Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5

Giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Mỗi môn học đều có một chức năng, khi dạy Tiếng Việt ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn hiểu biết cho học sinh khi học Tiếng Việt mà Tập đọc là phân môn giữ vai trò không nhỏ. Ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là: “Rèn kĩ năng tập đọc” và “Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn”. Học phân môn Tập đọc, việc đọc đúng và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc diễn cảm tốt. Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh biết đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung Trang 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài 1 
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 
III. Đối tượng nghiên cứu 2 
IV. Phương pháp nghiên cứu 2 
V. Phạm vi nghiên cứu 2 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3 
II. Phân tích lí luận thực tiễn và đề xuất các phương pháp nghiên cứu 4 
III. Các giải pháp và biện pháp rèn đọc cho học sinh 7 
IV. Kết quả 13 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận 14 
II. Những khuyến nghị, đề xuất 14 
 Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 
- Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn 
Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến 
kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5’’ để 
cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng 
dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo 
dục cấp tiểu học. 
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: A. Mục đích nghiên cứu: 
Quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
lớp 5” nhằm đạt được những mục đích sau: 
1. Khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5. 
2. Đưa ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc. 
B. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
1- Sưu tầm tập hợp tài liệu. 
2- Đọc tài liệu, tra cứu thông tin. 
3- Phân tích số liệu để rút ra số liệu cần thiết. 
4- Tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất biện pháp. 
5- Tổ chức thực nghiệm - Đánh giá kết quả. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là lớp 5A3 trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội 
dung và phương pháp mới. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình 
có nội dung rèn kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh. 
2. Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp, học sinh 
về những khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học trong các 
giờ học Tập đọc trên lớp. 
3. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu 
của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành. 
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước 
và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm 
ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí. 
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 2 / 15 Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 
 + Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ. 
 + Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông 
tin. 
2. Cơ sở thực tiễn 
2.1. Về phía giáo viên: 
- Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, sửa những phụ âm sai. Chưa đầu 
tư quỹ thời gian vào rèn dứt điểm cho học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, 
chưa đúng nhất ở bậc mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh 
khi học 29 chữ cái. Hơn nữa trong giờ tập đọc còn có giáo viên chưa chú ý đến 
học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. 
- Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không 
chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và 
đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính 
hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay 
sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. 
- Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại. 
- Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy tập đọc và các 
tiết học khác. 
2.2. Về phía học sinh: 
- Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc 
của cô, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng. 
- Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc hay (đọc 
diễn cảm) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách 
của các nhân vật như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc. 
- Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần 
trước khi đến lớp. 
2.3. Ảnh hưởng của phương ngữ: 
 Tình trạng phát âm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc,... còn nặng nề. Do đặc 
điểm vùng miền, kinh tế ở gia đình chưa cao nên các em chưa được tạo điều 
kiện tốt để học tập. Qua điều tra khảo sát chất lượng đọc của học sinh ngay từ 
đầu năm học, tôi thấy lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít, 
nhất là đối với những học sinh có lực học trung bình hay yếu. 
II. PHÂN TÍCH LÍ LUẬN THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
 4 / 15 Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 
hình ảnh trong các bài đọc có giá trị văn chương; làm quen thao tác đọc lướt để 
nắm ý hoặc chọn ý. Xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, 
dùng sách công cụ (từ điển,...) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. 
- Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học 
sinh: Các bài đọc phản ánh vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người, 
đề cập đến các đề tài về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục 
dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc,.... Hệ thống 
chủ điểm của các bài đọc trong sách Tiếng Việt 5 vừa mang tính khái quát cao 
vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên 
nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới. Qua các bài tập đọc, học sinh 
còn được cung cấp về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn 
học (đề tài, cốt truyện, nhân vật,...), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung 
và trình độ tiếng Việt nói riêng. 
Các bài đọc gồm các phần: văn bản đọc, chú giải những từ ngữ khó, hướng dẫn 
đọc (chỉ dẫn cách đọc một số câu khó, đoạn khó, cách ngắt nhịp, nhấn giọng 
hoặc gợi ra những đặc điểm về nội dung, những sắc thái tình cảm được biểu hiện 
qua giọng đọc). Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu 
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Ở nhiều bài có thêm 
yêu cầu học thuộc lòng từng đoạn, cả bài. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Trước hiện trạng trên, tôi đã suy nghĩ: Phải làm thế nào để nâng cao chất lượng 
đọc cho học sinh tốt hơn nữa, nhất là đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để thực 
hiện được điều đó, tôi đã nghiên cứu và tiến hành phối hợp sử dụng nhiều 
phương pháp: 
+ Phương pháp điều tra. 
+ Phương pháp so sánh đối chứng. 
+ Phương pháp quan sát. 
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá. 
+ Phương pháp tổng hợp,.... 
Ở phương pháp điều tra: không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều 
tra qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học sinh ở 
tiểu học, tìm hiểu thực tế việc dạy và học phân môn Tập đọc trong trường Tiểu 
học. 
 6 / 15 Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung 
hay trong các tiết tập đọc nói riêng. 
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các câu 
lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
 2. Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ 
Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau: 
2.1. Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải 
hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ Tập đọc tôi 
gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo 
tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát 
âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em 
phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay phát âm sai n/l, 
giáo viên nói khi phát âm n: đầu lưỡi thẳng (vì nó là âm tắc), l là âm sắc phát âm 
đầu lưỡi cong lên hoặc “tr” đầu lưỡi thụt vào, “ch” lưỡi để thẳng 
Ví dụ: Đối với phụ âm n/l tôi cho học sinh phát âm như sau: 
* Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau: 
- Nóng nực, nuôi nấng, nơm nớp, na ná, nao núng, nấu nướng, não nề, non nước 
này, nung nấu, nồng nàn, ... 
* Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ: 
- Lắm lỗi, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, la lối, lập loè, lừng lẫy, làm 
lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn, ... 
* Luyện cả “n và l”. 
- Nới lỏng, nói lại, nước lửa, nức lòng, làm nũng, làng nước, ... 
2.2. Rèn đọc đúng: 
- Đối với các lớp 1, 2, 3 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến 
lớp 5 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đọc đạt 
tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi một 
số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước toàn bài sau đó gọi học sinh đọc nối 
tiếp đoạn kết hợp giảng từ. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt 
nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi. 
Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’ 
“Thế là / A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu 
mỡ của tôi lắc mạnh và nói: //” 
 8 / 15 Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 
 Các cháu miền Nam / yêu mến. 
Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn rèn 
cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng. 
Ví dụ: Hành trình của bầy ong 
“Bầy ong giữ hộ cho người. 
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày” 
2.3 . Rèn đọc thầm: Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu 
quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật). 
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu 
cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để 
ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng.) 
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện 
biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ 
khó của nhiệm vụ. Thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn 
có mấy đoạn, hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách 
 10 / 15 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_ren_ki_nang_doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan