với nghĩa phù hợp: cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng. 
(Nhiệm vụ 1/89 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5)
Cánh đồng (1) - tượng đồng (2) - một nghìn đồng (3).
Bài tập này, tôi giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi trường hợp: “đồng” (1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng; dùng để cấy, trồng trọt. “đồng” (2) là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo thành sợi. “đồng” (3) là đơn vị tiền Việt Nam. Như vậy, nghĩa của các từ “đồng” khác nhau, chúng là những từ đồng âm.
* Đối với từ nhiều nghĩa:
Bài tập: Trong những câu nào dưới đây, từ “chân” mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Bé đau chân.
(Nhiệm vụ 7/114 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5)
Đối với bài tập trên, tôi yêu cầu học sinh nêu được nghĩa của từ “chân” trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc (“chân” trong câu a chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng - nghĩa chuyển, “chân” trong câu b một bộ phận của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể - nghĩa gốc).
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa:
* Đối với từ đồng âm.
 	Bài tập: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. 
(Nhiệm vụ 2/52 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5)
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
Ví dụ: Bàn: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm.
 - Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai.
* Đối với từ nhiều nghĩa.
Bài tập: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “đứng”.
Mang nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động.
(Nhiệm vụ 3/128 - Hướng dẫn học Tiếng việt 5)
Tôi có thể gợi ý nghĩa 1 nói tới một tư thế của người hoặc động vật. Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học sinh có thể đặt câu.
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ.
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại.
 Trời đứng gió
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa:
Bài tập: Trong các từ im đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau ?
Vàng: - Giá vàng ở nước ta tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua mua một một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng”, rồi xác định mối quan hệ giữa chúng.
* Đáp án: Từ “vàng” ở câu 1, 2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2.
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho:
* Đối với từ đồng âm:
Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
A.
B
Sao trên trời có khi tỏ khi mờ.
Sao lá đơn này thành ba bản.
Sao tẩm chè.
Sao ngồi lâu thế?
Đồng lúa mượt mà làm sao!
a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng bản chính.
b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân.
d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thấn phục.
e. Các thiên thể trong vũ trụ.
Đáp án: 1 – e, 2 – a, 3 – b, 4 – c, 5 – d.
* Đối với từ nhiều nghĩa: 
Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A.
A
B
1. Chạy vội tới trường.
2. Chạy giặc.
3. Chạy việc.
4. Con đường chạy dọc bờ sông.
5. Công việc đang chạy.
a. Vất vả tìm kiếm.
b. Suôn sẻ, không bị mắc mớ.
c. Di chuyển nhanh bằng chân.
d. Tránh cái gì đó.
e. Trải dài theo đường.
Đáp án: 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – e, 5 – b.
Đối với các bài tập tìm nghĩa ở cột A ứng với nghĩa ở cột B, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận để nối những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả phương pháp loại trừ. Để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, nên tổ chức các trò chơi học tập như trò chơi: “Nhà giải nghĩa giỏi”, “Ai nhanh hơn”, “Ai giỏi hơn”. Đồng thời sau khi học sinh chơi phải yêu cầu học sinh nêu lí do vì sao em làm như vậy.
* Đối với từ đồng âm có dạng bài tập đố vui:
Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò.
 	(Là con gì?)
Hai ta tên thật giống nhau
Bạn bay trong gió ngắm bầu trời xanh
Tôi quanh quẩn giữa chiếc bàn
Giúp người giải trí luyện rèn thông minh.
(Là những cái gì?)	
Hoặc dạng bài tập chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau:
a) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
b) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Với bài tập này ngoài việc chỉ ra các từ đồng âm, đối với học sinh năng khiếu, tôi nên yêu cầu các em nêu cách hiểu của mình về các câu trên.
* Đối với từ nhiều nghĩa có dạng bài tập thay thế từ:
Tìm từ có thể thay thế từ “mũi” trong các cụm từ sau: 
- Mũi thuyền. 
- Mũi súng.
- Mũi đất.
- Mũi quân bên trái đang thừ thắng xốc tới.
- Tiêm ba mũi.
3.5. Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy:
* Đối với từ đồng âm:
a) bạc:
- Cái nhẫn bằng bạc.
- Đồng bạc trắng hoa xoè.
- Cờ bạc là bác thằng bần.
- Ông Ba tóc đã bạc.
- Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
- Cái quạt máy này phải thay bạc.
b) đàn
- Cây đàn ghi ta.
- Vừa đàn vừa hát.
- Lập đàn để tế lễ.
- Bước lên diễn đàn.
- Đàn chim tránh rét trở về.
c) đình
- Qua đình ngã nón trông đình.
- Công việc bị đình lại vì không có người làm.
d) đơn
- Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học.
- Nhà đơn người, chỉ có một mẹ một con.
e) mai
- Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai.
- Rùa, mực, cua là các con vật có mai.
- Nay đây mai đó.
g) lồng
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 
Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ:
a) chèo
Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
(ca dao)
Kể chi tuổi tác già nua
Trống chèo xin cứ thi đua đến cùng.
(Mẹ Suốt - Tố Hữu)
b) lợi 
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
c) Câu chuyện vui sau đây cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ: Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”. Anh chàng nói: “ Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò”.
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? Anh chàng trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. 
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
* Đối với từ nhiều nghĩa:
a. chạy
- Cầu thủ chạy đón quả bóng.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại.
- Tàu chạy trên đường ray.
- Đồng hồ này chạy chậm.
- Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân.
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
- Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
b. lá
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
- Lá khoai anh ngỡ lá sen. (ca dao)
- Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng)
- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. (bài hát)
c. quả
- Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. (Trần Đằn Khoa)
- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. (ca dao)
- Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đằng Khoa)
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
- Quả hồng nhừ thể quả tim giữa đời.
d. cứng
- Lúa đã cứng cây.
- Lí lẽ rất cứng.
- Học lực loại cứng.
- Cứng như thép. 
- Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
- Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng.
- Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.
e. sườn 
- Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo.
g. xuân
 Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
 - Ngày xuân con én đưa thoi
 	(Nguyễn Du)
- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
(Hồ Chí Minh)
 - Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
4. Hiệu quả của đề tài:
Tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong quá trình giảng dạy bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí theo từng nội dung của bài học. Tôi đã ra đề để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa như sau: 
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Ngày kiểm tra: 25/04/2018
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 a) Dòng nào dưới đây chứa từ đồng âm ?
A. Mùa xuân/ tuổi xuân/ xuân sắc.
B. Trắng xóa/ trắng toát/ trắng tinh.
C. Câu văn/ rau câu/ chim câu.
 b) Cặp từ ngữ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa ?
A. Bông súng - Cây súng.
B. Đau lưng - Lưng núi.
C. Kiên trì - Kiên nhẫn.
Câu 2: (2 điểm)
Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng túi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, nhà 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Câu 3: (2 điểm) Với mỗi từ dưới đây, em hãy đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: 
Câu
xuân
Câu 4: (4 điểm) Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Chỉ ra từ đồng âm, từ nhiều nghĩa em đã sử dụng trong đoạn văn.
Sau khi tổng hợp, thu được kết quả như sau:
* Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra từng học sinh: 
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
01
Nguyễn Ngọc Tuấn Anh
7
02
Trần Minh Âu
7
03
Võ Vũ Bảo
8
04
Trần Văn Cường
5
05
Nguyễn Quốc Đạt
5
06
Cao Tâm Đoan
5
07
Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao
9
08
Nguyễn Thị Thanh Hiền
7
09
Nguyễn Thị Kim Huệ
7
10
Nguyễn Khắc Huy
9
11
Trần Nhật Anh Kha
5
12
Đặng Thị Mỹ Linh
8
13
Nguyễn Trường My
10
14
Lê Văn Nhất
10
15
Nguyễn Thị Mỹ Quang
5
16
Đặng Minh Quốc
9
17
Nguyễn Trần Mỹ Quyền
10
18
Trần Thị Thanh Tâm
4
19
Huỳnh Diệu Thiện
10
20
Phạm Ngọc Thôi
7
21
Ngô Thị Tuyết Thương
9
22
Nguyễn Trường Tiên
8
23
Phan Tấn Tính
8
24
Ngô Trọng Tốt
7
25
Nguyễn Thị Tường Vy
7
Sĩ số
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
dưới 5
25
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
32,0
11
44,0
5
20,0
1
4,0
* Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra theo tỉ lệ %: 
Nhìn vào bảng thống kê trên, đối chiếu với bảng thống kê lúc đầu ta thấy có những dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh có bài làm tốt đạt điểm 9 - 10 và điểm 7 - 8 được tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận dụng một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo.
III. KẾT LUẬN 
1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày:
Chất lượng học tập của học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm. Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự nhiệt huyết của người giáo viên. Để có được hiệu quả như ngày hôm nay, bản thân tôi đã dựa trên những kinh nghiệm có được viết nên sáng kiến về “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa” với những nội dung chính sau đây:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, thực trạng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng âm cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa – từ đồng âm cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 như:
+ Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
+ Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức.
+ Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
+ Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.
2. Đề ra biện pháp triển khai áp dụng đề tài vào thực tiễn:
Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến, bản thân tôi luôn xác định cho mình những biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn như sau:
- Giáo viên phải nắm vững tuyến kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa; không ngừng học tập, bồi dưỡng; áp dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học; tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp giáo dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên phải là người hướng dẫn, gợi mở giúp các em phát huy vốn từ của bản thân để tìm ra kiến thức mới; tạo không khí vui tươi, lành mạnh, khích lệ, động viên các em học tập tốt hơn.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn chú ý đến “tiến độ học” của học sinh, để từ đó có những biện pháp tổ chức cụ thể.
- Phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với con đường mà mình đã chọn, coi học sinh là niềm vui, niềm hy vọng lớn trong đời. 
 - Tổ chức triển khai đề tài cho đồng nghiệp trong nhà trường, thông qua báo cáo lý thuyết và thực hành giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Kiến nghị:
Tổ chuyên môn cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt trong đó có vận dụng phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu đối với “Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa”. Tổ chức khảo sát chất lượng học tập cũng như hứng thú khi học môn Tiếng Việt của học sinh ở các khối lớp để giáo viên có những định hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp kịp thời tùy vào tình hình học tập của các em học sinh.
Đối với bản thân giáo viên: Không ngừng học tập, nghiên cứu đổi mới các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tâm lí của học sinh nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh.
4. Hướng phát triển của đề tài	:
Trên cơ sở đã áp dụng thành công trong công tác giảng dạy để giúp học sinh học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa”; bản thân tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trên học sinh lớp 5 không chỉ trong đơn vị trường mà còn cho cả các đơn vị trường Tiểu học huyện Vạn Ninh và cả tỉnh Khánh Hòa.
Trên đây là bài viết sáng kiến của bản thân về đề tài: “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa”
Rất mong sự góp ý đánh giá của Hội đồng sáng kiến nhà trường cũng như tất cả các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thiết thực hơn.
Xin chân thành cảm ơn ! 
Vạn Thọ, ngày 5 tháng 11 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG 	Người viết
 Nguyễn Thị Diễm My
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Trần Ái (2004), Phương pháp dạy môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Phương Nga (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học - Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao
 đẳng Sư phạm và Sư phạm, NXB Giáo dục.
3. Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (2005), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Phương Nga (chủ biên) (2006), Tiếng Việt 5 nâng cao, NXB Giáo dục.
5. Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – Tập 1A, NXB Giáo dục.
6. Tài liệu Mô hình trường học mới Vnen, NXB Giáo dục.
Phụ lục 1
Cánh đồng
Một nghìn đồng
Tượng đồng

File đính kèm:

  • docskkn_nam_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan