SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá hướng đến kiểm định chất lượng của trường CĐSP Hòa Bình năm học 2019-2020

Về bản chất, khái niệm chất lượng giáo dục là một khái niệm mang tính tương đối. Với mỗi người, quan niệm về chất lượng giáo dục khác nhau và vì ở mỗi một vị trí, lĩnh vực người ta nhìn nhận về chất lượng giao dục ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, các nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và các cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, các nhà chuyên môn đánh giá . đều có định nghĩa riêng của họ cho khái niệm chất lượng giáo dục.

Trong thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa chất lượng, nhưng có thể được tập hợp thành các nhóm quan niệm về chất lượng như sau:

- Nhóm Chất lượng là sự vượt trội: Khái niệm coi chất lượng là sự vượt trội là một khái niệm truyền thống, coi chất lượng là sự nổi trội, có chất lượng xuất sắc (vượt tiêu chuẩn rất cao) và sự đạt được một số tiêu chuẩn đặt trước. Tuy nhiên quan điểm này đi kèm với tính phân biệt trong đó chất lượng được coi là một cái gì đó đặc biệt, dành cho những người ưu tú. Như vậy, chất lượng không được định nghĩa thông qua việc đánh giá những gì được cung cấp mà dựa trên cơ sở cho rằng chính bản thân nó luôn mang tính nổi trội. Đó không phải là chất lượng được đo đếm qua các tiêu chuẩn mà là chất lượng riêng biệt và không thể tiếp cận cho hầu hết mọi người. Theo quan điểm này, chất lượng là cái sẵn có nằm trong nhà trường, và do vậy không cần có cơ quan nào bên trong hay bên ngoài nhà trường để làm nhiệm vụ ĐBCL mà công việc đó được thực hiện bởi chính đội ngũ và nhà trường đó làm ra. Vì thế cách tiếp cận này chưa hẳn đã hoàn toàn khách quan trong các khâu đánh giá và công nhận chất lượng của một nhà trường khi mà sản phẩm của họ được họ coi là chất lượng mà không cần sự đánh giá từ bên ngoài.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá hướng đến kiểm định chất lượng của trường CĐSP Hòa Bình năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tổng thể trong thời gian tiếp theo. Qua quá trình TĐG và KĐCLGD, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
a) Cần tăng cường nhận thức về công tác ĐBCL, đặc biệt là chất lượng bên trong nhà trường thông qua công tác tuyên truyền, vận động CBGV, HSSV và các bên liên quan:
Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng nhằm thay đổi nhận thức của đội ngũ, đặc biệt là những người đứng đầu các đơn vị chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ các cán bộ quản lý nhà trường, GV, NV, HSSV  hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình, đặc biệt là các hoạt động quản lý, hoạt động chuyên môn theo hướng tiếp cận bằng chứng và có trách nhiệm hơn trong việc quản lý hồ sơ, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trong từng nội dung, từng giai đoạn cụ thể.
Ban giám hiệu, Bí thư các chi bộ, cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộccần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục, hướng tới KĐCLGD toàn diện, cụ thể như: Đưa vào kế hoạch tháng, nội dung sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt đơn vị và các hoạt động chung khác của nhà trường nhằm giúp cho đội ngũ CBGV, NV, HSSV thấy được tầm quan trọng của công tác TĐG chất lượng giáo dục để học tự nguyện trực tiếp tham gia vào các khâu trong hoạt động này. Có như vậy chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường mới phát triển, mới tiến bộ từ đó mới thu hút được người học đến với Nhà trường và tạo niềm tin trong HSSV và cộng đồng.
b) Thành lập hội đồng TĐG:
Thành lập HĐTĐG:Để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như việc kiểm tra, truy tìm minh chứng; tiến hành việc viết phiếu đánh giá, mã hóa từng tiêu chí đúng với chuyên môn, lĩnh vực của từng bộ phận. Hiệu trưởng thành lập TĐG gồm có chủ tịch, phó chủ tịch, ban thư ký và các nhóm chuyên trách. Mỗi nhóm chuyên trách gồm có nhóm trưởng, thư ký và các thành viên phụ trách đánh giá từng tiêu chuẩn theo phân công của chủ tịch.
c) Xây dựng kế hoạch TĐG:
Đây là khâu quan trọng quyết định tiến độ, chất lượng của quá trình TĐG. Để xây dựng được một kế hoạch TĐG có tính khả thi cao, HĐTĐG phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, kiểm tra thực trạng hồ sơ lưu trữ tại nhà trường (tại văn phòng, các bộ phận, giảng viên). Dựa vào hồ sơ lưu trữ hiện có của từng loại (đủ, thiếu, không phù hợp), kế hoạch sẽ vạch ra từng bước cụ thể cả về nội dung, thời gian, nguồn gốc cần truy tìm, kinh phí phục vụ cho việc truy tìm, người sẽ thực hiện truy tìm, dự kiến những khó khăn gặp phải khi phải  phục hồi những hồ sơ thiếu, thất lạc quá lâu Sau khi nghiên cứu, đưa ra đối chứng giữa thực tế và quy định tại các văn bản quy định về KĐCLGD, các nhóm truyên trách tiến hành viết sơ bộ báo cáotheo kiểu dàn ý theo quy trình từng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số để đưa ra thảo luận, phân tích, bàn bạc cùng HĐTĐG nhằm thống nhất và tiến hành hoàn chỉnh báo cso và hồ sơ minh chứng.
d) Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng:
Để công tác thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng được tiến hành thuận lợi, HĐTĐG sẽ họp toàn bộ các thành viên trong hội đồng và các nhóm chuyên trách để tiến hành đối chiếu các yêu cầu về chỉ số, minh chứng của từng từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Công đoạn này phải thực hiện chậm, cân nhắc kỹ từng chỉ số. Các thành viên phải ghi chép đầy đủ, có ý kiến góp ý, phân tích, chỉ số nào thuộc lĩnh vực do nhóm nào chịu trách nhiệm, nhóm đó sẽ trình bày cụ thể và phải được ghi vào biên bản cũng như sổ ghi chép cá nhân. Sau khi thu thập từng chỉ số, tiêu chí, các nhóm và cá nhân phụ trách sẽ dự kiến những thuận lợi, khó khăn về nội dung mà mình chịu trách nhiệm; đề nghị hỗ trợ nhân lực ở những lĩnh vực mà mình không chịu trách nhiệm chuyên môn; chuẩn bị giấy giới thiệu liên hệ với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể mà mình cần phải truy tìm minh chứng
Đây là một nội dung hết sức quan trọng mà không phải HĐTĐG nào cũng thực hiện được. Nó thể hiện được nguyên tắc thống nhất trong quản lý và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nếu quy trình này thực hiện trôi chảy, có sự đồng thuận cao thì việc thu thập, phân tích các minh chứng cũng như viết phiếu tiêu chí sau này sẽ diễn ra thuận lợi, tránh được những minh chứng thiếu khoa học, thiếu thuyết phục, trùng lặp không cần thiết.
e) Đánh giá mức độ đạt được từng tiêu chí và mã hóa minh chứng:
Sau khi các cá nhân, nhóm kiểm tra rà soát, bổ sung, truy tìm đầy đủ các minh chứng theo phân công của HĐTĐG, hội đồng sẽ họp và đánh giá lại những minh chứng theo trình bày của từng nhóm. Những minh chứng phù hợp theo yêu cầu sẽ được giữ lại, những minh chứng thiếu thuyết phục sẽ bị loại bỏ, những minh chứng thiếu sẽ được đề nghị tiếp tục bổ sung. Khi tất cả các nhóm hoàn thành sơ bộ công đoạn này, HĐTĐG cho phép viết phiếu đánh giá tiêu chí, mã hóa minh chứng theo quy định. Việc mã hóa sẽ được hướng dẫn cụ thể để bỏ vào đúng hộp, đúng tệp giúp cho việc truy tìm sau này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng cũng như tạo thuận lợi cho người viết dự thảo báo cáo TĐG, lập bảng thông tin minh chứng, danh mục các chữ viết tắt...
Mức độ đạt được từng tiêu chí được nhà trường kiểm chứng là phù hợp khi các minh chứng đó chứng minh được giá trị của các chỉ số đưa ra, hoặc ít nhất là có giá trị tương đương với yêu cầu của chỉ số. Hạn chế tối đa các minh chứng nhân bản. Những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số có minh chứng trùng nhau chỉ mã hóa một lần nhằm tránh sự trùng lặp không cần thiết cũng như không làm tăng số lượng hồ sơ lưu trữ. Cũng cần lưu ý rằng, nếu các minh chứng là bản gốc được lưu trữ là đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu không thể truy tìm được bản gốc (do nhiều nguyên nhân) thì bản sao vẫn có giá trị thay thế nhưng cần có cơ quan chức năng chứng thực. Những hồ sơ trước đây chưa thực hiện hoặc thất lạc thì khi thực hiện công tác TĐG nhà trường yêu cầu các bộ phận chức năng bổ sung lại.
Sau khi các nhóm viết xong phiếu tiêu chí, mã hóa hồ sơ và đánh giá mức độ đạt được từng tiêu chí, HĐTĐG họp và thống nhất đánh giá lại lần cuối trước khi chấp bút viết báo cáo TĐG; lập bảng thông tin minh chứng để truy tìm hồ sơ khi cân thiết cũng như bổ sung hồ sơ cho những năm tiếp theo.
f) Viết báo cáo TĐG:
Báo cáo TĐG được viết dựa trên những quy định nghiêm ngặt về quy trình, cấu trúc, nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản, văn phong, chính tả... do đó, khi viết phải lựa chọn từ ngữ, ngữ cảnh cũng như mô tả chi tiết từng nội dung, phạm trù, chỉ số; đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và đặc biệt kế hoạch cải tiến chất lượng không được dùng những từ mang tính trừu tượng, khái quát chung chung như “tham mưu”, “đề nghị”, “tương đối”; kế hoạch cải tiến chất lượng phải khắc phục được điểm yếu. Chẳng hạn điểm yếu nêu “chưa có phòng tin học” thì kế hoạch cải tiến không được ghi “tham mưu cho Nhà trường xây thêm phòng tin học”. “Tham mưu” ở đây được hiểu có thể được hoặc không được, như vậy kế hoạch đó chưa có tính khả thi và không được chấp nhận; điểm yếu ghi “còn thiếu nhân viên phục vụ” thì kế hoạch cải tiến không được ghi “đề nghị sở GD&ĐT bổ sung nhân viên kế toán”, “đề nghị” ở đây có thể được hiểu là được chấp nhận hoặc không được chấp nhận, như thế không có tính khả thi cao. Vì vậy kinh nghiệm viết báo cáo để được “đánh giá ngoài” yêu cầu người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đó.
Thời gian để viết dự thảo báo cáo kéo dài khoảng hai tháng. Sau khi hoàn thành dự thảo HĐTĐG gửi cho tất cả các thành viên trong hội đồng góp ý để chỉnh sửa, hoàn tất. Sau khi dự thảo báo cáo được chỉnh sửa hoàn chỉnh, HĐTĐG tiếp tục gửi xin ý kiến cơ quan chủ quản cấp trên, toàn thể CBGV, HSSV và các bên liên quan trước khi tổng hợp ý kiến, bổ sung, chỉnh sửa để gửi Cục QLCLGD, Bộ GD&ĐT thẩm định và Trung tâm KĐCLGD. 
g) Lưu trữ hồ sơ:
Đây là công đoạn cuối nhưng cũng tốn nhiều thời gian. Dựa vào mã hóa mà hồ sơ được lưu trữ vào đúng nơi quy định. Chẳng hạn, hồ sơ có mã hóa (H1.1.2.5) có nghĩa là minh chứng 5, tiêu chí 1.2, tiêu chuẩn 1 được lưu trữ trong hộp số 1 và mã hóa này phải trùng với mã hóa trong mô tả của báo cáo và trong bảng thông tin minh chứng. Tất cả các tiêu chí, chỉ số phải cho vào tệp riêng gọn gàng. Những minh chứng cồng kềnh có thể ghi chú và giao cho bộ phận chuyên môn lưu giữ để khi cần có thể truy tìm dễ dàng. Khi đã cho hồ sơ vào tủ, hộp lưu trữ các mã hóa sẽ được dán bên ngoài các cánh cửa tủ tương ứng để dễ tìm. Các hồ sơ sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, năm trước để dưới, các năm sau sẽ tiếp tục để lên trên. Cuối mỗi năm học Nhà trường sẽ cho kiểm tra lại xem các hồ sơ trong năm đã đầy đủ chưa, nếu thiếu thì yêu cầu các bộ phận còn thiếu bổ sung.
2. Một số giải pháp thực hiện công tác TĐG chất lượng giáo dục của trường, hướng tới KĐCLGD và công nhận chất lượng
2.1. Quy trình thực hiện TĐG
- Xác định mục đích, phạm vi TĐG. Nhà trường cần xác định TĐG là khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. TĐG giúp nhà trường rà soát, đánh giá thực trạng của nhà trường, từ đó sẽ có những cải tiến chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thành lập hội đồng TĐG. HĐTĐG bao gồm các thành viên gồm lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc,lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nắm vững chuyên môn và công tác TĐG kiểm định chất lượng giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch TĐG. Kế hoạch TĐG cần thể hiện rõ thời gian công việc phải thực hiện tương ứng với từng tiêu chuẩn, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính và những người phối hợp.
- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. Minh chứng thu được không chỉ sử dụng cho mục đích đánh giá các mức đạt của từng chỉ báo, tiêu chí, mà còn nhằm mô tả hiện trạng các hoạt động của nhà trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của báo cáo TĐG.
- Mã hóa hồ sơ minh chứng đánh giá mức độ đạt được và viết báo cáo theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo TĐG. Báo cáo TĐG được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ về các hoạt động của cơ sở giáo dục, trong đó chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại, khó khăn và kiến nghị các giải pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành, thời gian tiến hành đợt TĐG tiếp theo. 
- Công bố và nộp báo cáo TĐG để đăng ký kiểm định chất lượng.
2.2. Các giải pháp thực hiện hướng tới đăng ký kiểm định chất lượng
- Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV thông qua các kênh thông tin như website, fanpage, bảng tin Nhà trường cần tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên giao lưu học hỏi công tác TĐG của các trường khác. 
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá và huy động các nguồn lực. Hội đồng phải phân tích những điểm mạnh, điểm yếu để có được các luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch. Qua đó xác lập các mục tiêu tổng quát để có thể phân công nhiệm vụ sát với thực tế và đảm bảo hiệu quả cao khi thực hiện. Chủ tịch Hội đồng phải tổ chức cho HĐTĐG thảo luận, góp ý đối với kế hoạch đã xây dựng đông thời chuẩn bị các điều kiện, về nguồn lực vật lực... lưu trữ, quản lý dữ liệu nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động TĐG.
- Công tác chỉ đạo thực hiện quy trình tự đánh giá bảo đảm chặt chẽ và khoa học. Việc chỉ đạo phải được thường xuyên, liên tục và nhất quán, phải phối hợp được các cá nhân, đơn vị; HĐTĐG cần tổ chức các cuộc họp đánh giá về việc thực hiện công việc để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động. Khi điều chỉnh, phải đảm bảo tính nhất quán, tuân thủ mục tiêu, tránh hiện tượng “chắp vá”, tránh tư tưởng bảo thủ, cố chấp.Tăng cường thu thập thông tin, để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
3.1. Việc xây dựng kế hoạch và khả năng, kết quả thực hiện kế hoạch ĐBCL hàng năm tại các cơ sở thực hành của trường. Các cơ sở thực hành dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo chất lượng cho cơ sở giáo dục. 
3.2. Áp dụng các quy trình và công tác chỉ đạo thực hiện quy trình TĐG tại các cơ sở thực hành của trường. Quy trình thực hiện TĐG được thực hiện tại trường CĐSP là tiền đề, kiểu mẫu cho cơ sở thực hành Mầm non Hoa Sen và trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành thực hiện theo.
3.3. Từ công tác TĐG và KĐCLGD của trường, với những kinh nghiệm đã có, nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện công tác TĐG các CTĐT hiện có của Trường, tiến tới đề nghị KĐCL các chương trình đào tạo đó theo bộ tiêu chuẩn về KĐCL CTĐT của Bộ GD&ĐT ban hành.
Chương III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Các nội dung cơ bản, kết quả nổi bật, những điểm mới của sáng kiến
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD , trong đó có khâu TĐG, Đảng ủy, BGH trường CĐSP Hòa Bình đã lãnh đạo triển khai tốt công tác TĐG.
Nhà trường đã thành lập Hội đồng TĐG, Ban Thư ký và các nhóm chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, huy động đông đảo CBVC, các tổ chức đoàn thể, HSSV và các bên liên quan tham gia công tác này .
Công tác TĐG của trường CĐSP Hòa Bình giai đoạn 2014-2019 được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng của Bộ GD&ĐT với 10 tiêu chuẩn, 55 tiêu chí và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT. Mỗi tiêu chí đều được báo cáo thành 05 phần: Mô tả, điểm mạnh, tồn tại, kế hoạch hành động và TĐG. Trong quá trình TĐG, Nhà trường tiến hành các công việc một cách nghiêm túc, khách quan, xác định được hiện trạng của trường một cách tổng thể từ công tác đào tạo, NCKH, đội ngũ CBGV, người học, đến CSVC, tài chính, quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Từ đó, phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, xác định được các điểm tồn tại và đề ra được kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường trong thời gian tiếp theo. 
Kết quả nổi bật là: Sau hai đợt khảo sát tại trường (khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức) của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội, quá trình TĐG và các biện pháp tổ chức TĐG của Nhà trường đã được đoàn chuyên gia đánh giá ngoài ghi nhận là đạt được kết quả tốt.
1.2. Giá trị của sáng kiến:
Giá trị của sáng kiến được thể hiện rõ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, hình thành văn hóa chất lượng của nhà trường và phạm vi áp dụng đối với các cơ sở thực hành sư phạm thuộc trường, cụ thể:
- Hiểu rõ quy trình và giá trị của công tác TĐG và ĐBCL bên trong nhà trường, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. 
- Hoàn thiện quy trình ĐBCL qua hoạt động TĐG, nắm vững các hạn chếở các tiêu chí chưa đạt, phát huy những điểm mạnh trên cơ sở huy động được sự tham gia của toàn bộ CBGV và các bên liên quan đến hoạt động của Nhà trường.
- Sau khi đã được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện báo cáo giữa kỳ theo quy định; triển khai các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo sau đánh giá ngoài một cách bài bản và hiệu quả hơn.
- Các quy trình, quá trình tổ chức TĐG trường sư phạm là những kinh nghiệm quý áp dụng cho các cơ sở thực hành sư phạm thuộc trường như: phương pháp truy tìm, phân tích, tổng hợp ... các minh chứng; viết báo cáo TĐG; hệ thống hóa các nội dung công việc theo nguyên tắc chứng minh bằng các minh chứng; hình thành tư duy và phong cách làm việc theo cách tiếp cận bằng chứng; xin ý kiến các bên liên quan đến chất lượng giáo dục toàn diện của cơ sở thực hành; ...
- Từng bước hình thành văn hóa chất lượng trong Nhà trường, đây là nội dung quan trọng nhất sau các hoạt động TĐG và đánh giá ngoài. Kết quả của hoạt động này buộc toàn bộ CBGV phải có nhận thức đầy đủ và trách nhiệm về hoạt động ĐBCL tổng thể, từ đó buộc các CBGV, HSSV và các bộ phận thuộc trường phải không ngừng cải tiến trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường. Sự cải tiến liên tục này được thể hiện cụ thể trong kế hoạch của từng bộ phận, cá nhân, của Nhà trường bằng các chu kỳ cải tiến, nâng cao dần theo vòng xoáy tròn ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từ trình độ xuất phát ở một thời điểm nhất định vươn lên tới các trình độ cao hơn.
2. Đề xuất, kiến nghị
2.1. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổng thể cải tiến chất lượng nhà trường:
Định kì rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, tầm nhìn, và chiến lược phát triển của nhà trường.
Hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng (ĐBCL) bên trong theo định hướng bám sát các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT; tăng cường năng lực ĐBCL bên trong cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường; xây dựng kế hoạch ĐBCL hằng năm của nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.2. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa về hoạt động TĐG, tăng cường nhận thức CBGV, HSSV về vai trò, vị trí của công tác này nhằm khắc phục hiện tượng không đồng bộ trong phối hợp triển khai các hoạt động trong Nhà trường.
2.3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các bộ phận trong việc thường xuyên TĐG chất lượng, hiệu quả công việc được giao trên cơ sở ý kiến phản hồi mức độ hài lòng của người học và các bên liên quan.
2.4. Tăng cường khảo sát, thu thập và công khai các số liệu, thống kê về các hoạt động đào tạo của Trường:
Việc khảo sát các bên liên quan phải được các đơn vị xây dựng kế hoạch và hệ thống câu hỏi điều tra chuẩn dựa trên những nội dung cần khảo sát phù hợp với nhiệm vụ được giao, phù hợp với nội hàm các tiêu chí nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho công tác TĐG và KĐCLGD. Đồng thời các bộ phận phải tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích các ý kiến đóng góp của CBGV, HSSV và các bên liên quan về các hoạt động tổng thể của Nhà trường.
2.5.Triển khai hiệu quả công tác TĐG, đánh giá ngoài và cải tiến sau đánh giá ngoài:
Sau khi đã được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, nhà trường cần tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện báo cáo giữa kỳ theo quy định; triển khai các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài.
Các đơn vị cần có 01 cán bộ phụ trách chịu trách nhiệm làm đầu mối thu thập, lưu giữ dữ liệu, tổ chức hoạt động TĐG nhằm mục đích cải tiến nâng cao chất lượng trong phạm vi chức năng được giao của đơn vị mình. 
2.6. Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về công tác TĐG, đặc biệt là công tác TĐG CTĐT và thu thập ý kiến đánh giá, góp ý của các bên liên quan nhằm xây dựng và phát triển CTĐT. 
NHÓM TÁC GIẢ SKKN 
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đặng Trọng Nghĩa
Đỗ Thị Tiến Thành
Đinh Thị Thảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Phương Anh, “Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Đại học tại Việt Nam với nhu cầu hội nhập”, Nguồn Internet.
2. Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007; Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ GD&ĐT.
3. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) Đinh Quang Báo, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức Trí, Lê Vân Anh, Phạm Quang Sáng (2008), Chất lượng Giáo dục-Những Vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục. 
4. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong GDĐH, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 
5. Trần Khánh Đức (2000), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH và trung học chuyên nghiệp, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (B2000-52-TĐ 44). 
6. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM, Nxb Giáo dục Hà Nội. 
7. Nguyễn Tiến Hùng (2014), Quản lý chất lượng trong Giáo dục, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 
8. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và Thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Phạm Thị Ly (2006), “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học mốt thời thượng hay là một tất yếu”, Báo tuổi trẻ số ra ngày 07/08/2006. 
10. Lê Hữu Nghĩa,”Những quan niện về chất lượng giáo dục đại học” Bảntin 242 ĐH Quốc Gia Hà Nội, tr. 26-30.
11. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
12. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 (1994), Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa, Nxb Viện tiêu chuẩn chất lượngViệt Nam.
PHẦN PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docSKKN Nghĩa, Thảo.. (2020) (1).doc
Sáng Kiến Liên Quan