SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng mềm cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông

Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học

Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để

quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.

Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ

chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

và tu dưỡng của học sinh trong lớp.

Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm

của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và

trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.

Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết

Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo

dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối

đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng

năm tháng.

Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với

bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm9

của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng

cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.

Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm

bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời

họ. Bởi vì, người giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn dành nhiều thời gian, sức

lúc, tình cảm cảm hóa, dạy học sinh. Họ kết gắn các thành viên trong lớp học thông

qua những câu chuyện, những trò chơi, hoạt động.

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp

Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự

quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ

chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.

Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm

lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.

Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể

có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được

tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ

thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể

lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng mềm cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em đã tích cực và vui vẻ hòa nhập với tập thể lớp hơn. 
Kết quả: 
 Thông qua việc tìm hiểu học sinh đầu năm bằng phiếu khảo sát kết hợp lí lịch 
học sinh, giáo viên chủ nhiệm nắm được những nét sơ bộ về các thành viên trong lớp 
và cũng là tài liệu lưu giữ cả quá trình các em học tập để có sự tiếp cận và điều chỉnh, 
giúp đỡ , hỗ trợ các em tốt hơn. Việc thay đổi cấp học, và cả việc phải xác định khối 
học ngay từ đầu cấp học đã khiến các em phải suy nghĩ và tự mình ra quyết định hoặc 
nhờ sự tư vấn của bố mẹ hoặc người thân. Các em đặt ra mục tiêu cho bản thân mình 
sớm sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn hướng đi của mình trong tương lai. 
Tình huống 2: 
 Sau đây là trích đoạn một bức thư của em học sinh nguyên là lớp 10 D1 gửi 
tới cô giáo chủ nhiệm sau ngày chia tay lớp để chuyển về trường mới. Trong đó, em 
viết: “suốt quá trình học tập tại 10D1, em đã học được rất nhiều điều, từ những 
cái nhỏ nhặt nhất như lau bàn giáo viên, xếp gọn chổi, đến ăn nên mời các bậc tiền 
bối trước. Quả là lúc đầu bị nhắc nhở thì không thích lắm, nhưng bây giờ những lời 
dạy đó với em quý giá thật nhiều cô ạ”. 
Tình huống 3: 
 Trong quá trình chuẩn bị cho Lễ kỉ niệm 100 năm thành lập trường, các em 
tham gia làm trại có những mâu thuẫn nảy sinh do những bất đồng quan điểm. Giáo 
viên chủ nhiệm nhận được tin nhắn từ phía phụ huynh với nội dung con trai của chị 
đi về nhà nói không tham gia làm trại cùng cả lớp nữa do bị bạn lớp phó chỉ trích. 
41 
* Thực hiện và Kết quả: 
 Sau khi nhận tin nhắn của phụ huynh, GVCN đã có tìm hiểu qua một số học 
sinh khác trong lớp về công việc các em đang thực hiện và trao đổi khéo léo để biết về 
mối quan hệ hiện tại ở lớp giữa các em. Và sáng sớm hôm sau, GVCN đã vào nhóm 
lớp trên facebook để viết một chút suy nghĩ của mình với các em. Bởi đó là cảm xúc 
thật lòng nhất vào đúng thời khắc nhất, mà người GVCN như một người mẹ thấy các 
con của mình không vui, không hiểu nhau, bất đồng với nhau, đã không thể để mặc 
các con của mình. Đây là lúc cần giúp cho các em biết điều chỉnh cảm xúc, tiết chế 
những hành động cảm tính để vì mục đích chung. 
42 
 Và buổi học hôm ấy, cô giáo không đề cập thêm bất cứ điều gì. Nhưng kết 
quả thì nhận được tin nhắn phản hồi tốt từ phía phụ huynh. Buổi chiều hôm đó, các 
em trở lại vui vẻ cùng làm trại với nhau và cùng vui vẻ trò chuyện khi ở lại trực trại 
buổi đêm. 
 Mỗi GVCN có một cách giải quyết tình huống khác nhau, nhưng chỉ bằng 
cách nói chung như viết thư tâm sự, các em học sinh lớp tôi đã có những thay đổi tích 
cực trong cách ứng xử với bạn bè, tập thể lớp trở nên gần gũi, đoàn kết hơn. 
Tình huống 4: GVCN phổ biến kế hoạch của nhà trường yêu cầu các lớp tổ chức 
dọn vệ sinh, kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị tổ chức cắm trại và kỉ niệm 100 năm 
thành lập trường. 
 Do trong thời gian này các thầy cô cũng có nhiều công việc cùng phải làm nên 
GVCN lớp A2 K99 thông qua nhóm lớp phân công lớp trưởng điều hành 4 tổ nhóm. 
43 
Học sinh thảo luận và thống nhất cử đại diện nhóm trình bày kế hoạch phân công 
nhiệm vụ và biện pháp thực hiện. 
Khi được chủ động làm việc, các em tự giác và có tính trách nhiệm với công việc 
được giao. 
Tình huống 5: 
Cũng trong thời gian này, lớp D1 k100 Ngoài công việc làm trại, các em được 
giao nhiệm vụ trực tuần trùng vào hai ngày Lễ hội của Kỉ niệm trường. Khối lượng 
công việc nhiều hơn và thời gian làm việc cũng bắt đầu sớm hơn, dài hơn. Ban cán sự 
lớp giao nhiệm vụ cụ thể trên nhóm lớp. 
Và ngày cắm trại cả lớp thống nhất ăn chung tập thể ở trường. Phụ huynh phụ 
trách việc đặt ăn cho các em. 
Tuy nhiên, để bữa ăn được gọn gàng tươm tất và chu đáo, GVCN đã giao cho 
các tổ phụ trách. Sau khi Lớp trưởng thông báo cụ thể, thì Bí thư theo dõi việc thực 
hiện để có sự góp ý điều chỉnh cho các buổi sau. 
- Lớp phó phân công làm trại theo từng buổi 
44 
- Lớp trưởng phân công trực tuần: 
45 
- Lớp trưởng phân công trực các buổi ăn tập thể và nhận xét, nhắc nhở của Bí thư 
Chính vì sự tin cậy của giáo viên chủ nhiệm khi giao nhiệm vụ nên các em cán 
bộ lớp có sự chủ động trong công việc và vì thế, dù công việc trường lớp những ngày 
đó nhiều và đan xen nhiều nhiệm vụ nhưng các em vẫn cảm thấy khỏe khoắn vui vẻ 
và nhiệt tình trách nhiệm. Các nhiệm vụ được phân công công bằng nhất có thể cho 
mọi thành viên của lớp. 
Tình huống 6: 
Từ đầu năm học tới nay ở lớp 10 D1 có một hiện tượng thường xuyên xảy ra 
trong các giờ học buổi chiều đó là các em không lau bảng trước khi vào học. Điều 
này cô giáo dạy Toán đã phản ánh với GVCN và sau đó cũng đã được nhắc nhở 
chung. Sau 1 lần kiểm tra đột xuất thấy còn hiện tượng đó nên GVCN đã yêu cầu cả 
tổ 1 trực nhật lại tuần tiếp theo. Sau đó em tổ trưởng tổ 1 đã nhắn tin cho tôi để giải 
thích lí do. 
Tuy nhiên điều khiến tôi rất suy nghĩ đó là em đã nhấn mạnh sự khác biệt về 
địa vị xã hội giữa gia đình của em và gia đình một bạn trong lớp người chịu trách 
nhiệm công việc mà không hoàn thành để ảnh hưởng cả tổ. “ Vị thế nhà bạn cao 
hơn nhà em rất nhiều. Em không muốn chỉ vì xích mích nhỏ trên lớp mà ảnh hưởng 
tới gia đình..Điều đó tuy nhỏ nhưng nó tổn thương em sâu sắc.” 
Trước tình huống đó tôi đã nhắn tin lại cho em như sau: 
46 
“ Cô đã nói rồi, khi làm một công việc gì đó thì điều va chạm là ko tránh khỏi dù 
mình có cố gắng .Vậy khắc phục làm sao ? Là mình làm việc hết mình . Học tập hết 
mình . Góp ý thẳng thắn . 
Bên cạnh đó cô muốn em hiểu 1 điều ĐỐI VỚI CÔ MỌI HỌC SINH ĐỀU EQUAL 
REGARDLESS OF GENDERS. Chỉ thế thôi . 
Điều em nói về “ Vị thế” cô nghĩ là em đã hơi xa quá ở một học sinh . Bởi vì hoàn 
cảnh gia đình bạn có như thế nào thì ko bao giờ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng 
ta . Bởi vì ta làm việc, học tập và sinh sống bằng sức mình . Vậy thôi . 
Và em có thấy cô có phân biệt đối xử với học sinh hay ko? Em yên tâm ngày mai khi 
sinh hoạt lớp cô sẽ làm việc rạch ròi. 
Em ko phải nói gì thêm với bạn . Nhất định ko nói gì thêm nhé . Bạn sai bạn phải sửa. 
Và bạn thiếu trách nhiệm bạn phải chịu trách nhiệm . 
Cô gái bé bỏng của cô. Điềm tĩnh nhé . 
Mọi vấn đề đều có thể giải quyết và ta cố gắng giải quyết trong hòa bình .” 
Mặc dù vậy, nhưng trong buổi sinh hoạt lớp, tôi đã bất ngờ phê phán em Tổ 
trưởng. Và ngay lập tức em học sinh vi phạm đã giơ tay xin có ý kiến. Sau khi để cảm 
xúc của em tổ trưởng lên cao trào, tôi đã để em học sinh vi phạm được nói lên ý kiến 
của mình. Và thật bất ngờ với cả lớp đó là em đã nhận toàn bộ trách nhiệm về bản 
thân và thừa nhận mình đã sai khi để ảnh hưởng cả tổ. Và tôi đã hỏi em “ em biết 
mình sai rứa thì em đã xin lỗi bạn chưa và em có sẵn sàng xin lỗi vì đã nói lời tổn 
thương bạn không?” . Em nói là “ em có ạ.”. Lúc đó, em Tổ trưởng mới nhận ra 
được ý của cô chủ nhiệm. 
Tuy nhiên tôi đã mượn một câu thơ của người khác để nói với các em rằng như 
vậy là các em đã hiểu ra vấn đề và không nhất thiết phải nói ra thêm nữa bởi vì các 
em đã 15 tuổi, đủ lớn để hiểu trách nhiệm của mình với lời mình đã nói rồi. 
 “ Những điều muốn nói bằng lời 
Trách đôi mắt nói hết rồi còn chi ” 
Cuối cùng những xích mích bất hòa được giải quyết và các em hiểu nhau hơn, 
vui vẻ hòa đồng trở lại. 
Tôi nhận thấy được rằng, phải hiểu các em, hiểu tâm lý, tính cách và cả những 
đặc điểm của lứa tuổi học trò thì người giáo viên mới có thể giải quyết được vấn đề 
một cách thấu đáo, hợp tình, hợp lý, nhất là không để sự việc đi quá xa dù chỉ bắt 
nguồn từ khúc mắc nhỏ. 
4.2. Kết luận chung cho vấn đề giải quyết tình huống 
47 
 Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ thầy trò đã được thay đổi, thầy trò ngày 
nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, chính vì thế chúng ta dễ dàng tiếp cận học sinh, 
cùng các em trải nghiệm và điều chỉnh những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. 
 Giáo viên chủ nhiệm có liên hệ chặt chẽ với với tổ chức Đoàn thanh niên, mà 
cụ thể là Ban chấp hành Chi đoàn học sinh. không bao che cho những sai phạm của 
học sinh mà động viên các em chấn chỉnh kịp thời những khuyết điểm của thành viên 
trong lớp. Thường xuyên tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh thần các em nhiệt tình 
trách nhiệm với các hoạt động tập thể của trường và lớp, các em có nỗ lực trong học 
tập, và những em có hoàn cảnh khó khăn. 
 Qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN báo cáo kết quả 
rèn luyện học tập của học sinh và tạo mối quan hệ gần gũi chân tình, thân thiết với 
phụ huynh, để khi có vấn đề nảy sinh, phụ huynh sẵn sàng liên hệ trao đổi, giúp giáo 
viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời tâm lý cũng như mối quan hệ trong lớp để có biện 
pháp giải quyết sớm. 
 Và trên hết, người giáo viên chủ nhiệm luôn có sự bao dung, thấu cảm với các 
em và nhìn nhận đánh giá cũng như xử lý mọi tình huống khách quan nhất sẽ thu phục 
được lòng tin và tình cảm của các em. Từ đó, việc giáo dục văn hóa, đặc biệt là quá 
trình giáo dục kĩ năng sống cho các em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 
Nguyên tắc chung trong giải quyết tình huống nhằm giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh: 
 Nếu HS sống trong: Các em sẽ học được cách: 
 1. Sự phê bình 1. Chỉ trích 
 2. Chỉ trích 2. Khiêu chiến 
 3. Nhạo báng 3. Làm tổn thương 
 4. Hổ thẹn 4. Gây tội lỗi 
 5. Khoan dung 5. Kiên trì 
 6. Sự động viên 6. Tự tin 
 7. Lời khen 7. Trân trọng 
 8. Công bằng 8. Đối xử công bằng 
 9. An toàn 9. Có niềm tin 
 10. Sự tán thành 10. Yêu bản thân 
5. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Qua một số công việc trong thời gian ngắn, các em có kinh nghiệm làm việc 
48 
nhóm. Sau này, khi nhà trường giao nhiệm vụ như chuẩn bị cho lễ chào cờ hay lao 
động trực thi tốt nghiệpsau khi phổ biến nhiệm vụ, GVCN để học sinh tự lập kế 
hoạch thực hiện thông qua thảo luận. GVCN điều chỉnh cho hợp lí và tổ chức cho các 
em thực hiện trong sự chủ động hợp tác giữa các thành viên. 
5.1. Đối với giáo viên 
 Giáo viên cũng là một đối tượng được đánh giá về hiệu quả giáo dục trong khi 
hoạt động giáo dục này. Thành công của phương pháp giáo dục chính là thành quả 
giáo dục và được ghi nhận kết quả giáo dục từ phía ban lãnh đạo Nhà trường trong 
năm học đó. 
 Trước hết, cô trò hiểu nhau hơn, khi đã hiểu được nhau thì mọi hoạt động giáo 
dục dễ tiến hành và tiến hành có hiệu quả. Tư tưởng thông hiểu sẽ cảm thấy mọi việc 
tiến hành trôi chảy. 
 Cô trò đều có tình cảm và thấy yêu trường yêu lớp. Những tiết sinh hoạt lớp 
không có tư tưởng chỉ trích cau có, chì chiết tìm lỗi của trò để phê phán gay gắt. 
 Hiểu rõ tâm lí lứa tuổi, tâm lí của học sinh góp phần thu hẹp khoảng cách từ nhà 
trường đến phụ huynh; từ giáo viên đến học sinh, học sinh đến học sinh, giúp học sinh 
nhận thức được chính mình và nhìn rõ được tâm tư khát vọng cũng như mục đích lí 
tưởng của mình để vạch định tương lai cho bản thân các em trong cuộc sống sau cánh 
cổng trung học phổ thông. Các em có thêm kỹ năng hiểu mình và hiểu người hơn. 
 Hiểu được mình và cơ sở để hiểu người khác thì giáo viên và học sinh đều chủ 
động trong mọi công việc được giao cũng như hiểu ý nhau để làm cho nhau cảm thấy 
vui vẻ. Từ đó trường, lớp chính là ngôi nhà thứ hai của các em và giáo viên. 
5.2. Đối với phụ huynh học sinh 
 Về phía phụ huynh, gia đình học sinh và xã hội: Hiệu quả của hoạt động giáo 
dục kĩ năng sống và cải thiện kĩ năng mềm cho học sinh cũng giúp phu huynh cũng 
hiểu con mình hơn, hiểu giáo viên hơn đặc biệt càng khẳng định niềm tin vào nhà 
trường- nơi đào tạo và rèn luyện được những đứa con có đủ Đức, Trí, Thể, Mỹ. là 
những nhân lực lao động giàu phẩm chất tốt đẹp và có năng lực thực thụ, giúp nước 
nhà giàu mạnh, văn minh hơn... 
5.3. Đối với học sinh 
 Thực hiện theo sáng kiến này, học sinh sẽ là đối tượng được thu nhận hiệu quả 
giáo dục lớn nhất. Các em được yêu thương, được quan tâm, rèn luyện những kĩ năng 
cơ bản để ứng xử trong cuộc sống; phát triển năng lực cần có của người chủ nhân 
tương lai của đất nước. 
 Các phẩm chất, năng lực của học sinh sau khi được giáo dục bằng con đường 
49 
tâm lí học. 
- Biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, từ thầy cô 
- Xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân 
- Gương mẫu hoạt động, điều chỉnh và chia sẻ, học hỏi 
- Biết phân tích nhiệm vụ và phân chia nhiệm vụ 
- Nhận biết được khả năng, năng lực của bản thân 
- Biết hướng hành động của mình theo cái đẹp 
Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức học kì 1 năm học 2020-2021 
Lớp/ Sĩ số Hạnh kiểm Học lực Ghi chú 
Tốt Khá Tb Yếu Giỏi Khá Tb Yếu 
11 A2 K99 45 0 0 0 42 3 0 0 Lớp Tiên Tiến 
45 
10 D1 K100 44 0 0 0 44 0 0 0 Lớp TTXS 
44 
- Tập thể lớp 10D1K100 tích cực tham gia Phong trào thi đua kỉ niệm 100 năm thành 
lập trường và đạt giải Yêu thích với “Quốc Học Vinh trong tôi”. 
- Tập thể lớp 11A2K99 tích cực tham gia Phong trào thi đua kỉ niệm 100 năm thành 
lập trường và đạt giải 3 Trại đẹp 
- Tập thể lớp luôn đoàn kết, yêu thương , giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. 
các em luôn cảm thấy vui tươi phấn khởi khi đến trường, và luôn được trân trọng từ 
phái các thầy cô giáo và bạn bè. 
50 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã và đang là hoạt động giáo dục quan 
trọng trong các trường trung học phổ thông. Song nó mới chỉ được đề cập đến nhiều ở 
dạng tích hợp, lồng ghép vào nội dung các bài học thuộc lĩnh vực chuyên môn còn 
trong công tác chủ nhiệm lớp giáo viên tự mò mẫm tìm phương pháp giáo dục và rút 
kinh nghiệm dần thậm chí có ít giáo viên viết SKKN về đề tài này. Chưa có lớp tập 
huấn, tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh mặc dù lĩnh vực này rất cần cho sự hình thành nhân cách đạo đức cho 
các em. 
1. Kết luận chung 
 Kỹ năng mềm là một phạm trù rất rộng gồm cử chỉ, lời nói, hành vi, cách ứng 
xử. Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì rèn luyện những Kỹ năng mềm vô 
cùng quan trọng. mang lại một giá trị to lớn. Đặc biệt là trong trường học – môi 
trường học tập và giáo 
 Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 
 Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề Kỹ năng mềm trong nhà 
trường (gồm hiểu, biết, biểu hiện, hành vi, thái độ, cảm xúc về cách ứng xử,...) ở mức 
độ bình thường. Đa số học sinh Trường THPT chưa thực sự quan tâm tới vấn đề kỹ 
năng mềm, nhiều em chưa hiểu rõ khái niệm, tầm quan trọng của vấn đề kỹ năng 
mềm. Các em có những biểu hiện thái độ, hành vi, lời nói chưa phù hợp với kỹ năng 
mềm của xã hội Việt Nam hiện nay. 
 Trong môi trường học đường học sinh chỉ thể hiện ở mức độ trung bình. Đây là 
điều đáng báo động. Điều này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: gia đình, nhà 
trường, bạn bè và xã hội. Nhưng yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, 
phát triển về mặt nhận thức của các em đó là: gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, ở học 
sinh THPT còn có nhiều hiện tượng đáng báo động như: nói tục, chửi thề, bạo lực học 
đường, tác phong ăn mặc không đúng nội quy Muốn nâng cao Kỹ năng mềm một 
cách bền vững và lâu dài cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã 
hội. 
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng 
cao kĩ năng sống và cải thiện kĩ năng mềm cho học sinh. 
 2. Kiến nghị đề xuất 
 Trên cơ sở khảo sát Thực trạng Kỹ năng sống của học sinh THPT nói chung, 
trường THPT Huỳnh Thúc kháng nói riêng (qua đánh giá của giáo viên, học sinh và 
phụ huynh học sinh) và qua vấn đề chúng tôi đã giải quyết về: “Vai trò của người 
giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao kĩ năng sống và cải thiện kĩ năng mềm 
cho học sinh THPT” , chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau đây: 
51 
2.1 Đối với nhà trường 
 - Nên có những buổi học ngoại khóa nhiều hơn để cho các em có cơ hội giao lưu 
học hỏi góp phần nâng cao nhận thức hành vi ứng xử có đạo đức, có văn hóa của các 
em 
 - Mở nhiều lớp tập huấn, thường xuyên xây dựng tổ chức các chuyên đề về giáo 
dục kỹ năng ứng xử cho học sinh như: cho các em xem các tiểu phẩm, đặt câu hỏi gợi 
mở và lắng nghe các học sinh trả lời để có hướng điều chỉnh. 
 - Tổ chức cho học sinh gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn tâm lý để các em giải 
đáp thắc mắc và được chia sẻ những lời khuyên bổ ích về các kỷ năng ứng xử có văn 
hóa. 
2.2 Đối với giáo viên 
 Thầy, cô cần dành thời gian để quan tâm đến học sinh lớp chủ nhiệm, kịp thời 
hiểu được tâm tư nguyện vọng và giải quyết khó khăn của các em. 
 Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ 
môn, đội thanh niên trong việc giáo dục Kỹ năng mềm 
 Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức về Kĩ năng mềm cho học sinh noi theo. 
2.3. Đối với gia đình 
 Trong gia đình ông bà, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm nhắc nhở động viên 
các em cả khi các em làm điều hay cũng như lúc các em vấp ngã. 
Gia đình và nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển tâm, sinh lý 
của học sinh và con em mình. Nếu các em có biểu hiện khác lạ, người lớn cần hỏi 
han, động viên, giúp các em vượt qua những khó khăn ở tuổi dậy thì. “Mâu thuẫn của 
các em có thể bộc phát trong mọi thời điểm, nhưng phần lớn đều hình thành trong một 
thời gian dài. Khi nhận thấy bản thân và bạn bè đang có mâu thuẫn, các em cần học 
cách giải quyết và xoa dịu. Nếu không thể tự giải quyết, học sinh có thể nhờ đến bên 
thứ ba là bạn bè, cha mẹ, thầy cô... cùng đồng hành giải quyết. 
2. 4. Đề xuất hướng phát triển đề tài. 
 Đây là đề tài được xuất phát từ ứng dụng thực tiễn và nhận thấy có hiệu quả cao 
vì vậy rất mong được nhà trường thường xuyên tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm 
để giáo viên có được nhận thức đúng đắn và áp dụng những biện pháp nhằm rèn cho 
học sinh những kĩ năng cần thiết, hữu ích để nâng cao chất lượng Kỹ năng mềm cho 
học sinh trong môi trường nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. 
 Đây là những đề xuất hoàn toàn mang tính cá nhân, bắt đầu từ việc nhận thức về 
thực trạng Kỹ năng mềm của học sinh trường TPHT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và 
các trường THPT trên địa bàn TP Vinh nói chung. 
 Trong đề tài này chúng tôi chỉ mới đưa ra được một số phương pháp giáo dục kĩ 
52 
năng sống cho học sinh trong các tình huống cụ thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, 
học hỏi để hoàn thiện mình hơn để có thể rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống 
giúp các em bước vào đời vững vàng hơn. 
 Hằng năm có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và nhiều người có kinh 
nghiệm hay như có phương pháp dạy học độc đáo, phương pháp giáo dục học sinh kĩ 
năng sống, phương pháp dạy học sinh giỏi Sở giáo dục và đào tạo nên phổ biến 
rộng rãi những SKKN hay đó cho giáo viên có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của 
đồng nghiệp để hoàn thiện mình hơn. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về giáo dục kĩ năng sống và cải thiện kĩ 
năng mềm cho học sinh trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp của chúng tôi. Có 
thể các giải pháp mà chúng tôi đã đưa ra trong khuôn khổ đề tài “Vai trò của người 
giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao kĩ năng sống và cải thiện kĩ năng mềm cho 
học sinh ở trường THPT” chưa thật sự hoàn hảo song là những gì tập thể chúng tôi đã 
thực hiện để rèn luyện năng lực cho học sinh. Hi vọng chúng sẽ tiếp tục hữu ích với 
nhiều cơ sở giáo dục khác nữa của bậc học THPT. Trong phần trình bày chắc hẳn 
không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và 
ban giám khảo. 
Xin chân thành cám ơn. 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 
2. PGS.TS Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng 
sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Bộ 
GD&ĐT (2018). 
3. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Nhân Ái, Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh 
THPT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Bộ GD&ĐT. 
4. Hoàng Anh Phước, Kỹ năng tham vấn học đường: Những vấn đề lí luận và thực 
tiễn, NXB Đại học sư phạm, 2014. 
5. Diane Tillman, Những Giá trị sống cho tuổi trẻ, 2000 
6.https://langmaster.edu.vn/ts-le-tham-duong-ky-nang-mem-chiem-75-su-thanh-bai-
cua-cac-ban-a12i737.html. 
7.  

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_mem_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan