SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc

Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu hình thành những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái mới lạ, vậy, người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ? Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh- những yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ những kỹ năng ban đầu giúp trẻ sẵn sàng tiếp nhận tri thức của loài người sau này.

Qua các trò chơi, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trẻ luôn muốn được thể hiện cái tôi của mình, muốn được làm những hành động của người lớn, và không gì có thể giúp trẻ học làm người lớn tốt hơn đó là những trò chơi đóng vai theo chủ đề. Qua chơi các góc, trẻ được hòa mình vào thế giới của người lớn, một thế giới thật trong trí tưởng tượng của trẻ.Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 1
 I.Đặt vấn đề 2 - 3
 II.Giải quyết vấn đề 3-11
 1. Cơ sở lí luận 3 - 6
 2. Thực trạng vấn đề 6 - 7
 3. Các biện pháp 7-11
 4. Hiệu quả SKKN 11
 III.Kết luận và kiến nghị 12 - 13
 Phụ lục 14
 IV.Tài liệu tham khảo 15
1 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động 
góc giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành đạo đức cho 
trẻ.
Trẻ được tự mình hoạt động, tự mình làm những công việc mà trẻ yêu thích, sẽ giúp 
trẻ tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, khoa học và thiết thực nhất. Đồng thời còn 
rèn luyện kỹ năng vô cùng quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp. Đơn giản là vì khi chơi 
trẻ tiếp xúc với nhau chủ yếu bằng ngôn ngữ từ đó đã hình thành và phát triển kỹ 
năng giao tiếp.
Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, 
việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ đem lại kết quả giáo dục 
tốt nhất cho trẻ.Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh 
an toàn .Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một cách toàn 
diện cả về nhân cách và trí tuệ.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng 
là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động 
nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu hình thành 
những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển. Trẻ ở lứa tuổi 
mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái 
mới lạ, vậy, người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một 
cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến thức mà cô giáo muốn 
truyền đạt đến trẻ? Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ 
động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá
3 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ 
cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm 
chơi của trẻ.
Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, 
vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho 
sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi 
và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ 
phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ 
năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung 
bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
- Việc nghiên cứu thực trạng của báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến 
nhằm mục đích:
- Xác định rõ thực trạng về tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động góc của trẻ 
4-5 tuổi trong lớp nói riêng và của trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non Giang Biên 
nói chung.
- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, 
làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu.
Với đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động 
góc” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, đồ 
chơi và tính tích cực ở các góc của trẻ 4-5 tuổi ở lớp MGN B3, từ đó đưa ra các biện 
pháp nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo hơn khi hoạt động góc.
5 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Đồ dùng, đồ chơi đẻ phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chưa được đầy đủ thiếu 
phong phú đa dạng. Vì vậy khi trẻ tham gia tạo ra sản phẩm chưa được thẩm mỹ, dẫn 
đến việc trang trí các góc chưa được đẹp và khoa học ảnh hướng đến việc tổ chức cho 
trẻ. Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ trong giờ hoạt động góc còn chưa thành 
thạo đôi khi còn lúng túng.
Trẻ không hứng thú với các hoạt động tĩnh trong góc học tập, các thao tác chơi đơn 
giản, lặp lại. Sự tập trung chú ý của trẻ khi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có thiếu chú 
ý hay mất tập trung.
Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, thể hiện: khi sử dụng đồ dùng đồ chơi 
chưa biết nhường nhịn bạn, còn tranh giành đồ dùng, đồ chơi của nhau, chơi riêng lẻ, 
ít phối hợp với bạn chơi và ít liên kết góc chơi.
Về phía giáo viên: Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít
Về phía phụ huynh: Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều. Một số cha mẹ 
trẻ còn chiều con khi cho con sử dụng các trò chơi hiện đại qua điện thoại, máy tính 
mà trẻ lãng quyên đi các đồ dùng đồ chơi tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. 
Và thường không quan tâm đến việc trẻ chơi có thích hay không hay không quan tâm 
đến hiệu quả của trò chơi mà con mình đang chơi.
3. Một số biện pháp đã tiến hành
3.1.Biện pháp 1: Lên kế hoạch hoạt động góc cho trẻ theo ngày, tuần, tháng.
Việc lên kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng ngày, từng tuần và tháng là một việc 
rất quan trọng. Từ đó giúp giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức 
ở mỗi chủ đề, chủ điểm nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất ở trẻ.
Ví dụ: Trong tháng 9,tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động góc cụ thể như sau:
Kế hoạch: Hoạt động góc
7 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
+ Góc xây dựng
+ Góc nghệ thuật
+ Góc bé yêu thiên nhiên
Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp theo dạng mở gây hứng thú cho trẻ là rất cần 
thiết. “ Môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ” nhằm tạo điều kiện để trẻ 
được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Công tác này 
được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong chương 
trình tuy nhiên. Tất cả những gì đưa vào trong lớp cho trẻ hoạt động ta phải biết được 
trẻ sẽ làm gì với nó và phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ .
3.3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi thân thiện với trẻ.
Từ nguyên phế liệu không còn công dụng chúng ta sẽ tận dụng, sáng tạo ra những sản 
phẩm hữu ích thiết thực phục vụ cho hoạt động góc.
Tôi đã tận dụng và tạo ra các sản phẩm như:
+ Vợt muỗi khi hỏng ta kết hợp cùng hồ dán, giấy màu tạo ra sản phẩm là 
một cây đàn ghi ta.
+ Vỏ chai nước ngọt kết hợp cùng giấy màu, xốp tạo ra sản phẩm là một lọ 
hoa rất đẹp.
+ Vỏ sữa chua cùng xốp màu sẽ tạo ra sản phẩm là những con vật ngộ
nghĩnh.
+ Cành cây khô cùng xốp màu sẽ tạo ra sản phẩm là những cây hoa rực rỡ 
sống động.
Và còn rất nhiều sản phẩm phục vụ cho từng góc chơi tạo nên giờ hoạt động góc rất 
phong phú.
9 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Để giáo dục trẻ cần có sự phối hợp đồng bộ gia đình nhà trường và xa hội chung tay 
góp sức.
Ở trường trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, khi ở gia đình luôn 
tạo ra một khong khí gia đình luôn đầm ấm hạnh phúc, tránh xung đột trước mặt trẻ. 
Các ban nghành đoàn thể địa phương xây dựng một môi trường xã hội trong lành 
vững mạnh đẩy lùi các tệ nạn, thường xuyên quan tâm đến trẻ nhỏ vào ngày lễ tết để 
tạo ra sự gần gũi thân thiện từ đó sẽ là động lực thúc đẩy có việc làm tố và phát triển 
toàn diện nhân cách trẻ.
Tuyên truyền với phụ huynh hiểu rõ vai trò của việc tạo môi trường thân thiện thông 
qua hoạt động góc, kêu gọi phụ huynh thu góm phế liệu đóng góp để làm đồ dùng 
phục vụ đầy đủ cho hoạt động, từ đó giúp hoạt động góc thêm sinh động, phong phú.
4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm :
Qua một năm thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ những gì 
vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè đồng nghiệp. Cá 
nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi giảng dạy tiết dạy mẫu và 
tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tốt. Bên cạnh đó trong cuộc thi giáo viên 
giỏi cấp trường tôi đã đạt tiết dạy tốt.
Khi khảo sát chất lượng cuối năm trên trẻ đã có sự thay đổi rõ nét.
Tỉ lệ trẻ tham gia vào giờ hoạt động góc đã tăng lên 100%.
Tỉ lệ trẻ chơi tự do không thăm gia vào hoạt động góc đã giảm xuống mức 0%. 
Điều đó nghĩa là tất cả trẻ đều thích thú tham gia hoạt động góc.Như vậy với việc 
tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc đã mang lại kết quả cao:100% 
các cháu thích chơi hoạt động góc vui vẻ cùng cô.
11 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề tập huấn nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ lứa tuổi mầm non để giáo viên cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm và 
để làm tốt hơn công tác giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc tổ chức " Một số biện
pháp giúp trẻ 4 -5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc ". Rất mong
được sự đóng góp của hội đồng khoa học để tôi có kinh nghiệm hơn trong công tác
giáo dục trẻ.
Xin chân thành cảm ơn !
13 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tuyển chọn những trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố theo chủ đề.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN trẻ 4-5 tuổi. 
3.Tạp chí GDMN.
4.Các trò chơi và hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi.
15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_tich_cuc_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan