SKKN Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 Trung học Phổ thông theo định hướng năng lực
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế cần phải
khắc phục. Cụ thể là:
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa
mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học
chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong
việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy
học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ
năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận9
dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện
rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học phổ thông.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,
công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá
qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối
"đọc-chép" thuần túy, học Địa lí tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến
thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các
bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra, đánh giá
ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực
hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá
diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu quả.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực
trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả
năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống
thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
nề và không tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra vấn đáp được tiến hành trong nhiều thời điểm của quá trình dạy học như hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới hay trong hoạt động luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng đều có thể sử dụng rất hiệu quả. Đồng thời, để thay đổi giáo viên cần đa dạng hơn các hình thức vấn đáp để vừa có thể kiểm tra kiến thức kĩ năng vừa đánh giá được nhiều năng lực khác. Vấn đáp trong dạy học và kiểm tra, đánh giá thường được sử dung dưới nhiều hình thức như vấn đáp gợi mở, vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng và vấn đáp để đánh giá năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vậy để đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống này tôi đã thay đổi cách thức tiến hành phù hợp với từng hình thức, cụ thể như sau: 1.1. Vấn đáp gợi mở. Là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS suy nghĩ, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những yêu cầu học tập hoặc những gì đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được. Giáo viên sử dụng phương pháp này để dẫn dắt học sinh, giúp học sinh tự tìm ra lời giải thích hợp lý. Thông qua quá trình đó, giáo viên là người dẫn dắt còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy sau khi kết thúc câu hỏi vấn đáp gợi mở, học sinh vừa có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới và giúp học sinh sẽ thích học bộ môn hơn. Vấn đáp gợi mở có tác dụng khơi dậy tính tích cực của học sinh rất mạnh, nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa vấn đề, mất thời gian hoặc có thể sẽ biến thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một học sinh mà không thu hút được sự chú ý của toàn lớp học. Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý, hình thức này chủ yếu được dùng nhằm mục đích đánh giá thái độ, mức độ hợp tác của học sinh trong quá trình học tập chứ không nên dùng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của đa số học sinh. Ví dụ 1 :Bài 16:Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Mục 4.Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. GV đặt câu hỏi: Tại sao trong thực hiện chính sách dân số của nước ta lại chuyển từ “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con” sang “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”? Với câu hỏi này ta đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần giải quyết.Đồng thời gắn liền với tính thời sự hiện nay của dân số nước ta Ví dụ 2: Bài 41- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. GV đặt câu hỏi :Nếu chúng ta không sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long thì điều gì sẽ xảy ra với vùng này? 47 Kiểu câu hỏi hỏi ý kiến dùng để học sinh đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình về một sự kiện, vấn đề, chủ đề Địa lý nào đó.Loại câu hỏi này sẽ kích thích được trí tò mò của học sinh và nỗ lực tìm ra đáp án. 1.2. Vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Là hình thức thường được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như trước, trong và sau giờ học hoặc sau một vài bài học, giúp giáo viên kiểm tra kiến thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung, củng cố kiến thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình. Hình thức kiểm tra, đánh giá này chỉ thực sự đổi mới khi giáo viên thay vì chỉ dùng câu hỏi trong sách giáo khoa hay một số hệ thống câu hỏi khác để kiểm tra bài cũ, kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong phần hình thành kiến thức mới hay phần luyện tập, vận dụng thì giáo viên nên làm mới hình thức này bằng cách dùng các học liệu, công cụ đánh giá khác để tiến hành. Mặt khác, trước đây hình thức này chỉ tiến hành để kiểm tra, đánh giá một vài học sinh thì nay giáo viên có thể dùng để đánh giá được nhiều học sinh hoặc cả lớp cùng lúc thông qua các hoạt động tổ chức dạy học khác nhau. Ví dụ :Bài 16:Đặc điểm dân số và phân bố dân cư, Mục 2: dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ Để làm rõ vấn đề và cập nhật tính thời sự, giáo viên cho học sinh xem một đoạn video clip về “già hóa dân số ở Việt Nam” và đặt câu hỏi để giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: -GV: Em biết gì về thời kì dân số vàng ở nước ta? - GV: Nước ta đã làm gì trước đó để dân số phát triển đến giai đoạn này? Như vậy, thay bằng việc kiểm tra bài cũ nhàm chán với các câu hỏi trong sách giáo khoa và chỉ kiểm tra, đánh giá được một vài học sinh tôi cho học sinh tiếp cận bài học bằng học liệu mới (video) để học sinh hứng thú đồng thởi kiểm tra bài cũ của cả lớp để đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của các bài liên quan dân số. 1.3. Vấn đáp để đánh giá năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Là hình thức thường được sử dụng trong các hoạt động trải nghiệm thực tế. Qua các câu hỏi trong tiến trình thực nghiệm đó giáo viên không chỉ kiểm tra được việc vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn mà còn đánh giá được thái độ của học sinh đối với các vấn đề đó. Các vấn đề có thể là bảo vệ tài nguyên môi trường, các di sản của địa phương hay thái độ đối với các đóng góp cho sự phát triển của địa phương... Ví dụ: Sau hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về các xí nghiệp May trên địa bàn huyện Yên Thành. HS được yêu cầu trả lời một số câu hỏi: 48 - Điều bổ ích nhất qua hoạt động trải nghiệm này là gì?... - Những điều gì cần rút kinh nghiệm? - Em có ý kiến đề xuất gì không?... Hình 3: Bài viết của học sinh sau chuyến trải nghiệm Qua việc học sinh trả lời các câu hỏi đó giáo viên không chỉ kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng có liên quan mà còn đánh giá được các năng lực vận dụng các kiến thức đó. Thông qua việc nhận định các vấn đề có liên quan của học sinh, giáo viên đánh giá được khả năng quan sát, nhận thức vấn đề và thái độ của các em đối với các vấn đề của địa phương. IV. Một số phương pháp khác 1. Kiểm tra đánh giá qua thực hành. Đây là hình thức nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét, giải thích các nội dung của bài thực hành hay vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Việc kiểm tra thực hành trước đây chủ yếu được tiến hành theo các bước: giáo viên hướng dẫn, học sinh làm, giáo viên chấm điểm mà chưa chú trọng cho học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cách tiến hành như trên chỉ giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá được kĩ năng thực hành mà không đánh giá được các năng lực khác cho học sinh đồng thời làm cho tiết thực hành trở nên nhàm chán và nạng nề đối với học sinh. Để khắc phục hạn chế đó, giáo viên có thể thiết kế theo hướng đổi mới hơn để tiết thực hành trở nên hứng thú và hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, đánh giá thực hành cần thực hiện theo các bước như sau: - GV dùng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. - Bổ sung thêm nhiều học liệu có liên quan. 49 - Xây dựng công cụ đánh giá để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá sản phẩm thực hành. Bằng cách này, giáo viên có thể nhận thấy những vùng kiến thức, kĩ năng học sinh chưa nắm vững cần giáo viên hỗ trợ đồng thời rèn luyện thêm nhiều năng lực khác cho học sinh. Ví dụ: khi dạy Bài 38- So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Ở bài tập 2, nếu chỉ thông qua bảng số liệu trong sách giáo khoa học sinh rất khó có thể hoàn thành bài báo cáo vì các số liệu trong sách giáo khoa thường đã rất cũ, tính trực quan thấp. Vì vậy, để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên nên tiến hành như sau: chia nhóm, cung cấp thêm các học liệu , học sinh thảo luận và có thể hoàn thành sản phẩm dưới dạng vẽ hay thuyết trình.... Để đạt hiệu quả cao, giáo viên cho học sinh đánh giá theo phiếu, cử một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, đánh giá... 2. Đánh giá qua hồ sơ học tập. - Trước đây, hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập của học sinh ít được giáo viên chú ý, chủ yếu là chấm vở ghi, vở soạn bài, vở bài tập, của học sinh. Để hướng dẫn học sinh xây dựng hồ sơ học tập giúp học sinh tích lũy kiến thức và thể hiện sự nỗ lực trong quá trình học tập, giáo viên cần hướng dẫn cách xây dựng hồ sơ học tập như sau: + Về chủng loại hồ sơ: gồm vở ghi, vở soạn, vở bài tập,...cũng có thể là hồ sơ đọc: học sinh lưu trữ một hồ sơ tất cả tài liệu đọc độc lập của các em ở trường và ở nhà hoặc các ấn phẩm địa lý của học sinh. Hồ sơ học tập cũng có thể là một tập hợp sản phẩm học tập của học sinh thuộc một lĩnh vực nội dung của môn học. + Về nội dung : hồ sơ cần chứa đựng các sản phẩm đã hoàn thành và những sản phẩm mới bắt đầu nhưng chưa hoàn thành, giúp giáo viên biết được mức độ phát triển của người học, gợi ý các cách thức để giáo viên có thể khích lệ bổ sung. - Trong mỗi sản phẩm của học sinh đều nên có nhận xét của giáo viên hoặc tự đánh giá của học sinh. Giáo viên hoặc học sinh có thể đối chiếu sản phẩm đầu với lần lượt các sản phẩm tiếp theo để đưa ra nhận xét về quá trình học sinh tiến bộ ở từng chỉ báo. Từ đó, biết bản thân tiến bộ đến đâu, cần hoàn thiện ở mặt nào, đồng thời tạo ra thói quen, ý thức tôn trọng và yêu thích bộ môn. Để tạo sự hứng thú cho học sinh đối với hình thức kiểm tra, đánh giá này, tôi thường tổ chức các buổi triển lãm hồ sơ học tập của học sinh cuối mỗi kì hay cuối năm học để học sinh có thể chiêm ngưỡng và nhận xét, đánh giá hồ sơ lẫn nhau. Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho việc đó vào đầu mỗi năm học, tôi thường đưa ra các yêu cầu cần có về hồ sơ học tập của học sinh và công khai phiếu chấm với các tiêu chí cụ thể như bố cục có đa dạng không, chất lượng như thế nào và cách bảo quản, trình bày đã hợp lý hay chưa....cho học sinh thảo luận, thống nhất và có sự chuẩn bị tốt nhất về hồ sơ học tập của bản thân. 50 Hình 5: Đánh giá qua hồ sơ học tập của học sinh 51 Các phương pháp kiểm tra viết trên giấy, quan sát và vấn đáp bổ sung cho nhau trong lớp học. Hãy tưởng tượng khi phải ra quyết định trong lớp học mà không thể quan sát vẻ mặt, phản ứng, sự thể hiện kỹ năng trả lời câu hỏi và giao tiếp của học sinh. Còn bây giờ hãy tưởng tượng nếu không thu thập được các thông tin từ các bài kiểm tra viết của học sinh trong lớp học thì sẽ như thế nào. Và nếu giáo viên không thể hỏi học trò của mình thì sẽ như thế nào. Mỗi loại thông tin đều cần thiết để thực hiện đánh giá đầy đủ và ý nghĩa trong lớp học. Vì thế, việc giáo viên nắm vững tất cả các phương pháp thu thập thông tin là rất quan trọng. Ngoài các loại đánh giá đã miêu tả, các thông tin bổ sung hữu dụng còn có thể thu thập được từ các giáo viên cũ của học sinh và từ phụ huynh. Giáo viên thường tham khảo ý kiến của các giáo viên trước để nắm vững hơn hoặc củng cố các quan sát hiện thời. Phụ huynh thường rất sẵn sàng cung cấp thông tin và đáp ứng các yêu cầu của giáo viên. Tuy rất có ích, nhưng nguồn thông tin bổ sung này cũng có những hạn chế và nên được xem xét thận trọng trước khi đưa ra quyết định. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Kết quả thực nghiệm về kiểm tra đánh giá. 1. Mục tiêu thực nghiệm. - Nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá để hình thành và rèn luyện một số năng lực cho HS tại một số trường học trên địa bàn thành phố Yên Thành qua dạy học bộ môn Địa lí 12. - Cùng với đó, thông qua việc so sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC, đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về các các giải pháp đã thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm. 2. Đối tượng thực nghiệm. Tôi tiến hành thực nghiệm từ năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 với tổng cộng 530 HS lớp 12 của 3 : THPT Phan Đăng Lưu, THPT Yên Thành 2, THPT Phan Thúc Trực - Yên Thành. Các lớp được lựa chọn TN và ĐC có sĩ số, lực học tương đương nhau. Sau đây tôi chỉ đưa ra số liệu thực nghiệm của năm học 2018 – 2019. - Ở trường THPT Phan Thúc Trực - Yên Thành có tổng cộng 86 HS thuộc lớp 12C1, (41 HS), lớp 12D3 (45 HS). Lớp 12C1 được chọn làm lớp TN1, lớp 12D3 được chọn làm lớp ĐC1. - Ở trường THPT Phan Đăng Lưu có tổng cộng 90 HS thuộc lớp 12A4 (45 HS), lớp 12A5 (45 HS). Lớp 12A4 được chọn làm lớp TN2, lớp 12A5 được chọn làm lớp ĐC2. - Ở trường THPT THPT Yên Thành 2 có tổng cộng 86 HS thuộc lớp 12A2 (42 HS), lớp 12A4 (44 HS). Lớp 12A2 được chọn làm lớp TN3, lớp 11A3 được chọn làm lớp ĐC3. 52 Bảng . Danh sách trường, GV, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm TT Trường Họ tên GV Lớp TN Lớp ĐC Lớp Số HS Lớp Số HS 1 THPT Phan Thúc Trực Vũ Thị Hồng 12D2 41 12D3 45 2 THPT Phan Đăng Lưu Nguyễn Thị Hương 12A1 45 12A2 45 3 THPT THPT Yên Thành 2 Nguyễn Văn Cảnh 12A2 42 12A4 44 3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm. - Đối với nhóm TN: Áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo cách thông thường, không áp dụng các giải pháp trên. - Sau khi tiến hành TN quy trình sử dụng đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá mà tôi đã đưa ra đối với nhóm TN, chúng tôi cho hai nhóm làm phiếu điều tra để đánh giá mức độ yêu thích môn học và các kĩ năng, năng lực của HS. - Các kết quả TN được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel 2013 nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 4. Phân tích kết quả thực nghiệm. * Khảo sát về mức độ yêu thích của học sinh đối với các phương pháp kiểm tra đánh giá (Áp dụng đối với học sinh 3 lớp khối 12 của trường năm học 2019 - 2020 với tổng số là 147 học sinh) Hình thức Mức độ Vấn đáp KT viết KT thực hành KT qua SPHT KT qua HSHT SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Hứng thú 70 47,6 55 37,4 80 54,4 98 66,7 85 57,8 Bình thường 60 40,8 50 34,0 45 30,6 35 23,8 50 34,0 Chưa hứng thú 17 11,6 42 28,6 22 15,0 14 9,5 12 8,2 * Kết quả thực hiện biện pháp: - Thống kê kết quả tham gia hoạt động đánh giá thường xuyên của học sinh (Học kì I- Năm học 2019-2020) 53 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 12C1 41 5 12,1 20 50,1 16 39,8 0 0 12A1 45 2 4,4 25 55,6 15 33,3 3 6,7 12A2 42 1 2,4 23 57,7 15 35,7 3 7,1 - Thống kê kết quả tham gia hoạt động đánh giá thường xuyên của học sinh (Học kì II- Năm học 2019-2020) Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 12C 41 7 17,1 28 68,3 6 14,6 0 0 12A1 45 5 11,1 30 66,7 9 20,0 1 2,2 12A2 42 3 7,1 28 66,7 9 21,4 2 4,8 Như vậy, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong môn Địa líđã khắc phục được các thực trạng như học sinh không yêu thích môn học, học thực dụng, chỉ quan trọng các giờ kiểm tra để lấy điểm và khắc phục tình trạng đánh giá thời điểm sang đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ, vì định hướng phát triển năng lực của người học. Khắc phục được các tình trạng trên, học sinh sẽ yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lívà nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Mặt khác, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên vừa thực hiện thông tư 26 vửa đáp ứng được yêu cầu đổi mới để thực hiện chương trình 2018 sắp tới, từ dạy học sinh biết được cái gì sang học sinh làm được cái gì. II. Nhận xét của học sinh. Sau khi tiến hành thu thập ý kiến của HS, tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các em. Hầu hết các em đều nhận xét các tiết học, kiểm tra áp dụng các phương pháp trên sẽ khiến các em hứng thú hơn, có ý thức thi đua giữa các nhóm với nhau, muốn được kiểm tra thường xuyên để trau dồi kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh đó kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh biết cách điều chỉnh học tập qua các bài kiểm tra, qua các đợt đánh giá. Nắm vững được cách thức tự học để đạt được điểm cao, từ đó tăng động lực và niềm vui học tập. III. Nhận xét của giáo viên. Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình từ GV và HS các trường tham gia thực nghiệm. Hầu hết các GV đều gửi 54 cho tôi những phản hồi tích cực. Với phương pháp và kĩ thuật kiểm tra tiếp cận năng lực, thông tin phản hồi thu được nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời phương pháp đơn giản, dễ áp dụng phù hợp với mọi đối tượng học sinh khi đánh giá. Phân hóa được trình độ học sinh theo các mức độ hiểu , biết, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó GV biết để điều chỉnh việc dạy phù hợp với các đối tượng,để các em vươn lên thể hiện hết năng lực của mình. Kết quả trên đây chứng tỏ phần nào việc vận dụng linh hoạt các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Địa lí đã mang lại những hiệu quả nhất định, việc vận dụng những quan điểm kiểm tra đánh giá để phát huy năng lực là hết sức cần thiết để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện nay thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành” trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT I. Kết luận. 1 .Trình bày về quá trình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài, bản thân đã tiến hành theo các bước sau : Bước 1: Tìm hiểu và nắm bắt được thực trạng kiểm tra, đánh giá trong Địa lý 12 của các giáo viên THPT trên địa bàn huyện Yên Thành,Nghệ An Bước 2: Xác định được những phương pháp cụ thể để tiến hành kiểm tra đánh giá trong môn Địa lý 12 theo hướng dạy học phát triển năng lực học sinh. Bước 3: Tiến hành vận dụng các phương pháp kiểm tra thích hợp và thiết kế một số đề kiểm tra và tiến hành thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành,Nghệ An Bước 4: Kết quả thực nghiệm cho thấy việc kiểm tra theo phương pháp này trong Địa lý 12 có tính khả thi, đem lại hiệu quả khá cao trong dạy học, giúp các em học sinh cảm thấy hứng thú,ham học. 2. Ý nghĩa của đề tài - Đối với học sinh. Giúp học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, đạtkết quả cao hơn sau mỗi lần kiểm tra. Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cho thấy hiệu quả dạy học cao hơn hẳn. Học sinh không chỉ nắm kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà nhiều em nắm chắc kiến thức ở mức độ vận dụng (kể cả vận dụng ở mức độ cao). - Đối với giáo viên. Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược trong quá trình dạy học.Tiếp cận dần với cách đánh giá mới để phụ vụ cho việc dạy hoc theo chương trình Phổ thông 2018. Đồng thời giúp giáo viên rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình dạy học nói chung. 55 - Đối với nhà trường. - Nâng cao chất lượng dạy học của học sinh trong nhà trường - Số học sinh giỏi môn Địa lý cấp Tỉnh của nhà trường ngày một tăng lên. Đáp ứng được mục tiêu: giáo dục toàn diện đồng thời chú trọng về chất lượng mũi nhọn trong nhà trường. - Góp phần làm tăng thêm bề dày thành tích của nhà trường. II. Kiến nghị, đề xuất Để thực hiện tốt các phương pháp như nghiên cứu, rất cần đến giáo viên là người có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm và có tấm lòng yêu thương và gần gũi học trò, tận tụy với công việc...do vậy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tâp, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ và năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên phải có kiến thức tin học thành thạo để xây dựng được cácđề kiểm tra, các hình thức kiểm tra phù hợp Các điều kiện dạy học cũng rất cần đến những thiết bị như: máy tính, máy chiếu, máy âm thanh, bản đồ, tranh ảnh, tài liệu...và kinh phí để tổ chức các hoạt động học tập. Trong khi đó các điều kiện này lại còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là các trường học ngoài thành phố, thị xã. Vì vậy các đơn vị giáo dục cần hỗ trợ và đầu tư thêm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ các phương tiện trên và một phần kinh phí để giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giảng dạy của mình, giúp việc kiểm tra đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý giáo dục. Tác giả Vũ Thị Hồng 56
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_kiem_tra_danh_gia_nham_n.pdf