SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Giáo dục Mầm non là cấp học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng để đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Trong giáo dục Mầm Non có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy phụ thuộc vào sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ, giúp trẻ có một cơ thể hoàn mỹ, giàu về tâm hồn, đẹp về ý tưởng.

Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lý - gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong trường mầm non.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, tôi đã chỉ đạo triển khai, lồng ghép các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ vào chương trình giáo dục theo chủ đề để trẻ có thể tự bảo vệ, phòng tránh được các tai nạn thương tích có thể xảy ra với mình . 
	Tùy theo độ tuổi, khả năng của trẻ, tùy theo từng chủ đề và căn cứ vào kết quả mong đợi của trẻ theo lĩnh vực phát triển, để giúp trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn, tôi đã cùng giáo viên lựa chọn và đưa các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích theo từng chủ đề vào hoạt động học hoặc hoạt động khác sao cho tự nhiên, khéo léo, lồng ghép một cách nhẹ nhàng, không gò ép nhiều nội dung vào cùng một hoạt động, đồng thời phải lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp để trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng, không bị gò bó và gượng ép.
	Các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ được lồng ghép vào các chủ đề, theo từng lứa tuổi như sau:
* Lứa tuổi nhà trẻ
STT
Chủ đề sự kiện
Nội dung giáo dục phòng , chống tai nạn thương tích
1
Bé đến trường mầm non
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm ( dao, kéo, ổ điện,...), nơi nguy hiểm tại trường (cầu thang, ao, nhà vệ sinh,...)
2
Bé và gia đình
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm ( dao, kéo, bếp ga, phích nước nóng,...), nơi nguy hiểm tại nhà ( nhà vệ sinh, cầu thang,...)
- Nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh khi sử dụng dao, kéo,..., ăn các quả có hạt, không vào buồng tắm, nơi chưa nước khi không có người lớn,....
3
Giao thông
- Nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Khi tham gia giao thông, không đi qua đường khi không có người lớn dắt, không thò đầu thò tay ra ngoài xe, không theo người lạ,...
4
Con vật đáng yêu
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi tiếp xúc với các con thú dữ
5
Cây rau- Hoa quả
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi sử dụng dao, kéo,... ăn các quả có hạt
* Lứa tuổi Mẫu giáo
STT
Chủ đề sự kiện
Nội dung giáo dục phòng , chống tai nạn thương tích
1
Trường mầm non
- Nhận biết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường.
- Mối nguy hiểm khi theo người lạ, ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa được phép của cô giáo, giữ an toàn cho bản thân và cho bạn khi chơi.
2
Bản thân
- Phòng tránh nguy hiểm: Tập nói với người lớn khi bị lạc: địa chỉ, số nhà, tên bố mẹ hoặc anh chị
3
Gia đình
- An toàn khi sử dụng đồ dùng trog gia đình, tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm.
4
Nghề nghiệp
- An toàn: tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất. 
- An toàn tránh một số dụng cụ của nghề: mối nguy hiểm khi nghịch và nhặt bơm kim tiêm ( vì dễ bị lây nhiễm bệnh),.....
5
Giao thông
- An toàn khi tham gia giao thông
6
Nước và các hiện tượng thời tiết (MGL)
Nước- Mùa hè - Bác Hồ
( MGB + MGN)
- Nhận biết và tránh những nơ nguy hiểm: ao, hồ, bể chứa nước,...
7
Thế giới thực vật
- Mối nguy hiểm khi trèo cây, trú mưa dưới gốc cây to
8
Thế giới động vật
- Mối nguy hiểm khi đến gần chó, mèo lạ, cẩn thận khi tiếp xúc với một số con vật
9
Quê hương - đất nước
- An toàn khi tham gia lễ hội tại quê hương
10
Trường tiểu học
- An toàn: Mối nguy hiểm khi chọc bút, ném thước kẻ vào bạn,..
	Với các nội dung giáo dục như trên, tôi hướng dẫn giáo viên tích hợp một cách nhẹ nhàng vào các tiết học thông qua hình thức giáo dục trẻ hoặc tổ chức thành một tiết học hoặc thông qua các giờ hoạt động vui chơi, hoạt động chiều,...giúp trẻ nhận ra các mối nguy hiểm đó và ảnh hưởng của nó tới bản thân mình.
Ví dụ 1
- Chủ đề “Bé và gia đình”
+ Nhận biết tập nói: Một số đồ vật nguy hiểm
-> Qua hoạt động này, giúp trẻ nhận biết và tránh một số đồ vật nguy hiểm như: phích nước nóng, ổ điện, dao, kéo, bếp gas đang bật,....
Ví dụ 2: Khám phá xe máy
	Ở hoạt động này, giáo viên giúp trẻ hiểu bô xe máy thường rất nóng khi vừa đi về, trẻ có thể bị bỏng khi đùa nghịch, sờ, chạm vào bô xe máy. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng hình ảnh làm trò chơi nhằm hình thành kỹ năng chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên xe máy để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Đó là trò chơi: Ai giỏi nhất.
	Giáo viên chuẩn bị hình ảnh: bé ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe vòng tay ôm người phía trước, bé ngồi sau xe hai tay giơ ra để đùa nghịch,... Giáo viên yêu cầu trẻ chọn hành động đúng mà trẻ nên làm và hỏi trẻ vì sao nên làm như vậy? Nếu trẻ không làm như vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
	Trên cơ sở đó giáo viên giáo dục trẻ: Khi đi xe máy cùng bố mẹ, các con nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu đỡ bị đau nếu chẳng may con bị ngã xe. Các con cũng nên ngồi ngay ngắn trên xe, vòng tay ôm chặt người phía trước, có như vậy các con mới giữ an toàn cho bản thân mình.
Ví dụ 3: Ở hoạt động vui chơi
	Ở góc Gia đình: Giáo viên giúp trẻ hình thành thói quen pha sữa cho em bé xong phải cất gọn phích nước để tránh bị bỏng, phải trẻ phải dùng lót tay khi bắc nồi từ trên bếp xuống
Ở hoạt động ngoài trời, qua việc quan sát, trò chuyện về cái đu quay, giáo viên giúp trẻ nhận biết một số nguyên nhân gây ngã và biết cách phòng, tránh nguy cơ gây ngã:
- Vì sao mà bé ngã khi ngồi trên đu quay ( Không bám chắc, đùa nghịch, xô đẩy bạn,..)
- Khi ngồi trên đu quay chẳng may bị ngã bé cần làm gì? ( nằm yên, chờ đu quay dừng hẳn mới ngồi dậy để tránh đu quay đập vào đầu,...)
- Bé làm gì để phòng tránh ngã? ( Khi xô đẩy bạn, nắm chắc tay cầm,..)
	Thông qua việc lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ như vậy, giúp trẻ có những hiểu biết về cách nhận biết và kỹ năng phòng, chống một số tai nạn thương tích xung quanh cuộc sống của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động.
3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Để đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, không để xảy ra tai nạn thương tích đối với trẻ, tôi đã triển khai một số biện pháp cụ thể sau:
*Về phía giáo viên: Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc giờ đón, trả trẻ, tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ giấc, chế độ sinh hoạt của giáo viên, chấn chỉnh công tác tổ chức các hoạt động, tạo nề nếp sinh hoạt cho trẻ: nề nếp chơi, nề nếp học, nề nếp ăn ngủ, luôn phải có cô trong mọi hoạt động của trẻ và phải quan tâm, chú ý đến từng hành động của trẻ, phải tuân thủ theo đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, trẻ càng bé thì các cô càng cần quan tâm chăm sóc chu đáo, tận tình, tỉ mỉ hơn.
Ví dụ: Khi ra sân hoạt động ngoài trời, trẻ đi lên xuống cầu thang thì phải đi theo hàng lối, bám vào tay vịn cầu thang, không chạy nhảy, đùa nghịch,..., khi chơi thì cô hướng dẫn trẻ chơi lần lượt, không tranh giành với bạn
Tôi thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh phòng lớp, kiểm tra chế độ chăm sóc trẻ theo định kỳ, đột xuất, nhắc nhở trước cuộc họp chấn chỉnh kịp thời các sự việc không đảm bảo an toàn cho trẻ như: nền nhà ướt, quát mắng, đánh trẻ,... Tôi nhắc nhở giáo viên, cần để các đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ lên cao như dao, kéo,.. và loại bỏ các đồ dùng đồ chơi gãy hỏng, sắc nhọn dễ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Đặc biệt phải luôn để nền nhà khô ráo, không bị ướt, nhất là nền nhà vệ sinh, phải có dép cho trẻ đi vào.
* Về phía bảo vệ: Tôi yêu cầu bảo vệ nhắc nhở phụ huynh để xe đúng nơi quy định, không đi xe vào khu vực trong sân trường. Khi hết giờ đón trẻ, bảo vệ có nhiệm vụ khóa cửa cổng và bất cứ ai muốn ra vào trường phải có sự đồng ý của Ban giám hiệu. Bảo vệ phải thực hiện nghiêm túc giờ mở cổng đúng giờ theo quy định.
* Về phía Y tế: Chỉ đạo đồng chí y tế luôn phải theo dõi tủ thuốc, khi hết thuốc, đồ dùng sơ cấp cứu thì phải bổ xung kịp thời. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra đồ dùng của cô, của trẻ có nguy cơ gây tai nạn thương tích, kiểm tra vệ sinh xung quanh trường lớp và giám sát khâu thực hiện.
* Về phía nhân viên cấp dưỡng: Chỉ đạo tổ nuôi tuân thủ nghiêm ngặt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chia ăn, đảm bảo chất lượng món ăn cho trẻ.
Có như vậy, trẻ luôn được an toàn về thể lực sức khỏe, an toàn về tâm lý và an toàn về tính mạng của trẻ.
3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thôi chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp hài hòa từ phía gia đình trẻ. Vì gia đình là nơi trực tiếp nuôi dạy trẻ cùng với nhà trường. Vì vậy, để công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh về những nguy cơ không an toàn cho trẻ từ phía các bậc phụ huynh như đi xe vào khu vực trường, cho trẻ mang đồ chơi hoặc vật dụng không an toàn đến lớp. Ngoài ra, tôi còn phát cho các lớp các tờ rơi, tờ tranh tuyên truyền về cách nhận biết và phòng tránh một số nơi, tai nạn thường gặp ở trẻ để ở góc dành cho cha mẹ cần biết,...Đồng thời tôi cũng tuyên truyền một số trường hợp tai nạn trẻ thường hay gặp ở trường và ở nhà để phụ huynh nắm được và cùng cô giáo có biện pháp để phòng tránh.
Tôi và phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với nhau về những tình huống không an toàn mà trẻ vô tình gặp phải hoặc những hoàn cảnh được người lớn tạo ra nhằm giúp trẻ học cách ứng phó. Đồng thời cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ trong những tình huống như vậy.
Qua các nội dung tuyên truyền như vậy, phụ huynh đã nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy quy định của lớp, của nhà trường; Dừng đỗ xe theo quy định dưới sự hướng dẫn của bảo vệ, không đi xe vào khu vực trường, không cho trẻ mang đồ chơi hoặc vật dụng không an toàn đến lớp, có những hiểu biết về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, có thể dạy trẻ và tự phòng, chống cho bản thân mình và cho gia đình. Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
3.7. Biện pháp 7: Theo dõi và đánh giá công tác đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
	Biện pháp này rất quan trọng vì nó giúp người quản lý theo dõi việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ được thực hiện như thế nào? Có đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an toàn cho trẻ hay không? Xác định rõ được người chịu trách nhiệm, nguyên nhân gây tai nạn, số lượng trẻ bị tai nạn thương tích và kết quả thực hiện của bản kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích ra sao? 
	Tuy nhiên, những năm trước đây, công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Vì vậy mà chưa động viên, khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên, nhân viên làm tốt và chưa có hình thức xử lý các trường hợp vi phạm gây thương tích cho trẻ. 
	Để khắc phục tình trạng nêu trên, tôi đã tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá một cách trung thực nhất về các nội dung trong bản kế hoạch và kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các nhóm lớp. Khi theo dõi, đánh giá, tôi thu thập thông tin về tình hình tai nạn thương tích của từng lớp , sau đó tôi tổng hợp thành bảng thống kê để đánh giá tình hình tai nạn thường gặp trong nhà trường. Các biểu mẫu tôi sử dụng như sau:
* Biểu mẫu 1: Bảng theo dõi tình hình tai nạn thương tích trong nhà trường
STT
Họ và tên trẻ
Lớp
Loại TNTT
Nơi xảy ra tai nạn
Nguyên nhân
Bộ phận cơ thể bị thương
	Khi có các thông tin đầy đủ ở biểu mẫu 1, tôi sẽ tổng hợp phân loại theo biểu mẫu 2 đến biểu mẫu 5
* Biểu mẫu 2: Báo cáo chung tình hình tai nạn trẻ em
STT
Loại TNTT
Nơi xảy ra tai nạn
Số trẻ bị TNTT
Phòng học
Nhà vệ sinh
Nơi khác
Tổng số
Nam
Nữ
1
Ngã
2
Hóc, sặc
...
.......
Tổng số
*Biểu mẫu 3: Tai nạn thương tích theo bộ phận cơ thể bị thương
TT
Bộ phận cơ thể bị thương
Số trẻ bị TNTT
Số lượng
%
1
Tay
2
Chân
3
Thân mình
4
Bộ phận khác
* Biểu mẫu 4: Các loại tai nạn trẻ hay mắc phải
TT
Các loại tai nạn trẻ hay mắc phải
Số trẻ bị TNTT
Số lượng
%
1
2
3
4
* Biểu mẫu 5: Nguyên nhân trẻ bị tai nạn 
TT
Nguyên nhân trẻ bị tai nạn
Số trẻ bị TNTT
Số lượng
%
1
Bàn ghế hỏng
2
Nền nhà trơn
3
...........
4
............
	Khi tổng hợp được số liệu như trên giúp tôi có thể biết:
- Các loại tai nạn hay xảy ra ở nhà, ở trường, ở lớp
- Nơi dễ xảy ra tai nạn
- Biết các loại tai nạn trẻ hay mắc phải
- Số lượng trẻ bị tai nạn
- Bộ phận cơ thể hay bị tổn thương khi bị tai nạn ( từ đó có hướng để dự phòng sơ cứu, cấp cứu cho trẻ).
- Lý do trẻ bị tai nạn
- Nguyên nhân trẻ bị tai nạn
- Giới tính trẻ hay bị tai nạn
	Với cách làm như trên, tôi có biện pháp để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn cho trẻ và nếu có tai nạn xảy ra thì tôi nhanh chóng có biện pháp xử trí và khắc phục kịp thời. Đồng thời nhìn vào bảng tổng hợp tôi sẽ biết các nhóm, lớp thường xuyên xảy ra tai nạn để nhắc nhở và xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra. Từ đó, tôi có hình thức động viên, khen thưởng giáo viên, nhân viên làm tốt trong công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
4. Hiệu quả Sáng kiến kinh ngiệm
Qua việc chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình trong việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, Trường Mầm non chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:
* Đối với nhà trường
	Cùng với việc tu bổ, cải tạo cơ sở vật chất, thì nhà trường đã có một khung cảnh sư phạm khang trang, xanh, sạch, đẹp.
	 Nhà trường luôn dựa vào thông tư 13 để làm thước đo chuẩn cho việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng được môi trường sinh hoạt học tập an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học: đến cuối năm trường không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. 
	Vì vậy, các tiêu chí trong bảng kiểm xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đều đạt.
* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
	Thông qua các buổi tuyên truyền giáo dục nhận thức của CB - GV - NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường được nâng cao: GV nghiêm túc thực hiện tổ chức hoạt động có giờ giấc, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày, sử dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.
	Cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự hiểu biết sâu rộng về các nội dung, các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, có kỹ năng xử trí, sơ cấp cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ qua các buổi tập huấn, qua tự học, tự nghiên cứu. Từ đó, giáo viên, nhân viên biết cách lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ vào các chủ đề phù hợp.
* Đối với trẻ
	Khi lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục trẻ theo chủ đề, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ đã có được một số kỹ năng cần thiết trong việc tự phục vụ. Hầu hết trẻ đã biết tự bảo vệ bản thân, biết nhận ra và tránh xa những nơi nguy hiểm, những đồ vật , vật dụng nguy hiểm, biết một số hành động gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân mình an toàn.
	Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần: trẻ được đảm bảo an toàn, tạo được không khí cho bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất, trẻ yêu trường lớp và thích đến trường.
	Qua các biện pháp thực hiện, tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích giảm rõ rệt. 
* Đối với phụ huynh
	Qua một số hình thức tuyên truyền, nhận thức của phụ huynh đã thay đổi đáng kể: 
	Phụ huynh đã nắm được nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, nhận thấy được sự thiết thực và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường và tại gia đình.
	Từ đó, phụ huynh đã vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chấp hành một số nội quy của nhà trường để đảm bảo an toàn cho trẻ, đã cùng cô giáo dạy trẻ một số kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Tóm lại, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là một việc đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ hiện nay, góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ và việc xây dựng một môi trường an toàn thân thiện cho trẻ học tập vui chơi là cần thiết và có ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho trẻ là chăm sóc những mầm xanh cho đất nước, tương lai đất nước có phồn vinh hay không phụ thuộc vào những mầm xanh đó có được chăm sóc tốt hay không
	Sau học tập nghiên cứu các vấn đề về quản lý công tác Phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non, tôi đã nhìn nhận đánh giá lại hoạt động quản lý công tác Phòng chống tai nạn thương tích của đơn vị mình thấy còn những bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh.
	Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định về trang bị cơ sở vật chất trong trường mầm non; Căn cứ tình hình thực tế về công tác Phòng chống tai nạn thương tích của trường, tôi đã xây dựng và áp dụng các biện pháp, kế hoạch hành động vào trong công tác Phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường. Tôi mong rằng những biện pháp, kế hoạch tôi xây dựng trên có thể phần nào làm thay đổi, nâng cao đẩy mạnh hơn nữa công tác Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ không những trong Trường Mầm non chúng tôi mà còn được nhân rộng áp dụng cho các trường mầm non trong toàn huyện. 
	Qua quá trình thực hiện đề tài này, sau thời gian học tập nghiên cứu, và qua áp dụng thực tế bản thân tôi đã rút ra được một số bài học cho mình như sau:
 	Dù ở cương vị nào, đã làm trong môi trường giáo dục nói chung và trường mầm non nói riêng thì phải luôn lấy công tác chăm lo cho trẻ làm trọng, lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao khi trẻ đến trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và phụ huynh có thể yên tâm khi gửi gắm con em mình.
	Bản thân phải luôn trau dồi học tập nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
	Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học. Tuyên dương, động viên các giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện chưa tốt. 
2. Khuyến nghị
Với tư cách là Phó Hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tôi xin khuyến nghị một số điều như sau:
	Đối với lãnh đạo Nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác Phòng chống tai nạn thương tích nói riêng trong nhà trường; tham mưu cho lãnh đạo kịp thời tu sửa, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu theo quy định.
 Đối với phụ huynh: Cần có ý thức hơn trong việc chấp hành giờ giấc đưa đón trẻ của Nhà trường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không chạy xe vào trong khu vực trường, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
	Đối Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần nắm bắt và tham mưu kịp thời cho cấp trên đầu tư xây dựng cải tạo về cơ sở vật chất của các đơn vị trường học trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 
 	Trên đây là “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”, trong quá trình nghiên cứu chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí trong Hội đồng đánh giá để các biện pháp của bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang_cao_chat_luong_co.doc
Sáng Kiến Liên Quan