Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Ngày nay, Việt Nam chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới:"Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước".Giáo dục đào tạo đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm "Là quốc sách hàng đầu" nhằm"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi đất nước phải có đội ngũ đông đảo những người có trình độ văn hoá và trình độ tay nghề cao. Trong văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VIII đã viết:"Con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người".

Đội ngũ giáo viên trong các trường là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay, được đào tạo đa dạng qua nhiều thế hệ. Trong quá trình giảng dạy giáo dục còn có nhiều bất cập. Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, năng lực giảng dạy cho giáo viên là một việc làm có ý nghĩa chiến lược, là tiếng gọi thiết tha của lương tâm người cán bộ quản lý.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giảng dạy và giáo dục, đáp ứng ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với giáo viên tiểu học, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết, thân ái. Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học, yêu cầu về việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên lại càng thiết thực hơn, cấp thiết hơn.
2. Cơ sở khoa học:
Dạy học là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của trường Phổ thông. Quản lý chuyên môn ở trừơng tiểu học là quản lý quá trình giáo dục diễn ra ở trong trường. Quản lý giáo viên là quản lý dạy học trên lớp và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quản lý giáo viên chủ yếu là quản lý năng lực sư phạm của họ. Để cho năng lực sư phạm của giáo viên ngày càng vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay- đổi mới giáo dục phổ thông- Đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng.
Xuất phát từ đặc điểm lao động của người giáo viên là lao động sư phạm. Để thực hiện lao động có hiệu quả cần có điều kiện về tri thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo: Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thôngvà toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học có tính chất phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân chủ. Từ mục tiêu này giúp cho đội ngũ giáo viên có định hướng đúng. Đây là cơ sở để bồi dưỡng năng lực chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. 
Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đặt con người vào vị trí trung tâm. Giáo dục đào tạo là con đường cơ bản nhất, bền vững nhất để hình thành và hoàn thiện con người có nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục đào tạo vừa là động lực hàng đầu- động lực trí tuệ và tinh thần- vừa là bộ phận khăng khít của nền kinh tế, xã hội, nó thúc đẩy sự phát triển từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế xã hội. Muốn vậy phải hoàn thiện con người trước hết là thông qua con đường giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi người trong xã hội. Tuy vậy, để giáo dục đào tạo đạt được mục tiêu, nhân tố quyết định là đội ngũ nhà giáo.
3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên ở trường TH Dương Thuỷ:
Những nét khái quát về tình hình đặc điểm cuả trường TH Dương Thuỷ:
Trường TH Dương Thuỷ nằm ở vùng bán sơn địa, thuộc vùng 2 của huyện Lệ Thuỷ.Trường được tách ra từ trường phổ thông sơ sở từ năm 1995. Toàn trường có 3 khu vực: Đông Thiện, Trung Thiện, Bình Minh. Hai khu vực lẽ cách khu vực trung tâm hơn 2 km. Cơ sở vật chất ở các khu vực lẽ xuống cấp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo qua nhiều thế hệ và số năm công tác không đồng đều nhau 
 b. Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên trường tiểu học Dương Thuỷ trong hai năm:
Năm học
Tổng số
Nam
Nữ
Hệ đào tạo
Xếp loại năng lực sư phạm
THHC
10+2
12+2
CĐ
ĐH
Tốt
Khá
TB
Yếu
2004-2005
17
01
16
01
08
07
01
04
11
02
2005-2006
17
0
17
0
08
05
03
05
11
01
Chỉ số thống kê các năm trên cho thấy: Đội ngũ nhiều nữ, nhiều loại hình đào tạo, năng lực sư phạm tốt còn ít.
Đội ngũ giáo viên đã nhận thức rõ việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại hết sức cần thiết nên đã tham gia tốt các chu kì bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề và tham gia các lớp đào tạo lại để nâng chuẩn.
Qua hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, nhiều giáo viên đã nhiệt tình tham gia và đạt giải. Năm học 2004- 2005 có 03 đồng chí dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, một đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi, hai đồng chí đạt danh hiệu khá. Năm học 2005- 2006 trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 06 đồng chí tham gia, 05 đồng chí đạt giải.
Năm học 2004- 2005 có 100% giáo viên đạt danh hiệu lao động giỏi, trong đó có 03 đồng chí được công nhận là giáo viên giỏi. Năm học 2005- 2006 có 100% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trong đó có 02 đồng chí được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
c. Chất lượng giáo dục: 
Trong 02 năm: Học sinh được học đầy đủ tất cả các môn quy định, 100% số lớp được học 02 buổi/ngày, số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các kỳ thi đạt giải là 08 em. 
Dưới đây là bảng thống kê chất lượng hai mặt năm học 2005- 2006:
Tổng số HS
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Hoàn thành
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sl
%
440
213
48,4
204
46,3
23
5,3
0
440
100
Trên đậy là khái quát một số nét về một số thành tựu đã đạt được trong năm qua. Trong đó sự đóng góp rất lớn của đội ngũ giáo viên, đó cũng là dấu hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, là nhân tố tích cực kích thích lòng yêu nghề của đội ngũ nhà giáo nhưng đóng vai trò quyết định trong thành tựu đó là người cán bộ quản lý- phụ trách hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Tuy vậy, trước yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông, sự bùng nổ của khoa học thông tin thì một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này, chưa nắm bắt kịp thời, chưa áp dụng thành thạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở một số môn học, tổ chức học tập cho học sinh còn thiếu sáng tạo, chủ động. Do vậy, người cán bộ quản lý vẫn phải tiếp tục không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ
4. Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn ở trường tiểu học Dương Thuỷ
a. Nội dung bồi dưỡng giáo viên:
a.1. Bồi dưỡng về phẩm chất nhân cách:
Nghề sư phạm có đặc thù riêng. Nó không giống bất kỳ một nghề nào trong xã hội. Một nghề có chức năng phát triển tâm hồn và trí tuệ con người. Chức năng đó quy định phong cách người giáo viên trong xã hội. Người giáo viên tiểu học luôn phải tạo cho mình một phong cách mẫu mực, lời nói phải trong sáng. Từ đó tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Người giáo viên tiểu học là "khuôn vàng, thước ngọc", là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Là giáo viên tiểu học phải có lòng nhân ái cao cả, là cái gốc của đạo lý làm người. Chính vì những lẻ đó nên phải bồi dưỡng cho giáo viên: 
- Về tư tưởng chính trị: Luôn trung thành với đường lối của Đảng, yêu lao động, yêu lẽ phải, không ngừng học tập, tu dưỡng về kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Về phẩm chất nghề nghiệp: Bồi dưỡng cho giáo viên lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có đạo đức phong cách, lương tâm nghề nghiệp đúng mực. Tạo cho giáo viên có phong cách đỉnh đạc, có trách nhiệm cao đối với công việc của mình.
a.2. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học:
Việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng vì đội ngũ giáo viên có mạnh thì mới tạo ra chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học vững vàng, làm nền tảng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung chương trình ở tiểu học rất phong phú, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về con người và môi trường tự nhiên- xã hội xung quanh; những kiến thức kỹ năng phát triển về thể chất, thẩm mỹ. Nội dung này thể hiện ở tất cả các môn học ở bậc tiểu học. Mỗi môn học lại có yêu cầu về phương pháp dạy học riêng. Chính vì vậy khi lên lớp giáo viên phải linh hoạt về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho kiến thức có hệ thống, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Song song với việc bồi dưỡng tri thức khoa học, vốn hiểu biết, vốn sống thì người cán bộ quản lý phải bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Tức là bồi dưỡng nghệ thuật khi lên lớp để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
b. Các hình thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Muốn có tri thức đảm bảo cho chất lượng giảng dạy trước hết, đòi hỏi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng. Do đó, người cán bộ quản lý phải tập trung chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Sắp xếp, bố trí cho giáo viên đi học tập trung tại chức để nâng trình độ trên chuẩn.
- Tổ chức cho giáo viên học tập tại trường theo chương trình thay sách của từng khối lớp.
- Tổ chức học tập tốt chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên.
- Tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng các môn chuyên biệt: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau như thao giảng, dự giờ, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, tổ chức hội thảo theo chuyên đề.
- Mời chuyên viên các cấp về trực tiếp bồi dưỡng.
- Xậy dựng đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán trong chuyên môn. Đây là lực lượng nồng cốt tham gia các hoạt động chuyên môn trong nhà trường để nhân rộng các điển hình. 
- Để tạo điều kiện cho mọi giáo viên tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tốt, trước hết lãnh đạo nhà trường phải cung cấp đủ tài liệu cần thiết như SGK; tài liệu tham khảo; hướng dẫn giảng dạy các môn, những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng; tập san giáo dục; thế giới trong ta; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên... Có thể nói đây là tài liệu cẩm nang của mọi giáo tiểu học. Mặt khác, yêu cầu giáo viên phải thường xuyên thăm lớp, dự giờ, xây dựng giáo án mẫu, tổ chức thao giảng đúc rút kinh nghiệm. Đây là hình thức bồi dưỡng thiết thực nhất cho giáo viên.
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đi vào cuộc sống giảng dạy cần tập trung vào 03 vấn đề sau đây:
+ Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc trong lĩnh vực chuyên môn, hình thức bồi dưỡng phải phù hợp với từng đối tượng.
+ Công tác chỉ đạo phải sát sao, chặt chẽ đặc biệt trong kiểm tra đánh giá.
+ Làm cho mọi giáo viên chuyển biến về mặt nhận thức, coi việc tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn là việc làm thường xuyên trong nghề dạy học.
5. Phương pháp bồi dưỡng:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, đại trà, tổ chức học tập chuyên đề, học tập điều lệ trường tiểu học, học tập nhiệm vụ năm học, học tập về đổi mới thay sách, đổi mới nội dung phương pháp dạy học, dự giờ thăm lớp. Tổ chức cho giáo viên làm tốt những đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức cho các giáo viên dạy giỏi thao giảng, hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức có thói quen sinh hoạt đọc sách báo, tài liệu tham khảo, tập san giáo dục tiểu học, báo giáo dục thời đại, tạp chí thế giới trong ta cho tập thể giáo viên.
6. Biện pháp chỉ đạo:
 Trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là một nhà giáo dục có tâm hồn, có phảm chất cao đẹp, có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Đồng thời là người hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là trung tâm đoàn kết của tập thể Hội đồng sư phạm, đồng thời phải nhận thức đúng đắn vai trò công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có vai trò cực kỳ quan trọng, có thể nói là quyết định toàn bộ vấn đề xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người đứng ra tổ chức, chỉ đạo các hình thức và nội dung để nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Do vậy, người cán bộ quản lý nói chung phải là người đa năng, có vốn hiểu biết về tâm lý, tâm lý giao tiếp, tâm lý học về lứa tuổi học sinh một cách rộng rãi và sâu sắc, phải linh động và nhìn xa trông rộng để có kế hoạch bồi dưỡng lâu dài, thường xuyên và kịp thời.
Để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được tốt thì trước hết người cán bộ quản lý phải tự bồi dưỡng cho bản thân mình, tạo ra cho mình một uy tính thực sự trong tập thể giáo viên. Người cán bộ quản lý phải làm mẫu lý tưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xứng đáng là con chim đầu đàn, chỗ dựa vững chắc cho tập thể giáo viên trong nhà trường.
Những việc đã làm:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng: Đây là khâu cực kỳ quan trọng. Trước hết, người cán bộ quản lý phải phân tích tình hình, khảo sát đội ngũ đầu năm, qua từng kỳ về hoàn cảnh, trình độ, chất lượng giảng dạy từng môn học để kịp thời điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho phù hợp. Qua điều tra, tôi đã lập được một danh sách cụ thể từng giáo viên cần bồi dưỡng theo môn, theo mặt. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. Về thời gian, tôi cũng có dự định ngày nào, tuần nào trong tháng bồi dưỡng nội dung gì. Hình thức bồi dưỡng có thể là hội thảo, thao giảng, trao đổi đúc rút kinh nghiệm theo từng tổ hoặc toàn trường. 
- Từ tìm hiểu thực tế đội ngũ giáo viên, lập kế hoạch, tôi đã vận dụng đội ngũ giáo viên giỏi thành mạng lưới chuyên môn của nhà trường để tổ chức bồi dưỡng về phương pháp dạy học cho từng môn học cụ thể. Xây dựng một số tiết dạy minh hoạ cho từng môn, từng mạch kiến thức, từng kiểu bài.
- Mỗi tuần tôi trực tiếp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ năm để giải quyết những công việc vướng mắc, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy các môn học theo lối cuốn chiếu, đúc rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng. Sau đó tôi tiếp tục dự giờ của toàn thể đội ngũ để nắm bắt tình hình, có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 
Biện pháp thực hiện:
- Hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn, lập kế hoạch hoạt động chuyên môn cho từng tháng, từng tuần. 
- Quy định nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho từng giáo viên.
- Qua những lần thao giảng, ngoài việc góp ý đúc rút kinh nghiệm về nội dung, hình thức, phương pháp của bài dạy, tôi còn cũng cố, hệ thống hoá quy trình dạy học của từng phân môn.
- Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trực tiếp bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho những giáo viên tay nghề còn non.
- Thống nhất giữa kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường và kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên. Cụ thể, dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, mỗi giáo viên tự lập cho mình kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tuần, theo tháng, nội dung cần nghiên cứu thêm. Để làm được điều này, tôi đã tạo điều kiện về thời gian, chỉ đạo thao giảng dự giờ, tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm. 
- Song song với việc lập kế hoạch, tổ chức các hình thức bồi dưỡng, tôi cũng đã lập một kế hoạch kiểm tra. Vì việc kiểm tra cũng rất quan trọng, nó giúp cho người cán bộ quản lý đánh giá đúng và động viên kịp thời đội ngũ giáo viên.
- Thông qua các ngày lễ, tôi đã phát động phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên.
- Qua các đợt thi đua, có tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng, tuyên dương kịp thời. Đây là việc làm thiết thực, tích cực, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Tổ chức tốt các buổi học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghiêm túc học tập quán triệt nhiệm vụ năm học của các cấp. Cụ thể hoá thành nhiệm vụ năm học của trường.
7. Kết quả đạt được:
Qua nhiều năm triển khai công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của tôi ở trường tiểu học Dương Thuỷ, đã thu được những kết quả như sau:
- Trước hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là hình thức và phương pháp tổ chức dạy học của đội ngũ giáo viên đã có nhiều tiến bộ. Đội ngũ giáo viên giỏi các cấp ngày càng tăng, hạn chế được giáo viên có năng lực giảng dạy trung bình, không còn giáo viên xếp loại năng lực sư phạm yếu. Cụ thể: 
+ Năm học 2005- 2006 có 16/17giáo viên được xếp năng lực giảng dạy khá và tốt; 1/17giáo viên xếp năng lực giảng dạy đạt yêu cầu. 08/17giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường. 04/17 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. 01/17 giáo viên được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
+ Năm học 2006- 2007 có 17/18 giáo viên được xếp năng lực giảng dạy loại khá và tốt. 08/18 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. 01 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đã đạt kết quả giáo viên dạy giỏi xuất sắc; nâng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện lên 05/18 đồng chí. 02/18 giáo viên được đề nghị công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
- Chất lượng học sinh giỏi cũng được nâng lên. Trong năm học 2006- 2007, ở hội thi học sinh giỏi lớp 5 toàn diện, trường dành giải nhất ở cấp cụm với số điểm 195/200điểm và đạt được giải khuyến khích ở cấp huyện.
- Chất lượng giáo dục toàn diện cũng được nâng lên. Cụ thể: Năm học 2006- 2007, lớp 5 kiểm tra theo đề của phòng, chuyển giao cho trung học cơ sở có 100% đạt từ trung bình trở lên cả môn Toán và môn Tiếng Việt. Khối 1 đến khối 5 chất lượng theo quyết định 30, môn Toán: giỏi đạt 24,4%; khá 44,6%; trung bình 27,9%; yếu 3,1%. Môn Tiếng Việt: Giỏi 20,5%; khá 62,3%; trung bình 16,9%; yếu 0,3%. Môn khoa học: Giỏi 30,2%; khá 55,7%; trung bình 13,5%; yếu 0,5%. Môn lịch sử và địa lý: Giỏi 36,7%; khá 54,6%; trung bình 9,7%. Các môn đánh giá bằng định tính có 100% xếp loại A và A+ trong đó A+ chiếm tỷ lệ từ 10% đến 13%.
III. Bài học kinh nghiệm
1. Về nhận thức:
Công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một việc làm quan trọng và cần thiết. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông thì việc làm này có ý nghĩa chiến lược để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học; là động lực phát triển giáo dục đào tạo, là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý.
Công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học là một việc làm đầy khó khăn và phức tạp. Do tính đặc thù của nghề dạy học- sự nghiệp trồng người cho đất nước nên công việc này phải tiến hành thường xuyên, liên tục, trải qua cả quá trình, mỗi học kỳ trong toàn bộ năm học vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải kiên trì, sáng tạo. Phải chọn những điểm yếu để làm mục tiêu bồi dưỡng. Xác định nội dung bồi dưỡng thiết thực, ưu tiên nội dung bồ dưỡng trước mắt.
Phải biết động viên, khen thưởng kịp thời đúng đối tượng. Phải kiểm tra đánh giá quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.
 2. Về biện pháp thực hiện:
Có kế hoạch, có lịch bồi dưỡng thích hợp với tình hình, điều kiện của đội ngũ. Chương trình bồi dưỡng phải phù hợp với diện đại trà nhưng phải có nội dung cho những đối tượng được ưu tiên. Nội dung bồ dưỡng là những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất. Đồng thời phải có chương trình nâng cao để mở rộng tầm hiểu biết cho giáo viên.
Quan tâm xây dựng lực lượng nồng cốt, những hạt nhân về chuyên môn để đảm đương, giải quyết những vấn đề qua trọng của nhà trường.
Biết chọn lọc, tổng hợp tốt những ý kiến tốt, phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên làm giàu kinh nghiệm cho tập thể.
Kết hợp công tác bồi dưỡng với công tác kiểm tra, có như vậy mới phát hiện được những sai sót để bồi dưỡng kịp thời. 
Phải đưa những vấn đề bồi dưỡng chuyên môn vào cơ chế hoạt động của nhà trường. Kết quả bồi dưỡng được làm tiêu chí thi đua của nhà trường.
IV. Phần kết luận
Sự nghiệp giáo dục đào tạo yêu cầu ngày càng cao. Chất lượng giáo dục có đáp ứng kịp thời công cuộc đổi mới của đất nước, có rất nhiều yếu tố, song yếu tố góp phần quan trọng, tuỳ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện giáo dục và giảng dạy. Một cố gắng, một kết quả tuy nhỏ nhưng nâng cao được chất lượng cho đội ngũ sẽ có ý nghĩa rất lớn.
Trong quá trình công tác, mỗi giáo viên phải tự nhận thức vị trí của mình trong xã hội, xứng đáng với sự tôn vinh của mọi người. Vì thế, chính mình phải tự học, tự bồi dưỡng để làm giàu vốn tri thức cho bản thân. Trong vấn đề bồi dưỡng đội ngũ thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học các môn cho giáo viên luôn được nhà trường quan tâm. Vì sự sống còn của giáo dục và đào tạo là chất lượng và hiệu quả. 
ở trường tiểu học Dương Thuỷ, những năm gần đây, hiệu trưởng, hiệu phó đã làm tốt công tác này. Chính vì vậy, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên đã có nhiều tiến bộ, chất lượng dạy học đã khẳng định được vị thế của một trường đạt chuẩn Quốc gia ở mức I, từng bước xây dựng chuẩn ở mức II.
Dương Thuỷ, ngày 20 tháng 5 năm 2007
 Người viết kinh nghiệm
 Trần Thị Liếng

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem trong cong tac_Tran Thi Lieng_TH Duong Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan