SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Đảng bộ trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ

Cơ sở thực tiễn

Công tác dân vận tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế hiện nay nhiều

cơ quan, đơn vị, nhiều địa phương vẫn làm chưa tốt, vì: Một số cấp ủy đảng, chính

quyền, các cơ quan, ban, ngành chưa thật sự hiểu rõ, hiểu hết về công tác dân vận

gắn với sự nghiệp phát triển đất nước. Việc triển khai các văn bản liên quan đến3

công tác dân vận còn chậm, chưa cụ thể hóa các văn bản cho phù hợp với tình hình

thực tế của địa phương, đơn vị. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiệu quả

chưa cao; chưa chú trọng việc xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận

khéo”. Sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành với Mặt trận và các đoàn thể trong

công tác dân vận chưa được nhịp nhàng, đồng bộ. Một số cán bộ, đảng viên quan

liêu, hách dịch, tham ô, hối lộ, xa dân, không lắng nghe ý kiến, kiến nghị của

người dân, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, làm suy giảm lòng tin của

nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; thiếu khả năng tuyên truyền, thuyết phục nhân

dân

Đối với các trường học nói chung, công tác dân vận trong tình hình hiện nay

lại vô cùng cần thiết, khi mà ngành giáo dục đang được cả nước hết sức quan tâm.

Dư luận xã hội luôn nóng lên bởi những sự kiện có liên quan đến ngành GD. Việc

làm tốt, hành động đẹp, các cuộc thi đạt được kết quả cao đang được lan tỏa nhờ

làm tốt công tác “dân vận”. Song, những việc làm tiêu cực, những biểu hiện, hành

vi lệch lạc của một bộ phận rất nhỏ GV, HS thì nhanh chóng được lan truyền theo

tốc độ chóng mặt, đã làm cho xã hội có cái nhìn thiếu tính đa diện, khách quan về

ngành GD, về hình ảnh người thầy, người cô trong giai đoạn hiện nay. Các thế lực

thù địch dễ dàng lợi dụng khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên, giáo viên,

học sinh nào đó nhằm “tạo sóng” trên truyền thông xã hội, hòng hạ thấp uy tín lãnh

đạo của ngành giáo dục, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với nhà trường.

Đó là một thực tế đáng buồn mà mỗi CB, GV, NV trong ngành GD cần nhận thức

rõ và phải thấy rõ trách nhiệm của mình đối với ngành, với nghề, mỗi CB, GV, NV

phải là một cán bộ “dân vận” hiệu quả.

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Đảng bộ trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giúp cho nhà trường có được môi trường 
giảng dạy, học tập, sinh hoạt lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh 
rèn đức, luyện tài, đấu tranh chống lại những cái xấu, cái độc hại xâm nhập từ bên 
ngoài. 
Nhà trường đã gắn xây dựng môi trường văn hóa với các phong trào thi đua 
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực”. Học sinh được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể 
thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể  có nhiều điều kiện gặp gỡ vui chơi giải trí cùng 
nhau sau những giờ học trên lớp, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh. 
Giáo viên và học sinh đã thực hiện tốt Quy chế ứng xử văn hóa trong nhà 
trường. Các giáo viên đều mẫu mực, nghiêm túc, có chuẩn mực, có nhiều giáo viên 
có thành tích cao trong giảng dạy và công tác kiêm nhiệm. Mỗi giáo viên của nhà 
31
trường đã trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì thế, học sinh 
trong trường về cơ bản có đạo đức tốt, có ứng xử đúng mực, ngoan ngoãn, lễ phép.
2.4.1.8. Giúp cho công tác vận động tài trợ giáo dục của nhà trường đạt được 
kết quả cao
Có thể nói rằng, công tác vận động tài trợ giáo dục tại một số trường học ở 
miền núi, ở những vùng kinh tế khó khăn, nhiều đồng bào công giáo như huyện 
chúng tôi không phải dễ dang thực hiện được. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ủy, 
BGH nhà trường đã luôn cố gắng phát huy vai trò công tác dân vận, tuyên truyền, 
vận động cho phụ huynh học sinh, các tầng lớp nhân dân tại địa phương, đặc biệt là 
các gia đình giáo dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của công tác vận động tài trợ GD và 
trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục. Nhờ công 
khai, minh bạch các thông tin, việc làm, hiệu quả các hoạt động của nhà trường, 
nên phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, trong đó có cả các gia đình công giáo đã 
luôn tin tưởng và sẵn sàng ủng hộ nhà trường cả vật chất, tinh thần, giúp cho nhà 
trường có được những nguồn vốn nhất định để mua sắm thiết bị dạy học, xây dựng, 
tu sửa cơ sở vật chất trường, lớp. Cụ thể, trong những năm gần đây, công tác vận 
động tài trợ GD đã đạt được những kết quả sau:
- Nhà trường đã được Huyện hỗ trợ kinh phí sửa sang lại Phòng Hội đồng, 
mua sắm trang thiết bị: với trị giá 800.000.000 đồng.
- Hội cha mẹ học sinh đã ủng hộ để xây dựng cơ sở vật chất trường học với 
tổng số tiền: gần 2 tỉ đồng (Năm học 2018 – 2019: 680.279.000 đồng ; Năm học 
2019 – 2020: Hơn 600.000.000 đồng, Năm học 2020 – 2021: gần 700.0000.0000 
đồng) để xây bờ rào khuôn viên nhà trường, xây nhà đa năng, xây dựng hệ thống 
nước uống cho học sinh. Mua tặng trường hệ thống ô chống nắng trị giá 
30.000.000đ; Hỗ trợ đoàn dự thi HSG tỉnh, KHKT cấp tỉnh 10.000.000đ. Khen 
thưởng cho các tập thể lớp TTXS, tập thể lớp TT và GVCN lớp: 20.000.000đ; Hỗ 
trợ kinh phí cho học sinh các lớp tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế: 
20.000.000đ. 
- Doanh nghiệp vàng bạc Ngọc Khanh đã lắp toàn bộ hệ thống đèn led 
chống cận, trang bị bàn, ghế giáo viên cho lớp học 12C1 (Năm học 2018-2019) với 
tổng trị giá 15.000đ, Hỗ trợ quỹ khuyến học 5.000.000đ; Ủng hộ 25.000.000đ để 
mua sách cho Tủ sách nhân ái của Đoàn trường.
- Các Doanh nghiệp khác và cựu học sinh mua tặng trường 05 bộ bàn ghế 
đá, 01 ti vi, 02 quạt hơi nước, 01 điều hòa lớn, 02 đồng hồ với tổng trị giá 
65.000.000đ. Hỗ trợ sửa lại khuôn viên phía trước sân trường trị giá 70.000.000đ; 
hệ thống bảng led 30.000.000 đ. Ủng hộ quỹ khuyến học 153.00.000đ. Ban khuyến 
học nhà trường đã trao được hàng trăm suất khuyến học cho học sinh nghèo vượt 
khó, học sinh con thương binh, liệt sĩ, học sinh con giáo dân, học sinh giỏi tỉnh, 
học sinh đạt giải cuộc thi KHKT cấp tỉnh 
32
- Các nhà hảo tâm ủng hộ học sinh tổ chức đêm hội Halloween: 92.000.000đ
Có thể khẳng định rằng, với số tiền, hệ thống cơ sở vật chất mà nhà trường 
đã nhận được từ sự ủng hộ, chung tay góp sức của Hội CMHS, các doanh nghiệp, 
các nhà hảo tâm, các thế hệ học sinh cũ của nhà trường trong 3 năm qua đã góp 
một phần không nhỏ giúp nhà trường xây dựng, sửa sang một số công trình cấp 
thiết cũng như mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy – học của của 
nhà trường được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đây là những minh chứng cụ thể 
chứng minh cho việc Đảng bộ trường THPT Tân Kỳ đã làm tốt công tác dân vận 
để cả xã hội cùng đồng hành với nhà 
trường, chung tay, góp sức xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
2.4.1.9. Tổ chức được nhiều hoạt động nhân đạo, nhiều chiến dịch tình 
nguyện; nhiều cuộc thi, nhiều hoạt động trải nghiệm... tạo cơ hội rèn luyện và phát 
triển các kỹ năng mềm cho học sinh.
- Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác dân vận, đảng ủy, BGH nhà 
trường đã chỉ đạo, tổ chức, vận động nhiều tập thể, cá nhân từ GV đến HS tham gia 
nhiều hoạt động nhân đạo, nhiều chiến dịch tình nguyện như: Hiến máu nhân đạo; 
chương trình Xuân nghĩa tình; Đồng hành cùng HS tới trường; Rửa xe, thu gom, 
phân loại rác thải để gây quỹ ủng hộ các em HS có hoàn cảnh khó khăn; Chương 
trình tiếp sức mùa thi; Bát cháo tình thương; Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ huyện; 
Ủng hộ đồng bào bị bão lụt
Qua các hoạt động này đã góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 
giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải 
quyết tình huống theo hướng tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể; có 
tinh thần tự chủ, có cách suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực; hình thành lối sống 
lành mạnh, có đạo đức, có văn hóa, giao tiếp hiệu quả với mọi đối tượng.
Với sự phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều chuyến trải 
nghiệm thực tế về nguồn, nhiều buổi tuyên truyền, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp 
luật, văn nghệ, thể dục, thể thaođã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức 
và kĩ năng khi tham gia giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kĩ 
năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phòng chống đuối nước; những ứng xử văn 
hóa trong tình bạn, tình yêu, văn hóa khi sử dụng các trang mạng xã hội... 
33
- Thông qua các hoạt động này, đồng thời, rèn luyện cho các em những kĩ 
năng cần thiết: Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng xác định giá trị, Kỹ năng giao tiếp, 
Kỹ năng làm việc theo nhóm, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng giải quyết vấn đề, 
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng tự tin, Kỹ năng 
thương lượng.
Có thể thấy rằng học sinh đã ngày càng tự tin, năng động hơn, sáng tạo hơn, 
biết làm việc theo nhóm, biết tự tổ chức các sự kiện, biết ứng xử linh động trước 
mọi tình huống phức tạp trong cuộc sống, trong cộng đồng Đó chính là những 
tài sản vô giá mà chúng ta đã thu nhận được.
34
Hình ảnh: GV, HS tham gia các hoạt động nhân đạo và Thư cảm ơn của Trường 
THPT Nguyễn Chí Thanh – Tỉnh Quảng Bình khi nhận được sự chia sẻ của 
Trường THPT Tân Kỳ.
 2.4.2. Thành tích được ghi nhận trong lĩnh vực công tác dân vận
2.4.2.1. Kết quả xếp loại công tác dân vận của Đảng ủy các năm gần đây
Bảng 11: Bảng thống kê kết quả xếp loại của Huyện ủy về công tác dân vận 
của Đảng ủy Trường THPT Tân Kỳ từ năm 2017 – 20220 
Năm 2017 2018 2019 2020
Xếp loại Tốt Xuất sắc Xuất sắc Xuất sắc
 2.4.2.2. Các thành tích của tập thể, cá nhân trong công tác dân vận
 Với những hiệu quả đã đạt được trong công tác dân vận. Trong thời gian qua, 
nhiều tập thể, cá nhân đã được Đảng ủy, Huyện ủy khen thưởng vì đã có nhiều 
thành tích, nhiều đóng góp cho công tác dân vận. 
Bảng 12: Bảng thống kê số lượng tập thể, cá nhân được Đảng ủy, Huyện ủy 
khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận
35
Năm Đảng ủy khen thưởng Huyện ủy khen thưởng
2016 0 0
2017 01 chi bộ, 02 đảng viên 01 tập thể, 01 cá nhân 
2018 01 chi bộ, 03 đảng viên
2019 01 chi bộ, 04 đảng viên 01 cá nhân và Tập thể Đảng bộ
2020 01 chi bộ, BCH ĐT, 05 đảng 
viên.
 2.4.3. Thành tích đạt được của Đảng bộ, nhà trường và các tổ chức đoàn 
thể trong những năm qua.
 Công tác dân vận không chỉ có tác dụng tích cực đến các đảng viên, chi bộ 
mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc góp phần thúc đẩy các tổ chức đoàn 
thể trong nhà trường ngày càng hoạt động tốt hơn và đạt nhiều thành tích đáng ghi 
nhận. Trong những năm qua, Đảng bộ liên tục được xếp loại Đảng bộ hoàn thành 
tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tập thể nhà trường được xếp loại Tập thể Lao 
động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến, được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua, Công 
đoàn được xếp loại xuất sắc, được Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen, 
Đoàn trường được TW Đoàn tặng Bằng khen. Đặc biệt, trường THPT Tân Kỳ đã 
được UBND huyện Tân Kỳ xét chọn là đơn vị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 
2020. 
Bảng 13: Bảng thống kê kết quả phân xếp loại Đảng bộ 
từ năm 2016 đến năm 2020.
TT Năm Kết quả phân xếp loại Đảng bộ
1 2016 Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2 2017 Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ
3 2018 Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
4 2019 Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ
4 2020 Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ
Bảng 14: Bảng thống kê Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tập 
thể Trường THPT Tân Kỳ 
36
từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2019 - 2020
TT Năm học,
Giai đoạn
Danh hiệu thi đua Hình thức khen thưởng
1 2016– 2017 - Tập thể lao động tiên tiến
2 2017– 2018 - Tập thể Tập thể lao động 
xuất sắc cấp tỉnh
Cờ thi đua Chủ tịch UB 
tỉnh
3 2018– 2019 - Tập thể lao động tiên tiến
4 2019– 2020 - Tập thể lao động xuất sắc 
cấp tỉnh
Bằng khen Bộ trưởng Bộ 
GD&ĐT
5 2015- 2020 Đơn vị điển hình tiên tiến 
giai đoạn 2015- 2020
Giấy khen Chủ tịch 
UBND Huyện Tân Kỳ
 Qua hai bảng thống kê trên, chúng ta thấy được rằng, những thành tích đạt 
được của thể Đảng bộ, tập thể nhà trường trong những năm học qua có một sự 
đóng góp không nhỏ của công tác dân vận. Điều đó chứng tỏ được phần nào “sức 
mạnh”, hiệu quả của công tác dân vận để nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng 
và năng lực quản lý, đổi mới quản lý trong Trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các 
trường học nói chung. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
37
3.1. Kết luận
3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài
Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ được thành lập từ năm 2010. Cả 3 đồng chí 
chúng tôi đã có hơn 10 năm làm công tác đảng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc 
thực tiễn, những ngày đầu chúng tôi còn cảm thấy bỡ ngỡ, thiếu hiểu biết, thiếu 
kinh nghiệm trong công tác dân vận. Chúng tôi phải tự mày mò, học hỏi, vừa học 
vừa làm. Dần dần, qua cọ xát thực tiễn, chúng tôi đã quen với công việc và cảm 
thấy ngày càng yêu hơn công việc có ích này.
Cách đây 3 năm, sau khi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác 
dân vận, chúng tôi có ý định tiếp tục nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp nâng 
cao hiệu quả hơn nữa trong công tác dân vận tại Đảng bộ trường chúng tôi. Đề tài 
bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ năm 2017. Trong quá trình triển khai thử 
nghiệm, áp dụng, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ các đồng chí ủy 
viên Đảng ủy và các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ. 
Quá trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau:
TT Thời gian Nội dung thực hiện
1 Tháng11/2016 - 12 / 2016 Khảo sát, phân tích thực trạng công tác KT, 
GS tại một số trường THPT trên địa bàn.
2 Tháng 1/2017 – 12/2017 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong 
giai đoạn thử nghiệm. Khảo sát và đánh giá 
kết quả đạt được sau khi áp dụng thử nghiệm. 
Rút ra một số bài học kinh nghiệm.
3 Tháng 1/2018- 12/2020 Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ 
sung một số giải pháp để kiểm định độ tin 
cậy của các giải pháp đề ra.
4 Tháng 1/2021 - 3/2021 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Một số giải pháp nâng cao 
hiệu quả công tác dân vận tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ”, mặc dù chúng tôi 
chưa có điều kiện thời gian để nghiên cứu, ứng dụng hết các giải pháp có thể ứng 
dụng được trong công tác dân vận. Nhiều nội dung, nhiều vấn đề về công tác dân 
vận chúng tôi chưa có điều kiện đề cập tới. Song những gì chúng tôi tập trung 
nghiên cứu, ứng dụng trong đề tài này đã mang lại những ý nghĩa, tác dụng thiết 
thực đối với cá nhân chúng tôi, đối với công tác dân vận của Đảng ủy, đối với đảng 
ủy, đảng bộ nhà trường và đối với lĩnh vực dân vận tại các đảng bộ trường học nói 
38
chung. Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số 
giải pháp mới giúp cho công tác dân vận tại Đảng bộ trường học được phối hợp 
chặt chẽ với công tác chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường để đạt 
được hiệu quả cao trong công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học, 
cải cách hành chính, công tác tiếp dân, phục vụ nhân dân; thanh tra, kiểm tra và 
các hoạt động xã hội khác
- Đối với bản thân: 
+ Quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài đã giúp chúng cho tôi có thêm 
nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận nói riêng, công tác quản lý nói chung. 
Chúng tôi đã bồi dưỡng cho bản thân thêm nhiều kiến thức lý luận về công tác dân 
vận. Với những kiến thức lý luận đã học được, những kinh nghiệm thực tiễn đã trải 
qua, chúng tôi thấy bản thân mình trưởng thành hơn, nghiệp vụ tốt hơn, tự tin hơn 
với trọng trách của mình. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta, những người cán bộ 
của Đảng cần phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng mỗi ngày theo tinh thần Chỉ thị 
05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh”.
+ Dù đây không phải là lần đầu viết sáng kiến, chúng tôi đã nhiều lần đạt 
sáng kiên kinh nghiệm cấp ngành và cấp tỉnh, song những yêu cầu trong công tác 
nghiên cứu, viết sáng kiến cũng ngày càng có nhiều đổi mới, đặc biệt từ năm học 
2019-2020, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn số 1735/SGD&ĐT-GDCN&GDTX 
về việc hướng dẫn hoạt động sáng kiến và một số thông báo bổ sung khác, có rất 
nhiều yêu cầu trong việc viết sáng kiến đã thay đổi. Như vậy, việc tham gia nghiên 
cứu đề tài này cũng là cơ hội tốt cho tôi rèn giũa thêm kỹ năng viết sáng kiến. Đây 
là nội dung chúng tôi thấy thực sự cần thiết cho một cán bộ quản lý nhà trường. 
Bởi nếu không học hỏi, không chịu khó nghiên cứu, không chịu khó tiếp thu để đổi 
mới, thì chúng ta sẽ không có đủ tự tin để yêu cầu đồng nghiệp, giáo viên của mình 
thực hiện những vấn đề đổi mới trong giáo dục nói chung và chuyên môn nói 
riêng.
- Đối với Đảng ủy: 
Đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng được một số giải pháp đổi mới trong công 
tác dân vận, giúp đảng ủy thực hiện công tác dân vận có hiệu quả hơn.
Công tác dân vận đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường công tác quản 
lý, nâng cao đạo đức nhà giáo theo tinh thần Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ 
GD&ĐT; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn 
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ; Chỉ thị 05- CT/TW 
về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 
Chỉ thị 17-CT/TU về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính”. Cán bộ, đảng 
viên trong nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực trong nhận thức về công tác 
dân vận. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận trong Đảng cũng đã 
39
được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác giúp cho Đảng ủy có một 
đội ngũ cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm thực tế hơn.
- Đối với nhà trường:
 Nhờ kết hợp tốt giữa công tác dân vận trong Đảng với công tác dân vận 
chính quyền đã giúp cho nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt 
động, đặc biệt là các hoạt động chuyên môn. Trong đó đáng chú ý nhất là hiệu quả 
của việc tuyên truyền về Chương trình GDPT 2018, vận động GV tích cực học tập, 
trang bị các kiến thức để vững vàng bước vào chương trình mới với tâm thế tự tin, 
sẵn sàng; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, 
bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm... để đáp ứng với yêu cầu ngày 
càng cao của ngành GD. Nề nếp chuyên môn luôn được ổn định, các đảng viên, 
giáo viên ngày càng thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn và đạt nhiều 
kết quả cao trong công tác học tập, tự bồi dưỡng, giảng dạy, viết sáng kiến kinh 
nghiệm, hướng dẫn học sinh nghiên cứu các dự án KHKT... Công tác dân vận cũng 
góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt công tác vận động tài trợ GD để có được 
nguồn kinh phí xây dựng, sửa sang CSVC, giúp nhà trường ngày càng khang trang 
hơn, các em HS có môi trường học tập tốt hơn Vì thế, có thể nói, đề tài đã có ý 
nghĩa trong việc góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động của 
nhà trường, giúp cho nhà trường ngày càng phát triển.
- Đối với lĩnh vực công tác dân vận:
Đề tài là một đóng góp mới cho công tác dân vận tại các đảng bộ, chi bộ 
trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời qua đó, giúp cho Ban Dân vận 
Huyện ủy có được cái nhìn tổng thể về công tác dân vận tại các đảng bộ trường 
học. 
3.1.3. Phạm vi ứng dụng
Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại đảng bộ trường chúng tôi 
mà còn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại đảng bộ, chi bộ các 
trường học trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ an nói chung, đặc biệt 
là ở những trường học đã được thành lập Đảng bộ. Tùy vào tình hình thực tế từng 
trường, từng cấp học, từng địa phương, từng chi bộ, đảng bộ để ứng dụng một cách 
linh hoạt, hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Đảng ủy
- Tiếp tục duy trì ứng dụng những ưu điểm của đề tài, đồng thời nâng cao 
hơn nữa khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để tham mưu nhiều giải pháp đổi 
mới hơn nữa trong công tác dân vận nói riêng và các lĩnh vực công tác tổ chức xây 
dựng Đảng nói chung.
- Phát huy vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công tác dân vận.
40
3.2.2. Đối với Ban Dân vận Huyện ủy
- Cần tạo điều kiện tối đa và quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác dân vận 
tại các đảng bộ, chi bộ trường học.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ công tác dân 
vận.
3.2.3. Đối với các đảng bộ, chi bộ trường học
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác dân vận, phát huy mọi hiệu quả tích cực 
của công tác dân vận để góp phần giúp Đảng bộ, chi bộ dễ dàng thực hiện các nội 
dung công việc khác. 
Với một số kinh nghiệm trong quá trình công tác, chúng tôi xin trình bày, 
chia sẻ một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong việc tìm ra một số giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ. Đề 
tài chắc chắn còn có những hạn chế, thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, đồng 
nghiệp đóng góp và xây dựng để đề tài được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn 
trong quá trình ứng dụng thực tiễn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
41
(1). Lương Ngọc (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng kỹ 
năng, nghiệp vụ công tác dân vận, NXb Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội.
(2). Nhiều tác giả (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ 
Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lao động xã hội, Hà 
Nội.
(3). Ban Dân vận trung ương (2014), “Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân 
vận”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
(4). Nhiều tác giả (2014) Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Việt 
Nam về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, Nxb lao động xã hội Hà Nội.
(5). Đức Hoàng (2015), “Ban Dân vận thành ủy Hà Nội: Đổi mới sáng tạo, 
nâng cao hiệu qủa công tác tham mưu”, Tạp chí Dân vận số 9/2015.
(6) Phạm Huy Hoàng (2015), “Tư tưởng Hồ chí Minh về công tác Dân vận 
và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Luận án tiến sỹ , 
Học viện Khoa học Xã hội , Hà Nội.
(7) Cù Thị Mỹ Hiệp (2016), “ Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của 
Đảng bộ huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc 
sỹ Chính trị học, Đại học Vinh.
(8). Ban Dân vận Trung ương (2016) Một số văn kiện của Đảng về CTDV 
(2000 – 2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
(9). Ngô Anh Tuấn (2016), Nâng cao nhận thức, thực hiện đúng quy trình 
dân vận theo chỉ dẫn của Bác trong tình hình hiện nay”, tạp chí Dân vận.
42

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_dan_van_tai.pdf
Sáng Kiến Liên Quan