SKKN Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Quỳ Châu

 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Chất lượng đại trà đầu vào của Trường còn thấp. Các cuộc vận động của ngành đã thúc đẩy chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn Trường THPT Quỳ châu tuyển sinh. Tuy vậy chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường mới chỉ chuyển biến bước đầu, chưa thật sự vững chắc. Chất lượng dạy học giữa các trường chưa đồng đều, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học ở các trường vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập.

- Tổ, nhóm chuyên môn chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cho cả cấp học; thiếu sự gắn kết, tích hợp, cộng đồng để phát huy hết sở trường, năng lực của mỗi giáo viên bộ môn.

- Giáo viên bộ môn vẫn chưa thực sự “có lửa”, chưa dành sự đam mê, tâm huyết cho công tác bồi dưỡng HSG; một bộ phận giáo viên vẫn coi công tác bồi dưỡng HSG cũng chỉ là hoạt động chuyên môn đơn thuần như dạy học chính khóa hoặc dạy thêm, phụ đạo học sinh yếu kém.

- Việc nắm nguồn chất lượng đầu vào, những học sinh có năng lực để hình thành đội tuyển các môn còn chậm.

- Nhà trường chưa tạo được cơ chế đủ mạnh về đánh giá, thi đua, khen thưởng để thúc đẩy công tác bồi dưỡng HSG để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ giáo viên, học sinh. Trường chưa có những “cú hích” đủ mạnh để chiến thắng “sức ì” trong công tác bồi dưỡng HSG.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Quỳ Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án bài giảng thông qua tập thể tổ, nhóm trao đổi, góp ý rồi hoàn thiện thành tài liệu bồi dưỡng chính thức. Chúng tôi cũng khuyến khích giáo viên trao đổi các nội dung bồi dưỡng với giáo viên các trường bạn, nhất là những giáo viên có kinh nghiệm và thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi.
Để sự chuẩn bị của giáo viên có chiều sâu, chúng tôi còn khuyến khích giáo viên, trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của mình xây dựng các chuyên đề chuyên môn sâu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hàng năm, Trường tổ chức các diễn đàn hội thảo về những đề tài, chuyên đề, những kinh nghiệm hay, bài viết sâu sắc về những vấn đề chuyên môn, công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để trao đổi, hội thảo trong phạm vi Trường, tổ chuyên môn. 
2.2.5. Tổ chức, sắp xếp lịch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của đội ngũ giáo viên, học sinh
	Để kế hoạch trở thành hiện thực, chúng tôi xây dựng lịch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trường, của giáo viên, của học sinh.
	Lịch bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng trên quan điểm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến các hoạt động chung toàn trường, đến lịch dạy thêm, học thêm, lịch phụ đạo học sinh yếu kém, vv... Việc học 1 ca giúp chúng tôi thuận lợi trong sắp xếp lịch bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi xây dựng lịch bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi chú ý cả “lịch cứng” và “lịch mềm”. “Lịch cứng” là lịch tổ chức theo kế hoạch đã lập từ đầu tuần, đầu tháng cho từng môn, được tiến hành tại Trường. “Lịch mềm” là lịch có điều chỉnh, bổ sung linh hoạt khi có các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của cấp trên, hoặc giáo viên bồi dưỡng có hoàn cảnh riêng, có nhiệm vụ đột xuất bất khả kháng, không thể tiến hành bồi dưỡng theo kế hoạch đã định (“lịch cứng”). Vận dụng sao cho đảm bảo kế hoạch thời gian và đơn vị kiến thức theo kế hoạch đã định. “Lịch mềm” còn được chúng tôi vận dụng vào thời điểm sắp thi học sinh giỏi, cần tăng cường bồi dưỡng, hoàn chỉnh kiến thực kỹ năng cho đội tuyển các môn; thậm chí với những giáo viên người địa phương, chúng tôi còn vận dụng “lịch mềm” cho việc bồi dưỡng tại nhà riêng hoặc vào ngày nghỉ. Đối với những học sinh ở xa phải ở trọ nhà dân gần trường, nhiều anh chị em giáo viên đã đón học sinh về nuôi ăn ở tại nhà riêng để tận dụng tối đa thời gian và sát sao tiến độ ôn tập của các em, như cô giáo Nguyễn Thu Hà môn Ngữ văn, cô giáo Lang Thị Bích Hợp, cô giáo Bùi Thị Hoài môn Địa Lý Khi xây dựng xây dựng và thực hiện lịch bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi yêu cầu giáo viên bồi dưỡng nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh trong việc sắp xếp, bố trí lịch nhằm tạo thuận lợi cho các em, tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi tham gia bồi dưỡng. Trong trường hợp học sinh tham gia 02 môn thi, chúng tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng cùng thống nhất lịch cho từng môn, đồng thời tham khảo ý kiến của học sinh để phân chia lịch sao cho phù hợp nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh có thể tiến hành ôn tập song song cả hai môn mà không bị chồng chéo, quá tải.
 Việc xây dựng lịch bồi dưỡng khoa học, hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho cả giáo viên, học sinh, góp phần tạo phấn khởi, thoải mái để nâng cao hiệu suất, hiệu quả bồi dưỡng.
2.2.6. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học; Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua tạo môi trường học tập tích cực
 Yếu tố môi trường giáo dục tác động trực tiếp đến cảm xúc, đến tâm lý, hứng thú học tập của học sinh. tạo tiền đề cho học sinh có những khả năng tư duy mới, lạc quan, hưng phấn, hỗ trợ học sinh tìm ra cách học hiệu quả, lời giải hay cho một bài toán khó. CSVC, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu, trong đó các môn học liên quan đến thực hành như Lý, Hóa, Sinh, Tin học  cần có đủ trang bị để học sinh thực hiện thí nghiệm, thực hành. Nhà trường được Sở GD& ĐT quan tâm trang bị các phòng thực hành theo đề án đổi mới, có phòng học tiếng cho môn Ngoại ngữ. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, trang bị Tivi kết nối Internet để giáo viên thuận lợi trong đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo niềm hứng khởi, học tập sáng tạo cho học sinh.
 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo cho thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Đa dạng các hình thức học tập tạo hứng thú cho học sinh, hỗ trợ đắc lực việc tiếp thu kiến thức trên lớp thông qua các cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, hội thi rung chuông vàng, tổ chức hoạt động Hội sách mùa xuân, thi sáng tạo KHKT Thông qua các hoạt động giáo dục, sinh hoạt chủ đề, giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn Nhà trường đã xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quan tâm công tác phát triển Đảng đối với học sinh. Luôn giữ gìn môi trường, cảnh quan khuôn viên luôn xanh - sạch - đẹp – an toàn, tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm theo chủ đề giáo dục bổ ích để các em gắn bó tình thầy, tình bạn, với môi trường học tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và lý tưởng cách mạng cho học sinh. tạo điều kiện, hướng dẫn, thu hút học sinh tham gia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, nghiên cứu khoa học.
2.2.7. Chỉ đạo dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt tất cả các môn học, nâng cao chất lượng đại trà, lấy chất lượng đại trà làm nền để bồi dưỡng học sinh giỏi
	Với phương châm lấy chất lượng đại trà làm nền tảng để bồi dưỡng học sinh giỏi, những năm qua, chúng tôi tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà bằng việc tổ chức dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt tất cả các môn học. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở mục tiêu có học sinh giỏi mà phấn đấu đạt mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho mỗi học sinh, yêu cầu tối thiểu phải dạy đủ, dạy tốt, dạy đều tất cả các môn học. Chúng tôi quán triệt cho đội ngũ giáo viên rằng: Mỗi giáo viên đều có nhiệm vụ, có khả năng và điều kiện để bồi dưỡng HSG nhưng trước hết phải dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt bộ môn của mình để nâng chất lượng đại trà bảo đảm tính vững chắc và toàn diện. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện ngay trong từng tiết học của mỗi môn học khi giáo viên ý thức được điều đó. Thông qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở, bài tập tình huống, giáo viên bộ môn sẽ phát hiện chính xác những học sinh có tư duy sắc bén, khả năng cảm thụ môn học tốt, có năng khiếu và tư chất để phát triển. Chính từ nền chất lượng chất lượng đại trà, từ việc dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt tất cả các môn học mỗi môn học để phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, đó là con đường đi vững bền nhất của công tác HSG. 
2.2.8. Làm tốt công tác phối kết hợp trong công tác bồi dưỡng HSG
	Nâng cao chất lượng đại trà đã khó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HSG càng khó hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, đạt mục tiêu ngày càng có nhiều HSG, chúng tôi đã làm tốt việc phối hợp để thực hiện công tác bồi dưỡng HSG có kết quả. Trong công tác phối hợp, chúng tôi ưu tiên lựa chọn những đối tác sau:
	- Phối hợp với các trường THCS trên địa bàn. Đây là sự phối hợp hết sức quan trọng, nhất là với điều kiện đặc thù của Trường THPT miền núi. Phối hợp với các trường THCS trong huyện, chúng tôi có được thông tin chính xác về chất lượng học sinh. Qua trao đổi, chúng tôi nắm được học sinh từng trường THCS trong vùng có thế mạnh về môn nào, bị hạn chế về môn nào để chủ động phụ đạo, bổ túc cho các em ngay từ đầu cấp. Qua sự phối hợp chúng tôi chúng đã chia sẽ với khó khăn, vất vả của các trường THCS trong vùng, đồng thời tạo dựng được sự cam kết trách nhiệm bảo đảm chất lượng tối thiểu từ Hiệu trưởng của các trường THCS. 
- Phối hợp với gia đình, Ban đại diện CMHS, với tổ chức, đoàn thể địa phương. Sự phối hợp với gia đình hết sức quan trọng, tạo ra động lực và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Chúng tôi động viên gia đình dành thêm thời gian cho các em học tập, mua thêm tài liệu để các em tham khảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Động viên, khích lệ kịp thời hoặc chỉ ra những sai sót cần khắc phục. Gia đình hòa thuận sẽ là môi trường tốt để học sinh vui vẻ, yên tâm học tập hiệu quả hơn. 
 Phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh, với cấp ủy, chính quyền, tổ chức, đoàn thể địa phương để động viên, cổ vũ kịp thời nhưng học sinh vượt khó học giỏi, phấn đấu trở thành HSG. Vận động hội cha mẹ học sinh xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải. Chính sự quan tâm của gia đình, sự động viên, cổ vũ của cộng đồng đã tạo động lực cho những em trong đội tuyển HSG vươn lên dành kết quả cao trong học tập. 
	- Phối hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp: Đây là sự phối hợp thường xuyên và kịp thời nhất về tình hình học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi năm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của từng em trong đội tuyển, diễn biến tâm lý, tình cảm của từng em để có tác động phù hợp. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi động viên, cổ vũ sự vươn lên, khắc phục khó khăn của từng em trong đội tuyển.
	Làm tốt sự phối hợp với các đối tác, các nhân tố nêu trên, chúng tôi đã xây dựng được môi trường khá đồng thuận để tạo thuận lợi về tư tưởng, tình cảm, tâm lý cho các em trong đội tuyển HSG, giúp các em có nghị lực và quyết tâm vượt khó, học giỏi.
2.2.9. Thực hiện tốt công tác Thi đua - Khen thưởng
 Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi chính là quan tâm công tác thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế nhà trường kinh phí cho hoạt động chuyên môn – hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế, song xác định rõ tầm quan trọng của công tác khen thưởng nhà trường xây dựng qui chế khen thưởng phù hợp với nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, xứng đáng với công sức trí tuệ của nhiệm vụ khó, nhiệm vụ vẻ vang, yêu cầu cao về sự sáng tạo. Khen thưởng, khuyến khích hài hòa bằng lợi ích vật chất và động viên tinh thần để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh thành tích của tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên có thành tích cao. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thành công có vai trò to lớn của các thầy cô giáo đã nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, cống hiến vì chất lượng là danh dự của nhà trường. Mỗi giáo viên đều xác định phần thưởng cao quý nhất là sự tin yêu của các em học sinh, là uy tín, sự tôn trọn, tin yêu của phụ huynh và bạn bè, đồng nghiệp
Khen thưởng kịp thời: Ngay sau khi có thông báo kết quả của Sở GD & ĐT, Ban giám hiệu nhà trường Báo cáo kết quả với lãnh đạo huyện và Hội Phụ huynh, đồng thời trong buổi chào cờ đầu tuần kế tiếp tổ chức tuyên dương khen thưởng cho GV, học sinh đạt thành tích học sinh giỏi tỉnh được lãnh đạo huyện và Hội phụ huynh trực tiếp trao thưởng. Khen thưởng kịp thời, “nóng hổi” như vậy thực sự đã khích lệ, động viên tinh thần, ý chí của đội ngũ nhà giáo và các em học sinh. 
Hàng năm UBND huyện tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích học sinh giỏi. Được chính quyền địa phương quan tâm, đội ngũ nhà giáo thêm niềm tin yêu và nỗ lực, tâm huyết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Niềm hân hoan lan tỏa trong giáo viên, học sinh toàn trường, đến phụ huynh và đồng bào các dân tộc của huyện. 
	Ngoài phần kinh phí tự chủ, lãnh đạo Trường còn quan tâm xây dựng quỹ khen thưởng thông qua sự ủng hộ của chính chính quyền địa phương, hội phụ huynh, đóng góp của những tập thể, cá nhân hảo tâm, những học sinh cũ thành đạt. Với những phần thưởng tuy chưa nhiều về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài phần thưởng thưởng về vật chất, Trường phối hợp Hội phụ huynh đưa đi đội ngũ giáo viên và học sinh giỏi tham quan các địa chỉ đỏ như: Về Nam Đàn thăm quê Bác, thăm di tích truông Bồn, khu tưởng niệm ngã ba Đồng Lộc qua những trải nghiệm ý nghĩa như vậy sẽ bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, thấm thía bài học truyền thống lịch sử của cha ông, tiếp thêm ý chí, niềm tin để các em nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
2.3. Những kết quả đã đạt được
	Qua 8 năm học giai đoạn 2012-2020 chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên, chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường THPT Quỳ châu đã có sự tiến bộ vượt bậc. Ngoài việc góp phần thúc đẩy chất lượng đại trà, chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã khẳng định sự thành công của các giải pháp vừa có tính khoa học vừa phù hợp thực tiễn mà nhà trường đã nghiên cứu, lựa chọn và kiên trì thực hiện trong những năm qua.
Bảng số liệu so sánh kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh 
TT
Các tiêu chí
Giai đoạn 2006-2012
Giai đoạn 2012-2020
1
Số học sinh dự thi HSG
117
188
2
Số em đạt HSG
63
179
3
Số em đạt giải nhất, nhì
 12
69
4
Số môn có HSG
7
10
5
Số GV có HSG
18
39
Quan sát bảng số liệu thấy rõ:
- Số lượng học sinh giỏi tăng rõ rệt so với giai đoạn trước.
- Chất lượng học sinh giỏi tăng, số em đạt giải cao tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Có những môn học khó, không thuộc sở trường của học sinh miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã được các em chinh phục: Trường có giải nhất Toán, Lý, Tiếng Anh, Tin học.
- Thể hiện tính toàn diện: Số học sinh đạt giải cao đều khắp ở các môn 
- Qua công tác bồi dưỡng HSG, đội ngũ giáo viên trưởng thành hơn, thể hiện số giáo viên có học sinh giỏi nhiều hơn giai đoạn trước.
Có thể khẳng định rằng: Từ năm học 2012- 2013 trở đi kết quả đạt HSG tỉnh của Trường đã được nâng lên rõ rệt.
Dưới đây là số liệu về kết quả học sinh giỏi trong 8 năm trở lại đây 
Kết quả Học sinh giỏi từ năm học 2012- 2013 đến năm học 2020- 2021
Năm học
Đạt HSG
Giải nhất 
Giải nhì
Giải ba
KK
Tỷ lệ
2012 - 2013
25
2
8
9
6
 100%
2013 - 2014
39
4
9
12
12
 100%
2014 - 2015
20
2
6
6
6
100%
2015 - 2016
18
2
6
5
5
 94,73%
2016 - 2017
19
1
4
10
4
 100%
2017 - 2018
17
1
4
9
3
 85%
2018 - 2019
19
1
5
11
4
 95%
2020 - 2021
22
2
12
7
1
 100%
Cộng
179
15
54
69
41
(Ghi chú: Năm học 2019- 2020 Sở GD & ĐT không tổ chức thi)
Bảng số liệu cho thấy kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường THPT Quỳ châu tiến bộ qua từng năm và khá ổn định, đặc biệt trong 8 năm học thì có 5 năm đạt kết quả 100% toàn đoàn; Năm học có kết quả đạt thấp nhất là 85%. Những năm qua trường luôn giữ vững vị trí tốp đầu của bảng B, là bảng thi dành cho các trường THPT thuộc 5 huyện miền núi cao của tỉnh. Theo quy định số học sinh tham gia dự thi của Trường là 19 em/10 môn thi: 2 em/1 môn thi, trong đó môn Tin học chỉ có 01 em, trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2020-2021 Trường THPT Quỳ châu có 22 lượt học sinh tham gia thi (Theo chỉ tiêu trường được tham gia 19 học sinh, tuy nhiên qua thực tế bồi dưỡng, đánh giá năng lực học sinh, Trường đã trình Sở GD & ĐT xin thêm 03 học sinh). Kết quả đạt xuất sắc 100% toàn đoàn, trong đó: Có 02 giải nhất, 11 giải nhì, 08 giải 3 và 01 giải khuyến khích. Kết quả này khẳng định Ban giám hiệu nhà trường đã có những giải pháp khoa học, đồng bộ, phù hợp thực tế, đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh miền núi, học sinh dân tộc thiểu số nên đã đạt hiệu quả thuyết phục, đáng ghi nhận. 
Kết quả học sinh giỏi tỉnh năm học 2020-2021
MÔN
NĂM HỌC
2020-2021
Giải nhất
Giảỉ nhì
Giải ba
Giải KK
TOÁN HỌC 
1
1
 VẬT LÝ
2
HÓA HỌC
1
1
SINH HỌC
1
1
TIN HỌC
1
NGỮ VĂN
1
1
LỊCH SỬ
1
2
ĐỊA lÝ
1
1
1
TIẾNG ANH
1
2
GDCD
2
 CỘNG
2
11
8
1
 TỔNG GIẢI
22
 Những thành công ấy đã tác động trực tiếp đến đối tượng như sau:
	+ Về phía nhà trường: Góp phần nâng cao cao chất lượng giáo dục, tạo động lực mới thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, động viên kịp thời giáo viên và học sinh, từ kết quả của công tác bồi dưỡng HSG đã nâng vị thế của trường lên sánh với các trường bạn. 
	+ Về phía học sinh: Góp thêm nhiều tri thức cho học sinh, đặc biệt trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh được cọ xát để bồi dưỡng thêm hành trang bước vào giảng đường đại học, có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường Đại học hàng đầu như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Quân Y, Học viện Kĩ thuật quân sự...; Mặt khác với thành tích học tập, rèn luyện đáng tự hào, học sinh đủ điều kiện để kết nạp Đảng dưới mái trường THPT Quỳ châu.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp đã áp dụng
Sau 8 năm học triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi, đến thời điểm này chúng tôi đánh giá hiệu quả và mức độ thành công như sau:
- Các giải pháp nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường THPT Quỳ châu.
- Ngoài việc thực hiện mục tiêu học sinh giỏi, các giải pháp nêu trên còn góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đại trà mang tính toàn diện và vững chắc.
- Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã góp phần thúc đẩy nâng chất lượng đội ngũ giáo viên cả về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp. Hơn thế, qua chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ cán bộ quản lý của Trường, của tổ, nhóm chuyên môn đã trưởng thành.
- Qua thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đã góp phần xây dựng sự phối hợp, gắn kết, đồng thuận trong và ngoài nhà trường, gắn bó hơn nữa Trường với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương .
 - Qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, từng bước nâng cao vị thế, khẳng định “thương hiệu” của Trường THPT Quỳ châu trong khối các trường THPT miền núi của tỉnh Nghệ An.
2. Một số kinh nghiệm qua việc thực hiện thành công các giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Quỳ châu
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp muốn thành công phải biết dựa vào sức mạnh tập thể, đồng thời phải phát huy tốt năng lực, sở trường, sự tâm huyết của mỗi người.
	- Phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG sát, đúng và xuyên suốt cả cấp học. Kế hoạch có tính khoa học, hợp lí, phù hợp thực tiễn là tiền đề để bảo đảm sự thành công.
	- Để công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả người giáo viên phải biết cách “truyền lửa” cho học sinh, thắp sáng ngọn lửa đam mê học tập ở các em, “đánh thức” và phát huy tối đa tiềm năng đang ẩn dấu trong mỗi học sinh.
- Lãnh đạo nhà trường phải làm tốt công tác phối hợp các lực lượng, các môi trường giáo dục, biết cách động viên, cổ vũ để mọi người cống hiến công sức và trí tuệ, chăm lo học sinh vượt khó, học giỏi. Phải tranh thủ được sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của các cựu học sinh và các nhà doanh nghiệp. Phải kịp thời động viên khen thưởng những giáo viên và học sinh có thành tích cao. Phải biết nhận thức đúng tình hình thực tế về đội ngũ để tìm các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải biết phối hợp gia đình và nhà trường, xã hội tạo điều kiện cho học sinh khi tham gia bồi dưỡng.
Với những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có thêm nhiều nhiệm vụ nặng nề hơn, yêu cầu cao hơn về chất lượng. Trên cơ sở đổi mới, nhà trường động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo thi đua dạy tốt, học tốt, chủ động đổi mới phương pháp và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi từ học cái gì sang học như thế nào và học để làm gì, tiếp tục triển khai và nâng cao hơn nữa các hoạt động dạy học tích cực, rèn luyện cho học sinh tính năng động, sáng tạo. Thay đổi hình thức bồi dưỡng từ chủ yếu truyền đạt sang tổ chức cho học sinh làm chuyên đề, luyện đề; Đối với các môn xã hội khuyến khích học sinh đọc và rút ra bài học từ thực tiễn cuộc sống trước những gợi mở của thầy cô giáo, đồng thời cần đa dạng các hình thức học tập và kiểm tra đánh giá phù hợp điều kiện mới.
Những giải pháp chúng tôi nêu trên không có gì cao siêu xa vời, trái lại nó có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều trường, nhiều địa bàn. Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, chia sẻ thêm những kinh nghiệm quí báu của đơn vị mình để cùng áp dụng vào thực tiễn các nhà trường có điều kiện tương đồng đạt kết quả như mong muốn.
 Quỳ châu, ngày 28/03/2021

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chi_dao_nang_cao_chat_l.doc
Sáng Kiến Liên Quan