Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình Trung học phổ thông

Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào về những trang sử hào hùng, vẻ vang của những chiến công hiển hách, những truyền thống lao động sản xuất cần cù chịu khó, sáng tạo, những giá trị văn hóa tốt đẹp, những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử lâu đời. Tất cả những yếu tố đó kết thành những giá trị lịch sử mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta mới có được. Trong dòng chảy lịch sử ấy có sự kết tinh giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Vai trò và mối quan hệ của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc là đặc biệt quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động minh họa cho lịch sử dân tộc.

 Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển bộ môn, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn sâu sắc những công lao của cha ông và từ đó biết gìn giữ phát huy những thành tựu của lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Trong đó việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu, khám phá những công trình lịch sử - văn hóa ngay xung quynh các em. Từ đó giúp các em biết quý trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử - văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên.

 Tuy nhiên về thực trạng việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên có dạy chương trình lịch sử địa phương theo tài liệu nội bộ đã hiện hành nhưng chủ yếu còn sơ lược, bó hẹp, chưa chịu khó sưu tầm tài liệu, chưa mở rộng và lồng ghép, liên hệ những tư liệu lịch sử tại địa phương gần nhất – nơi các em đang sinh sống và học tập, chính vì thế nên học sinh rất lúng túng, mơ hồ khi giáo viên hỏi đến những vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương như tên đất, tên người, các địa danh, các di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương

 

docx60 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khả thi của đề tài và khả năng áp dụng thực tế vào dạy học lịch sử ở trường THPT trong huyện có hiệu quả.
2. Nội dung thực nghiệm: 
được tiến hành thực nghiệm một chuyên đề lịch sử địa phương: Lịch sử Nghệ An qua các di tích tiêu biểu ( tiết 45- phân phối chương trình lớp 12)
Theo thống kê, huyện Anh sơn có khoảng trên 100 di tích lớn nhỏ, tuy nhiên để tránh ôm đồm về mặt kiến thức và phù hợ với thời lượng tiết học, giáo viên đã nghiên cứu và lựa chọn một số di tích tiêu biểu gắn với các sự kiện lịch sử nổi bật trong từng thời kỳ, bao gồm: Hang Đồng Trương, Đền Lý Nhật Quang, đền thờ Sát Thái Đại Vương Hoàng Tá Thốn, đền Cử Lũy, Hiệu Yên Xuân, Nghĩa Trang quốc tế Việt – Lào. 
* Công tác chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:
+ Định hướng vấn đề bài giảng
+ Sưu tầm, nghiên cứu, chọn lọc tài liệu
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
+ Trao đổi ý tưởng bài giảng với đồng nghiệp, soạn bài
- Đối với học sinh
+ Sưu tầm, Tìm hiểu những di tích lịch sử tiêu biểu liên quan nội dung bài học
3. Phương pháp thực nghiệm
- Giáo viên chọn hai lớp: 12C3 và 12C5 trường THPT Anh Sơn 3 ( Năm học 2019 – 2020), trong đó: 12C3 là lớp thực nghiệm và 12C5 là lớp đối chứng
4. Giáo án thực nghiệm (Xem phần phụ lục 1)
5. Kết quả thực nghiệm 
- Sau khi dạy chuyên đề: Lịch sử Nghệ An qua các di tích tiêu biểu tại hai lớp 12C3 và 12C5, tôi đã tiến hành khảo sát qua bài kiểm tra 15 phút ( Phụ lục 2) với kết quả đạt được như sau:
Lớp
Đối tượng
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
12C3
TN
32
17=53%
9 = 28%
6 = 19%
0 =0%
0 =%
12C5
ĐC
28
6 = 21%
9 = 33%
8 =29%
5 =17%
0 =%
	Qua bảng thống kê số liệu trên cho thấy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỷ lệ khá, giỏi nhiều hơn của lớp thực nghiệm nhiều hơn và không có loại yếu, kém. Qua đó chứng tỏ việc sử dụng tư liệu các di tích lịch sử địa phương vào dạy học sử dân tộc là một trong những giải pháp nâng cao hiệu qua chất lượng bộ môn, phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Chứng tỏ đề tài mang tính khả thi.
 PHẦN III. KẾT LUẬN
 1. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài tại trường THPT Anh Sơn 3
	Sau khi hoàn thiện đề tài, tôi và các đồng nghiệp cung chuyên môn đã áp dụng tại trường THPT Anh Sơn 3 và đã thu được những kết quả tích cực
 * Trước hết đối với giáo viên: 
- Đề tài đã cung cấp cho các đồng nghiệp những nguồn tư liệu vô cùng quý giá về các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện nhà. Từ đây trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể khai thác và sử dụng những nguồn tư liệu này một cách chủ động, sáng tạo làm cho bài dạy trở nên sinh động, phong phú hơn, giúp các giáo viên đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình
- Cũng qua đề tài này sẽ khơi gợi cho các giáo viên có những ý tưởng mới về tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm nhiều nguồn tư liệu lịch sử địa phương ở các lĩnh vực khác để làm cho kho tàng tư liệu lịch sử địa phương ngày càng phong phú, đa dạng hơn
- Cũng từ trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về các di tích trên địa bàn, giáo viên có thể đóng góp một số ý kiến trong việc bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa của nó.
 * Đối với học sinh:
- Sử dụng tư liệu về các di tích lịch sử tiêu biểu tai địa phương giúp các em học sinh hiểu, biết cụ thể, sâu sắc hơn về nội dung lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc
 - Góp phần hình thành nhân cách và trí tuệ cho học sinh đặc biệt hoàn thiện giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị di tích lịch sử địa phương, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ những giá tri lịch sử và văn hóa của cha ông để lại.
 - Có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khám phá những sự kiện lịch sử tiêu biểu, đam mê, yêu thích bộ môn của các em học sinh
- Giúp học sinh hiểu được lịch sử nơi mình sinh ra và lớn lên cùng với những nét văn hóa của quê hương là hết sức quan trọng.
 2. Một số kinh nghiệm được rút ra từ đề tài
Trên cở sở quá trình áp dụng dạy học qua di sản ở trên lớp, ý kiến đánh giá góp ý của đồng nghiệp tôi mạnh dạn rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Về công tác chuẩn bị phải nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học bộ môn từ đó xây dựng các tiết học cho phù hợp
- Có kế hoạch đi khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu kỹ về tư liệu các di tích lịch sử tiêu biêu trên địa bàn nhằm thu thập được những nguồn tư liệu chính xác
- Trước khi dạy tiết học có sử dụng di tích lịch sử địa phương, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh về tìm hiểu nghiên cứu kiến thức liên quan. Đặc biệt là phần liên quan đến kiến thức trong bài học.
- Do thời lượng một tiết dạy trên lớp nên giáo viên phải biết chọn những tài liệu nào tiêu biểu và sinh động nhất tránh tham lam, ôm đồm về kiến thức. Nếu có điều kiện thuận lợi thì đưa học sinh đến các di tích để có được trải nghiệm thực tế.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong qua trình thực hiện đề tài, rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn 
 3. Kết luận
 Đề tài tập trung giải quyết vấn đề khai thác và Sử dụng di tích lịch sử địa phương tiêu biểu vào dạy học lịch sử dân tộc nhằm giúp học sinh đạt được kết quả học tập cao nhất về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế . Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi giáo viên đối với quê hương, đất nước và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi truyền tải cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, thực tiễn về kiến thức các di tích lịch sử nhất là những di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện nhà
 Do đây là một vấn đề mới, thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề khai thác và sử dụng các di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn vài dạy học lich sử ở trường trung học phổ thông. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THPT Anh Sơn 3 nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn trên địa bàn huyện Anh Sơn nói chung đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. 
	Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã hết sức cố gắng những không thể tránh khỏi những sai sót cơ bản. Vậy kính mong sự góp ý chân thành, khách quan từ các đồng nghiệp.
4. Kiến nghị:
	Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài bản thân tôi có nhiều trăn trở, băn khoăn về những vấn đề lịch sử địa phương được đề cập trong đề tài cũng như những vấn đề còn lại nhằm phục vụ dạy học ở trường THPT trên địa bàn. Bởi vậy, qua đây tôi xin mạo muội đề xuất một số ý kiến sau:
	Những giáo viên bộ môn cần phải chủ động nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, chọn lọc kiến thức và vận dụng vào quá trình dạy học bộ môn để hình thành cho các em học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Kính mong Ban chấp hành Huyện ủy huyện Anh Sơn nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu lịch sử địa phương theo từng lĩnh vực, cung cấp nguồn tài liệu cho các trường học trên địa bàn để giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy và học tập.
	Cuối cùng tác giả mong muốn đề tài được các đồng nghiệp trong huyện nhà biết đến và vận dụng thiết thực vào dạy học bộ môn góp phần nhỏ nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm những giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương mình.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn – Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Anh Sơn – Tập I (1930 – 1963) – Nhà xuất bản Nghệ An 2003
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn – Anh Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc – Nhà xuất bản Nghệ An 2013
3. Nguyễn Khắc Sử, Bùi Vinh – Viện khảo cổ học Hà Nội 2009 - Hang Đồng Trương – Nghệ An: Kết quả khai quật và giá trị lịch sử
4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị ( chủ biên) Phương pháp dạy học lịch sử. nxb giáo dục Hà Nội 1998 và bổ sung 1999, 2000.
5. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tung, Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học lịch sử. NXB đại học sư phạm 2002
6. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), lịch sử địa phương,NXB Giaos dục 1999
7. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006
8. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa lịch sử 12. NXB Giáo dục 2006
9. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo viên lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006
10. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo viên lịch sử 12. NXB giáo dục 2006
11. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006
12. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử 12. NXB Giáo dục 2006
13.Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, một số chuyên đề lịch sử địa phương Nghệ An. NXB quốc gia Hà Nội 2015
 PHỤ LỤC
 Phụ lục 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tiết 45. 
Chuyên đề 3: 
 LỊCH SỬ NGHỆ AN QUA CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh nắm được
 + Những kiến thức về các di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn
 + Qua những di tích lịch sử tiêu biểu các hiểu cụ thể hơn về các sự kiện lịch sử của dân tộc.
2. Tư tưởng:
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước,
 - Trân trọng và giữ gìn các di tích ở nơi mình sinh sống
 - Rèn luyện HS tu dưỡng để tiếp tục góp công bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch, xây dưng quê hương ngày càng giàu đẹp
3. Kỹ năng:
 - Rèn luyện học sinh kỹ năng tự nghiên cứu, tìm hieur, khám phá, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương mình. Qua đó đánh giá các sự kiện lịch sử, khái quát vấn đề, rút ra bài học 
4. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự hoc, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện lịch sử; thực hành bộ môn, sử dụng đồ dùng trực quan; nhận xét về sự kiện, đam mê môn học 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An
- Tài liệu về các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn
- Tranh ảnh liên quan đến bài học
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, 
 2. Bài cũ: (không)
 3. Tiến trình dạy học bài mới
 3.1.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tình huống giúp học sinh có hứng thứu với vấn đề được nêu, chú ý lắng nghe, quan sát, tập trung, tích cực hoạt động để giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp: Giáo viên sử dụng một số hình ảnh, vi deo tiêu biểu liên quan đến bài học: 
Hang Thẩm Ồm, đền thờ vua Mai Hắc Đế, đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết, khu dích Kim Liên, Hang Đồng Trương, đền Cửa Lũy, Hiệu Yên Xuân, video lễ hội uống nước nhứ nguồn tại nghĩa Trang Việt – Lào
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
- Sau đó giáo viên nêu vấn đề:
+ Em hãy nêu tên các hình ảnh trên?
+ Những hình ảnh trên liên quan đến những sự kiện lịch sử nào?
- Dự kiến: học sinh sẽ trả lời được một số hình ảnh như tượng đài chiến sỹ Truông Bồn, khu di tích Kim Liên, Hang Đồng trương, Nghĩa Trang Việt – Lào; ở vấn đề những sự kiện lịch sử liên quan rất ít em trả lời được một số sự kiện nhưng không đầy đủ.
- Từ đó, giáo viên khái quát sơ lược những vấn đề đã đưa ra và dẫn vào nội dung bài học
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: cá nhân
- Tìm hiểu di tích Hang Thẩm Ồm
- GV yêu cầu HS nêu nhận biết của em về Hang Thẩm Ồm 
+ Địa điểm hang ?
+ Sự kiện lịch sử liên quan đến Hang Thẩm Ồm?
- HS đọc tài liệu và trả lời. 
GV nhận xét, kết hợp hình 03- trang 19 của chuyên đề để chốt kiến thức.
- GV giới thiệu di tích hang Thẩm ồm kết hợp hình ảnh
- Hoạt động 2: Làm việc theo cặp đôi
Tìm hiểu thời kỳ dựng nước qua di tích Làng Vạc và di tích đền Cuông 
- Yêu cầu: Mỗi bàn có hai cặp đôi, mỗi cặp đôi làm việc với một di tích
+ Địa điểm di tích ?
+ Sự kiện lịch sử liên quan di tích?
- HS: các cặp đôi dựa vào tài liệc khai thác các vấn đề trên
- GV: Mời đại đại diện hai cặp đôi lần lượt trình bày hai di tích nói trên, các cặp đôi khác tập trung theo dõi bạn trình bày và cho ý kiến bổ sung
- Cuối cùng, GV nhận xét và KL kiến thức
* Di tích khảo cổ Làng Vạc:
- GV hướng dẫn HS khai thác hình 4 – Trang 20
GV cho HS quan sát hiện vật ở làng Vạc và yêu cầu HS nhận xét.GV chốt ý và minh họa thêm.
- GV hướng dẫn HS liên hệ bài 13 – Lịch sử 10: Địa bàn hình thành nhà nước Văn Lang thuộc đồng bằng ven Sông Hồng, sông Mã và sông Cả 
(sông Lam – Nghệ An)
* Di tích đền Cuông:
- GV hướng dẫn HS quan sát hinh 5- Trang 21
Và gới thiệu di tích này
Hoạt động 3: HĐ cá nhân
Tìm hiểu các di tích thời Bắc thuộc
- GV yêu cầu HS nêu khái quát cụm di tích Mai Hắc Đế
- HS theo dõi SGK và trả lờ
- GV nhận xét, kết hợp hình 6, 7 - Tr 23 để chốt ý- GV khái quát cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và hướng dãn HS đọc tài liệu phần này
Hoạt động 4: HĐ nhóm ( chia lớp 4 thành 4 nhóm):Tìm hiểu các di tích thời phong kiến. Thời gian thảo luận 3 phút)
+ Địa điểm di tích ?
+ Sự kiện lịch sử liên quan di tích?
- N1: Tìm hiểu di tích đền Qủa Sơn
- N2: Tìm hiểu di tích đền thờ 
Nguyễn Xí
- N3: Tìm hiểu di tích núi Dũng Quyết và phượng Hoàng Trung Đô
- N4: Tìm hiểu di tích thành cổ Vinh
- GV: sau thời gian thảo luận, GV cử đại diện 4 nhóm lên dán phiếu học tập. 
GV kết hợp các hình ảnh trong tài liệu để nhận xét và thống nhất nội dung cơ bản
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu và tựu hoàn thiện phần kiến thức ( Vì đây là những di tích gắn với thời kỳ lịch sử hiện đại và các em có thể đã từng được đi tham quan, trực tiếp chứng kiến nên các em dễ tiếp thu kiến thức
- Hoạt động 6: Đóng vai hướng dẫn viên di tích
giáo viên tổ chức học sinh đóng vai hướng dẫn viên di tích
* Các bước tiến hành: 
+ Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm , mỗi nhóm cử một em đại diện nhóm đóng vai hướng dẫn viên di tích, chuẩn bị trước nội dung 
+ Giáo viên trình chiếu hình ảnh các di tích cần sử dung: Hang Đồng Trương, Đền Lý Nhật Quang, đền thờ Sát Thái Đại Vương Hoàng Tá Thốn, đền Cử Lụy, Hiệu Yên Xuân, Nghĩa Trang quốc tế Việt – Lào. Yêu cầu cả lớp cùng quan sát tổng thể 
+ Giáo Viên cho các em đưa phần nội dung đã được giao chuẩn bị ở nhà, mỗi nhóm cử một học sinh đống vai hướng dẫn viên di tích lên trình bày
+ Nhóm 1: Tìm hiểu di tích hang Đồng Trương
+ Nhóm 2: Tìm hiểu di tích lịch sử đền Lý Nhật Quang
+ Nhóm 3: Tìm hiểu di tích đền thờ Sát Thái Đại Vương Hoàng Tá Thốn
+ Nhóm 4: Tìm hiểu di tích đền Cửa Lũy
+ Nhóm 5: Tìm hiểu di tích Hiệu Yên Xuân
+ Nhóm 6: Tìm hiểu Nghĩa Trang quốc tế Việt – Lào
 * Yêu cầu: Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn về: Địa điểm? di tích gắn với sự kiện lịch sử gì? Giá trị lịch sử, văn hóa của di tích? (kết hợp hình ảnh đượ trình chiếu trên màn hình máy chiếu)
- Cuối cùng giáo viên nhận xét và kết luận kiến thức.
- Ngoài hình ảnh, giáo viên sử dụng video lễ hội uống nước nhớ nguồn
1. Thời kì nguyên thủy
- Di tích khảo cổ học Hang Thẩm Ồm: 
+ Nằm trong dãy Phá Thắm, xã Châu Thuận, Qùy Châu, Nghệ An
+ Được khai quật vào cuối thế kỷ XX
+ Các di vật tìm thấy: Hóa thạch xương răng động vật, răng vượn khổng lồ, răng người vượn và người tinh khôn cùng với các di vật khác
+ Điều đó chứng tỏ thời nguyên thủy con người đã cư trú và sinh sống ở vùng đất Nghệ An 
2. Thời kì dựng nước
a. Di tích khảo cổ Làng Vạc
- Di tích khảo cổ Làng Vạc thuộc Xã Thái Hòa, Huyện Nghĩa Đàn, được khai quật vào cuối thế kỷ XX
- Tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn
a. Di tích khảo cổ học Làng Vạc:
- Được phát hiện vào năm 1972, tai xã Nghĩa Hòa, Huyện Nghĩa Đàn, khai quật cuối TK XX
- Hiện vật khai quật được: Mộ táng và các di vật bằng đồng => thuộc nền văn hóa Đông Sơn
- Chứng tỏ thời cổ đại Nghệ An là một trong những vùng đất hình thành nhà nước
b. Di tích lịch sử-văn hóa đền Cuông
- Đền Cuông thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu
- Đền thờ vua Thục An Dương Vương 
- Là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật quốc gia
3. Thời kì Bắc thuộc
- Cụm di tích Mai Hắc Đế:
+ Thuộc Nam Đàn, Nghệ An
+ Đền thờ vua Mai(TT NĐ), lăng mộ vua Mai (Vân Diên), là người đã lãnh đạo nhân dân tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống ách thống trị nhà Đường giành thắng lợi
4.Thời kì phong kiến
- Di tích đền Qủa Sơn(đền Mượu)
- Di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Xí
- Di tích núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô-Vinh
- Di tích thành cổ Vinh: 1998 xếp hạng DTLSVHQG
5. Thời kì đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc
- Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn
- Hệ thống di tích Xô viết Nghệ Tĩnh tại Nghệ An
- Di tích lịch sử Truông Bồn: 1996 công nhận là DTLSQG
6. Các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn
a. Di tích khảo cổ hang Đồng Trương
- Thuộc xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn 
- Các hiện vật khai quật đươc: Mộ táng, nhiều di vật bằng đá thuộc nền văn hóa Hòa Bình và giai đoạn đầu của nền văn hóa Đông Sơn
- Cho thấy thời nguyên thủy con người đã cư trú tại vùng đất Anh sơn
b. Di tích lịch sử đền Lý Nhật Quang
- Thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn
- Đền thờ Lý Nhật Quang ( thái tử nhà Lý) đã có công tổ chức nhân dan khai phá vùng đất Anh Sơn và dẹp giặc Ai Lao
c. Đền thờ Sát Thái Đại Vương Hoàng Tá Thốn
- Thuộc xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn
 - Thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn. Người có tư chất thông minh, mưu trí và có tài bơi lội thao lược, có công rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi
d. Di tịch lịch sử đền Cửa Lũy
- Thuộc xã Hoa Sơn, Huyện Anh Sơn
- Thờ Thánh Mẫu Lũy Sơn – người đã có công chăm sóc cho nghĩa quân Lam Sơn trong những năm kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi tại miền núi Nghệ An.
e. Di tịch lịch sử Hiệu Yên Xuân
- Thuộc xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn
- Là cơ sở hoạt động cách mạng tiêu biểu nhất của huyện Anh Sơn trong thời kỳ thành lập Đảng và PTCM 1930 – 1931
g. Nghĩa Trang quốc tế Việt – Lào
- Thuộc thị trấn huyện Anh Sơn
- Nơi an nghỉ của các liệt sĩ hi sinh tại chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
3.3 Luyện tập: 
- Khái quát lại các di tích tiêu biểu của tỉnh nghệ An và huyện Anh Sơn 
3.4. Vận dụng mở rộng: 
- Lập bảng thống kế các di tích tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn theo các nội dung: Tên di tích, địa bàn, sự kiện lịch sử liên quan
- Em cần làm gì để gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử trên địa bàn
- Viết một bài luận cảm nghĩ của em về sự hi sinh của các chiến sỹ Việt Nam tại chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3.5. Tìm tòi sáng tạo:
- Sư tầm những mẫu chuyện lịch sử gắn liền các di tích đã được học
- Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu về một số di tích khác của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng
Phụ lục 2: BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
1. Đề ra: 
 Câu 1. ( 4.0 điểm): Kể tên các di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện anh sơn và những sự kiện liên quan đén các di tích đó. 
Câu 2. (6.0 điểm): Em có cảm nhận gì về lễ hội uống nước nhớ nguồn diễn ra vào ngày 27/ 7 hàng năm tại nghĩa trang quốc tế Việt – Lào?
2. Đáp án:
Câu 1: Cá di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn:
- Di tích khảo cổ hang Đồng Trương (Thuộc xã hoa sơn, huyện Anh Sơn) 
- Di tích lịch sử đền Lý Nhật Quang (Thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn)
- Đền thờ Sát Thái Đại Vương Hoàng Tá Thốn (Thuộc xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn)
- Di tịch lịch sử đền Cửa Lũy (Thuộc xã Hoa Sơn, Huyện Anh Sơn)
- Di tịch lịch sử Hiệu Yên Xuân (Thuộc xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn)
- Nghĩa Trang quốc tế Việt – Lào (Thuộc thị trấn huyện Anh Sơn)
Câu 2: Cảm nhận về lễ hội uống nước nhớ nguồn tại huyện Anh Sơn
 Yêu cầu HS nêu được:
- Khái quát được lễ hội
- Nghĩa trang Việt – Lào là biểu tượng tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam và Lào trong sự nghiệp chống kẻ thù chung.. 
- Thể hiện lòng biết ơn của Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân đối với các chiến sỹ đã hi sinh trong sự nghiệp chống Mỹ tại nước bạn Lào
- Liên hệ bản thân: Tích cực học tập và tu dưỡng để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP CỦA
 HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM
Phụ lục 4: SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH QUA PHẦN TÍCH HỢP 

File đính kèm:

  • docx12_Lich_Su_-_Bui_Thi_Lanh_66b7b2c4f6.docx
Sáng Kiến Liên Quan