Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

 Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước các gia đ́nh đă có cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn và tŕnh độ dân trí ngày một cao hơn. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đ́nh và xă hội quan tâm nhiều hơn, chăm sóc tốt hơn. Chính vì thế mà giáo dục mầm non đang ngày được quan tâm nhiều hơn.

Để đạt được mục tiêu của ngành học là giúp trẻ phát triển toàn diện th́ể chât lẫn tinh thần ,việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khỏe là vốn quý giá là hạnh phúc của mỗi gia đ́nh và toàn xă hội “Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu”. Do vậy việc chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng cao cả, là trách nhiệm của toàn xă hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ.

Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài ḥòa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nuôi dưỡng đặc biệt là chất lượng bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt và dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật.

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn, uống để duy trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ thành phần các chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Trong tất cả các đồ ăn thức uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các chức năng của cơ thể qua đó giúp cho con người có thể sống và làm việc được.

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có sự ảnh hưỏng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ th́ì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, th́ì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chẩy,loãng xương, khô mắt do thiếu VitaminA

 

docx10 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tŕnh phục hồi của trẻ. Do đó việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết. Dinh dưỡng hợp lý, đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng.
           - Cân đối giữa các chất sinh năng lượng (đạm, béo, đường).
           - Cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
           Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ em nếu tính theo cân nặng cao hơn người lớn. Vì vậy, muốn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ cần phải cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng và cần chia ra nhiều bữa vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, khả năng tiêu hóa còn hạn chế không thể hấp thu nhiều thức ăn trong cùng một lúc. Ở trẻ nhỏ niêm mạc ruột chưa bền chắc nên dễ bị viêm ruột. Màng treo ở ruột ở trẻ em thường dài nên dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột. Cơ thực quản và cơ dạ dầy của trẻ mỏng, yếu nên trẻ dễ bị nghẹn hoặc bị nôn trớ nhất là sau khi trẻ ăn nhiều. 
          Niêm mạc ruột non chưa bền chắc nên trẻ dễ hấp thụ những sản phẩm thức ăn của quá tŕnh tiêu hoá và vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ còn phụ thuộc theo từng độ tuổi. Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau.
          Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Qua nghiên cứu cho thấy trẻ em cần nhiều thức ăn hơn người lơn. Chẳng hạn theo dơi cân của một trẻ mạnh khoẻ sẽ rơ. Từ 4 tháng tuổi cân nặng gấp đôi lúc lọt ḷng, khi được 1 năm số cân sẽ tăng gấp 3.
          Cung cấp về dinh dưỡng của trẻ em theo tuổi được Viện dinh dưỡng đưa ra với trẻ  < 1 tuổi cần cung cấp 1000Kcalo/ngày               
trẻ  < 1 -  3 tuổi cần cung cấp 1300Kcalo/ngày
trẻ  < 4 – 6  tuổi cần cung cấp 1500Kcalo/ngày      
          Dựa vào căn cứ trên nên chế độ ăn trong ngày của trẻ được chia thành 3 – 4 bữa trong đó tỷ lệ các bữa hợp lý nên là: Bữa sáng 25%, bữa trưa 40%, bữa xế 15%, bữa tối 20%. 
          Trong một ngày thức ăn được phân phối cho bữa trưa là nhiều calo hơn khoảng 30 – 40% khẩu phần ăn hàng ngày, vì bữa trưa cần cung cấp năng lượng cho trẻ để bù đắp cho sự tiêu hao năng lượng ( do hoạt động ) và đảm bảo năng lượng cho trẻ hoạt động tiếp theo trong ngày. Trẻ đến trường mầm non ngay từ buổi sáng đă tham gia vào các hoạt đông trong chế độ sinh hoạt một ngày, như: thể dục sáng, hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc trẻ rất hiếu động nên thường tham gia các hoạt động một cách tích cực. Khi trẻ hoạt động tích cực sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Với cơ thể trẻ sẽ lấy năng lượng ở đâu để hoạt động, đương nhiên nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể là thức ăn. Thường buổi sáng, trẻ ăn rất ít, do vậy không thể đủ năng lượng cho trẻ đủ hoạt động. Vì vậy, nhất thiết phải có bữa ăn trưa để bù đắp phần năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động từ sáng đến trưa và cung cấp năng lượng cho trẻ tham gia vào các hoạt động buổi chiều. Nếu như trẻ không có bữa ăn trưa hay có ăn nhưng không hợp lý th́ì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn.
          Việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ trong trường mầm non nói chung và trường mầm non tôi đang công tác nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Thực đơn cũng được thay đổi phù hợp theo mùa và phù hợp với từng giai đoạn của trẻ.  Các món ăn ngon thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn, hợp lý cân đối về lượng và chất cho trẻ. Muốn vậy, đòi hỏi cô nuôi  phải tìm tòi , học hỏi, khám phá những món ăn ngon , mới lạ , hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các cô nuôi không ngừng nâng cao chuyên môn cũng như tay nghề để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho các cháu. Đồng thời tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về  công  tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Chinh vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường. Khi thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
          - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của pḥng Giáo dục và đào tạo Huyện Gia Lâm đặc biệt là sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư  xây dựng                              một  khu  bếp riêng  thoáng  mát được sắp xếp theo hệ thống  bếp một chiều ,dụng  cụ chế  biến  nấu ăn đầy đủ,sạch sẽ, đồ  dùng hoàn toàn bằng  Inox
- Nhà  trường xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa , giàu chất dinh dưỡng để chế biến phù hợp món ăn cho trẻ
          - Đội ngũ cô nuôi trẻ, nhiệt t́nh, có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp chế biến và thực hiện tốt công tác.
          - Bản thân tôi luôn được cấp trên và đông nghiệp giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình tôi làm việc tại trường.Tôi luôn tìm tòi,học hỏi và nắm bắt một số kiến thức thực tế và kinh nghiệm trong cách chế biến món ăn và xây dựng một bữa ăn hợp ý cho trẻ hợp ý trong trường mầm non.
          - Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh luôn kết  hợp cùng nhà trường kiểm tra giám sát việc giao nhận thực phẩm,chế biến chia ăn cùng tổ nuôi định hướng khẩu phần  ăn của trẻ và các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Trẻ ăn bán trú tại trường là 100%
b. Khó khăn.
          - Địa bàn xă rộng, chưa có trường tập trung, các lớp nằm rải rác 3 khu trong toàn xã. Các cô phải đưa cơm đi các khu làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn
          - Phụ huynh chủ yếu là làm ruộng nên kinh tế còn khó khăn việc đóng góp ủng hộ nhà trường để nâng cao bữa ăn cho trẻ còn hạn chế.
          - Giá cả thực phẩm trên thị trường luôn biến động, chất lượng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.
          - Trường mầm non có nhiều độ tuổi khác nhau, một số trẻ không có thói quen nhai kỹ nên ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của trẻ.
          * Từ những thuận lợi và khó khăn trên, dựa trên cơ sở thực tế tôi đă nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mầm non:
3. Các biện pháp thực hiện
a.Biện pháp 1 : Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm
          Để có được bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm thì yêu cầu cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải có kiến thức về VSAT thực phẩm, thực phẩm không đạt yêu cầu không được nhận. Khi nhận tôi kiểm tra kỹ thực phẩm thấy có nghi ngờ phải báo ngày cho Ban giám hiệu, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đó, cần lưu ý: tuyệt đối không nhận thực phẩm không rõ nguồn gốc, hạn dùng hoặc quá hạn, đối với những thức ăn có sẵn, không mua thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy phép kinh doanh, đăng ký chất lượng Đặc biệt không chấp nhận thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau không tươi, thịt không tươi 
Khi nhận thực phẩm tôi luôn có sổ sách ghi chép đầy đủ định lượng và tình trạng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo không được tiếp nhận khi giao nhận thực phẩm, hai bên phải ký nhận cùng chứng kiến của Ban giám hiệu nhà trường và phải đúng đủ các thành phần hoặc đại diện phụ huynh, khâu bảo quản tại kho của nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh,  không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng.
b. Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng
Dinh dưỡng c̣hủ yếu phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn thực phẩm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tôi cùng đồng nghiệp luôn quan tâm và chú trọng với sự giám sát chặt chẽ của nhà trường lựa chọn và hợp đồng thực phẩm an toàn để chế biến cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc quy tŕnh kiểm thực ba bước, chế biến thực phẩm, lưu mẫu thức ăn. Đảm bảo an toàn. Hiện nay vấn đề vệ sinh anh ṭan thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xă hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá tŕnh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đ̣i hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. 
          + Đối với thực phẩm sống: chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tơi mới, không bị dập nát, an toàn khụng thuốc trừ sõu hay húa chất và không có mùi lạ, mua ở nơi đã biết địa chỉ rõ ràng và mua tận gốc để giảm đợc giá thành . 
+ Nếu thực phẩm gói sẵn không mua hàng hóa không có nhãn mác không ghi hạn sử dụng, không ghi rõ nơi sản xuất
+ Nếu là đồ hộp : không mua hộp không ghi nhãn mác,không có hạn sử dụng, không có nơi sản xuất..
c. Biện pháp 3: Đảm bảo các yêu cầu trong sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm
Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon , hấp dẫn phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Muốn có được món ăn ngon và đảm bảo vệ sinh ATTP thì nhân viên nấu ăn phải nghiêm túc từ khâu sơ chế đến khâu bảo quản thực phẩm. Khi nấu ăn cho trẻ, tôi luôn thực hiện đúng các yêu cầu trong sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm như:
 Rửa tay bằng xà phòng với nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sơ chế,mặc bảo hộ lao động,đeo khẩu trang,tạp rề khi sơ chế, chế biến thức ăn.
 Rửa tất cả hoa quả và rau sạch, kể cả loại đã được bọc nilon trong siêu thị. động tác này giúp loại bỏ chất bẩn và những hóa chất còn đọng lại, ví dụ như thuốc trừ sâu.
 Nếu phần vỏ rau quả không được sạch, tốt nhất là gọt hoặc lột bỏ. Bỏ đi những lá ngoài cùng của các loại rau có lá, như cải bắp....Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.
Nấu xong cho trẻ ăn ngay vì thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
          Cà chua phải sốt trong dầu mỡ mới đạt được lượng vitamin tốt nhất
Khoai tây, su su gọt xong phải ngâm trong nước mới loại bỏ được độc tố
 Gia vị có chất  iôt khi bắc ra mới đựơc nêm  vào.
Nếu muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng, hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10° C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 10°C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh
Thực hiên nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Hàng ngày, nhà bếp phải lưu mẫu thức ăn theo quy định 24/24h mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong trước khi cho trẻ ăn. . Hộp đựng mẫu thức ăn phải sạch sẽ có nhãn mác, có nắp đậy ghi rõ ngày giờ, có chữ ký của người lưu nghiệm và của nhân viên y tế. Trên nhãn mác phải ghi rõ ngày, giờ, tên món ăn được lưu nghiệm.
d.Biện pháp 4. Phối hợp các kỹ thuật khi chế biến các món ăn cho trẻ 
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt chất lượng cao. Chính v́ vậy, trước khi chế biến tôi và các bạn trong tổ luôn chú trọng từng khâu, từ khâu sơ chế như: Khi sơ chế thực phẩm phải chú ư cắt thái nhỏ hoặc xay nhỏ các loại rau, thực phẩm thịt cá. Khi rửa rau quả để chế biến, không nên ngâm ngập trong chậu nước mà nên rửa dưới ṿòi nước chảy. Như vậy sẽ tránh được các vitamin B, C và một số khoáng chất khác tan vào trong nước làm giảm dinh dưỡng của thực phẩm.
          Để trẻ ăn ngon, ăn hết suất th́ì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá tŕnh nấu nướng, biết cách phối hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng chú ý xay nhỏ các thức ăn hoặc băm nhỏ các loại thực phẩm như thịt,cá. Điều đó sẽ kích thích được cơ quan tiêu hóa của trẻ tiết ra dịch khiến trẻ có cảm giác muốn ăn và khi ăn sẽ ăn ngon miệng.  
          Trong quá tŕnh chế biến, tôi luôn đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Trước khi chế biến tôi thường nhắc nhở chị em vệ sinh khu chế biến trong và ngoài khu vực phải sạch sẽ, rửa tay bằng xà pḥng trước khi chế biến, đeo gang tay và đeo khẩu trang khi chia ăn
Các món ăn chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa. Tẩm ướp thức ăn từ 10-15 phút trước khi phi hành thơm đem xào nấu. Trong khi chế biến nên đậy vung để các vitamin không bay hơi.
Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau củ quả có màu sắc đẹp để trẻ 
dễ bị thu hút, lôi cuốn tạo cảm g iác hứng thú, thích ăn. 
          Ví dụ: Món hải sản xào ngũ sắc: tôi kết hợp 5 loại thực phẩm như súp lơ xanh, cà rốt, su hào, nấm hương, tôm để tạo màu sắc hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề pḥng chống thiếu máu cho trẻ khi chế biến cụ thể:
Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối nên tăng cường lượng nước mắm rất dinh dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm một số loại rau quả có chứa nhiều vitamin C để có tác dụng tốt cho việc hấp thụ chất sắt, pḥng chống được các bệnh tật khi chuyển mùa. Bởi v́ ăn nhiều muối sẽ có ảnh hưởng không tốt tới trẻ như: Sẽ làm cho tuyến nước bọt của trẻ bị giảm, gây lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, làm viêm nhiễm đường hô hấp. Ăn nhiều cơ thể kém hấp thu kẽm bé sẽ biếng ăn khó ngủ và chậm lớn.
VD: Như rau đay hàm lượng VitaminC là 77, Rau mồng tơi 72, Bắp cải 30, Cà chua 40, Bí ngô 40....
          Để chế biến được món ăn ngon, hấp dẫn đối với trẻ th́ nhân viên nấu bếp phải nhanh nhẹn và có kỹ thuật thao tác chính xác, phải co kỹ năng, kỹ sảo trong chế biến, có sáng kiến chế biến thực phẩm nhanh để đảm bảo thời gian cho trẻ ăn đúng giơ quy định.
VD: 
- Khi nấu bạn nên xào thịt, rau củ quả trước khi cho vào nấu phi hành mỡ cho thơm trước khi xào thịt sẽ làm cho các sinh tố tan trong mỡ được hấp thụ hết và kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Màu sắc của thức ăn cũng hấp dẫn trẻ màu như màu vàng của trứng,màu xanh của rau lá,màu đỏ của cà rốt,màu nâu của thịt cá.
- Khi nấu bạn đậy ung (không nên quấy đảo nhiều) thức ăn sẽ mau chín cà giữ được sinh tố, thức ăn của trẻ phải nấu chín, không cho trẻ ăn thức ăn tái hoặc sống dễ gây tiêu chảy, nhiễm trùng run sán.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau củ,dưới dạng cháo lỏng,cơm,canh.
- Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rơ rệt đến sự phát triển của trẻ, bởi vậy trong giai đoạn này cần cho trẻ ăn đủ chất để đáp ứng nhu cầu cơ thể đang lớn nhanh vì vậy tôi đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn phong phú đa dạng để tăng cường thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể kết hợp với một số gia dảm khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau
- Tăng lượng thực ăn giàu canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết hợp với việc uống sữa hàng ngày. 
Cách chế biến một số món ăn giàu dinh dưỡng được phổ biến ở trường mầm non Đa Tốn.
VD:Tôm, thịt lợn dim
Nguyên liệu: 10 suất
- Thịt lợn NV: 200g
- Tôm nơn: 200g
- Dầu ăn:30g
- Hành: 20g
- Nước dùng (nước xương ninh): 500g
- Tiêu, muối, mắm: 100g
Cách làm
- Tôm, thịt lợn xay nhỏ ướp tiêu, muối, nấm hương rửa sạch ngâm nước 
- Đun dầu sôi, phi thơm hành, trút thịt vào xào thơm, om cho thịt ngấm, trút nước dùng vào đun sôi nhỏ lửa , khi thịt chín mềm cho nấm hương vào nấu tới khi chín, cho hành mùi vào nêm vừa ăn là được.
VD2: Món mặn: thịt gà thịt lợn om nấm
Nguyên liệu: 10 xuất
- Thịt gà ta: 200g
- Thịt lợn (nạc vai): 300g
- Bột đao: 30g
- Rau mùi, gia vị (mắm muối, ḿ chính)
- Nấm hương: 0.005g
Cách làm
- Thịt gà, thịt lợn sơ chế sạch xay nhỏ ướp một chút gia vị, nấm hương rửa sạch ngâm nước ấm một lúc đổ ra dổ cho róc xay nhỏ đổ vào nồi cho một chút dầu.
- Phi thơm hành cho thịt lợn, gà vào xào săn cho ngấm gia vị, tiếp đến cho nấm hương vào đảo cùng tới khi hỗn hợp chín mềm th́ đổ nước  vào đảo đều. Đồng thời hoà bột đao đổ từ từ xuống hỗn hợp thịt tới khi thắng sốt sánh, nêm lại gia vị cho vừa ăn, cho rau mùi đảo đều bắc xuống.
Yêu cầu thành phẩm
- Trạng thái: Thịt chín mềm, nước sốt hơi sánh
- Màu sắc: Biến đổi tự nhiên của thịt rau,  trông hấp dẫn
- Mùi vị: Thơm ngon đặc trưng của thịt và rau mùi vị vừa. 
Với các món ăn phổ biến trên, trẻ trường tôi rất thích và hào hứng khi được ăn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Nhờ sự nỗ lực của bản thân, với lòng yêu nghề, yêu trẻ tôi và các bạn đồng nghiệp của tôi đă đạt được một số kết quả như sau:
a. Đối với nhà trường:
          - Tạo được niềm tin tưởng đối với phụ huynh, do vậy số trẻ ăn bán trú tại trường ngày một đông
          - Trường không có dịch bệnh và ngộ độc thức ăn xảy ra trong trường.
          - Thực đơn nhà trường phong phú, đảm bảo định lượng calo và tỉ lệ các chất cân đối
          - Qua các đợt kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trường luôn đạt loại tốt.
b. Đối với bản thân:
          - Trình độ chuyên môn được nâng cao, có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn cho trẻ mầm non
- Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp tôi hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thực phẩm và  chất lượng bữa ăn ảnh hưởng  rất lớn đến sức khỏe của  con người
- Bản thân tôi cũng áp dụng vào thực tế  rất  được nhiều phương  pháp kết hợp các loại thực phẩm phù hợp với  nhau để tạo ra các món ăn đảm bảo dinh dưỡng tốt  nhất cho trẻ
          - Hàng năm tham gia hội thi nhân viên giỏi cấp trường, cấp huyện đều đạt loại tốt.
          - Được chị em trong tổ bầu là người hoàn thành xuất sắc và luôn luôn chế biến tạo ra các món ăn mới lạ phù hợp với trẻ.
c. Đối với trẻ:
          - Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên khỏe mạnh. Trẻ rất hào hứng với các món ăn trong trường, ăn ngon miệng và hết xuất. Đặc biệt không có trẻ kén ăn trong trường.
          -Trẻ không còn chọn hành và rau hay thịt để loại bỏ ra khỏi bữa ăn của chính mình,thay vào đó  trẻ thích ăn rau và  ăn thịt nhiều hơn trước  
          - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường giảm đáng kể hàng năm từ 2-3,4%, và 100% trẻ tăng cân.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Công tác chăm sóc nuôi dường và giáo dục trẻ Mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ . Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
Qua một thời gian thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, tôi thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm hoc, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hợp đồng thực phẩm được rõ ràng, giao nhận thực phâm , lưu mẫu thức ăn và công tác vệ sinh được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Trẻ luôn thích đến trường vì nhớ các món ăn. 
Có được kết quả như vậy đó là sự phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt là ban giám hiệu luôn sát cánh cùng tôi chỉnh sửa những biện pháp hình thức thay đổi các món ăn đảm bảo đúng đủ định lượng khẩu phần ăn của trẻ , món ăn tạo màu sắc hấp dẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  
Để có được những kết quả trên, trước hết mỗi cô nuôi cần nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và chế biến món ăn cho trẻ ở nhà trường 
Cần có sự đoàn kết nhất trí, lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi nghiên cứu các biện pháp chế biến món ăn cho trẻ 
          Trong công việc phải kiên trì, biết lắng nghe thông tin từ nhiều phía để tự điều chỉnh cách chế biến của mình sao cho hợp với trẻ. Phải năng động, sáng tạo trong công việc, tạo sự đồng thuận trong tổ. Đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhà trường và phụ huynh học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ đă được triển khai thực hiên tại trường mầm non Đa Tốn. Bản sáng kiến này không sao tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm, làm tốt hơn nữa trong quá trình chăm sóc trẻ trong những năm học tiếp theo.
           Tôi xin chân thành cảm ơn!
                                                                  Đa Tốn ,ngày 15  tháng 02 năm 2020

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.docx
Sáng Kiến Liên Quan