SKKN Một số giải pháp xây dựng văn hóa học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Trung học Phổ thông Lê Lợi, tỉnh Nghệ An

Thực trạng

Trong bối cảnh hiện nay, bạo lực học đường ngày càng bộc lộ tính nguy

hiểm và phức tạp đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc của nhiều nước. Bạo lực

học đường diễn ra không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ ở học

sinh nam mà còn ở học sinh nữ. Bạo lực học đường gây hại trực tiếp đến sức

khỏe, tài sản, tính mạng, tinh thần của thầy, trò và những tác động xấu đến môi

trường giáo dục.

Nhiều nhà tư vấn tâm lý giáo dục cho rằng, hiện nay, văn hóa ứng xử học

đường đang trong tình trạng đáng báo động. Có nhiều hành vi và lối ứng xử

thiếu văn hóa của cả HS và giáo viên.

Đối với HS, biểu hiện nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi

vã, đánh nhau giữa HS với HS diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước. Thực

tế cho thấy, những năm gần đây, trên cả nước diễn ra không ít vụ HS đánh nhau

ở cả trong và ngoài trường học chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”,

không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét.

Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ý

thức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay.

Giáo viên thì bạo lực với HS, sàm sỡ, gạ tình HS, gây nên sự xuống cấp

nghiêm trọng của văn hóa học đường. Đơn cử một giáo viên của Trường Tiểu

học An Đồng, An Dương (Hải Phòng) bắt HS uống nước giặt giẻ lau bảng, khi

phát hiện HS nói chuyện riêng trong giờ. Sự việc xảy ra hồi tháng 4/2018. Hành

động này đã “dậy sóng” trong dư luận xã hội. Cũng vì nói chuyện riêng trong

giờ học, một cô giáo của Trường THCS Thọ Xuân, Đan Phượng (Hà Nội) yêu

cầu 2 em HS đứng trên bục giảng và tát vào mặt nhau cho đến khi bạn khóc thì

dừng. Không chỉ vậy, cô giáo này còn quát mắng 2 HS với những từ ngữ không

đúng mực. Sự việc xảy ra hồi tháng 10/2018. Hay như trường hợp cô giáo

Trường THCS Duy Ninh (tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát bạn đến mức nhập

viện 8

Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm phương

hại đến văn hóa học đường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.

Có rất nhiều yếu tố, mối quan hệ để xây dựng văn hóa học đường. Trong

đó, có hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò

với nhau. Mối quan hệ giữa thầy và trò được xem là cốt lõi nhất. Thực tế, các

nhà trường luôn kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác,

từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thế

nhưng, hiện nay, biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo

ngại của xã hội.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng văn hóa học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Trung học Phổ thông Lê Lợi, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong công 
tác giáo dục cũng như trong công tác xây dựng và phát triển VHHĐ. 
32 
Qua nhiều nĕm làm công tác quản lí giáo dục, tôi nhận thấy để công tác 
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục HS về 
VHHĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, nhà trường đóng vai trò trung tâm 
của sự phối kết hợp cần phải làm tốt một số công việc như: 
Thứ nhất, lập quy chế, kế hoạch công tác phối hợp quản lý thật khoa học, 
chặt chẽ, khả thi. Cĕn cứ vào tình hình cụ thể điều kiện thực tiễn của nhà trường, 
gia đình và địa phương, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần lên một kế 
hoạch và thảo luận với các bên liên quan để xác định mục tiêu và kế hoạch hành 
động phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện VHHĐ. 
Thứ hai, nhà trường cần chủ động và chủ đạo cùng với các lực lượng của 
địa phương, gia đình tổ chức các loại hình hoạt động lành mạnh cho học sinh. 
Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện yêu cầu về xây dựng 
VHHĐ, yêu cầu về giáo dục của nhà trường. Cần chỉ đạo học sinh tham gia vào 
các hoạt động chung của địa phương như các hoạt động vĕn hoá, vĕn nghệ, hoạt 
động xã hội, tham gia giúp đỡ các gia đình chính sách, các hoạt động tình 
nguyện, từ thiện, nhân đạo... 
Thứ ba, phối hợp với gia đình và địa phương để nắm tình hình học sinh. 
Chính những thông tin trao đổi từ giáo viên chủ nhiệm với gia đình HS và cộng 
đồng dân cư là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá 
đúng học sinh đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu để kịp thời tư vấn, giúp đỡ, 
hỗ trợ, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn, giúp các em hoàn thiện nhân cách. 
9. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc quyết liệt việc xây dựng và 
thực hiện vĕn hóa học đường 
9.1. Mục đích của giải pháp 
Công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót trong 
lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện VHHĐ, những bất cập trong việc 
thực hiện nhiệm vụ nĕm học để cán bộ quản lí nhà trường có những bổ sung, 
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị tại các thời điểm khác 
nhau. Việc đôn đốc quyết liệt để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức 
đoàn thể, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng vĕn hóa học đường. 
Đẩy mạnh công tác kiểm tra để giải quyết tốt và kịp thời từng vấn đề cụ 
thể phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng vĕn hóa học đường; tạo 
chuyển biến thực chất về từng nội dung trong việc xây dựng và phát triển 
VHHĐ. 
9.2. Nội dung, cách thức thực hiện 
Trước tiên, cần đưa nội dung kiểm tra việc xây dựng và thực hiện VHHĐ, 
kiểm tra việc thực hiện vĕn hoá công sở; cải cách hành chính; thực hiện quy tắc 
ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, HS vào kế hoạch 
công tác kiểm tra nội bộ hàng nĕm của đơn vị. Sau đó tiến hành trình tự các 
33 
bước của quy trình kiểm tra theo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra thường 
xuyên, kiểm tra định kỳ việc thực hiện VHHĐ, thực hiện kỷ luật kỷ cương hành 
chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và 
HS. Sau kiểm tra, đôn đốc, cần tổ chức cho đối tượng được kiểm tra bổ sung các 
thiếu sót, khắc phục các tồn tại một cách quyết liệt và triệt để. 
Muốn đạt được hiệu quả của việc thực hiện các bước sau kiểm tra, nhà 
trường cần có những hoạt động tham vấn, tư vấn, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ đối 
tượng được kiểm tra để họ khắc phục được triệt để các thiếu sót, tồn tại trong 
việc xây dựng và thực hiện VHHĐ, có như vậy việc thực hiện kế hoạch xây 
dựng VHHĐ mới thành công. 
Đối với HS, việc kiểm tra công tác thực hiện VHHĐ, nội quy, nề nếp, bộ 
quy tắc ứng xử được nhà trường giao cho Đoàn thanh niên, Ban an ninh giám 
thị, đội cờ đỏ, GVCN lớp thực hiện. Kết quả kiểm tra hàng ngày, hàng tuần 
được phản hồi về cho GVCN. GVCN đưa kết quả kiểm tra vào xếp loại hạnh 
kiểm, xếp loại thi đua hàng tuần của HS và phối kết hợp với các tổ chức trong 
nhà trường, hội phụ huynh để có biện pháp tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS khắc phục 
triệt để các tồn tại sau kiểm tra. 
10. Mối liên hệ giữa các giải pháp 
Mỗi giải pháp có mục đích khác nhau, tuy nhiên, chúng không phải là 
những giải pháp riêng lẻ, tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, 
các giải pháp hỗ trợ nhau tạo thành một hệ thống, là điều kiện để tĕng cường 
công tác xây dựng và thực hiện VHHĐ. Do đó, khi vận dụng thực hiện, phải tiến 
hành đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các giải pháp, không nên xem nhẹ hoặc bỏ 
qua một giải pháp nào. Quá trình thực hiện cần phân tích sâu sắc tình hình cụ thể 
của đơn vị ở từng giai đoạn cụ thể mà vận dụng cho phù hợp, linh hoạt để phát 
huy sức mạnh tối ưu của từng giải pháp, qua đó để khơi dậy mọi tiềm lực của 
nhà trường, tiềm nĕng của đội ngũ nhằm xây dựng và phát triển VHHĐ có chất 
lượng và hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. 
III. Một số kết quả đạt được 
Từ việc sử dụng đồng bộ các giải pháp trên, trong những nĕm qua trường 
THPT Lê Lợi đã xây dựng và phát triển VHHĐ góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện HS. Kết quả này thể hiện ở các nội dung sau: 
- Đảng ủy và chính quyền nhà trường xây dựng và củng cố được niềm tin, 
tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của CB, GV, NV, phụ huynh, HS và cả 
cộng đồng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nhiệm 
vụ chuyên môn tại đơn vị. 
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và HS về ý 
nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung của việc xây dựng VHHĐ ngày càng được 
nâng lên rõ rệt. Phát huy được vai trò của các tổ chức và cá nhân trong việc xây 
dựng và thực hiện VHHĐ. Tập hợp được sức mạnh đại đoàn kết của tập thể sư 
34 
phạm trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ các nĕm học, nâng cao được chất lượng 
giáo dục toàn diện cho HS, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, 
nĕng lực người học. 
- Xây dựng được môi trường làm việc, học tập, rèn luyện khoa học, an 
toàn, thân thiện, lành mạnh, vĕn minh, vĕn hóa. CBQL, GV, NV, HS tham gia 
tích cực, hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua; thực hiện tốt kỷ 
luật kỷ cương hành chính, các quy tắc ứng xử, vĕn hóa công sở, nội quy, quy 
chế, quy định của đơn vị. 
- Kết quả xếp loại tập thể: 
Xếp loại Đảng bộ: nĕm 2017 Đảng bộ trường được Ban Thường vụ huyện 
Tân Kỳ công nhận đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Nĕm 2018 Đảng bộ 
trường được Ban Thường vụ huyện Tân Kỳ công nhận đạt tiêu chuẩn Hoàn 
thành xuất sắc nhiệm vụ. Nĕm 2019, 2020 Đảng bộ trường hoàn thành tốt nhiệm 
vụ. 
Xếp loại thi đua nhà trường: Các nĕm học 2016-2017, 2017-2018: hoàn 
thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt tập thể tiên tiến xuất sắc. Các nĕm học 2018-
2019, 2019-2020: hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt tập thể tiên tiến. 
Nĕm 2018 nhà trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng 
khen Đã có thành tích xuất trong phong trào thi đua " Đổi mới sáng tạo trong 
dạy và học nĕm học 2017 - 2018”. 
Tháng 11/2018 nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 
Tháng 8/2020 nhà trường được tặng Bằng khen của Tổng Giám Đốc Bảo 
Hiểm Việt Nam về việc “Đã thực hiện tốt chính sách BHYT học sinh, sinh viên 
Nĕm học 2019-2020”. 
Tháng 11/2020 đạt giải nhất cấp cụm và giải ba cấp tỉnh môn bóng 
chuyền nữ tại Hội thao truyền thống ngành giáo dục và đào tạo lần thứ VIII do 
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức. 
Tháng 12/2020 trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn vĕn hóa giai 
đoạn 2019 - 2020. 
- Kết quả xếp loại cán bộ, công chức, viên chức: 
Xếp loại NH 2018-2019 NH 2019-2020 
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4 4.70 18 22,5 (Tĕng 17.8%) 
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 79 93.0 60 75 
Hoàn thành nhiệm vụ 2 2.30 2 2,5 
Không thành nhiệm vụ 0 0 0 0 
35 
- Kết quả xếp loại học sinh: 
+ Kết quả xếp loại học lực của học sinh: 
Kết quả học 
tập 
NH 2018 - 2019 NH 2019 - 2020 So sánh tỉ lệ (tĕng/giảm) 
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Tĕng % Giảm % 
Loại Giỏi 310 23,96 354 26,56 2,6% 
Loại Khá 740 57,19 825 61,89 4,7% 
Loại TB 242 18,40 154 11,55 0 6,85% 
Loại Yếu 1 0,08 0 0 0 0.08% 
Loại Kém 0 0 0 0 0 
HSG tỉnh 13 46.42 
Dự án KHKT 
đạt giải cấp tỉnh 2 100% 1 100% 0% 0% 
Tốt nghiệp 
THPT 
428/446 95.96 382/387 98.70 2.74% 
HS đậu Đại học 167/265 63.01 173/219 79.0 15.9% 
 Nĕm học 2018-2019 nhà trường có em Lê Vĕn An, học sinh lớp 12A1 đạt 
tổng điêm 3 môn thi xét tuyển Đại học 29,1 khối B (Toán 9,6; Hóa 9,75; Sinh 
9,75), đạt điểm cao Á khoa cả nước, hiện em đang theo học Đại học Y Hà Nội, 
đây là học sinh có điểm số cao thứ nhất của tỉnh Nghệ An và thứ 2 cả nước về 
Khối B. 
Nĕm học 2019-2020, nhà trường có 3 em HS có điểm thi 3 môn xét tuyển 
Đại học trên 27 điểm, trong đó có 2 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khĕn được Sở 
hỗ trợ kinh phí trên 6 triệu đồng/em. Gồm: 
+ Em Nguyễn Cảnh Tuấn, học sinh lớp 12A1 đạt tổng điểm 3 môn thi xét 
tuyển Đại học 28.2 điểm Khối A (Toán 9.2, Vật lí: 9.25, Hóa học: 9.75) hiện em 
đang theo học tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội. (HS có hoàn cảnh khó khĕn) 
+ Em Nguyễn Vĕn Đồng lớp 12A1 đạt tổng điểm 3 môn thi xét tuyển Đại 
học 27.65 điểm Khối A (Toán 9.4, Vật lí: 9.25, Hóa học: 9.0) hiện em đang theo 
học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. (HS có hoàn cảnh khó khĕn) 
+ Em Trịnh Hữu Quân lớp 12A1 đạt tổng điểm 3 môn thi xét tuyển Đại 
học 27.00 điểm Khối A (Toán 9.0, Vật lí: 9.0, Hóa học: 9.0) hiện em đang theo 
học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
 + Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh: 
36 
Xếp loại hạnh 
kiểm 
NH 2018 - 2019 NH 2019 - 2020 So sánh tỉ lệ (tĕng/giảm) 
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Tĕng % Giảm % 
Loại tốt 1178 91,04 1281 91,37 0,33 
Loại khá 98 7,57 100 7,50 0,07 
Loại TB 17 1,31 15 1,13 0,18 
Loại yếu 0 0 0 0 
- Qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã tạo được sự đồng thuận cao 
trong xây dựng nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, vĕn 
hóa - xã hội, từ thiện, cùng nhau tiến bộ; đời sống vĕn hóa tinh thần của cán bộ 
giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường được nâng cao, HS có hoàn cảnh khó 
khĕn ngày càng được quan tâm từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà 
trường góp phần giúp các em phần nào khắc phục được khó khĕn về tài chính và 
động viên về tinh thần để các em có thể vươn lên trong học tập. 
Kết quả: đơn vị xây dựng và thực hiện được nhiều mô hình Dân vận khéo, 
trong đó có 6 mô hình điển hình tiêu biểu: Mô hình “Giúp bạn đến trường”, vận 
động các tổ chức và cá nhân ủng hộ, giúp đỡ cho HS có hoàn cảnh khó khĕn từ 
nĕm 2017 - 2/2021 với tổng số tiền quyên góp và ủng hộ trên 146 triệu đồng. 
Mô hình ủng chương trình “Tết vì người nghèo” thực hiện từ nhiều nĕm nay, 
theo đó mỗi nĕm nhà trường đã vận động, kêu gọi các tổ chức và cá nhân trong 
và ngoài nhà trường trên 20 triệu đồng, riêng nĕm 2020 vận động được trên 38 
triệu đồng, tháng 1 nĕm 2021 vận động được trên 34 triệu đồng. Mô hình vận 
động học sinh bỏ học đến trường thực hiện từ nĕm học 2017 - 2018, đã vận động 
được 13 em HS bỏ học quay lại trường để học tập. Mô hình “Trường giúp 
trường” đỡ đầu trường Mầm non Tân Phú từ nĕm học 2019 - 2020 đến nay, theo 
đó đã ủng hộ và giúp trường trồng cây xanh trị giá trên 10 triệu đồng, 2 triệu 
đồng ủng hộ HS nghèo nhân dịp tết nguyên đán 2021, giúp trường trong việc tổ 
chức trên 500 lượt HS tình nguyện làm lao động - vệ sinh tạo cảnh quan môi 
trường nhà trường, đỡ đầu cho 4 em học sinh trường bán trú Tân Hợp - Tân Kỳ 
trong nĕm học 2020-2021 đã trao quà cho các em 2 triệu đồng; Mô hình đồng 
hành cùng xóm Vĩnh Lộc, xã Nghĩa Thái đỡ đầu cho 4 gia đình hộ nghèo từ 
tháng 1 nĕm 2021. Mô hình nhận chĕm sóc, đỡ đầu 8 học sinh có hoàn cảnh khó 
khĕn nhất của nhà trường trong cả ba nĕm học liên tục thực hiện từ nĕm 2019 - 
2020, mỗi nĕm hỗ trợ ít nhất mỗi em 2 triệu đồng, nếu học sinh ra trường sẽ xét 
bổ sung em khác. 
Nĕm 2017 tập thể Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường được Ban Thường 
vụ Huyện ủy Tân Kỳ tặng giấy chứng nhận là điển hình Dân vận khéo cấp 
huyện giai đoạn 2015 - 2017. 
37 
Nĕm 2019 Ban chấp hành Đoàn trường được tặng giấy chứng nhận là điển 
hình Dân vận khéo cấp huyện giai đoạn 2017 - 2019, được tặng giấy khen có 
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 
2019. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trên đây là các giải pháp cơ bản nhất trong nhiều giải pháp quản lý khác 
nhau đã được thực hiện ở trường THPT Lê Lợi trong suốt nhiều nĕm học qua, 
với 9 giải pháp xây dựng VHHĐ đưa ra, chúng tôi đã điều hành nhà trường hoạt 
động có hiệu quả và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như đã trình bày ở 
trên. Chúng tôi thiết nghĩ các giải pháp này không chỉ áp dụng có hiệu quả tại 
trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ mà còn có thể áp dụng thành công ở các 
trường trong tỉnh và trong cả nước. 
Để xây dựng và phát triển VHHĐ thì không chỉ thực hiện trong ngày một, 
ngày hai hay một nĕm học mà có được, mà cần thực hiện qua một quá trình lâu 
dài nhiều nĕm học. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ quản lí nhà trường cần kiên trì, bền bỉ, 
quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thì mới thành công. 
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên giúp nhà trường xây dựng thành 
công VHHĐ, làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục, giúp cải thiện các mối 
quan hệ trong nhà trường, tĕng cường khả nĕng thích nghi với môi trường. 
Xây dựng vĕn hóa học đường là yếu tố then chốt để phát triển nhà trường. 
Vĕn hóa trường học lành mạnh, tích cực sẽ là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất 
lượng GD toàn diện, giúp hình thành và phát triển các phẩm chất và nĕng lực 
cho HS, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn, tạo động lực cho cả người dạy và 
người học. Vĕn hóa học đường là yếu tố giữ vai trò hết sức quan trọng đối với 
sự hình thành đạo đức, nhân cách cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 
và đào tạo. Chính vì vậy xây dựng một môi trường vĕn hóa học đường trong 
sáng, lành mạnh là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách đối với các nhà quản 
lí giáo dục. 
2. Kiến nghị và đề xuất 
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo 
Tĕng cường công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện vĕn hóa học 
đường tại các nhà trường, để từ kết quả kiểm tra có những định hướng, tham vấn 
và tư vấn cho các nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng và phát triển 
VHHĐ. 
38 
Thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác xây dựng vĕn hóa học đường 
cho đội ngũ CBQL, cán bộ cốt cán của các cơ sở giáo dục để nâng cao nhận 
thức, kỹ nĕng xây dựng và phát triển VHHĐ. 
Đưa nhiệm vụ xây dựng vĕn hóa học đường của các nhà trường, các cơ sở 
giáo dục thành Phong trào thi đua lớn của ngành. 
2.2. Đối với các trường học 
Cần chú trọng công tác xây dựng và phát triển VHHĐ để tạo môi trường 
giáo dục tích cực, lành mạnh, thân thiện, an toàn góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện cho HS - những chủ nhân tương lai của đất nước. 
2.3. Đối với gia đình 
Cần chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường, xã hội trong việc giáo 
dục VHHĐ cho HS. Cần quan tâm, chĕm sóc, động viên con em kịp thời, không 
phó mặc con em mình cho nhà trường và xã hội. 
Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi thực hiện trong quá trình xây 
dựng VHHĐ tại trường THPT Lê Lợi, tỉnh Nghệ An. Rất mong nhận được đóng 
góp ý kiến để sáng kiến hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin tiếp thu và tiếp tục học 
hỏi để hiệu quả của nhiệm vụ này ngày càng tốt hơn! 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 
XXI, NXB Giáo dục. Việt Nam 
2. Nguyễn Khắc Hùng (chủ biên), Phạm Minh Hạc (2012). Vĕn Hóa và 
vĕn hóa học đường: Giáo dục giá trị xây dựng vĕn hóa học đường. NXB Thanh 
niên. 
3. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển vĕn hóa, con người 
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 
4. Phạm Viết Vượng, (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, 
NXB ĐHQG, Hà Nội. 
5. Trần Ngọc Giao, (2018), Quản lý nhà trường, Học viện Quản lý Giáo 
dục, Hà Nội. 
6. Cao Thanh Phướng (2012), Xây dựng vĕn hóa học đường, vấn đề cấp 
bách hiện nay. Tạp chí Vĕn hóa Nghệ thuật (số 339). 
7. Nghị quyết số 29 – NQ/TW, ngày 04/11/2013 “Về đổi mới cĕn bản 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh 
tế thị trường, định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế”. 
8. Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ 
quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống 
bạo lực học đường. 
9. Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về nhiệm vụ và giải pháp nĕm học 2020-2021. 
40 
PHỤ LỤC 
Bảng 2. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và mức độ quan tâm 
của CB, GV, NV về VHHĐ sau khi áp dụng các giải pháp 
NỘI DUNG KHẢO SÁT 
I 
Các mức độ quan trọng 
Rất quan 
trọng 
Quan 
trọng 
Khá quan 
trọng 
Bình 
thường 
Không 
quan 
trọng 
Nhận thức của CB, GV, 
NV về tầm quan trọng của 
Vĕn hóa học đường 
71 
91.03% 
(tĕng 
11.55%) 
7 
8.97% 
(giảm 
3.86%) 
0 
(giảm 
6.41%) 
0 
(giảm 
1.28%) 
0 
NỘI DUNG KHẢO SÁT 
II 
Các mức độ quan tâm 
Rất quan 
tâm Quan tâm 
Khá quan 
tâm 
Bình 
thường 
Không 
quan 
tâm 
Mức độ quan tâm của CB, 
GV, NV về việc xây dựng 
và thực hiện Vĕn hóa học 
đường 
73 
93.59% 
(tĕng 
12.82%) 
4 
5.13% 
(giảm 
5.13%) 
1 
1.28% 
(giảm 
7.69%) 
0 
(giảm 
1.28%) 
0% 
Bảng 3. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và mức độ quan tâm 
của HS về VHHĐ trước khi áp dụng biện pháp 
NỘI DUNG KHẢO SÁT 
I 
Các mức độ quan trọng 
Rất quan 
trọng 
Quan 
trọng 
Khá quan 
trọng 
Bình 
thường 
Không 
quan 
trọng 
Nhận thức HS về tầm quan 
trọng của Vĕn hóa học 
đường 
302 
50.32% 
247 
41.17% 
25 
4.17% 
16 
2.67% 
10 
1.67% 
NỘI DUNG KHẢO SÁT 
II 
Các mức độ quan tâm 
Rất quan 
tâm Quan tâm 
Khá quan 
tâm 
Bình 
thường 
Không 
quan 
tâm 
Mức độ quan tâm của HS 
về việc xây dựng và thực 
hiện Vĕn hóa học đường 
311 
51.83% 
234 
39.00% 
33 
5.5% 
13 
2.17% 
9 
1.5% 
41 
Bảng 4. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và mức độ quan tâm 
của HS về VHHĐ sau khi áp dụng biện pháp 
NỘI DUNG KHẢO 
SÁT I 
Các mức độ quan trọng 
Rất quan 
trọng 
Quan 
trọng 
Khá quan 
trọng 
Bình 
thường 
Không 
quan 
trọng 
Mức độ nhận thức HS 
về tầm quan trọng của 
Vĕn hóa học đường 
456 
76.00% 
(tĕng 
25.68%) 
133 
22.17% 
(giảm 
19.00%) 
11 
1.83% 
(giảm 
2.34%) 
0% 
(giảm) 
0% 
(giảm) 
NỘI DUNG KHẢO 
SÁT II 
Các mức độ quan tâm 
Rất quan 
tâm Quan tâm 
Khá quan 
tâm 
Bình 
thường 
Không 
quan tâm 
Mức độ quan tâm của 
HS về việc xây dựng và 
thực hiện Vĕn hóa học 
đường 
438 
73.00% 
(tĕng 
21.15%) 
147 
24.50% 
(giảm 
14.50%) 
15 
2.5% 
 (giảm 
3.00%) 
0% 
(giảm) 
0% 
(giảm) 
42 
43 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 
44 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 
45 
Hình ảnh cổng trường THPT Lê Lợi, hai bên đường vào trường 
 đang xây bồn hoa 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 
46 
Hình ảnh một số biển hiệu tuyên truyền, giáo dục 
Hình ảnh bồn hoa trường THPT Lê Lợi 
Hình ảnh một góc khuôn viên trường THPT Lê 
Lợi 
47 
NỘI DUNG MỘT SỐ BIỂN HIỆU TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC 
TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
48 
GV nữ trường THPT Lê Lợi hưởng ứng tuần lễ áo dài 
Hội nghị phối hợp, ký cam kết giữa BGH và Công an Huyện, CA xã 
Tân Phú đảm bảo an ninh, ATTH nĕm học 2020-2021 
49 
Tiến sĩ Tâm lí học Nguyễn Thị Minh – Học viện Hành Chính QG cơ sở TP 
Hồ Chí Minh đang tư vấn cho HS trường THPT Lê Lợi nĕm học 2020-2021 
Công an huyện Tân Kỳ tuyên truyền Pháp luật, HS ký cam kết không vi phạm 
pháp luật. 
Hình ảnh Diễn giả Đào Ngọc Cường nói chuyện về chủ đề “Sống, ước mơ 
và khát vọng” cho HS trường THPT Lê Lợi nĕm học 2020-2021 
50 
Hình ảnh buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho HS trường THPT Lê Lợi 
nĕm học 2020-2021 do chuyên viên phòng Tư pháp huyện Tân Kỳ thực hiện 
Hình ảnh đội bóng chuyền GV nữ trường THPT Lê Lợi đạt giải nhất cấp cụm 
và giải ba cấp tỉnh Hội thao truyền thống ngành Giáo dục nĕm 2020 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_van_hoa_hoc_duong_nham_nang_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan