SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 cơ bản

Hiện nay đang xuất hiện một thực trạng HS ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng HS thụ động trong giờ học Hóa bắt nguồn từ tâm lý chung của HS sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất; do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ Hóa trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn.

Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của HS phổ thông nói chung và giờ học Hóa nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái

Đa số các tiết học đều sử dụng phương pháp truyền thống, hoạt động củng cố bài thường gây căng thẳng và nhàm chán.

Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Hóa học là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của GV, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp DH đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người GV dạy Hóa học cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu Hóa học học của HS, phát huy tính năng động, gây hứng thú với HS bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn.

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người học
TN tạo tình huống có lợi thế trước hết ở đặc tính trực quan sinh động của đối tượng nghiên cứu. Đó là những tình huống bất ngờ, sự không bình thường của phản ứng hóa học xảy ra trong TN như biến đổi màu sắc, thay đổi trạng thái, hoặc cháy nổ ngoài dự kiến của người quan sát. Chính những dấu hiệu không bình thường này đã lôi cuốn sự chú ý của HS và tạo ra tâm lý muốn nghiên cứu, muốn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng khác thường trong TN.
Được trình bày ngắn gọn, súc tích, đủ ý, rõ ràng.
Nội dung phải được thể hiện thành công bằng TN.
TN là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai trò quyết định trong quá trình DH. Do đó nội dung lựa chọn cần được tiến hành TN trước để kiểm tra sự chính xác và chuẩn bị dụng cụ TN cho phù hợp.
* Những bước khi sử dụng TN để tạo THCVĐ
Khi dùng TN hóa học để tạo THCVĐ, GV cần tổ chức các hoạt động học tập của HS theo 6 bước như sau:
1. GV giới thiệu TN cần nghiên cứu
2. Tổ chức cho HS dự đoán hiện tượng TN sẽ xảy ra theo lí thuyết (trên cơ sở kiến thức HS đã có)
3. Chuẩn bị hoá chất, tiến hành TN hoặc hướng dẫn HS tiến hành TN
Trong DH hóa học, TN dùng để tạo tình huống có thể được thực hiện ở các dạng: TN biểu diễn của GV, TN nghiên cứu của HS khi học bài mới.
TN được dùng để tạo tình huống do HS thực hiện có thể tiến hành theo 2 mức độ:
GV nêu vấn đề nghiên cứu, HS làm TN và xuất hiện (nảy sinh) THCVĐ. GV hướng dẫn HS xây dựng giả thuyết khoa học và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Sau đó là xử lý kết quả và nêu kết luận khoa học.
Ở một mức độ cao hơn, GV chỉ nêu vấn đề nghiên cứu, HS độc lập tiến hành TN và cũng nảy sinh THCVĐ. HS tự xây dựng giả thuyết khoa học, tiến hành các TN trong kế hoạch giải quyết vấn đề. Sau đó tự phân tích, xử lý kết quả và rút ra kết luận khoa học.
Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề (GV hướng dẫn HS hoặc HS độc lập giải quyết vấn đế).
Khi giải quyết vấn đề có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thu thập những dự đoán, câu hỏi, cách giải quyết vấn đề
Cần kết luận về kiến thức và con đường tìm kiếm, thu nhận kiến thức.
* Qui trình dạy HS giải quyết vấn đề trong các bài có sử dụng TN tạo tình huống
Dựa vào qui trình chung dạy HS giải quyết vấn đề đã nêu ở trên. Kết hợp với đặc điểm bài học và đặc điểm của các TN nêu vấn đề được trình bày trong giờ học, tôi đề xuất qui trình dạy HS giải quyết vấn đề trong các bài có sử dụng TN tạo tình huống như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề
Biểu diễn lại TN đã quen biết theo qui luật nào đó, hoặc nhắc lại kiến thức cũ mà HS đã biết và đã hiểu.
Trình bày lại TN trong điều kiện mới (có thể khác về nồng độ, môi trường, nhiệt độ, chất tương tự).
Yêu cầu HS có suy nghĩ và nhận xét qua quan sát các dấu hiệu của TN.
Bước 2: Phát biểu vấn đề
Trên cơ sở phân tích những dấu hiệu, hiện tượng đã quan sát được, GV yêu cầu HS lập mối quan hệ giữa dấu hiệu bề ngoài và bản chất của các quá trình và trả lời các câu hỏi:
Phản ứng (TN) vừa rồi xảy ra ở điều kiện nào?
Các dấu hiệu đó chứng tỏ phản ứng xảy ra trong TN đã tạo thành những sản phẩm nào? Có giống với sản phẩm đã biết không?
Như vậy, ngoài các tính chất đã biết, nguyên tố (chất) đang nghiên cứu còn có những tính chất gì khác?
Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết – nêu giả thuyết
GV yêu cầu HS nhắc lại điều kiện của 2 TN đã trình bày (hoặc biểu diễn lại các TN đó).
Xác định sản phẩm của phản ứng sau (ở TN thứ hai).
Để giải quyết được vấn đề này, GV yêu cầu HS căn cứ vào những dấu hiệu đã quan sát được để tổng hợp, phân tích, so sánh, rồi phán đoán xem chất mới là chất gì. Cũng có thể bằng cách thử chất này bằng các phản ứng đặc trưng hoặc dùng chất chỉ thị,, sau đó viết phương trình phản ứng.
Để xác định được tính chất khác của chất nghiên cứu trong điều kiện mới, GV yêu cầu HS dựa vào việc kết luận về chất mơi tạo thành và phương trình phản ứng, từ đó xác định sự biến đổi số oxy hóa, xác định trung tâm phản ứng là nguyên tử hay ion nào? Từ đó xác định những tính chất khác của nguyên tố (hay chất phản ứng) ở điều kiện mới là gì?
Bước 4 và 5: Lập kế hoạch và giải theo giả thuyết
Vấn đề 1: phản ứng (TN) 2 được tiến hành trong điều kiện: nhiệt độ, nồng độ, xúc tác, áp suất,
Vấn đề 2: Chất mới sinh ra ở TN 2 có trạng thái, màu sắc, mùi,
Chất mới sinh ra có phản ứng đặc trưng với
Chất mới sinh ra làm chất chỉ thị đổi màu 
Vậy chất đó là:
Vậy phương trình phản ứng là:, phản ứng này thuộc loại và chất đang nghiên cứu ngoài tính chất đã biết thì còn có thêm tính chất: , ở điều kiện
Bước 6: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải
Căn cứ vào việc tiến hành TN, kết quả TN và quá trình phân tích so sánh thì xác nhận kế hoạch giải ở trên là đúng.
Bước 7: Kết luận về lời giải
GV chỉnh lý, bổ sung và chỉ ra những điều cần lĩnh hội
Bước 8: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu và dạy HS tập vận dụng kiến thức. Cho HS thực hiện TN với một số chất khác tương tự (ở cùng điều kiện nghiên cứu với TN2).
2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố trong các bài cụ thể
2.3.1. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
HS nắm được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm).
HS rèn luyện kĩ năng:
- Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố để xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- Thí nghiệm biểu diễn: Khiêu vũ cùng các kim loại kiềm
- Mục đích: 
+ Giới thiệu một số nguyên tố kim loại kiềm
+ Chứng minh các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự nhau
+ Giúp HS khắc sâu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 1 cốc thủy tinh 100ml, đựng 30ml nước cất
+ Nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein vào cốc
+ Rót 50 ml dầu hỏa lên mặt nước
+ Lấy mẩu nhỏ natri và kali (kích thước bằng hạt đậu xanh) đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa
- Hiện tượng:
Mẩu natri, kali chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống nước, cứ như thế khoảng 10 – 12 lần cho đến khi mẩu natri, kali tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt chuyển thành màu hồng.
- Giải thích:
Natri, kali nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước nó lập tức tác dụng với nước, giải phóng khí H2. Bọt khí H2 bao bọc mẩu natri, kali và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri, kali bị chìm xuống. Dung dịch sau phản ứng có màu hồng là do sau phản ứng tạo ra dung dịch kiềm.
- PTHH: 	2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2K + 2 H2O → 2 KOH + H2↑
2.3.2. Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
HS nắm được:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm A.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “Rung chuông vàng”
- Thể lệ: 
+ Có 8 câu hỏi trắc nghiệm
+ Các nhóm trả lời nhanh trong vòng 30s vào bảng phụ
+ Hình thức đấu loại trực tiếp, nhóm có câu trả lời chính xác cuối cùng giành chiến thắng
Câu 1: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử các nguyên tố nhóm A có:
A. Số electron như nhau.	B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.	D. Cùng số electron s hay p.
Đáp án: C.
Câu 2: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì ban đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Chọn đáp án đúng.
Đáp án: C.
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
D. Trong một chu kì nhỏ, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
Đáp án: A.
Câu 4: Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau:
X : 1s2;	Y : 1s22s22p63s2;
Z : 1s22s22p63s23p2;	T : 1s22s22p63s23p63d104s2;
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A.
B. X, Y, T có 2 electron ở lớp ngoài cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì.
C. Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị.
D. Y và T là những nguyên tố kim loại.
Đáp án: D.
Câu 5: Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
A. chu kì 4, nhóm VB.	B. chu kì 5, nhóm IVB.
C. chu kì 5, nhóm IIA.	D. chu kì 4, nhóm IIA.
Đáp án: B.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là
A. 18.    	B. 20.    	C. 38.    	D. 40.
Đáp án: B.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm 1 electron thì tạo thành ion Y¯ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Trong hạt nhân của Y có 10 nowtron. Số khối của Y là
A. 19.    	B. 20.    	C. 16.    	D. 9.
Đáp án: D.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s23p5. Y là nguyên tố cùng nhóm với X và thuộc chu kì kế tiếp. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]4s24p5.
B. X và Y đều là những phi kim mạnh.
C. Các nguyên tố cùng nhóm với X và Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.
D. Khi nhận thêm 1 electron, X và Y đều có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng cạnh nó.
Đáp án: C.
2.3.3. Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các nguyên tố trong cùng một nhóm A.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
* Kĩ năng
- Dựa vào cấu hình electron nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố s, p.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- GV sử dụng powerpoint hỗ trợ để xây dựng hệ thống các câu hỏi củng cố
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận thông qua trò chơi “Vòng quay may mắn”
- Thể lệ: 
+ Có 9 ô số, tương ứng với 9 câu hỏi.
+ Mỗi nhóm chọn 1 câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng, được 1 lượt quay vòng quay may mắn và giành điểm số tương ứng của câu hỏi đó.
+ Kết thúc 9 câu hỏi, nhóm nào có tổng số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
Hình 1: Hình ảnh minh họa trò chơi “Vòng quay may mắn”
Câu 1: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng:
A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Đáp án: A.
Câu 2: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Đáp án: A.
Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?
A. Li, Na, C, O, F.	B. Na, Li, F, C, O.
C. Na, Li, C, O, F.	D. Li, Na, F, C, O.
Đáp án: C.
Câu 4: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K.	B. Al, Na, K, Ca.
C. Mg, K, Rb, Cs.	D. Mg, Na, Rb, Sr.
Đáp án: C.
Câu 5: Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì
A. 2.    	B. 3.    	C. 4.    	D. 5.
Đáp án. B.
RH4 → RO2
Ta có: %mR = R.100% / (R + 32) = 46,67% → R = 28 (Si)
Câu 6: Nguyên tố A và X thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và X là 23. Biết rằng A và X ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZX. Kết luận nào sau đây là sai?
A. A và X đều là các phi kim.
B. Độ âm điện của A lớn hơn X.
C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.
D. Hợp chất của X với oxi, trong đó X có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học X2O3.
Đáp án: D. 
A là oxi và B là photpho.
Câu 7: Hãy so sánh tính bazơ của cặp chất sau và giải thích: Magie hiđroxit và canxi hiđroxit?
Đáp án: Mg(OH)2 có tính bazơ yếu hơn Ca(OH)2 vì Mg và Ca đều thuộc nhóm IIA, theochiều từ trên xuống, trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim loại giảm dần. Đồng thời tính axit của hiđroxit giảm dần, tính bazơ tăng dần.
Câu 8: Hãy so sánh tính chất axit của các chất sau và giải thích: axit photphoric và axit sunfuric?
Đáp án: Trong một chu kì tính bazơ giảm dần và tính axit của các oxit và hiđroxit tăng khi đi từ đầu chu kì cho đến cuối chu kì. Nên tính axit của H2SO4 mạnh hơn H3PO4
Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9, 16,17. Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Đáp án: So sánh X và Z (vì thuộc cùng chu kì) thì: Tính phi kim X > Z
So sánh Y và Z (vì thuộc cùng nhóm A) thì: Tính phi kim Z > Y.
Vậy tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.
2.3.4. Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
* Kĩ năng
- Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra:
+ Cấu hình electron nguyên tử 
+ Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó
+ So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài học
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “Lẩu băng chuyền”
- Luật chơi:
+ GV chuẩn bị một “thực đơn” gồm 5 -6 “món ăn” là các câu hỏi liên quan đến bài học và phát cho các nhóm. 
+ Giới hạn thời gian hoàn thành thực đơn.
+ Các nhóm nhận thực đơn: Mỗi thành viên hoàn thành một món ăn bất kỳ trong thực đơn rồi chuyền lần lượt sang thành viên thứ 2, 3, 4 hoàn thành tiếp các món ăn khác.
+ Hết thời gian, nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hỏi trong thực đơn nhất sẽ giành chiến thắng.
THỰC ĐƠN
Món số 2
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. 
B. F, O, Li, Na.	
C. F, Li, O, Na. 
D. F, Na, O, Li.
Đáp án: 
Tên HS: .
Món số 1
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Chu kì 2, nhóm IA.
B. Chu kì 2, nhóm VIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IA.
D. Chu kì 3, nhóm IIA.
Đáp án: 
Tên HS: .
Món số 5
Phát biểu nào sau đây sai?
A. tính kim loại của Mg mạnh hơn Be.
B. tính bazơ của Mg(OH)2 mạnh hơn Al(OH)3 nhưng yếu hơn NaOH.
C. tính bazơ của Mg(OH)2 yếu hơn của Be(OH)2.
D. tính kim loại của Mg mạnh hơn Al nhưng yếu hơn Na.
Đáp án: 
Tên HS: .
Món số 4
Công thức hợp chất khí với H của nguyên tố X là HX. Vậy công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O7. C. XO.
B. X2O3. D. XO3.
Đáp án: 
Tên HS: .
Món số 3
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Magie.
B. Nitơ.
C. Cacbon.
D. Photpho.
Đáp án: 
Tên HS: .
2.3.5. Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn.
- Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng trong bảng tuần hoàn (bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại - phi kim, hoá trị, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit).
- Ý nghĩa bảng tuần hoàn.
* Kĩ năng
Vận dụng ý nghĩa của BTH để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn chất và hợp chất.
b. Xây dựng hoạt động củng cố bài
- Chia lớp thành 8 nhóm (5 – 6 HS/ nhóm)
- Củng cố bài học bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi thông qua trò chơi: Ghép hình
- Luật chơi: 
+ GV cho hình mẫu sẵn, HS sử dụng các mảnh ghép, ghép đúng theo hình như mẫu, bảo đảm logic.
+ Quy định ở mỗi mảnh ghép: câu hỏi: chữ in thường, nhỏ hơn; câu trả lời: chữ in nghiêng, đậm, lớn hơn.
+ Nhóm nào hoàn thành xong nhanh và chính xác nhất sẽ được cộng điểm.
Hình 2: Hình mẫu minh họa trò chơi “Ghép hình”
Hình 3: Các mảnh ghép minh họa trò chơi “Ghép hình”
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
	Trong đề tài này tôi đã trình bày các nội dung sau:
	Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, tôi đã đưa ra được một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy môn Hóa học 10 Cơ bản.
	Lấy ví dụ hình thức tổ chức cụ thể cho các bài giảng trong chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Hóa học 10 Cơ bản.
	Giúp HS có hứng thú hơn khi học tập môn Hóa học góp phần nâng cao chất lượng DH trong giai đoạn hiện nay.	
	Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình dạy và học hóa học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1. Với nhà trường 
- Cần có biện pháp hỗ trợ để các GV tích cực biên soạn, thiết kế các tài liệu dạy học đặc biệt là hoạt động khởi động bài học nhằm giúp cho HS học tập tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, có chính sách động viên cho GV thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.
3.2.2. Với GV
- Nghiên cứu xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy môn Hóa học 10 Cơ bản có chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, kích thích tư duy của các em, phát huy tính năng động, nâng cao hứng thú học tập cho bộ môn. 
- Trong quá trình dạy học, GV cần yêu cầu HS nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của HS ở nhà, phải theo dõi quá trình học tập của các em để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho HS.
Tóm lại, để làm tốt được những yêu cầu trên đòi hỏi người GV phải thật sự “yêu nghề - mến trẻ”, dành hết tâm huyết của mình để góp phần nâng cao chất lượng GD và đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tự chủ và có phẩm chất tốt.
3.2.3. Với các em HS
- Phải có tinh thần học hỏi từ thầy cô, sách vở, bạn bè và môi trường xung quanh.
- Phải có kế hoạch học tập khoa học và linh hoạt. 
- Phải học một cách chủ động, hợp tác, say mê.
Tôi nhận thấy rằng kết quả bước đầu cho thấy hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở HS, giúp các em hứng thú, chủ động, GV cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tập của HS được nâng lên. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng vì điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở các trường phổ thông.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_cung_co_bai_trong_gi.docx
Sáng Kiến Liên Quan