Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất thông qua các chương trình hoạt động đội

Công tác chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là điều quan tâm của

toàn xã hội. Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu

kỹ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn, xuống

cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào

bế tắc, không tự mình kéo lên được,. Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện

nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh.

Đáp ứng yêu cầu trên. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm.

Như vậy tất yếu phải phát triển Giáo dục, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như

vậy con người được đặt ở trung tâm đó là lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là

những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước sau này.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày ngày mai”. Vì vậy bồi dưỡng giáo dục,

chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó Ngành Giáo

Dục và Đào tạo giữ vai trò then chốt . Đất nước ta đang trong thời gian hội nhập

kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa , hiện đại hóa đang trong giai đoạn phát triển

cao. Do đó nhận thức của chúng ta cũng phải thay đổi phù hợp với thực tiến

hiện nay. Ngoài việc dạy – học, chúng ta phải tạo cho các em sân chơi hấp dẫn,

phong phú để thu hút các em tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện cả về

“ Văn – Trí – Thể - Mỹ ” và từng bước tự hoàn thiện bản thân

pdf12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất thông qua các chương trình hoạt động đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thần sáng suốt thì 
cơ thể có điều kiện phát triển”. 
Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ 
lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự 
phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... - 
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ 
thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em 
phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của 
trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc 
đời. Khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi 
đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên 
các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú 
ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm 
của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật 
tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ 
các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác 
hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. Khi trẻ bắt đầu gia nhập 
Trang 2
cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa 
hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến 
hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những 
yêu cầu- nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động 
chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn 
bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu 
học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không 
chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình 
huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè. không 
dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những 
tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần 
ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi 
để giáo viên phải đi tìm, 
- Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí 
nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính 
cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức 
của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình 
thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có 
được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp 
với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học 
là tính hay bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của 
các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia 
đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng 
nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người 
xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử 
của trẻ.
Các dạng hoạt động của trẻ được thực hiện qua các quan hệ:
Trẻ em – gia đình
Trẻ em – đồ vật
Trẻ em – nhà trường
Trẻ em – xã hội.
Trang 3
b. Cơ sở thực tiễn:
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối 
quan hệ người – vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi 
của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của 
các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng 
tuyệt đối ở nơi thày cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong 
của thầy cô giáo mình. người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan 
điểm, niềm tin, toàn bộ những hành ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn 
bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng 
không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho 
trẻ.
Trước thực trạng đó chúng ta là những người người làm công tác chăm lo 
giáo dục thế hệ trẻ cần phải giúp các em biết phân biệt được cái tốt, cái xấu, biết 
từ chối trước những cám dỗ sai trái và biết tự bảo vệ mình. Hướng các em đến 
cái “ chân – thiện – mĩ”. Vì thế phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực” với 5 nội dung, trong đó nội dung “Rèn kỹ năng sống cho học 
sinh” là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục hình thành 
nhân cách cho các em trong giai đoạn hiện nay.
Trường TH Thạnh Bình B nằm trên trục quốc lộ 1A đó là điều kiện thuận 
lợi cho việc đi lại, tập trung và tham gia các hoạt động Đội. Tuy nhiên Trường 
TH Thạnh Bình B nằm ở vị trí giáp ranh với ấp 3B và xã An Trạch. Đại đa số 
các gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn nên cha mẹ phải đi làm ăn xa các em 
phải sống nhờ vào người thân. Từ đó những thói quen sinh hoạt hàng ngày các 
em cần phải có người hướng dẫn vả chỉ bảo dù đó là những việc rất nhỏ. Nhận 
thấy được điều đó trong những năm học gần đây tôi luôn chú trọng đến công tác 
rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất để các em có 
thể tự lo cho bản thân khi không có cha mẹ ở bên cạnh chăm sóc mình như 
những bạn khác.
Năm học 2013 – 2014 ngay từ đầu năm học tôi chọn lớp 1/2 và lớp 2/1 
khảo sát kỹ năng sống của các em ngay từ đầu năm học:
Trang 4
*Khảo sát lớp 1/2; quan sát thực tế và thông qua phụ huynh học sinh.
TSHS
Tự chuẩn bị đồ dùng học tập Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình chuẩn 
bị đồ dùng học 
tập
Cần người lớn 
giúp 
Tự giác không 
cần nhắc nhở
Chưa tự giác, 
bố mẹ phải 
nhắc nhở nhiều
SL % SL % SL % SL %
34 10 27,02% 24 80% 22 73,33 12 40%
* Khảo sát việc học tập ở lớp , phụ giúp việc gia đình HS lớp 2/1 đầu 
năm học 2013 - 2014 :
 TSHS
Tự phụ giúp người lớn công việc 
nhà
Ý thức học tập ở lớp
Tự giác 
người lớn nhắc 
nhở 
Chú ý trong học 
tập
Chưa tự giác 
trong học tập
SL % SL % SL % SL %
36 16 44.44% 20 55.56% 19 52.78 17 47.22
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Kỹ năng sống là gì ?
Kỹ năng sống là một khái niệm rất rộng bao gồm những vấn đề sau:
1. Kỹ năng giao tiếp.
2. Kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, theo tập thể.
3. Kỹ năng tự phục vụ.
4. Kỹ năng tự bảo vệ, quyết định, kiên định.
5. Kỹ năng đặt mục tiêu.
6. Kỹ năng phòng chống bệnh tật, thương tích, đuối nước.....
A. Thực trạng:
 - Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ: Thời gian trong 6 năm 
đầu đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và 
lớp mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những 
kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em 
dùng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học 
trực tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn,... 
Trang 5
- Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế 
giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển 
mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng 
đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ 
em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo 
đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần 
tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ 
trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu 
chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. 
Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có 
những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự 
sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong 
thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân 
mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý 
người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục 
đạo đức, được rèn kỹ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám 
dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ 
là người tác động tốt đến gia đình, xã hội.
- Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãi nhau, 
chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, trốn học 
đi chơi,...
- Trong thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ 
năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm 
dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện 
pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, 
chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì 
nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ 
chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Các nhà trường đã có tổ chức 
một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, 
chưa đi sâu, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét.
B. Giải pháp:
Trang 6
* Ngay từ đầu năm học vào các tiết chào cờ đầu tuần tôi giới thiệu cho các 
em một số quan niệm về kỹ năng sống ( khoảng 12 tiết) như:
- Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn 
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho mỗi người vững vàng trước cuộc sống 
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kỹ năng sống đơn 
giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích 
ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. 
Kỹ năng sống được thể hiện trong kỹ năng đánh giá, quyết định, hành 
động, ứng xử,... trong các mối quan hệ đa dạng như:
+ Mối quan hệ với bản thân (sức khoẻ, thật thà, trung thực, kiên nhẫn, tự 
kiềm chế,...
 + Mối quan hệ của các em với những người xung quanh (ông, bà, cha, mẹ, 
anh chị em, thầy cô giáo, những người lớn tuổi, bạn bè,..
+ Mối quan hệ của các em với công việc (học tập, hoạt động của lớp, của 
trường, công việc giúp đỡ gia đình, hoạt động xã hội,..
+ Mối quan hệ của các em với thiên nhiên (môi trường, động vật, thực 
vật,....)
+ Mối quan hệ của các em với tài sản riêng, tài sản chung (tài sản riêng: đồ 
dùng học tập, sách vở, quần áo,....; tài sản chung: bàn ghế, đồ vật trong lớp, 
trong trường, các di sản văn hoá, di tích lịch sử,..
 + Mối quan hệ của các em với xã hội (quê hương, Tổ quốc, Bác Hồ, bộ đội, 
thương binh, gia đình liệt sĩ,..
*Các tuần tiếp theo tôi rèn cho các em các kỹ năng sống sau: 
+ Kỹ năng học tập: kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân, xác 
định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng 
hợp, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng hệ thống hoá, kỹ năng trình bày một 
vấn đề. 
+ Kĩ năng lao động, lao động tự phục vụ: kỹ năng thao tác những hoạt động 
tự phục vụ như: tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tự đi giầy, tất 
(lớp 1, 2); tắm gội (lớp 3, 4, 5),..., kỹ năng sử dụng có hiệu quả một số dụng cụ 
Trang 7
chăm sóc cây xanh, chăm sóc vật nuôi trong gia đình, lao động vệ sinh trường 
lớp 
+ Kĩ năng vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ: trẻ tự thực hiện được một số hoạt động 
như: chải đầu, đánh răng rửa mặt, tắm giặt,..., chơi trò chơi lành mạnh, ăn uống 
sạch sẽ hợp vệ sinh, thực hiện giờ giấc vui chơi, học tập lao động vừa sức hợp lý 
+ Kĩ năng về hành vi, ứng xử: kỹ năng giao tiếp ( nói lời cảm ơn, xin lỗi phù 
Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, 
chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các 
hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn 
kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế 
bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè .
Rèn kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong nội dung các tiết học phù 
hợp.VD: Môn đạo đức: giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp 
ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, tôn 
trọng không tự ý mở xem đồ đạc của người khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, 
nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, quan tâm hợp tình huống, biết cách chào thầy cô 
giáo, cách xưng hô nói năng đúng mực với những người lớn tuổi,... ), kỹ năng từ 
chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ 
năng vận động, kỹ năng kiềm chế sự tức giận, kỹ năng biểu lộ cảm xúc.
Các giải pháp và hình thức để rèn kỹ năng sống cho các em: giúp đỡ 
những người xung quanh, kỹ năng nhận lời, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết 
định, kỹ năng kiềm chế xúc cảm, kỹ năng vận động, kỹ năng xử lý một số tình 
huống cụ thể,...; trong các tiết tự nhiên và xã hội, khoa học, học sinh được rèn 
kỹ năng sử dụng có hiệu quả đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ 
năng giữ gìn vệ sinh các nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường,...v...v...; tuỳ từng bài, 
tuỳ từng nội dung giáo viên có thể lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh cho 
hợp 
Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Rèn kỹ năng sống cho HS”, tạo 
cho HS một sân chơi để HS được thực hành kỹ năng sống, được giao lưu, được 
tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh được nâng 
lên gắn liền với thực tế cuộc sống.
Trang 8
Giáo viên không chỉ nhằm hình thành những khái niệm khoa học, cách làm 
việc trí óc mà còn hướng dẫn tới sự tạo dựng phát triển các nhân cách của học 
sinh. Đặc biệt trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các 
thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ 
năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi 
theo.
Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp 
hàng ngày: VD: Yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy 
sớm, có tác phong nhanh nhẹn ( rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục 
tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau 
trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây 
ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập ( 
rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch).
Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, 
lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh 
được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông 
qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động
Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm bạn 
ATGT, nhóm phòng chống ma tuý, ... trong qua trình hoạt động của các nhóm, 
học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà 
phù hợp,...
Tổ tư vấn của nhà trường cần có kiến thức hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, nhận 
thức sâu sắc về tầm quan trọng của rèn kỹ năng sống cho học sinh, có kế hoạch 
cụ thể, biết cách và thường xuyên quan sát, gần gũi, thân thiện với trẻ, phát hiện 
khó khăn, giúp đỡ tư vấn giúp học sinh biết cách tự giải quyết đúng được những 
vấn đề khúc mắc trong cuộc sống đa dạng
Quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường. 
Khi học sinh biết những điều luật cho phép làm hay những điều luật cấm (Một 
số nội dung trong Luật giáo dục, Luật giao thông, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ 
em,..v.v...), học sinh sẽ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để học tập, rèn 
Trang 9
luyện tốt hơn, biết ra những quyết định đúng đắn, biết tự kiềm chế mình không 
mắc sai lầm, biết xử lý tình huống đúng hướng, biết tự bảo vệ mình,..
Tổng phụ trách Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi 
lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các GV thường 
xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho HS trong các giờ học. Các đoàn thể của 
xã cũng phải tìm hiểu và tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp 
luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, 
tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ một số kiến 
thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã 
hội,...).
Và còn rất nhiều kỹ năng sống như việc giữ gìn những giá trị văn hoá dân 
tộc Việt Nam, phát huy lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan 
dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống 
.sẽ tiếp tục rèn luyện cho các em hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, 
phấn đấu. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Trong thời gian công tác tại trường TH Thạnh Bình B tôi đó điều tra 
nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đó được các động nghiệp trong trường đồng 
tình ủng hộ. Kết quả cuối năm học cho thấy HS ngoan hơn, tự giác chủ động, 
mạnh dạn hơn, đó thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khỏ phự hợp.
* Khảo sát cuối năm học: HS lớp 1/2 :
 TSHS
Tự mình chuẩn bị 
đồ dùng học tập
Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình chuẩn 
bị đồ dùng học 
tập
Cần người lớn 
giúp 
Tự giác không 
cần nhắc nhở
Chưa tự giác, bố 
mẹ phải nhắc 
nhở nhiều
SL % SL % SL % SL %
34 26 76.47 8 23.53 28 82.35 6 17.65
* Khảo sát việc học tập ở lớp , phụ giúp việc gia đình HS lớp 2/1 cuối 
năm học 2013 - 2014 :
Trang 10
 TSHS
Tự phụ giúp người lớn công việc 
nhà
Ý thức học tập ở lớp
Tự giác 
người lớn nhắc 
nhở 
Chú ý trong học 
tập
Chưa tự giác 
trong học tập
SL % SL % SL % SL %
36 29 80.56% 7 19.44% 31 86.11% 5 13.89%
 - Nội dung đề tài này phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học có thể vận dụng 
được trong tất cả các trường tiểu học.
- Sau đề tài này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình 
thức và tìm thêm biện pháp rèn kỹ năng sống cho HS được phong phú hơn.
V. KẾT LUẬN:
Hoạt động vui chơi giải trí ngoại khóa cần thiết và có ý nghĩa thiết thực 
trong quá trình rèn kỹ năng sống cho các em, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là 
rèn kỹ năng sống thiết thực thể hiện trong từng môn học, từng tiết học của các 
em. Trong toàn bộ các khâu công tác của Đội, công tác cán bộ phụ trách là một 
trong những mắt xích quan trọng nhất, quyết định chất lượng, hiệu quả của công 
tác đội và phong trào thiếu nhi. Trong mối quan hệ biện chứng giữa Đoàn, Đội 
và Nhà trường , công tác Đội và phong trào thiếu nhi không thể thiếu vắng bàn 
tay dìu dắt của anh chị Tổng phụ trách. Nếu cho rằng “Bảo vệ, chăm sóc, giáo 
dục Thiếu niên Nhi đồng là một mặt trận thì Tổng phụ trách là người chiến sĩ 
trên mặt trận đó”.
Thật vậy, hoạt động Đội là một hoạt động trên mặt trận chính trị xã hội 
dành cho thiếu nhi, đòi hỏi người phụ trách phải kiên trì, bền bỉ, luôn luôn học 
hỏi và không ngừng sáng tạo để tìm ra nhiều phương pháp giáo dục phù hợp với 
mọi đối tượng học sinh. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện 
học sinh tích cực” mà chủ yếu là “Rèn kỹ năng sống cho học sinh” mà tôi 
thực hiện trong những năm qua có thể là một đề tài mà tôi tâm đắc nhất.
Các hoạt động rèn kỹ năng sống cho các em phải mang tính liên tục, mọi 
lúc mọi nơi, không nên sao nhãng, ngắt quãng, rèn trong từng giờ, từng ngày, 
từng tháng, trong học kỳ, tổ chức nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, vừa chơi 
Trang 11
vừa học để thức đầy quá trình tự rèn kỹ năng sống của từng em thông qua các 
hoạt động được tổ chức.cũng sẽ tạo ra tâm lí thoải mái mỗi khi các em đến 
trường vì “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về việc “ Rèn kỹ năng sống cho học 
sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động Đội. 
Tôi đã tìm tòi học hỏi từ những thầy cô đi trước, từ sách báo, cũng như rút ra 
những kinh nghiệm thiết thực từ bản thân qua các năm làm công tác Đội, hoạt 
động mà mình đã tổ chức. Tôi rất mong được chia sẽ những kinh nghiệm của 
mình cũng như luôn mong muốn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ bạn bè đồng 
nghiệp.
Tân Phong, ngày 19 tháng 5 năm 2014
 Người viết
 NGUYỄN NHẬT NGÂN
Trang 12

File đính kèm:

  • pdfaaa.pdf
Sáng Kiến Liên Quan