SKKN Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần

Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động (ngày 09 tháng 6 năm 2019), trong đó hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Vấn đề rác thải nhựa đại dương nói chung và chất thải nhựa khó phân hủy là vấn nạn môi trường không chỉ của Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Ước tính khoảng 500 – 1.000 tỷ túi nhựa (túi nilon) đang được tiêu thụ trên toàn thế giới, hơn một triệu túi mỗi phút và hàng tỷ túi trở thành rác thải.

Hơn 8 triệu tấn nhựa được đổ vào đại dương mỗi năm và khoảng một nửa trong số 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm chỉ dành cho mục đích sử dụng một lần. Nhựa dùng một lần bao gồm bao bì nhựa, túi nhựa mỏng, chai nhựa nhỏ, ống hút nhựa và cốc nhựa nay đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống, tạo nên “Ô nhiễm trắng” hiện tại.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm từ rác thải nhựa quả là không đơn giản nhưng vẫn phải làm. Thực tế, với vị trí nhóm đầu bảng thủ phạm gây ô nhiễm rác nhựa đại dương thì chắc chắn thành tích về sản xuất, tiêu dùng đồ nhựa ở Việt Nam không phải loại vừa với năng lực hơn 5 triệu tấn/năm (dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới) và việc xả thải bừa bãi lượng nhựa tiêu thụ lớn khủng khiếp như vậy đã làm ô nhiễm tràn lan rác thải nhựa ở mức cực kỳ nghiêm trọng trên cả nước với hiểm họa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Trước mắt chúng ta đang làm mọi cách để thu hồi để xử lý hợp lý không để cho nó vùi vào đất hoặc trôi ra biển, chúng ta cũng không thể xử lý bằng cách đốt bỏ nó, bởi vì chúng sẽ tạo ra khí thải làm ô nhiễm không khí với chất độc CO, CO2, dioxin và furan

 

docx29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng trong chương trình dạy học. Cụ thể như giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phê bình và tự phê bình, hình thành nên những phong cách hoạt động có xu hướng xã hội; giáo dục kỷ luật học sinh, giữ gìn nền nếp, ý thức bảo vệ môi trường trong trường học, trong sinh hoạt cá nhân; đấu tranh chống xả rác bừa bãi trong lớp, trong trường; nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường về vệ sinh môi trường. Giáo dục ý thức xây dựng môi trường nhà trường “Xanh –Sạch – Đẹp, không có ma túy”,... rèn luyện tính kỉ luật, ý thức tự giác có trách nhiệm với cộng đồng và mọi người xung quanh; giáo dục tính tích cực xã hội, các phẩm chất của con người mới đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường, không dùng rác thải nhựa bằng nhiều hình thức như:
Trước hết để giáo dục học sinh thì mỗi thầy cô giáo phải tự mình thực hiện trước để học sinh thấy rằng các thầy cô đã làm được thì mình cũng phải làm. Nêu gương người tốt, việc tốt trong nhà trường.
Tổ chức các chương trình bằng nhiều hình thức như viết bài, làm vi deo về bảo vệ môi trường, sân khấu hóa.
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
Vận động học sinh tuyên truyền tác hại của rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần cho gia đình và xung quanh khu vực nơi mình cư trú.
Tổ chức cuộc thi tái chế rác thải nhựa sử dụng một lần, có tổng kết đánh giá.
2.2 Xây dựng các kế hoạch, các nội quy, quy định đưa vào tiêu chí thi đua của đoàn trường
Vào tuần học chính trị đầu năm chúng tôi đã soạn thảo các nội quy, quy định về việc sử dụng nhà vệ sinh của học sinh đưa vào quy chế thi đua để đánh giá và xếp loại thi đua hằng năm. 
NỘI QUY NHÀ VỆ SINH
I. YÊU CẦU
1. Học sinh nam đi ở nhà vệ sinh nam, học sinh nữ đi ở nhà vệ sinh nữ.
2. Phải bỏ dép cá nhân ở phía ngoài và đi dép dành riêng cho nhà vệ sinh khi vào trong nhà vệ sinh.
3. Sau khi ra khỏi nhà vệ sinh phải bỏ dép vào giỏ.
4. Đi tiểu, đi đại tiện đúng nơi quy định, xả nước sạnh sẽ sau khi đi xong.
5. Bỏ giấy vào giỏ đúng nơi quy định.
6. Trước khi ra khỏi nhà vệ sinh phải kiểm tra lại nhà vệ sinh trong trường hợp chưa sạnh phải tự vệ sinh bồn cầu mình sử dụng. Trong trường hợp hết nước phải tự mình ra ngoài bể nước múc nước dội sạch sẽ.
7. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh xong.
8. Lớp trực tuần thường xuyên kiểm tra làm vệ sinh sạch sẽ trước khi vào học và sau khi ra về. Bàn giao cho giám thị các ngày trong tuần
II. NGHIÊM CẤM
1.Không xả rác, xả nước bừa bãi, làm bẩn khu vực vệ sinh.
2. Không được dẫm chân lên bồn cầu.
3. Không được phá hoại tài sản trong nhà vệ sinh, Không viết, vẽ bậy trên tường.
Vào các tiết sinh hoạt 15 phút đầu buổi đoàn trường chuẩn bị các nội dung tuyên truyền gửi về cho các lớp các chi đoàn trong việc xử lý rác thải và phân loại rác thải.
PHÂN LOẠI RÁC THẢI TRONG LỚP HỌC
1. Mỗi lớp chuẩn bị ba giỏ đựng rác
Một giỏ đựng các loại rác bằng nhựa và các vật dụng có thể tái chế được như chai nước, bút thước gãy, các đồ dùng bằng sắt, giấy loại
Một giỏ đựng lá, cây gỗ, các loại rác hữu cơ phân hủy được
Một giỏ đựng các loại rác còn lại
2. Yêu cầu sau tiết sinh hoạt 15 phút và sau mỗi buổi học trực nhật của lớp mang xuống nhà phân loại rác để đúng nơi quy định.
3. Đoàn trường sẽ kiểm tra và đưa vào trừ điểm thi đua của lớp nào không thực hiện đúng yêu cầu. 
Các kế hoạch cụ thể như: Kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức chuyên đề về bảo vệ môi trường biển, kế hoạch về làm các vi deo bảo vệ môi trường
Xây dựng nội quy học sinh,nội quy lớp học, các quy định về vệ sinh, trực nhật
2.3 Xây dựng mô hình không có rác thải và rác thải nhựa sử dụng một lần tại các chi đoàn kiểu mẫu 10A1, 10A9, 11A2, 11A9, 12A2, 12C3
Giao cho bí thư, lớp trưởng lập kế hoạch chi tiết cụ thể các việc sẽ làm hàng ngày, hàng tuần trong việc vệ sinh phòng học, vệ sinh các khu vực được phân công, trình kế hoạch cho đoàn trường duyệt.
Đoàn trường kiểm tra đánh giá vào cuối tuần kiểm, xem xét những vướng mắc để hoàn thiện các ý tưởng sau đó phát động toàn trường thực hiện ý tưởng.
2.4 Xử lý rác thải trong nhà trường
Đối với rác có thể tái chế đoàn trường thu gom lại bán lấy tiền gây quỹ cho học sinh nghèo vươn lên trong học tập. 
Đối với rác thải hữu cơ nhà trường đã xây dựng một khu vực riêng để ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh dùng để bón cho hệ thống cây trong nhà trường.
Đối với các loại rác còn lại thì thuê người chở đến nơi quy định để thu gom và xử lý đúng nơi quy định.
2.5 Thay thế dần các sản phẩm bằng nhựa đối với các vật dụng trong lớp
 Xây dựng kế hoạch các sản phẩm thay thế đồ nhựa như túi vải để đựng giày thể dục cũng như để đựng một số vật dụng khác; không sử dụng chai nhựa mà thay thế dần bằng các chai nước cá nhân, chai thủy tinh; cốc uống bằng nhựa thay thế bằng các cốc uống nước bằng inox; chậu rửa tay, chậu giặt khăn lau bảng thay bằng các chậu bằng nhôm; giá để các dụng cụ làm bằng gỗ hoặc bằng nhôm. Tuy nhiên việc thay thế này phải phù hợp tránh gây lãng phí.
Đoàn trường tuyên truyền vận động các lớp việc thay thế các sản phẩm nhựa trong lớp bằng các vật liệu thân thiện với môi trường.
2.6 Thành lập các đội tình nguyện viên đi tuyên truyền vận động từng khu vực theo kế hoạch xây dựng trước ở trong nhà trường và trên các địa bàn dân cư
Đoàn trường xây dựng câu lạc bộ “Thiện Nguyện Xanh” cùng với hai nhóm tình nguyện của đoàn trường thường xuyên ra quân nhặt các loại rác và rác thải nhựa xung quanh khu vực trường học và dọc các tuyến đường gần địa bàn trường đóng như: đường Lý Tự Trọng, đường Lý Nhật Quang, các tuyến đường đê dọc bờ sông cày Tham gia câu lạc bộ ve chai nghĩa tình cũng giúp chúng ta gom rác thải nhựa sử dụng một lần để tập trung về một nơi xử lý góp phần chung tay bảo vệ môi trường, không để rác thải nhựa trở thành hiểm họa của nhân loại.
2.7 Giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các buổi chuyên đề, ngoại khóa
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa của nhà trường, đoàn trường luôn quán triệt học sinh trong việc phải tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung; sau khi kết thúc ngoại khóa mỗi học sinh sau khi ra về phải tự nhặt rác xung quanh khu vực mình ngồi.
 Nhà trường chủ động xây dựng chương trình kĩ năng sống và đưa vào giờ học chính khóa trong đó giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Lồng ghép vào nội dung dạy học của môn giáo dục công dân các vấn đề lien quan đến bảo vệ môi trường. 
Tập huấn cho các câu lạc bộ, tổ đội nhóm tình nguyện để về các vùng khu dân cư đang có trình độ dân trí thấp để tuyên truyền, vận động chống rác thải nhựa sử dụng một lần với phương châm 1 tuyên truyền viên phải đào tạo được 10 tuyên truyền viên mới để nhân rộng mô hình.
Đầu năm học 2019-2020, nhà trường đã quyết liệt chỉ đạo đoàn trường giáo dục học sinh không mang rác thải nhựa sử dụng một lần đến trường, quan trọng hơn là giáo dục học sinh về ý thức hạn và dần dần tiến tới nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần. 
2.8 công tác phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường
Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, BGH nhà trường, đoàn trường đã tuyên truyền, vận động học sinh không mang rác thải nhựa đến trường quán triệt đến các giáo viên chủ nhiệm để thường xuyên nhắc nhở học sinh. Thường xuyên kết nối với đoàn các xã có học sinh theo học để nắm bắt tình hình sinh hoạt của học sinh tại địa phương nơi cư trú.
Phối hợp chặt chẽ với hội cha, mẹ học sinh và các tổ chức trong nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Để công tác phối hợp với các tổ chức khác có hiệu quả, chúng ta cần phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường và hơn hết cần sự chung tay của cả cộng đồng.
Chương 3. Tổ chức thực hiện
1. Xây dựng các kế hoạch
Đoàn trường chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể, hàng ngày, hàng tháng, hằng năm trình Đảng ủy, BGH duyệt. 
Sau khi các kế hoạch đã được duyệt, BCH đoàn trường họp triển khai kế hoạch và công bố các kế hoạch, các quy định cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm và học sinh được biết.
Việc xây dựng các kế hoạch, các quy chế này có sự góp ý và đồng thuận của giáo viên chủ nhiệm thông qua tại hội nghị giáo viên chủ nhiệm đầu năm học.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Ban chấp hành đoàn trường để việc quản lý, chỉ đạo được hiệu quả hơn.
2.Tổ chức thực hiện
2.1. Về chỉ đạo thực hiện
Ban chấp hành Đoàn trường cần tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động đoàn thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các nội dung mà đoàn trường đã xây dựng.
Khi xây dựng kế hoạch từng hoạt động cụ thể, tùy thuộc vào tình hình, Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng đoàn thể cần ra quyết định thành lập Ban tổ chức, ban kiểm tra, ban quản lý (ví dụ: Ban quản lý nhà vệ sinh, ban kiểm tra nề nếp, vệ sinh trường học và phân công cụ thể trách nhiệm: 
+ Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban: phụ trách chung
+ Bí thư Đoàn trường: xây dựng kế hoạch, trực tiếp điều hành và báo cáo tình hình kịp thời cho Đảng ủy, BGH nhà trường.
+ Các UV BCH Đoàn trường: phụ trách các công việc được phân công.
2.2. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các lớp theo các kế hoạch đã được duyệt 
Ban Chấp hành Đoàn trường cần tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám hiệu để đưa vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần vào tiêu chí đánh giá thi đua của học sinh. Cuối năm và cuối mỗi học kì đều có những đánh giá, tổng kết nhằm rút kinh nghiệm cho những thời gian tiếp theo.
Ban Giám hiệu cần kiểm tra công tác tổ chức, thực hiện của các tổ chức, đoàn thể để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng cho các tập thể, cá nhân tổ chức hoạt động đúng hướng đảm bảo vì một mục tiêu chung.
Trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đoàn trường cần phát huy tốt vai trò hạt nhân của đội ngũ cán bộ, giáo viên là cán bộ đoàn, đội ngũ cán bộ lớp tại các lớp trong nhà trường. Lực lượng này phải là hạt nhân nòng cốt trong các hoạt động của Đoàn thanh niên trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ và là lực lượng chính trong việc tuyên truyền chống rác thải nhựa sử dụng một lần.
Kiểm tra kết quả của mỗi hoạt động. Đặc biệt, đánh giá mức độ phản ứng của dư luận học sinh và giáo viên để có những điều chỉnh phù hợp.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC CHI ĐOÀN KIỂU MẪU
ĐƠN VỊ RÁC THẢI TRÊN MỘT BUỔI HỌC 
(Được kiểm tra tại thời điểm học sinh làm trực nhật xong)
TT
LỚP
TRƯỚC KHI TRIỄN KHAI KẾ HOẠCH PHÂN LOẠI RÁC
SAU KHI TRIỄN KHAI KẾ HOẠCH
GHI CHÚ
1
10A1
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 10% là rác không tái sử dụng được
2
10A9
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 15% là rác không tái sử dụng được
3
11A2
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 20% là rác không tái sử dụng được
4
11A9
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 12% là rác không tái sử dụng được
5
12A2
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 18% là rác không tái sử dụng được
6
12C3
gần 1 giỏ rác đầy gồm đủ các loại rác
Còn 12% là rác không tái sử dụng được
7
Toàn trường
3-4 bì rác to
Số lượng rác thải không dùng được chiếm 25% số rác ban đầu khi chưa triễn khai kế hoạch 
Như vậy sau một tuần học, tại một trường THPT chỉ có khoảng 5-7 bì rác thải không tái sử dụng được phải cho thu gom để xử lý.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang dẫn dắt xã hội loài người dần bước sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của kinh tế tri thức, trong bối cảnh đó, giáo dục đóng một vai trò quan trọng đặc biệt. Nghị quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” và Nghị quyết cũng xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, công cuộc Đổi mới đang thu được những thành quả to lớn, quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy mạnh. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đang tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị. Việc kết hợp và phát huy sức mạnh của các nguồn lực sẽ quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục. 
Là một giáo viên đã có nhiều năm gắn bó với công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tôi nhận thấy việc đảm bảo vệ sinh học đường luôn luôn sạch sẽ, giúp học sinh phát huy khả năng học tập, toàn tâm phát triển năng lực của bản thân, nhà trường hiện thực hóa được mục tiêu vì một ngôi trường xanh sạch đẹp. Điều này xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động của tổ chức Đoàn. Vì vậy, được sự quan tâm động viên và ủng hộ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu cùng tập thể sư phạm, từ năm học 2018 – 2019, tôi đã cùng Ban Chấp hành Đoàn trường bắt đầu triển khai ý tưởng, sau đó bắt đầu phát triển và áp dụng rộng rãi biện pháp này trong năm học 2019 – 2020 và cho đến nay đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Trước hết, với học sinh, là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần. Quan trọng hơn, giúp các em tự tin và phát triển tốt các kĩ năng mềm và năng lực cá nhân – những phẩm chất quan trọng của công dân trong thời đại mới. Nhiều em sau khi tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, có ý thức và trách nhiệm hơn về các vấn đề chung của cộng đồng.
Đối với Đoàn thanh niên: Hoạt động của tổ chức Đoàn đã không còn đơn thuần mang tính chất “bề nổi” nữa mà đã mang tính thiết thực, hiệu quả hơn. Thực tế qua triển khai cho thấy, việc tổ chức các hoạt động về công tác vệ sinh học đường và tuyên truyền cho học sinh nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần đã cho đoàn có màu sắc riêng, mang tính chất của “Đoàn thanh niên trường học”. Đoàn trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vai trò, vị thế và uy tín của tổ chức Đoàn trong nhà trường và địa phương ngày càng được khẳng định. Năm học 2018 – 2019, Đoàn trường vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng bằng khen.
 Về phía Nhà trường: Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên và được khẳng định, trường lớp sạch sẽ, gọn gang, các khu vực vệ sinh công cộng luôn luôn sạch sẽ làm cho học sinh cũng như phụ huynh cảm thấy phấn khởi vì một môi trường giáo dục xanh sạch đẹp. Có thể nói vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần, tại đơn vị tôi đang công tác là một trong những đơn vị dẫn đầu của cả tỉnh.
Việc nâng cao hiệu quả trong phối hợp giữa Đoàn thanh niên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã được Đoàn các cấp ghi nhận và xem đây là mô hình cần được nhân rộng triển khai. Từ những thành công ban đầu đó, một số đơn vị cũng đã áp dụng biện pháp này vào trong thực tiễn hoạt động và đã gặt hái được những thành công nhất định.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.
Tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp như đã thực hiện trong những năm qua, đồng thời, ngoài các hoạt động mang tính giáo dục hai ngành cần tăng cường thêm các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động vì cộng đồng cho học sinh THPT.
Trong việc triển khai một số hoạt động về việc chung tay bảo vệ môi trường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần cần khuyến khích sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ Đoàn trường học. Thực tế, trong thời gian qua, một số hoạt động giáo dục kĩ năng mềm như các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường biển, các hoạt động tình nguyện tại các vùng lũ, lụt  có sự vào cuộc nhịp nhàng của nhà trường, tổ chức Đoàn và các tổ chức trong nhà trường đã góp công lớn trong sự thành công của các hoạt động này. 
2.2. Đối với các đơn vị trường THPT
Công tác phối hợp giữa Đoàn thanh niên và các tổ chức trong nhà trường, triển khai các hoạt động về giáo dục ý thức cho học sinh về vệ sinh học đường cần được xem là một nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học và đưa vào tiêu chí thi đua cụ thể.
Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, lập kế hoạch và phổ biến rộng rãi cho toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường kế hoạch phối hợp hoạt động cùng nhau giáo dục cho học sinh tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm hơn trong việc giải quyết vấn đề vệ sinh học đường.
Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp tích cực và sáng tạo trong triển khai các mặt phối hợp công tác. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi qua quá trình xây dựng và chỉ đạo đoàn trường trong việc giáo dục ý thức cho học sinh về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần trong trường THPT. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo xét sáng kiến kinh nghiệm của sở GD và ĐT để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. Công văn 1622/BGDĐT-KHCNMT của bộ giáo dục đào tạo năm 2017 về kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Công văn 3857/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về tích hợp nội dung bảo vệ môi trường các môn học cấp THCS, THPT.
3. “Tri thức và kĩ năng bảo vệ môi trường, xây dựng hành tinh xanh”, DUY CHINH và HỒNG VÂN (BIÊN DỊCH), nhà xuất bản VĂN HÓA – THÔNG TIN
4. Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5. Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học tỉnh Hà Tĩnh
6. Nghị quyết 29, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI.
7. Tài liệu Đoàn trường học tỉnh Hà Tĩnh năm học 2018 – 2019
8. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
9. Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học.
10. Kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch hoạt động của đoàn trường.
11. Các nguồn thông tin khai thác từ mạng Internet
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG VÀ NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA SỬ DỤNG MỘT LẦN
Đoàn trường phổ biến kế hoạch, các chương trình hành động cho đội ngũ bí thư lớp trưởng các chi đoàn
Ra quân làm tổng vệ sinh môi trường tại trường học và chăm sóc bồn hoa cây cảnh của nhà trường vào ngày thứ 7 hàng tuần
Phối hợp với Đoàn xã, thị trấn thu gom ve chai gây quỹ cho người nghèo chung tay thu gom rác thải nhựa sử dụng một lần
Tổ chức các chuyên đề tuyên truyền chống rác thải nhựa sử dụng một lần tại một trường THPT
Các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường
Toàn cảnh nhà vệ sinh của học sinh sau khi tan trường rất gọn gang và sạch sẽ
Số rác thải sau một buổi học của toàn trường THPT được phân loại gọn gàng và cho vào các bì đựng rác
Rác hữu cơ gồm các loại lá cây cho vào ủ thành phân vi sinh dùng để chăm sóc cây trong nhà trường
Học sinh đang dùng phân vi sinh ủ từ lá cây để chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong nhà trường
Các lớp học đã dần dần thay thế đồ dùng nhựa bằng các đồ dùng phù hợp trong các lớp học
Thay thế các túi ni lông bằng các túi giấy bảo vệ môi trường
Một buổi học ngoại khóa không sử dụng sản phẩm nhựa
Toàn cảnh phía trong nhà vệ sinh học sinh cuối mỗi buổi học
Lao động vệ sinh và thu gom rác thải bằng nhựa tại khu tưởng niệm AHLS Lý Tự Trọng tại xã Việt Xuyên
Ra quân thu gom rác thải và làm vệ sinh các tuyến đường xung quanh trường học
Toàn cảnh khu nhà vệ sinh học sinh của một trường THPT

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_doan_vien_thanh_nien_ve_van_d.docx
Sáng Kiến Liên Quan